Tháp Bút Đài Nghiên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chúng ta vừa đi qua cổng nghi môn, và bên tay trái của các bạn đây chính là Tháp Bút.Tháp Bút được Nguyễn Văn Siêu xâu dựng lên vào năm 1865. Tháp dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Đỉnh là một ngòi bút lông dựng ngược. Cả cán và ngòi bút cao 0,9m . Các bạn có thể nhìn thấy bên trên tháp có dòng chữ “ Tả Thanh Thiên” có nghĩa là viết lên trời xanh ý nói là viết lên nỗi lòng căm tức quân giặc của các bậc chí sĩ thời xưa, được giãi bày với Trời vì chỉ có trời xanh mới thấu hiểu.Dưới chân Tháp Bút là  gò chất đầy đá hộc, gò này tượng trưng cho 1 ngọn núi, tên là Độc Tôn. Trong bài "Bút Tháp chí" do Nguyễn Văn Siêu soạn năm 1865 được khắc ngay trên thân tháp:
Trên đỉnh núi Độc Tôn có Tháp Bút năm tầng. Tháp nhờ núi mà cao thêm, núi nhờ tháp mà truyền mãi. Khoảng Lê Vĩnh Hựu (1735-1739) nghịch Phương lén chiếm núi Độc Tôn ở huyện Phổ Yên xứ Thái Nguyên, Vương sư  đi đánh dẹp, đóng quân ở núi Ngọc Bội, liên tiếp phá giặc. Ngày khải hoàn, nhân gò đất cao, đắp núi để ghi công, đặt tên là núi Độc Tôn. Sau cuộc chính biến núi bị gai góc phủ đầy. Trong hồ có miếu Văn Xương. Vào dịp trùng tu miếu, ngó sang bờ Đông, thấy có núi, bèn phát cỏ dọn cây, xây tháp Bút, đối diện với đài Nghiên. ấy núi là biểu tượng của chiến công mà tháp là biểu tượng của văn hóa. Cả hai cái đó dựa vào nhau mà tồn tại.
Mời các bạn cùng hướng tầm mắt xuống bên cạnh chân tháp Bút, đó là miếu Sơn thần tức miếu thờ thần núi. Chắc hẳn các bạn sẽ thắc mắc, tại sao núi thì nhỏ mà cũng có miếu để thờ thần núi đúng không ạ? Vâng, theo thuật phong thủy cổ: cao nhất thốn giả vi sơn tức là chỉ cần cao một tấc thì cũng là núi rồi. Núi dù to hay nhỏ thì phải có một vị thần cai quản.

Mời các bạn nhìn theo hướng tay tôi chỉ, hai bên của cổng thứ hai được đắp nổi đôi cáicâu đối đầy ý nghĩa khuyến cáo:
“Nhân gian văn tự vô quyền toàn bằng âm đức
Thiên thượng chủ tư hữu nhãn đơn khán đan điền”
Vế thứ nhất có nghĩa là: Ở chốn nhân gian này, cái quyền chân chính chính là sự tu dưỡng đạo đức
Vế thứ hai có nghĩa là: Trên trời kia, ông thánh coi việc khảo thí nhân gian (không tính đến lễ vật) mà chỉ soi xét chính lòng dạ con người
Các bạn có thể thấy, ở hai bên trụ xây hai cửa nách giả kiểu hai tầng tám mái cong. Mặt trước của hai cửa này đắp nổi một bên là rồng đang cuộn khúc đón đàn cá đang thi nhau vượt sóng bên trên có hai chữ Long Môn và một bên là một chú hổ trắng như đang tiến ra với người đời bên trên có hai chữ Hổ Bảng. Đấy là diễn ý các điển tích cổ. Long Môn, theo văn hóa Phương Đông là chỉ sự thành công trong thi cử xuất phát từ tích cá chép vượt Vũ Môn. Còn chữ Hổ Bảng nghỉa đen là bảng hổ, nghĩa bong là bảng ghi tên những người đỗ tiến sĩ. Điển tích này có từ đời Đường: có một khoa thi tiến sĩ có nhiều người trúng tuyển sau trở thành những danh nhân như Hàn Dũ, Âu Dương Thiềm…. khác nào những con rồng, con hổ trên văn đàn. Hai bên Long Môn, Hổ Bảng có đôi câu đối vừa giải thích ý nghĩa trên vừa xưng tụng tòa Tháp Bút trước mặt:
“Hổ Bảng Long Môn thiện nhân duyên tháp
Nghiên Đài Bút Tháp đại khối văn chương”
Có nghĩa là:
“Bảng Hổ, Cửa Rồng là để biểu dương nhân quả của người làm điều tốt
Đài Nghiên, Tháp Bút là để mô tả văn nghiệp của đất trời vĩ đại”
Như vậy, đã có Tháp Bút, phải có Đài Nghiên, mời các bạn chúng ta cùng vào tham quan cổng thứ 3, hay còn gọi là cổng Đài Nghiên.

Vâng đó là  Đài Nghiên là một kết trúc hình nghiên mực nằm bên cạnh Tháp Bút tại đền Ngọc Sơn, hồ Hoàn Kiếm. Đài Nghiên ở bên dưới chân Tháp Bút. Qua cổng Long Môn - Hổ Bảng, đường vào đền Ngọc Sơn thu hẹp lại vì hai bên lề có xây hai dãy tường hoa thấp. Cuối con đường là lớp cổng thứ ba. Khác với hai lớp cổng ngoài có bốn hàng cột hay lớp cửa trống, lớp cổng này có tường cao, có mái, cửa cuốn, cánh cửa gỗ sơn son. Trên mái đặt một cái nghiên đá cho nên cổng cũng có tên là Nghiễn Đài (đài Nghiên). Vì có bút thì phải có nghiên, mà bút dùng để viết lên trời xanh thì nghiên cũng phải lớn tương xứng với bút. Đây là một cái nghiên được tạc từ cả một tảng đá xanh, hình quả đào cắt ngang theo chiều dọc, khoét lõm lòng chảo, bề dài quả đào 0,97m, bề ngang 0,8m, cao 0,3m, chu vi khoảng 2m, được làm từ lần trùng tu năm 1865. Nghiên được đội trên lưng ba con cóc. Đặc biệt trên thân của nghiên có khắc một bài minh của Nguyễn Văn Siêu. Bài minh có 64 chữ Hán nhưng ý tứ hay, hàm xúc ,bài minh được dịch nghĩa là:
"Xưa lấy hốc đất làm nghiên, chú giải Đạo đức kinh, nghiền ngẫm bên nghiên lớn, viết sách Hán Xuân Thu. Từ đá tách ra làm nghiên, chẳng có hình dáng. Không vuông không tròn, dùng vào mọi việc thật là kì diệu. Không cao không thấp, ngôi ở chính giữa. Cúi coi hồ Hoàn Kiếm, ngửa trông ngọn tháp Bút đá ứng vào sao Thai mà làm ra mọi biến đổi. Ngậm nguyên khí mà mài hư không".
Trên cổng Đài Nghiên còn có hình tượng ba con dơi quay đầu xuống đất. Theo tiếng Hán thì từ “dơi” khi đọc giống như từ phúc. Vậy là ở đền Ngọc Sơn có cả ba yếu tố – Phúc, Lộc, Thọ.
Vâng !Tháp Bút – Đài Nghiên là bút lông – nghiên mực , nó tượng trưng cho tri thức, đề cao tri thức.
Nhiều người cho rằng, trong năm, du khách đến thăm đền Ngọc Sơn có thể may mắn chứng kiến giây phút kì diệu nhất của kiến trúc này. Đó là khi mặt trời đứng bóng, bóng Tháp Bút chấm đúng vào giữa lòng Đài Nghiên. Cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên trở thành biểu trưng văn hoá với triết lý cao siêu, hướng thiện, là một công trình vô giá trong quần thể di tích đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm.
Xin mời tất cả các bạn cùng tiến đến cửa tiếp theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn