Thành Nhà Mạc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



THÀNH NHÀ MẠC - LẠNG SƠN

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, nhà Mạc nắm triều chính chỉ có 66 năm (1527-1593) nhưng đã để lại nhiều dấu ấn và chứng tích lịch sử oanh liệt trên một dải vùng duyên hải Bắc bộ. Dương Kinh (Hải Phòng) được xem là kinh đô đầu tiên của người dân vùng biển do nhà Mạc dựng nên.

Tồn tại ngắn ngủi Thái tổ Mạc Đăng Dung - người sáng lập ra vương triều Mạc sinh năm 1483 tại làng Cổ Trai. Ông thuộc dòng dõi Mạc Hiển Tích, cháu 7 đời của Mạc Đĩnh Chi, quê ở Chí Linh (Hải Dương) là những danh nho đời Trần. Mạc Đăng Dung nhà nghèo, nhưng có sức khỏe, võ nghệ đảm lược. Đời vua Lê Uy Mục, ông thi võ trúng tuyển vào quân túc vệ chuyên bảo vệ hoàng cung. Hơn 20 năm phục vụ dưới 4 triều vua Lê, lập nhiều công trạng, ông được thăng đến chức đô đốc, tước Vũ Xuyên Hầu, được dự bàn triều chính từ năm 1511, rồi giữ chức Tiết chế 13 đạo quân thủy, lục, nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước. Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi được  vua Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Sau gần 3 năm làm vua, Mạc Đăng Dung lui về Dương Kinh ở ẩn, trao lại ngôi báu cho con trưởng Mạc Đăng Doanh nhưng vẫn ngầm chỉ đạo việc triều chính. Trong hai người con của Mạc Đăng Dung là Mạc Đăng Doanh và Mạc Chính Trung thì con cả là Đăng Doanh ngay dưới thời Lê Chiêu Tông đã được phong tước Dục Mỹ hầu, sớm được tham gia triều chính. Thời Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi và trị vì được coi là thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Mạc.

Trong gần 66 năm trị vì, giữa nhà Mạc và nhà Hậu Lê đã diễn ra nhiều cuộc chiến liên miên. Cuối cùng vào năm 1592, quân đội Lê-Trịnh đã đánh bại nhà Mạc, chấm dứt 66 năm trị vì của dòng họ này.

Thành nhà Mạc: Nằm trong khu vực phường Tam Thanh thị xã Lạng Sơn, dấu tích hiện nay còn lại gồm 2 đoạn tường xây bằng đá giữa hẻm núi.
Đây là di tích kiến trúc quân sự phản ánh thời kỳ phong kiến Việt Nam. Hiện nay di tích thành Nhà Mạc đã được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia và được đầu tư, tôn tạo đưa vào phục vụ khách du lịch tham quan.
Thành nhà Mạc là dấu tích gồm hai đoạn trường thành xây bằng đá thuộc phường Tam Thanh thị xã Lạng Sơn. Theo những tư liệu còn lại thì thành là một căn cứ quân sự hiểm yếu chắn con đường độc đạo nối từ Ải bắc xuống phía nam đo Mạc Kính Cung xây dựng vào thế kỷ XVI làm căn cứ chống lại Lê-Trịnh. Giữa hai hẻm núi hùng vĩ, đứng từ điểm cao của thành có thể quan sát cả một vùng rộng lớn hiểm trở, cái tự nhiên của địa hình, của những bức tường thành và những lỗ châu mai đã tạo cho thành cái thế "một người địch muôn người". Hiểm trở uy nghi đã tạo thế cho nhà Mạc trấn giữ biên ải suốt gần một thế kỷ. Tuy quy mô thành không lớn lắm nhưnng đây là chứng tích một thời "huynh đệ tương tàn" giữa các triều đại phong kiến Việt Nam.
Cũng có giả thuyết cho rằng đây không phải là thành mà là "đấu đong quân". Theo giả thuyết này thì quân lính được đưa về đây, cứ đầy lòng "đấu" thì sẽ biết số quân hiện là bao nhiêu.

Thành cấu trúc theo kiểu hình vuông, mỗi bề tường dài 275 m, cao 3,5 m, dày 0,8 m, diện tích 75.625m2. Ở giữa mỗi mặt thành có một vành bán nguyệt, giữa vành bán nguyệt đó là cửa, trên cửa xây tháp, mái ngói. Trong tường có một con đường nhỏ xung quanh dùng làm đường tiếp đạn lên thành. Bao bọc tường thành là một lớp hào sâu ngập nước.
Gạch xây thành là loại có kích thước lớn hơn nhiều so với gạch chỉ hiện nay, làm bằng thứ đất có nhiều quặng sắt rất rắn (đặc trưng của kiểu gạch thời Lê). Đến đầu đời nhà Nguyễn, thành được sửa chữa, gia cố thêm bằng loại gạch nhỏ.[1] Trong thành chếch hướng bắc là núi Thổ (Thổ Sơn - núi đất) cao 50 m, dốc đứng, phải qua 193 bậc đá mới lên tới đỉnh. Thổ Sơn cũng chỉ đắp trong một đêm, toàn bộ Thổ Sơn nằm gọn trong thành, phạm vi kiểm soát của cao điểm rất rộng. Cửa đông khống chế đường bộ duy nhất thời đó và sông Lô là tuyến đường thuỷ quan trọng khi chưa có phương tiện cơ giới trên bộ.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử và sự phát triển của đô thị, Thành nhà Mạc đã bị xuống cấp nhiều. Do quá trình đô thị hóa, xuất hiện các tuyến đường cắt ngang khiến thành cổ bị chia cắt. Hiện nay thành chỉ còn lại một phần dấu vết khi xưa với hai cổng thành phía Tây và phía Nam đã đổ nát và một đoạn tường thành dài chưa đến 100m. Cổng Tây thành nằm trên địa phận tổ 8, phường Tân Quang, thành phố Tuyên Quang. Đoạn tường thành còn lại duy nhất nằm trên góc đường Bình Thuận và Cổng Lấp


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dẫn