CHƯƠNG VII: SỰ CHẾT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Sự hiểu biết hoàn toàn giáo-lý Thông-Thiên-Học cho ta rất nhiều lợi ích thực tế. Một lợi ích quan-hệ nhất là hoàn toàn thay đổi thái-độ của ta đối với sự chết; không sao kể cho xiết được những nỗi dày vò về tâm-hồn, những sự kinh khủng và lo âu mà nhơn-loại đã chịu chỉ vì vô-minh và dị đoan đối với sự chết. Có rất nhiều tin tưởng phi lý về điều nầy đã tạo nên ở dĩ vãng và hiện giờ còn tạo ở hiện tại một tổng số đau khổ không thể tả xiết được. Và sự đả phá những thành kiến ấy là một việc ân huệ lớn nhất mà con người có thể làm cho nhơn-loại. Những ai kiếp trước đã khảo-cứu về triết-học nên kiếp nầy đủ năng lực để công-nhận giáo-lý Thông-Thiên-Học đều được hưởng cái ân huệ nầy.

        Giáo-lý Thông-Thiên-Học làm cho sự chết mất hết cái vẻ kinh khủng và đau buồn thường bao vây lấy nó. Giáo-lý Thông-Thiên-Học khiến cho ta có thể nhìn sự chết theo cái trạng thái cân xứng thiết thực của nó và hiểu cái công dụng của nó trong cơ tiến-hóa. Khi người ta coi sự chết như mức chót của đời sống, hay như sự bước chơn vào một xứ tối tăm nguy hiểm và xa lạ, thì lẽ cố nhiên người ta coi nó với một sự lo sợ lớn lao nếu không phải là với một sự kinh khủng thiệt sự. Và vì rằng, mặc dầu những tôn-giáo đã dạy những điều trái ngược hẳn lại, đó là cái cách thông thường mà thế-giới Tây-Phương quan niệm về sự chết, thì ta không nên ngạc nhiên về hàng ngàn sự kinh khủng nó tới dính liền với sự chết và tiêm nhiễm vào những thói quen của chúng ta và ảnh hưởng cả tới những người đã biết rõ sự thật.

     Tất cả những dấu hiệu đau khổ về quần áo, tang chế, về những tờ giấy viền đen chỉ là những bằng chứng của sự vô minh của những ai xử dụng những đồ vật ấy. Ai đã bắt đầu hiểu sự chết là gì thì đều gạt bỏ ra một bên cái sự bày trò hề đó như là một trò con trẻ điên rồ. Người ấy biết rằng sự chết là một điều tốt lành, và than tiếc một việc gì may mắn đã xảy ra với bạn mình chỉ vì người bạn đó phải xa cách ta ở bề ngoài thì rõ ràng là một hành động ích kỷ. Lẽ dĩ nhiên, đột nhiên phải chia ly trong một thời hạn như thế thì con người không sao khỏi xúc cảm, nhưng điều mà y có thể tránh là đừng cho sự u buồn của mình thành một trở lực đối với người bạn đã chết đi.

   Người mà đã hiểu sự chết ra sao thì biết rằng không nên sợ hãi và than khóc, dù sự chết đến với y hay với những người y thương yêu. Tất cả mọi người đều đã có chết đi nhiều lần rồi mà. Ðối với mọi người, tử thần là một người bạn cũ quen thuộc. Thay vì coi tử thần như một bà chúa kinh khủng, ta nên coi như một vị Thiên-Thần mang một cái chìa khóa vàng, dẫn chúng ta đến những xứ vinh quang của đời sống cao cả.

    Người mà đã hiểu sự chết thì cũng hiểu rằng sau khi chết sự sống luôn luôn tiếp diễn, và mất xác thân thì cũng giống hệt như lúc ta cởi một cái áo. Sự nầy không thay đổi gì con người thiệt thọ đã mặc áo. Y thấy rằng chết là được thuyên chuyển tự một cõi đời sống quá nửa thiên về vật chất tới một cõi đời sống hoàn toàn nơi Trung-Giới, nghĩa là cao cả hơn nhiều. Vì thế nên y sẵn sàng tiếp đón sự chết khi nó đến. Và khi nó tới với những người thương yêu, lẽ dĩ nhiên y không sao tránh khỏi một sự thương tiếc ích kỷ trước sự tạm biệt nầy, mà y bắt buộc phải chịu, nhưng y biết rằng sự chết là một điều ích lợi lớn lao cho những ai được mang đi như thế, y cũng hiểu rằng sự chia ly nầy chỉ tạm thời chớ không phải thiệt thọ. Y biết rằng những kẻ đã chết rồi, vẫn ở gần y, và khi đi ngủ, y chỉ rời bỏ xác thân trong chốc lát là lại được gặp họ và tiếp xúc với họ như xưa.

   Y thấy rõ ràng rằng: cõi đời vẫn duy nhất, có những thiên luật được áp dụng ở khắp mọi vùng của cái địa thể lớn rộng nầy, dù những luật đó hữu hình hau vô hình đối với con mắt phàm trần của chúng ta. Y không lo sợ hay ngạc nhiên khi phải đi từ cảnh giới nầy tới cảnh giới khác, y không nghi ngờ về những sự mà y sẽ thấy ở sau bức màn tức là bên kia cửa tử.

   Toàn thể cỏi thế-giới vô hình đã được mô tả cho y một cách rõ ràng và đầy đủ chi tiết bởi những người nghiên-cứu Thông-Thiên-Học đến nỗi y có thể hiểu biết thế-giới đó cũng như thế giới hồng trần, và y có thể từ cõi nầy qua cõi kia không ngần ngại khi mà sự chết tới, vừa đúng vào lúc thuận lợi nhất cho sự phát triển của y. Muốn biết những chi tiết đầy đủ hơn về những mức khác nhau của đời sống cao cả ấy, chúng ta có thể xem những sách dành riêng cho vấn đề nầy. Ở đây, chỉ cần nói rằng những điều kiện trong đó con người bước từ cõi nầy sang cõi khác chính là những điều tự y làm ra. Những tư-tưởng và dục-vọng mà y đã nuôi trong khi sống ở hồng trần là những sanh vật hoạt-động rất rõ ràng; chúng vây quanh lấy y và tác-đ?ng vào người y cho tới khi nào tàn rã cái năng-lực mà y đã trút cho chúng. Khi những tư-tưởng và dục-vọng của y rất mạnh mẽ và cứ ở mãi nơi sự ác, thì thiệt vậy, những sanh vật mà y đã tạo ra có thể là những người bạn đồng hành ghê gớm. Nhưng may thay, ở cõi Trung-giới, những người như vậy rất ít. Cái điều rủi nhất mà con người có thể tạo cho mình sau khi chết là một đời sống buồn tẻ vô cùng, không có lấy một chút hứng thú thiệt thọ; đó là kết quả tự nhiên của những năm sống phí phạm ở cõi trần, chỉ toàn đi nói chuyện nhảm nhí, ngồi lê đôi mách, toàn sống tầm thường và dung dưỡng thân mình nhiều quá.

   Kèm thêm với sự tẻ buồn thụ-động nầy, thỉnh thoảng có những sự đau khổ thật sự. Một người khi sống ở Hồng-Trần đã để cho những dục-vọng vật-chất mãnh-liệt chế ngự, đã thành nô-lệ của những tật xấu như keo kiết, dâm dục, nghiện rượu chẳng hạn thì khi chết y sẹ đau khổ nhiều đễ gột rửa linh-hồn. Vì khi đã mất xác-thân rồi, y vẫn chưa mất dục-vọng và khuynh-hướng xấu xa ấy mà xưa kia y đã vun trồng kỹ lưỡng. Những dục-vọng nầy vẫn còn nồng nhiệt hơn bao giờ hết, vẫn còn linh-động vì không bị vật-chất nặng nề kìm giữ. Nhưng con người đã mất xác-thân nghĩa là đã mất khả năng làm thỏa mãn những khuynh-hướng và dục-vọng ấy, chúng liền vày vò, đày đọa y, vì y không sao làm thỏa mãn chúng được. Như vậy, người ta hiểu rằng đối với kẻ đáng thương nầy, đó là một cái địa-ngục thực thụ, tuy vậy, chỉ là một địa-ngục nhất thời, vì rằng những dục-vọng sẽ tàn đi, những năng-lực của chúng đã bị phung phí khi chúng làm cho kẻ kia đau khổ.

    Ðó thiệt là một số kiếp kinh-khủng. Tuy vậy về vấn đề nầy có hai quan-niệm mà chúng ta không nên lãng quên, thoạt đầu là con người không những tự tay mình tạo nên sự đau khổ của mình mà thôi, y còn định đoạt cường-độ và thời gian của sự đau khổ ấy nữa. Trong đời sống hồng-trần, chính y đã cho phép một dục-vọng nào đó có một sức mạnh như thế, và giờ đây y phải đương đầu với dục-vọng ấy và chiến thắng nó. Nếu trong khi sống ở cõi trần, y đã cố gắng ít nhiều để nén nó xuống, trừ nó đi thì những cố gắng nầy sẽ giúp y chiến thắng dục-vọng một cách dễ dàng hơn xưa kia. Chính y đã tạo nên con quỷ thì bây giờ chính y phải trừ con quỷ ấy đi, và chính y đã cho con quỷ ấy cái sức mạnh mà nó có hiện giờ. Số mệnh y là do y làm thành. Chính tự y đã tạo ra vậy.

    Ở điểm thứ hai phải nói thêm rằng giờ đây sự đau khổ là phương-diện độc nhất có thể cứu rỗi y. Nếu y có thể tránh sự đau khổ nầây,có thể đi qua cỏi Trung giới mà không làm sao tàn dần đi những dục-vọng đê hèn, thì sự gì sẽ xãy ra. Thì khi nào y lại xuống đầu thai làm người, ở kiếp sau, y sẽ bị những dục-vọng ấy chế ngự hoàn toàn như thuỡ xưa. Khi mới sanh ra, y đã là một người nghiện rượu, một ngươò keo kiệt vân vân, và người ta không có thời giờ răn dạy y phải chiến thắng những tật xấu ấy, chúng sẽ lớn lên tới mức không sao chịu nỗi nữa. Y sẽ bị làm nô-lệ cho chúng,cả linh hồn lẫn thể xác, và như vậy, một kiếp sống ở thế gian bỗng trở thành vô ích, không còn có dịp may để tiến hóa nữa. Ðó là hai vòng luẩn quẩn không có lối thoát và sự tiến-hóa của y sẽ bị chậm trễ vô cùng.

    Nhưng thiên cơ không có những khuyết điểm ấy. Dục-vọng phải cháy tàn trong đời sống của Trung-giới, và con người sẽ đầu thai với tấm lòng sạch hết dục vọng. Thực ra cái sự yếu đuối của linh hồn trước kia đã cho phép dục vọng thắng y, cái sự yếu đuối ấy vẫn còn đó và thực ra thể vía được tạo ra để dùng về kiếp sau nầy vẫn có thể chịu ảnh hưởng và phô diển những dục vọng giống như cái thể vía của kiếp trước; cho nên con người tái sinh rất dễ-dàng bắt đầu sống trụy lạc như ki?p trước. Nhưng Chơn Nhơn của y , tức là con người thiệt thọ, đã học được bài học ghê- gớm, và chắc-chắn Chơn Nhơn sẽ hết sức cố gắng để ngăn cấm dục-vọng xấu xa tái diễn lại, cái tội lỗi đã bị trừng phạt, không cho con người lại sa xuống hố sâu để cho nh?ng thú tính ấy ngự trị nữa. Dĩ nhiên, ở trong người y hãy còn mầm móng của tật xấu, nhưng nếu y xứng đáng được đầu thai làm con những bậc cha mẹ hiền lành và khôn ngoan, thì những người nầy sẽ giúp y phát triển những mầm tốt trong bản tính y và ngăn cản những mầm xấu. Không thể trổ bông kết trái được, những mầm dục-vọng sẽ héo đi, chỉ cần một kiếp nữa thôi, và chúng sẽ không tái hiện nữa. Theo cách đó, do những sự tiến tới chậm-chạp, con người hủy bỏ được những khuynh-hướng xấu-xa nơi mình và phát triển được những tánh tốt để thế vào đó.

    Ngoài ra con người khôn ngoan và vị-tha hiểu được những điều-kiện sinh-tồn trong cõi siêu-nhiên ấy, muốn cố gắng thích-hợp với hoàn cảnh và muốn làm đầy đủ những điều-kiện bắt buộc thì y sẽ thấy mở rộng trước mặt một trường hoạt động huy-hoàng để y có dịp và có những khả năng học-hỏi và làm việc một cách hữu ích.

   Y sẽ khám phá ra rằng, ngoài cái xác thân thô kịch đời sống có một cường độ và một sự huy-hoàng đến nỗi nếu mang so-sánh với những hạnh phúc hồng trần nồng nhiệt nhất, thì chẳng khác nào so sánh một buổi trưa hè chan chứa nắng với một đêm sáng trăng. Sự hiểu biết rõ ràng và lòng tin cậy bình tỉnh của y làm cho những quyền lực của đời sống vô tận bủa rải xuống y và xuống những người chung quanh. Y sẽ thành một trung tâm tuyệt dịêu của sự an lạc đối với hàng trăm người, những huynh đệ y, và y có thể trong vài năm sống ở cõi Trung giới làm những điều lành thiện nhiều hơn là y sống một kiếp dài dưới hồng trần.

    Nhất là y biết rõ rằng y còn có trước mặt một khoảng thời gian nầy còn huy hoàng hơn nữa. Cũng như y đã lấy tư tưởng và dục-vọng của y mà tạo nên đời sống của mình ở cỏi Trung-giới, y cũng lấy những tư tưởng cao thượng nhất, những hoài vọng cao cã nhất của mình mà tạo nên đời sống cõi Thương-giới. Vì Thiên-Ðàng không phải là một giấc mơ, mà là một sự thật linh động và vinh quang. Ðó không phải là một thành phố xa xôi,ở trên những ngôi sao, với những cánh cửa bằng hạt ngọc quí giá và những lối đi lót bằng vàng, xứ sở của một thiểu số người được đặc ân. Không Thiên-Ðàng chỉ là một trang thái của tâm thức mà ai cũng đã trải qua, đang trải qua và sẽ trải qua trong thời-gian giữa khoảng của hai kiếp tái sinh. Dĩ nhiên Thiên-Ðàng nầy không phải là một chổ vĩnh-viễn, nhưng đó là một trạng thái vô-cùng hạnh-phúc kéo dài hàng mấy trăm năm. Như vây chưa phải là hết đâu, và tuy rằng Thiên-Ðàng chứa đựng sự thật của mọi điều tốt đẹp và cao cả của tất cả các tôn-giáo đã hứa hẹn dưới danh từ đó, nhưng người ta không nên quan-niệm Thiên-Ðàng ở phương diện ấy mà thôi.

   Ðó là một lảnh vực của vũ-trụ rất quan hệ đối với chúng ta. Ðó là một thế giới rộng lớn huy hoàng với một cách sống nồng nhiệt. Chúng ta có thể sống ở đó ngay từ bây giờ cũng như ở thời gian giữa khoảng của hai kiếp taí sinh. Chỉ vì chúng ta chưa được tiến hóa và vì Chơn-Nhơn của ta bị mờ kém đi do xác thân năng nề nên chúng ta mới không thể hiểu được hoàn toàn sư vinh quang của Thiên-Ðàng, cao cả nhất nó đang vây quanh ta ở tứ phía, bất cứ lúc nào; những thần lực cảnh giới cao siêu nầy luôn luôn bao phủ lên ta ở đủ mọi hướng. Tuy rất lạ lùng đối với người thường , điều nầy đối với nhà huyền-bí-hoc, chỉ là một sự rất thực tế mà thôi, và đối với ai chưa hiểu được cái sự thực căn bản nầy, thì chúng tôi đành phải nhắc lại lời dạy bảo của Ðức Phật: Các con đừng miệt mài cầu nguyện, rên la, các con hãy mở mắt và ngó coi, ánh sáng chói rạng chung quang các con, và các con chỉ cần bỏ cái miếng vải bịt mắt đi và nhận xét. Sự thực kỳ diệu và tốt đẹp biết bao, vượt qua những gì mà con người đã mong ước hay van xin trong lời cầu nguyện. Và điều nầy tồn tại mãi mãi, mãi mãi (The soul of a peaple P.163) (Linh-hồn của một dân tộc, trang 163).

    Khi nào thể vía, cơ quan của những tư tưởng và dục-vọng thấp kém bị hao mòn và tan rã dần đi rồi tiêu mất hết, thì con người thấy mình ở trong cảnh khác, làm bằng một chất nhẹ và mịn hơn.mà ta gọi là thể Trí. Bấy giờ con người trụ tâm thức của mình vào thể đó,và y có thể nhờ cơ quan môi giới nầy,nhận được những lằn rung động phát sinh tự thế giới bên ngoài tương xứng với tỷ trọng của thể Trí,nghĩa là những làn rung động của cỏi Thương-giới. Cái thời gian đền tội của y hết rồi, và bây giờ chỉ còn lại những tư tưởng và những hoài vọng cao thượng nhất mà y đã có khi còn sống ở dưới trần. Chúng xúm lại quanh y và làm thành một cái vỏ cứng do đó y có thể cảm ứng với một vài lối rung động của chất Thượng-giới rất thanh bai và có thể lấy cái pho tàng bảo vật chung của cỏi Thiên-Ðàng. Vì tôi có thể nói rằng cảnh Thượng-giới nầy là một phản ảnh của cái Trí của Thượng-đế, đó là một pho tàng vô tận để cho những người ở Thiên-Ðàng có thể hưởng thụ tùy theo những hoài vọng và tư tưởng mà họ đã có khi sống ở Trần-gian và Trung-giới.

    Tất cả các Tôn-giáo đều có nói đến hạnh phúc Thiên-Ðàng; nhưng ít tôn giáo đã bày tỏ một cách minh-bạch cái tư-tưởng chánh nó có thể giảng giải một cách hữu-lý bằng cách nào tất cả mọi người không phân biệt ai là ai cũng có thể sung-sướng ở Thiên-Ðang. Tuy vậy cái điểm chinh của vấn đề là mỗi người tự tạo cho mình một Thiên-Ðàng riêng biệt bằng cách lựa chọn trong một cách huy-hoàng không thể tả được của tư tưởng của Thượng-Ðế,những diều mà xưa nay y ham muốn nhiều nhất. Theo cách đó mỗi người có thể ấn đinh cho mình, do những nguyên nhân mà mình đã gieo ở dưới trần, cái thời hạn và cái tính cách của đời sống cao siêu của mình. Mỗi người chỉ có thể có một số lượng hanh phúc mà y xứng đáng được hưởng và những hạnh phúc Thiên-Ðàng của y có tính cách thích hợp với bản chất của y. Thiên-Ðàng là một thế-giới trong đó mỗi người(vì lý do y được thức tỉnh) được hưởng cái hạnh phúc tinh thần lớn nhất mà y có thể hưởng được. Ðó là một thế-giới có thể làm thỏa mãn mọi hoài vọng, không có giơí hạn, hay it nhất cũng chỉ có giới hạn tương xứng với những hoài vọng đó mà thôi.

  Người ta có thể có những chi tiết rõ hơn về đ?i sống ở cỏi Trung-giới trong cuốn Plan Astral

(Trung giới) và đời sống ở cõi Thượng-giới được mô tả trong cuốn Le Plan Mental ( Thượng-giới ). Người ta cũng tìm được những điều chỉ dẫn ở những cuốn sách sau đây:

La mort et l’au-dela'(Sự chết và bên kia cửa tử)

Và L’autre côte de la Mort ( Bên kia cửa tử)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro