Lạng Sơn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Huyện Chi Lăng

Ngoài ra 1 địa danh nữa không thể không kể đến khi chúng ta đến với Lạng Sơn, đó chính là huyện Chi Lăng. Chi Lăng là huyện nằm ở phía nam tỉnh Lạng Sơn, phía đông giáp với huyện Lộc Bình, phía bắc giáp huyện Cao Lộc, huyện Văn Quan và thành phố Lạng Sơn, phía tây giáp một phần huyện Văn Quan, phía tây nam giáp huyện Hữu Lũng, phía nam giáp với huyện Lục Ngạn của tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 703 km² .Huyện có hai thị trấn Chi Lăng và Đồng Mỏ, huyện lỵ là thị trấn Đồng Mỏ nằm trên đường quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 35 km về hướng tây nam và gồm 19 xã. Huyện Chi Lăng được thành lập ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sở hợp nhất huyện Ôn Châu và một phần huyện Bằng Mạc, gồm 1 thị trấn Đồng Mỏ và 20 xã Ngày 28 tháng 3 năm 1983, thành lập thị trấn Chi Lăng từ một phần xã Chi Lăng. Ngày 11 tháng 9 năm 1989, chuyển xã Hữu Liên về huyện Hữu Lũng quản lý. Từ đó, huyện Chi Lăng có 2 thị trấn và 19 xã, giữ ổn định cho đến nay. huyện Chi Lăng là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Cửa Mặt Quỷ, núi Mã Yên (nơi tướng giặc Liễu Thăng đã bị tử trận),...nổi tiếng nhất chính là Ải Chi Lăng, con đường độc đạo thuở xưa nghìn năm dựng nước..Ải Chi Lăng là một thung lũng hẹp hình bầu dục, xung quanh bốn bề núi cao, có sông Thương chảy qua. Chiều dài của Ải gần 20 km, nơi rộng nhất khoảng 3 km, là yết hầu của đường thông thương từ Việt Nam sang Trung Quốc. Ải có hai cửa: cửa phía bắc gọi là Quỷ Môn Quan; cửa phía nam gọi là Ngõ Thề (Lũy Ngõ Thề). là nơi có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Cửa Mặt Quỷ, núi Mã Yên (nơi tướng giặc Liễu Thăng đã bị tử trận),...nổi tiếng nhất chính là Ải Chi Lăng, con đường độc đạo thuở xưa nghìn năm dựng nước.. Ải Chi Lăng là nơi diễn ra những trận chiến đấu vô cùng ác liệt của quân dân ta với quân xâm lược phương Bắc: Năm 981, Lê Hoàn đã dẫn quân chiến đấu và chiến thắng quân Tống, bảo vệ thành công nền độc lập non trẻ của quốc gia Đại Cồ Việt; năm 1076, phò mã Thân Cảnh Phúc đã chặn đánh 30 vạn quân Tống do tướng Quách Quỳ cầm đầu; ở thế kỷ thứ XIII, quân ta đã đánh bại nhiều cánh quân của quân Nguyên Mông trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai và lần thứ ba khi chúng đi qua Ải Chi Lăng, giành độc lập cho nước nhà; năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn đã đánh trận quyết chiến chiến lược với quân Minh, đè bẹp cố gắng cuối cùng của nhà Minh, buộc quân Minh phải rút hết về nước, chính thức công nhận nền độc lập và chủ quyền của nước Đại Việt.Chi Lăng là một trong những địa danh oai hùng của Việt Nam, địa danh bất diệt trong niềm kiêu hãnh mãnh liệt của cả dân tộc về truyền thống đánh giặc giữ nước. Đến thăm Ải Chi Lăng, du khách không những được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, địa thế hiểm trở với chiến lũy hình thang độc đáo mà còn cảm nhận được trí tuệ và lòng quả cảm của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước.
Ngoài những trang lịch sử hào hùng. Huyện Chi Lăng còn nổi tiếng với 1 đặc sản vô cùng nổi tiếng mà chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng được thưởng thức qua. Đó là na Chi Lăng.
Na Chi Lăng đã trở thành một thương hiệu và ngon nổi tiếng nhất miền Bắc hiện nay. Năm 2011, Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ KHCN) đã ra quyết định cấp giấy đăng ký nhãn hiệu "na Chi Lăng". Năm 2013, na Chi Lăng được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đưa vào danh sách 50 đặc sản trái cây nổi tiếng Việt Nam theo Bộ tiêu chí công bố giá trị đặc sản Việt Nam./. Na Chi Lăng mắt hồng,quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc. Để chuyển những trái na từ trên đỉnh núi xuống, người ta đã làm những chiếc ròng rọc chạy từ trên cao xuống tận chân núi nên đôi khi khách du lịch còn gọi đặc sản này là “na đu dây”. Để có thể vận chuyển đi khắp cả nước, na được thu hoạch trước khi chín khoảng 1 tháng bởi nếu đợi đến sát ngày chín mới thu hoạch thì na sẽ không thể bảo quản để vận chuyển đi xa được. Ngày hội Na Chi Lăng năm 2018 dự kiến sẽ tổ chức 2 ngày vào trung tuần tháng 8 tại Trung tâm giới thiệu nông sản huyện Chi Lăng, thôn Than Muội, xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Tuần lễ Na Chi Lăng và đặc sản Lạng Sơn sẽ được tổ chức từ ngày 22-28/8 tới tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch kinh tế và thương mại tại Hà Nội.

Thành phố Lạng Sơn

Chúng ta đã được đi qua những huyện vô cùng nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn. Và các bạn có thể thấy ở qua của sổ 1 quang cảnh khá sầm uất. Vâng nơi chúng ta đang đi qua đây chính là thánh phố Lạng Sơn

Thành phố Lạng Sơn là tỉnh lỵ của tỉnh Lạng Sơn   có diện tích khoảng 79 km Thành phố nằm bên  quốc lộ 1A cách biên giớ Việt Nam – Trung Quốc 18 km. Dân số của thành phố năm  2009  là  87.278  người, với nhiều dân tộc thiểu số như:  Kinh, Tày, Nùng, Hoa và các nhóm người Dao, Nùng, Sán Chỉ …
Thành phố nằm giữa một lòng chảo lớn,  có dòng  sông Kì Cùng chảy qua trung tâm Thành phố đây là dòng sông chảy ngược như một nét mới lạ của vùng đất nơi đây.

Từ xưa, thành phố Lạng Sơn là trung tâm của một vùng đất biên giới, nằm trên con đường giao thông huyết mạch có từ rất lâu, nối liền từ vùng biên ải đến  kinh thành Thăng Long. Đây cũng là con đường giao lưu chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội  giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc. Nơi đây cũng đã từng diễn ra nhiều trận đánh lịch sử để bảo vệ biên cương chống lại kẻ thù từ phương Bắc của nhiều thế hệ quân dân Việt Nam.  Theo nhiều tài liệu lịch sử, Lạng Sơn vốn đã trải qua thời kỳ là trấn lỵ, châu lỵ, phủ lỵ - là trung tâm của bộ máy hành chính từ thời phong kiến, từ thời nhà Hán, nhà Đường củaTrung Quốc đô hộ, Việt Nam được chia thành 9 quận thì Lạng Sơn thuộc quận Giao Chỉ (châu Giao). Thời nhà Đinh vùng đất ở khu vực  đình Pác Mòng– Tp Lạng Sơn ngày nay từng là nơi  Đinh Bộ Lĩnh  tiến đến dẹp loạn. Năm Hồng Đức thứ 26, Đoàn Thành Lạng Sơn tiếp tục được tu bổ, gia cố lại. Sách Dư Địa Chí của Nguyễn Nghiễm  viết: "Xung quanh trấn thành đã hình thành nên rất nhiều  "chợ " và "phố" như: phố Kỳ Lừa, phố Trường Thịnh,  Đồng Đăng, thu hút thương nhân, lái buôn trong nước và người Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi hàng hóa đông vui, tấp nập". Đến triềunhà Nguyễn,  Đoàn Thành Lạng Sơn một lần nữa được tu bổ vào năm Minh Mạng thứ 15 (1835).

Đến với nơi đây một số địa danh các bạn có thể ghé qua như: Chợ Đông  Kinh,  đền và bến đá Kỳ Cùng, và Chùa Tam Thanh là nơi chúng ta sẽ dung chân tham quan trong chuyến hành trình ngày hôm nay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn