Động Nhị Thanh-Tam Thanh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chào mừng quý khách đến với chùa – động Tam Thanh ! Xin tự giới thiệu tôi là …. – hướng dẫn viên của công ty du lịch Viettravel. Đầu tiên tôi xin thay mặt công ty Viettravel gửi lời cảm ơn đến quý khách vì đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tour của công ty chúng tôi. Riêng bản thân tôi rất hân hạnh được là người đồng hành cùng quý khách trong hành trình tham quan chùa – động Tam Thanh ngày hôm nay.

Tam Thanh là quần thể 3 động Nhất Thanh, Nhị Thanh, Tam Thanh nằm trong Chùa Tam Thanh. Ðộng Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.Hang động Tam Thanh nằm gọn trong lòng quả núi đá vôi Tam Thanh với chiều dài lòng động hơn 50m, nhiều nhũ đá tạo thành một thế giới sinh động với nhiều hình thù lạ mắt và hấp dẫn bởi hồ Cảnh (hồ Âm Ty) quanh năm nước trong xanh, không hề vơi cạn. Dựa vào thế động núi đá, ngay từ thời Lê người Minh Hương và người địa phương đã dựng chùa, đặt tên Thanh Thiền. Bia Tam Thanh số 1 năm 1918 đã ghi nhận “Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng người giỏi, thực khó mà miêu tả, tô vẽ được…”. Động Tam Thanh còn nổi tiếng bởi những giá trị văn hóa nghệ thuật hàm chứa trong di tích với hệ thống văn bia phong phú, có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật của các văn nhân thi sĩ qua các giai đoạn lịch sử.
       Trong động có chùa gọi là chùa Tam Thanh. Chùa Tam Thanh xưa kia là nơi thờ tự của Đạo Giáo, thờ Tam Thanh (Ngọc Thanh, Thượng Thanh, Thái Thanh) nên có tên gọi là chùa Tam Thanh. Sau này do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, Đạo Giáo mờ nhạt trong tâm thức dân chúng địa phương, người ta đưa các yếu tố thờ tự của Phật giáo, thờ Thánh vào trong di tích.Hiện nay, nơi đây trở thành nơi thờ tự của nhiều loại hình tín ngưỡng-tôn giáo với các cung thờ như: Cung Tam Bảo, cung Thánh Mẫu, cung Sơn Trang... với một hệ thống tượng thờ khá phong phú.

Chính điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng trong chùa. Ở đây có nhiều lớp bàn thờ làm thành bậc từ cao xuống thấp. Vị trí các tượng được thay đổi linh hoạt theo từng chùa. Các lớp bàn thờ được sắp xếp theo nguyên tắc sau: lớp bàn thờ cao nhất ở sâu trên cùng giáp mái chùa, sau đó các lớp bàn thờ đặt tượng cứ thấp dần, tiếp sau lớp bệ thờ cuối cùng bao giờ cũng là hương án. Nguyên tắc bài trí khá uyển chuyển và linh hoạt đối với mỗi chùa.

Bắt nguồn từ tục thờ Nữ thần có nguồn gốc xa xưa từ thời tiền sử, tới thời phong kiến một số Nữ thần đã được cung đình hoá và lịch sử hoá để thành các Mẫu thần tương ứng thời kỷ từ thế kỷ 15 trở về trước với việc phong thần của nhà nước phong kiến, hình thức thờ Mẫu thần với các danh xưng như Quốc Mẫu, Vương mẫu, Thánh Mẫu như hiện tượng thờ Âu Cơ, Ỷ Lan, Mẹ Thánh Gióng, Tứ vị Thánh nương,...Từ khoảng thế kỷ 15 trở đi, hình thức thờ mẫu Tam phủ, Tứ phủ được định hình và phát triển mạnh, đây cũng là thời kỳ xuất hiện các nhân vật như Thánh Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Cô Đôi Thượng Ngàn,... với các nghi thức ảnh hưởng từ Đạo giáo.

Ngày nay, theo phong tục tập quán người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh… Vào cửa động, đi qua cổng Tam quan các bạn sẽ thấy một không gian tâm linh, huyền bí đến ảo diệu. Từng gian thờ Phật được đặt ở nhiều vị trí khác nhau. Rất trang trọng, uy nghiêm chen lẫn giữa những thạch bàn sơn tạo.  Điều đặc biệt ở chùa Tam Thanh không chỉ có là nơi thờ tôn tượng Thích Ca và chư Phật. Trong thời kỳ Tam giáo đồng nguyên, có lúc, chùa còn là nơi thờ Khổng Tử và Lão Tử – hai bậc minh triết của Nho giáo và Đạo giáo. Đây có lẽ là điều hiếm có ở bất kỳ một ngôi chùa nào ở Việt Nam.Giá trị nhất về mặt niên đại và mỹ thuật là bức phù điêu Adiđà có niên đại vào thế kỷ XVII được tạc vào vách đá theo thế đứng trong hình lá bồ đề, nằm phía trên cung Tam Bảo..Đi sâu vào trong Động có hồ Âm Ty, nước trong mát, không bao giờ vơi cạn, nước chảy suốt ngày đêm. Trên các trần hang có nhiều nhũ đá thiên tạo từ ngàn xưa với những hình thù sinh động kỳ bí như: cây Ngô Đồng, Tiên Ông, Sư Tử, Voi... Đi tiếp vào bên trong đến một sân khấu nhỏ, có hai cửa thông thiên rọi ánh sáng vào động làm cho những nhũ đá đẹp lung linh lạ thường. Từ Động Tam Thanh, có đường dẫn lên Lầu Vọng Thị để du khách có thể ngắm nhìn tượng đá nàng Tô Thị bồng con chờ chồng, sau đó tham quan ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc Tày ở Lạng Sơn
   Đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào dịp 15 tháng Giêng, nhân dân và du khách thập phương lại đổ về khu danh thắng Nhị-Tam Thanh (TP Lạng Sơn) trảy hội. Năm nay, với nhiều nét mới trong tổ chức phần lễ và phần hội, Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo được “nâng tầm”, góp phần quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch của địa phương và các nét đẹp văn hoá dân tộc Xứ Lạng.

Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo hướng tới việc đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân và khách thập phương, đồng thời duy trì phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tôn vinh công lao to lớn của danh nhân Ngô Thì Sỹ đối với mảnh đất Xứ Lạng. Các nghi thức diễn ra trong lễ hội: rước kiệu, dâng hương, tế lễ, tụng kinh phật, đặc biệt phần rước kiệu Ngô Thì Sỹ từ chùa Tam Giáo sang chùa Tam Thanh, rồi từ chùa Tam Thanh sang lễ hội Lồng tồng (Khòn Lèng), được xây dựng kịch bản riêng... nhằm đảm bảo trang trọng, phản ánh đúng bản sắc văn hoá.

Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng Giêng với nhiều nghi lễ đặc sắc: rước kiệu, thỉnh chuông-đánh trống khai hội, dâng hương, tế lễ trong chùa tại Cung Thánh Mẫu, tụng kinh Phật tại Cung Tam Bảo. Cùng với đó là các trò chơi dân gian, chương trình văn hoá văn nghệ: múa sư tử, hát dân ca... Đặc biệt năm nay, trong thời gian diễn ra lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo, nhân dân và du khách còn được tham dự Lễ hội văn hoá dân gian và ẩm thực Xứ Lạng tại Thành nhà Mạc, giới thiệu các món ăn truyền thống, các làn điệu then, sli, lượn, hát giao duyên của các dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn.

Với việc nâng cấp quy mô tổ chức và nhiều nét mới trong cả phần lễ và phần hội, Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo dự kiến sẽ thu hút hàng ngàn lượt nhân dân và du khách tham dự. Chị Nguyễn Thu Thuỷ, một du khách đến từ Hà Nội cho hay: Năm nay, lên Lạng Sơn đúng vào dịp sát Rằm tháng Giêng, qua nghe giới thiệu, chị quyết định lưu lại để dự hội chùa Tam Thanh và thưởng thức các nét văn hoá đặc sắc của Xứ Lạng. Nối tiếp Lễ hội chùa Tam Thanh, Tam Giáo, trên địa bàn phường Tam Thanh, TP Lạng Sơn trong ngày 16 tháng Giêng cũng diễn ra Lễ hội Lồng tồng (xuống đồng) Khòn Lèng với nghi lễ tế thần nông, múa trầu, hát mời Nàng Tô Thị, dâng hương, động thổ xuống vườn đầu năm cùng các trò chơi dân gian, thi mâm cỗ đẹp... tạo nên một chuỗi lễ hội đặc sắc tại điểm di tích Nhị Tam Thanh-Thành nhà Mạc lâu nay nổi tiếng là những thắng cảnh bậc nhất của Lạng Sơn.

    Qua các tài liệu thư tịch cổ, các nhà ngiên cứu cho rằng chùa Tam Thanh có từ thời Lê. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay trong chùa Tam Thanh vẫn lưu giữ được hệ thống văn bia khá phong phú, có giá trị về mặt sử liệu và văn học nghệ thuật do các văn nhân, thi sĩ qua các thời kỳ lịch sử lưu lại. Tấm bia có niên đại cổ nhất ở Chùa hiện nay là bia "Trùng tu Thanh Thiền động", được chế tác vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677) do Binh sứ Bắc quân đô phủ, Đô đốc Thiêm sự, Vũ quận công Vi Đức Thắng tạo dựng. Đặc biệt, tại đây còn lưu giữ tấm bia bằng chữ Nôm duy nhất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Tuần phủ Thái Bình là Đào Trọng Vận viết năm 1924.                                

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn