Chương 12: Mợ Ba mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Độ canh ba, trời tối hu. Lá sồi xào xạc, ngả ngớn theo ngọn liễu trước vờn đèn dầu hiu hắt. Thỉnh lâu, có tiếng tu hú, dơi kêu oang oác. Cảnh nhà Thanh, trông mà lạnh lẽo. Cũng kể từ khi bà cả mất, nhiều bọn tôi tớ cũng phép rời đi ăn sinh nơi khác. Dầu gì thì dầu, trước kia quen ăn quen ở với cái tánh bà Thanh, chốc giờ bà ấy bả mất, ai cũng xót. Ai cũng khóc. Ai cũng thương cái số bà hết mực.

Còn cô Thanh Uyên là con út trong nhà, lẽ cũng vì trước thời đó, bà cả cưng nuông cô hết mực, cho nên giờ này bà mất rồi, cô cầm lòng không đặng, đã cuốn gói phép với cậu Sang ra Vũng Tàu làm ăn lập nghiệp, chừng khi đã thành mọi sự sẽ quay về nhà. Còn mọi ngày giỗ ông giỗ cha, giỗ đầu của má thì cô vẫn sẽ thu xếp đón đủ.

Bàn về bà Thanh, cũng bị trời vắt véo làm sao, đương sống mạnh khỏe thì phải gió phải trời, cái lưng nó đau, rồi nó đau thêm nhiều, rốt ráo thì buộc lại bà bị chứng mục khớp xương sống. Đốc - tờ từ bốn phía tụm lại đều phán ngay một câu sinh tử chẳng lâu, quen ở hết tháng chạp này thì gia đình quyến luyến. Sự ấy rốt cuộc cũng xảy ra, người ta đều than là phận bà nhiều điều khó ngỡ.

Di nguyện bà Thanh để lại cả trấn cũng biết. Rằng thì nàng ở lại vì phải dạy dỗ cho vợ cậu Trọng. Kể cũng ngộ à nghen, đâu đâu phải cùng ngói nhà với người thương, rồi với vợ của người thương. Ngộ còn hơn phải gánh luôn việc dạy lễ dạy nghi cho cái cô mợ Ba kiêu kỳ ấy. Mà nói dạy, chứ cả cái trấn này ai cũng ngợ rằng Hà Xuân là mợ kế vị bà Thanh cả rồi. Chừ còn mong chờ gì cái cô tiểu thư vợ mới của cậu Trọng ấy! Kể phải nói, cái cô ấy tánh tình chua ngoa không hề kém ai. Đố có sai, dân nói sanh từ hòn máu nhà quyền thì đếm lọng được mấy cô có thiện, có chí.

Sáng dậy cũng như ngày từng làm dâu nhà Thanh ấy thôi, mà trở đi thì không còn tiếng cằn nhằn, vằng dỗi của mẹ chồng. Kể cũng dễ, lý vì người ta đều nhận ý tôn trọng "mợ Xuân", là người duy nhất có tên trong cái di chúc cuối thời lâm chung của bà Thanh, thì ấy là điều hạnh điều vinh. Vả đi chăng nữa, trước kia mợ Xuân là người ăn ở hiền lành đức độ, cho nên dầu không còn kế vị dâu thứ trong nhà, hẵng ai cũng đều kêu mợ một tiếng thân thương, lấy làm thấu tình đạt lý. Ai cũng nể, ai cũng phục, duy có mợ Ba mới - là không ưng bụng mợ chút nào.

Ờ thì lẽ cũng đúng, ai đời lại cam chịu bị người khác, mà lại là vợ cũ của chồng lên mặt dạy đời, sắp sửa còn lên nhà nắm quyền nắm trướng, coi như tiểu thư nhà giàu quý bị đè xuống sấp một bậc, còn là sau gót một ả đàn bà nghèo thối tha. Bởi mới nói, có sự gì trên đời này bằng lòng mợ Ba cả đâu.

Mơi tơi sáng, mợ Xuân đã mang nước trà và bánh ngọt dâng tới tận phòng ấm vợ chồng son trẻ. Cô mợ Ba nghe tiếng lách cách, rõ là khó chịu. Ấy nên mợ theo thói an nhàn đã mở miệng chưa kịp mở mắt, quát đổng mấy câu cho oai, cho quái rồi vẫn ve vẩy mép áo chồng đung đưa, nũng niu nịu, trông mà nổi máu thay cho cô Xuân.

Nhất lòng cam nhì dạ chịu, thì bản tính đó ăn sâu vào con người đức độ của cô Xuân, nên nàng chỉ nhẹ gót rảo bước ra ngoài. Độ chừng bảy, tám giờ sáng thì mợ Ba và cậu Hai mới dậy rời giường ấm, mỗi người một kịp. Cậu Hai thì khoác nhanh dải yếm đen rồi vuốt cho qua gợn tóc sau gáy, bắt xe qua nhà huyện Chơn Thành thăm hỏi việc thuê nhân công cho nhà máy xay lúa. Còn mợ Ba lo việc chải chuốt đầu tóc, sáng nào mợ cũng sai người làm tất tởi ra chợ lựa cho mợ con kẹp tóc đẹp nhất, rồi sẵn tay bệ luôn tô bánh canh cua của hàng bún Tư Lân về cho mợ, kẻo mợ đói thì mợ nổi đóa cho xem.

Rồi thì cũng độ chín giờ hơn, việc chợ búa canh thịt đâu đó vào sẵn. Còn con Mai lo thổi nồi thịt kho cho chín đặng kịp giờ bắc lên nồi chưng cho rốc mùi thịt vịt và cái ngọt sắc, nhoen nhoẻn của mấy lát hột vịt vừa thái. Mợ Ba lần theo cái nỗi ru người đó mò vào trong bếp, nhân lúc không có ai trong đó, tự dưng mợ táy máy muốn thò tay bốc một cái hột vịt, một mớ rau sà lách tươi, mấy lát thịt cuốn vào tấm bánh tráng phơi sương ngon lành, ngốn vào họng mà hưởng thụ cái sự trọn vẹn vô lành ấy.

Dần dà cái thấm đẫm đó trở người ta nên mê muội, mợ cứ thế mà bốc, mà cuốn, mà ăn ngon lành, mặc ai nhìn ai. Con Mai từ vườn sau về, tay luộm thuộm bốc nhúm lá mơ đặng sắc thuốc "vợ chồng" cho đôi uyên ương mới cưới trong nhà. Thình lình con nhỏ bắt gặp mợ Ba nó đang ăn bốc lấy bốc để, nó ngạc nhiên vô cùng và lẽ nào nó còn dám sấn tới để tra hỏi đâu. Mợ nổi tiếng là khó tánh, dẫu là phạm điều gì quấy, bị nhắc, mợ càng lớn tiếng cho. Con Mai tất tả lên nhà trước một hai tiếng bẩm thưa với mợ Xuân mọi điều mắt nó trông thấy.

Trước giờ, khi bà Thanh còn tại nhiệm trong nhà, bà rõ là ngặt nghẽo mấy vụ vụng trộm của gia nhân, thì rõ, tiền của bà vung ra chả nhẽ lại để lọt cho mấy cái miệng đói rách rưới đó sao, cư nhiên kẻ khác dám sấn một bước trước bà, cứ theo luật vạch ra mà xử.

Mợ Xuân nghe được thì tức tốc guốc đi guốc vào, vừa bước vào bếp sau đã thấy mợ Ba lúi húi vét cạn nồi thịt kho, trút hết mớ còn lại vào tấm bánh tráng phơi sương, kịp đưa đến miệng mợ Xuân đã lên tiếng.

"Mợ Ba, sao mợ lại ở đây?", nàng khẽ khàng, nói hết sức dỗ nhẹ, ấy mà trong thâm tâm lại thấy bực bội gấp ba phần.

Mợ Ba giật lên một cái rồi chầm chậm quay lưng lại, mợ liếm môi một cái rồi giương đôi ngươi hết sức là kiêu, cánh môi dỏng dảnh tỏ ý chê người, tay mợ quẹt ra đằng sau bếp rồi bình tĩnh vuốt ra đằng trước khoanh lại trước ngực. Mợ cả nhẹ cả nặng rằng:

"Cả chăng tôi không có ý vụng trộm như cô Xuân nuôi trong bụng ấy đâu, vừa nãy thằng Tý giúp việc vừa lởn xởn đi vào trộm mấy cái giò thịt, tôi cũng động lòng thương cho anh em nó không có miếng ăn, tôi mới trút cả nồi vào bị cho y đem về đó chớ. Cô Xuân chớ có hiểu lầm, suy bụng ta ra bụng người rồi nghĩ oan cho tôi à nghen, trước giờ tôi luôn đứng mực trong nhà, đâu có gan dạ quyền phép mà phạm điều sai, làm điều trật ấy đâu. Thôi thì cô Xuân ở lại xem mà căn dặn con Mai nhớm sau phải canh kỹ ngồi kỹ, kẻo có người cắp thật vào trộm thì sao."

Nói rồi mợ toan dấp gót ra khỏi, Xuân đã kéo lại, nàng cười hậu rồi nói rằng:

"Phận là dâu trong nhà, mợ nên nghĩ trước khi làm, ngần này lẽ không đáng để truy phạt. Thanh danh của mợ, mợ nên giữ cho trọn. Trước có gia quy tổ tiên, sau có lễ độ phép tắc. Vắt mũi cũng phải nể mặt, nhỡ là cậu Sang cậu ấy bắt gặp cho cảnh này thì một trăm lạng câu nói cũng không đủ giữ chân mợ ở đây. Thôi tôi chào mợ." Rồi nàng quay sang con Mai, hiệu cho nó theo sau.

Mợ Ba lòng đay nghiến, cũng nhanh chóng giậm giật lên nhà trước rồi thôi.

***

Chiều đổ xuống, bóng trời ngà ngạ ngã về ngói lá nhỏ hẹp sau lưng biệt nhà. Đằng trước cổng có tiếng lạch cạch của anh phu kéo xe đã đổ bánh về danh gia nhà Thanh. Cậu Trọng giậm một mũi giày xuống xe, tay cậu vuốt gáy tóc rồi đường hoàng đi vào nhà.

Đâu đâu mợ Ba khấp khởi ra đón tay chồng, mợ diện đôi cánh áo bà ba nhạt màu xanh lửng, ôm luôn đôi vú tròn trịa của lứa gái đôi mươi và cặp mông phồng phề của những ngày nuôi sữa. Mợ Ba chỉ mới hai mươi hai cái trăng tròn, ấy vậy mà lấp lửng đã đầy đặn như gái hai lăm, bà Thanh hồi ấy chỉ ưng mỗi mợ trong suốt cái trấn này, mới đậy bụng mà sang tận nhà phú hộ Ba Nhan đề hỏi việc cưới xin.

Dấp dính thấy bóng chồng về từ cửa, mợ luôn cái miệng nhau nhảu chuyện với chồng đủ thứ. Rồi nhân cái bụng tức từ hồi sáng, mợ vơ luôn cái chuyện cô Xuân hiếp đáp vô duyên với mợ mà thuật lại cho chồng nghe không thiếu một kẽ tóc dây tơ, duy lại hụt cái đoạn mợ vụng ăn vụng uống.

Cậu Trọng vừa nghe mặt mày tái đi, rồi dằn vợ vào phòng hết sức kín đáo, cậu the thé nói rằng, cứ như sợ một con chuột sẽ nghe thấy.

"Mợ Ba, em nên nhớ rằng kể từ này trở đi, bất kỳ thức gì trong bếp núc nấu ra, đều phải qua miệng anh Sang nêm nếm tất thảy. Má mất rồi nên luật lệ cũng thả đi chút ít, nhưng con cháu trong nhà nhất mực không được ăn vụng uống vụng thứ gì khi chưa phép của người lớn. Vậy là quy vào lệ láo lác, khinh người. Anh Sang mà tất nghe được chuyện này, hễ nào anh cũng mắng như tát nước cho nghe. Còn... cô Xuân xử vậy là dễ rồi, em không nên tỵ nạnh việc chi cho nặng lòng."

"Vẫn rõ là thế. Nhưng chồng em, em đặng cho họ sa sả lên đầu thế mà mình nhịn, mình cam nổi à? Lẽ chăng mình phải tát bồ tát bát cho mụ kia một bạt thì em mới yên cho chuyện, chừ có kiểu mợ cũ lại hiếp đáp mợ mới, rõ mồn một ả muốn giật em cho đáng lòng ganh ghét của ả đó chớ. Thôi, mình mau đi canh lẽ canh phải cho vợ mình đi, kẻo chăng mụ lại thừa dịp chồng em khuất bóng rồi tác oai tác oải đó, em nói vậy, mình liệu làm sao cho cái mặt nhà vợ mình sáng sủa một chút thì coi được."

Mợ Ba vùng vằng vặc, mợ dỏng cánh môi đỏ sen và bấu tay chặt vào cánh áo của chồng, trong dạ mợ khít rịt, ghét, tức, ghen. Dầu cho chồng có an ủi thì mợ cũng nhất mình bực tức, thỏa nỗi nào cho hết. Cậu Trọng xoa xoa tay, ý lòng hết sức mệt mỏi.

"Thôi em, em nhịn một chút thì trời chứng là cả lành. Vả chăng em đẹp người thế này còn đi ghen tức với... cô Xuân làm gì hở em? Mệt cho mình, lại xấu cho mình. Thôi, em chịu thời này, sớm mai tôi lại sai người đưa em đi thong du vài nơi cho mát, em hen?"

Mợ Ba riết tai không nghe gì hết, mợ quay lưng đi vờ dỗi để chồng thương, rồi mợ khóc, ngấn lệ đến lưng tròng thì mợ thút thít nói rằng, kể như kẻ tù oan, ức lòng lắm:

"Thôi, em không chịu đâu. Chồng em mau đi đòi lý lẽ cho vợ mình đi, chồng em tát ả một bạt thì em mới thôi cho. Chừ còn thế này đổ đãi, em có đường cuốn gói về nhà tía má thôi. Hoặc em ra ông Ký, ông Phán, ông Giáo soạn cho tờ ly hôn. Chừ em không cam nổi cái tình oan thế đâu. Chồng em liệu mà chọn đi, em thì tiếc gì đâu."

Thanh Đức Trọng vô cùng khổ sở, trước đã biết cái tánh nhà tiểu thư thế này thì đời nào bà cả cho lệ bước chơn vào nhà. Dễ thì bà gạt khỏi mắt ấy chứ, nhưng cớ sự đã ra thế này, niệm tình bạc bẽo với vợ cũ suy ra cũng không đáng. Ờ, một cái tát thì có là to tát gì. Ngẫm ra thì bà vừa mất, dân tình xôn xao chẳng đủ hay sao mà còn gióng thêm chuyện dâu nhà ly hôn với cậu út. Cái cô tiểu thư này một đã nói thì hai phải làm, rõ quá cái tánh của cô vốn kiêu kỳ. Đòi không được thì xách gói về ủ ôi nạ nỉ với cha với mẹ. Rồi cái nhà bên ấy lại thổi chuyện oan ức của con gái lên thêm, mặt mũi Thanh gia để cho chó gặm heo nhai thì vừa.

Cái mợ Ba ấy lo gì mà không có kẻ rước vào nhà. Tuổi còn trẻ choẹt chán ra ấy chứ, người ta coi bước thêm một bước cũng không là gì. Vả lại, nói đi cũng phải nói lại, không nhờ bên nhà ấy đồng ý chịu gả con gái nguyên trinh, rồi lại dúi vào tay bà Thanh thêm một chuỗi tiền gọi là "hộ sui gia giúp cho tình thế". Vì quả thật cái hồi sắm sính lễ sang nhà bên ấy rước dâu, cũng đã tiêu mất bao nhiêu đồng bạc chẵn, thời thế ngặt nghèo ấy mà còn vung ra cửa sổ mất hai cái đám cưới cho cậu Trọng rồi một cái đám giỗ cho đức ông chồng, thì nhà Thanh cũng hết sức khó tiền khó bạc.

Kể không có nhà bên ấy dúi tiền bạc thì đến giờ lương cơm lương áo cho gia nhân cũng không có. Mà bây giờ xem như Hà Xuân cũng đã lên vị gọi là phụ một tay coi quản Thanh gia, dạy dỗ hàng dâu con, mỗi năm lại có "lương bổng" hậu hĩnh, thì cũng chẳng chi lấy làm tội nghiệp.

Rồi tự dưng, mợ Ba đứng dậy, tới cái tủ kéo ở góc kẹt. Mợ giở ngăn thứ hai ra, rồi chầm chậm lấy ra một lá bùa đỏ sắc có khắc một chữ hán, dịch ra là "tình". Cô ả bỏ trút ra bàn thứ bột kè nhẹo, xoa đầy vào lòng bàn tay rồi tiến gần đến chồng.Thứ bùa ngải mà ả thỉnh từ chân núi của thầy sư Tăng Ngưu đấy, ả nhẹ nhàng, thoăn thoắt cái tay ngon ngõn xoa lên bả vai chồng. Rồi hình như ả còn nói câu gì chứng làm bùa phép, ngay tắp lự cậu Trọng bị hóa làm say đắm, mê muội chính luôn cái bùa ngải rẻ rúng ấy. Dĩ thường, cậu mê một lúc ngây ngất, rồi lịm đi biết chừng nào.

Độ trời sụp tối. Cậu Trọng tỉnh người, thấy trong mình có điều gì xao xuyến, bức rức dữ dội, cậu kêu vợ đến đấm lưng cho vài cái.

“Đấy, tôi bảo mà mình chẳng cho vào tai! Mình làm quần quật từ sáng chí tối, kể không ốm đau sao được? Thôi mình nghe tôi, để tôi bóp vai cho chút đỉnh nữa, rồi chóng khỏe.”

Cậu Trọng ngờ rằng vợ mình suy ra cũng cái tốt, cho nên cậu cứ cười tủm tỉm mãi, rồi chẳng biết cái ma lực nào xui khiến mà cậu thấy thương cô ả Kiều Đào này quá trời quá đất.

“À, tôi nhớ ban chiều mình than thở gì vụ của mợ Xuân đó phải không?”

“Ôi dào, thôi mình à, mình để tôi chịu mình tôi là được rồi, lâu nay bước chơn vô nhà nên tôi biết cái phận tôi chỉ là dâu út, sao tránh được tiếng người độc địa hở mình?”

“Mình nói cái chi tôi cũng chịu, duy mình để tôi trông mình bị người ta khinh ra phận rẻ rúng như thế đó thì ắt tôi không cam cho. Này thì, tôi dắt mình đi xem cô ả kia nói nặng nhẹ gì mình, để tôi nói lại cho biết!”

Liền tức thì, Đức Trọng lôi tay cô ả Kiều Đào đi ra ngoài nhà chính. Mợ Xuân vẫn đương cầm chổi phơ qua bàn thờ tổ tiên, thì Đức Trọng dõng dạc lên tiếng:

“Mợ Xuân nghỉ tay một lát rồi hẵng nghe tôi nói chuyện này.”

Rồi mợ trở đầu nhìn lại, đưa tay vuốt tóc tơ lòa xòa trước mặt ra sau gáy, rồi mợ từ tốn cất cây chổi lông gà vô trong hộc.

“Tôi nghe như là chuyện hệ trọng lắm chừng, thôi cậu ngồi xuống đây rồi cậu kể tôi nghe.”

Kiều Đào ngoảnh mắt liếc một cái thật đắng, rồi cũng kéo ghế ngồi bên chồng. Cậu Trọng thì đường hoàng lấy tay cầm lại cà ra vát chưa thay từ bộ com - lê hồi chiều tối. Mắt cậu rắn rỏi nhìn mợ Xuân, tay cậu đan vào nhau chống trước cằm.

“Riết từ hồi má mất, mợ Xuân lên cầm quyền thì càng lộng hành hơn. Tôi đi ra ngoài làm ăn với bàn dân thiên hạ, thế nước kia thì tôi đành trao cho mợ quán xuyến mọi chuyện trong nhà. Những tưởng thế, nhưng mợ lạm quyền mà ỷ hiếp vợ tôi quá. Mợ đừng có tưởng, mợ gạt ai cũng được, thì gạt luôn tôi. Vợ tôi về đây làm dâu đã chịu tình cảnh ngặt nghèo quá nỗi, lẽ tình nào mợ còn làm khó dễ vợ tôi như vậy.”

Đức Trọng vừa dứt lời, Xuân đã bị chụp cho một phen hoang mang. Hồi xưa, con người mà mợ thương không phải là người đương đứng trước mặt mợ, hồi xưa, con người có cái thân tình và rất mực đòi lẽ trái khuấy không phải là con người đương đứng trước mặt mợ. Thanh Đức Trọng đã thay đổi, như cái mặt thớt không biết đâu mà phân biệt. Mợ Xuân càng ngẫm càng đau lòng, mợ nhớ lại cái hình ảnh cậu Trọng hồi mấy năm về trước. Rồi mợ ráng nhịn, mợ ráng nuốt đắng, uống cay, mợ biết rằng cái đời này nó bọt bèo như đã định cho mợ rồi. Dẫu có ướm thêm vài ba dòng giọt lụy, hễ còn ai thương mình nữa đâu.

Nên mợ cầm sắc quyết ngay, mợ đứng dậy rồi thẳng thừng nói rằng:

“Trong cái nhà này, từ trên xuống dưới, từ dâu trưởng hay dâu út, dâu trước hay dâu sau, tất thảy đều phải câm mà làm theo lệ nhà chồng. Lúc má còn sống, dầu cho phận làm dâu có bị đổ ruột đổ gan, cũng cấm một ai dám xỉa vào. Lúc này má chết, phận làm dâu đứt tay một đốt đã kêu thấu trời xanh. Tôi làm theo lệ má, cậu có thương quá, thì dọn ra ở riêng với vợ cậu, chứ tôi không dám xỉa vào làm chi.”

**********

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro