Hồ Hoàn Kiếm- Tổng Quan

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm (trong bản đồ Hà Nội năm 1886, hồ này được gọi là Hồ Hoàn Gươm - Lac de Hoan Guom), là một hồ nước ngọt tự nhiên của thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha.
Vị Trí
Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.
Lịch sử
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, dựa theo bản đồ thời Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. Tiếp đó đổ ra nhánh chính của sông Hồng . Nơi rộng nhất phân lưu này hình thành nên hồ Hoàn Kiếm hiện nay
Dưới thời Lý hồ có tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm).
Thời Lê Trung hưng (thế kỷ 16)
Chúa Trịnh cho ngăn hồ lớn thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Hồ Hữu Vọng được dùng làm nơi duyệt quân thuỷ chiến của triều đình. Đến đời Tự Đức (1847-1883), hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thủy Quân. Từ năm 1884, nhà nước bảo hộ Pháp cho lấp hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang Hà Nội. Còn hồ Tả Vọng chính là hồ Hoàn Khiêm bây giờ.
Tháp rùa
Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm, lui về phía nam hồ, Hà Nội. Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua ra câu cá. Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc Việt Nam.
Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.


Các di tích liên quan
Xung quanh hồ còn rất nhiều những điểm nổi tiếng, tạo dấu ấn nét đặc trưng riêng cho Hồ Hoàn Kiếm cũng như thủ đô Hà Nội đó là Đền Ngọc Sơn, Trấn Ba Đình, Tháp Hòa Phong, Đển Bà Kiệu, Tượng đài Lý Thái Tổ, Thủy Tạ, Tháp Bút , Đài Nghiên
Sinh vật hồ
Rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể, cả bốn cá thể đều đã chết (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã bị giết thịt năm 1962 - 1963 khi bò lên vườn hoa Chí Linh).
Là di sản vô giá gắn với những truyền thuyết lịch sử và văn hoá linh thiêng từ hàng ngàn năm nay.
Năm 2011, rùa hồ Gươm, được biết chỉ còn một cá thể sống sót, thường được gọi là "Cụ Rùa" đã được trục vớt và trị chữa các vết thương.
Ngày 19 tháng 1 năm 2016, cá thể rùa Hồ Gươm cuối cùng đã chết.

















Đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn là một ngôi đền thờ nằm trên đảo Ngọc của hồ Hoàn Kiếm ở Hà Nội, Việt Nam. Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam được xếp hạng đợt 4.
Đảo Ngọc Sơn xưa được gọi là Tượng Nhĩ (tai voi). Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đặt tên đảo là Ngọc Tượng và đến đời Trần thì đảo được đổi tên là Ngọc Sơn.
Đền Ngọc Sơn tuy đã qua nhiều lần tu sửa nhưng đây vẫn. Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới xong đền Ngọc Sơn lại là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc.
Xung quanh đền Ngọc Sơn nổi bật là cầu Thê Húc (Cầu Thê Húc dẫn đến cổng đền Ngọc Sơn). Tháp Bút , Đài nghiên là những di tích gắn liền với đền Ngọc Sơn.



Ý Nghĩa65
Sự kết hợp giữa đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên-Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà cho đền và hồ, gợi nên cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người dân Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn