CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN THUẾ TNDN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.1.

     

Giới thiệu hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế TNDN

3.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế TNDN

-

    

Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008

-

    

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2013.

-

    

Nghị định sổ 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12 /2013 của Chỉnh phủ quy định chỉ tiết một sổ điêu của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đối, bố sung một số điêu của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;

-

    

Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thông tư có hiệu lực từ 02/8/2014 và thay thế Thông tư 123/2012/TT-BTC.

3.1.2. Hệ thống văn bản pháp quy về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

-

    

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” (VAS 17)

-

    

Thông tư 20/2006/TT – BTC ngày 20/03/2006 Hướng dẫn kế toán thực hiện sáu (06) chuẩn mực ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ – BTC (trong đó có VAS 17)

-

    

Quyết định số

15/2006

/QĐ

-BTC Ngày 20/3/2006 ban hành

Chế độ kế

toán doanh

nghiệp

.

1.2.

     

Những vấn đề cơ bản về thuế TNDN:

3.2.1. Đối tượng nộp thuế TNDN

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Xem Điều 02 Thông tư 78/2014).

3.2.2. Phương pháp và căn cứ tính thuế

3.2.2.1 Phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp

a. Căn cứ tính thuế

Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

X

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp

=

(

Thu nhập tính thuế

-

Phần trích lập quỹ KH&CN

)

X

Thuế suất thuế TNDN

Trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc loại thuế tương tự thuế thu nhập doanh nghiệp ở ngoài Việt Nam thì doanh nghiệp được trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thu

nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế

=

Thu nhập chịu thuế

-

Thu nhập được miễn thuế

+

Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế

=

Doanh thu

-

Chi phí được trừ

+

Các khoản thu nhập khác

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác :

+

    

Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bằng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trừ chi phí được trừ của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Doanh nghiệp có nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều mức thuế suất khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

+

    

Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam

.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư (trừ dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư (trừ chuyển nhượng quyền tham gia dự án thăm dò, khai thác khoáng sản), thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản nếu lỗ thì số lỗ này được bù trừ với lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh trong kỳ tính thuế

a.1. Doanh thu

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao

gồm

cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà

doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;

trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

-

    

Đối với hoạt động bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hoá cho người mua.

-

    

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.Trường hợp thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ xảy ra trước thời điểm dịch vụ hoàn thành thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế được tính theo thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ.

-

    

Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

a.2. Chi phí được trừ và không được trừ

Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN, d

oanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu

thỏa mãn đủ hai điều kiện sau đây

(Xem Điều 6 Thông tư 78/2014)

:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

c) Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối vói phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính có phát sinh khoản chi phí này).

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này.

Theo Khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN, các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

a) Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường;

b) Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;

c) Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

d) Phần chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;

đ) Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

e) Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

g) Khoản trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của pháp luật;

h) Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

i) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để chi trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;

k) Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

l) Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

n) Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

o) Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định theo quy định của pháp luật;

p) Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

a.3. Các khoản thu nhập khác

     

Thu nhập khác

các khoản thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế mà khoản thu nhập này không thuộc các ngành, nghề lĩnh vực kinh doanh

ghi

trong đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp

(Xem Điều 7, 14, 15, 16, 17 Thông tư 78/2014).

     

a.4. Thu nhập được miễn thuế (Xem điều 8 Thông tư 78/2014)

a.5.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

      Từ 1/1/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%,

trừ

một số trường hợp theo quy định. Những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% sẽ chuyển sang áp dụng thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

     

3.2.2.2.

           

 Xác định lỗ và chuyển lỗ

Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập chịu thuế của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.

- Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được

chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.

Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát

sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu (kể cả giao, bán doanh nghiệp Nhà nước), sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền.

Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập,

hợp nhất

phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập chịu thuế cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập,

hợp nhất hoặc

được tiếp tục chuyển vào thu nhập chịu thuế của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm,

kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

3.2.2.3.

           

Trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học công nghệ theo quy định trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Hàng năm nếu doanh nghiệp có trích lập quỹ phát triển khoa học công nghệ thì doanh nghiệp phải lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ và kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp đó.

Số tiền sử dụng không đúng mục đích thì sẽ không được tính vào tổng số tiền sử dụng cho mục đích phát triển khoa học và công nghệ.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp dùng để tính số thuế thu hồi là thuế suất áp dụng cho doanh nghiệp trong thời gian trích lập quỹ.

- Lãi suất tính lãi đối với số thuế thu hồi tính trên phần quỹ không sử dụng hết là lãi suất trái phiếu kho bạc loại kỳ hạn một năm áp dụng tại thời điểm thu hồi và thời gian tính lãi là hai năm.

Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Các khoản chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp không được tính các khoản đã chi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp có chi đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp từ quỹ phát triển khoa học công nghệ mà không đủ thì phần chênh lệch còn lại giữa số thực chi và số đã trích quỹ sẽ được tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp đang hoạt động mà có sự thay đổi về hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc thay đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập.

Doanh nghiệp nếu có Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng hết khi chia, tách thì doanh nghiệp mới thành lập từ việc chia, tách được kế thừa và chịu trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp trước khi chia, tách. Việc phân chia Quỹ phát triển khoa học và công nghệ do doanh nghiệp quyết định và đăng ký với cơ quan thuế.

3.2.2.4.

           

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Kỳ tính thuế được xác định theo năm dương lịch. Trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng. Kỳ tính thuế đầu tiên đối với doanh nghiệp mới thành lập và kỳ tính thuế cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được lựa chọn: Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế hoặc nộp thuế theo mức thuế suất phổ thông của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

3.3. Kế toán thuế TNDN

3.3.1. Một số khái niệm cơ bản

Trong VAS 17, một số thuật ngữ liên quan đến kế toán thuế TNDN được định nghĩa như sau:

-

    

Lợi nhuận kế toán: Là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

-

    

Thu nhập chịu thuế: Là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của một kỳ, được xác định theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và là cơ sở để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được).

-

    

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp): Là tổng chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại (hoặc thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại) khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ.

-

    

Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành.

-

    

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện  hành.

-

    

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại: Là thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được hoàn lại trong tương lai tính trên các khoản:

a) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ;

b) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng; và

c) Giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng.

-

    

Chênh lệch tạm thời: Là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hay nợ phải trả trong Bảng Cân đối kế toán và cơ sở tính thuế thu nhập của các khoản mục này. Chênh lệch tạm thời có thể là:

a) Chênh lệch tạm thời phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu  nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán; hoặc

b) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi mà giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.

-

    

Cơ sở tính thuế thu nhập của một tài sản hay nợ phải trả: Là giá trị tính cho tài sản hoặc nợ phải trả cho mục đích xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

-

    

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập hiện hành và chi phí thuế thu nhập hoãn lại. Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm thu nhập thuế thu nhập hiện hành và thu nhập thuế thu nhập hoãn lại.

3.3.2. Kế toán thuế TNDN hiện hành

3.3.2.1. Nguyên tắc kế toán

1.

  

Hàng quý, kế toán xác định và ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong quý. Thuế thu nhập tạm phải nộp từng quý được tính vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của quý đó.

2.

  

Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số và ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế cả năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Thuế thu nhập doanh nghiệp thực phải nộp trong năm được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm đó.

3.

  

Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp cho năm đó, thì số chênh lệch giữa số thuế tạm phải nộp lớn hơn số thuế phải nộp được ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành và ghi giảm trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

4.

  

Trường hợp phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước liên quan đến khoản thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước, doanh nghiệp được hạch toán tăng (hoặc giảm) số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành của năm phát hiện sai sót.

Tổng thu nhập chịu thuế được xác định theo luật thuế TNDN hiện hành, còn tổng lợi nhuận kế toán trước thuế được xác định theo các chuẩn mực kế toán. Kế toán thường căn cứ vào tổng lợi nhuận kế toán trước thuế để điều chỉnh ra tổng thu nhập chịu thuế như sau

Tổng thu nhập chịu thuế

=

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

+

Các khoản điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế

-

Các khoản điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế

Các khoản điều chỉnh tăng và giảm thu nhập chịu thuế là điều chỉnh từ các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí trong kỳ phù hợp theo phạm vi tính vào thu nhập chịu thuế của luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Căn cứ vào tổng thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập DN hiện hành ghi vào chi phí thuế thu nhập DN hiện hành.

3.3.2.2. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

+

     

TK 3334  - Thuế TNDN : TK này phản ánh số tiền thuế DN tạm nộp từng quý và quyết toán thuế TNDN theo năm.

+

     

TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành : Ghi nhận chi phí thuế thu nhập của năm tài chính hiện hành mà DN phải nộp và đã nộp theo luật thuế TNDN.

Lưu ý

: Thông thường TK 821 có thể phát sinh bên Nợ rồi kết chuyển bên Có TK sang TK 911, cũng có những trường hợp đặc biệt TK 821 có thể phát sinh bên Có rồi kết chuyển bên Nợ TK 911.

111,112

3334

Nộp thuế TNDN

8211

Thuế TNDN phải nộp

Sơ đồ: Kế toán thuế thu nhập DN hiện hành (TK 3334)

Cuối năm điều chỉnh số thuế TNDN nộp thừa

Ví dụ 3.1:

Đầu năm N : DN thương mại A còn số lỗ năm trước được kết chuyển sang năm sau tính trừ thuế TNDN là 8 trđ.

§

 

Năm N, DN thương mại A có số liệu kế toán sau : (Đv : triệu đồng)

Chỉ tiêu

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

Cả năm

1. Doanh thu bán hàng thuần

100

150

250

200

700

2. Giá vốn hàng bán

80

120

200

170

570

3. Lãi gộp

?

?

?

?

?

4. Doanh thu tài chính

60

30

70

60

220

5. Chi phí tài chính

20

10

30

10

70

6. Chi phí bán hàng

30

35

40

52

157

7. Chi phí quản lý DN

20

25

30

23

98

8. Lợi nhuận hoạt động KD

?

?

?

?

?

9. Thu nhập khác

10

20

10

35

75

10. Chi phí khác

0

25

25

10

60

11. Lợi nhuận HĐ khác

?

?

?

?

?

12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

?

?

?

?

?

13. Chi phí thuế TNDN hiện hành

?

?

?

?

?

14. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

?

?

?

?

?

15. Lợi nhuận sau thuế TNDN

?

?

?

?

?

§

 

Tài liệu

bổ

sung cho số liệu ở bảng trên :

+

    

Quý 1 : Không có khoản điều chỉnh tăng, giảm thu nhập chịu thuế từ doanh thu và chi phí trong kỳ.

+

    

Quý 2 : Bị phạt do vi phạm hợp đồng 15, một số chi phí chứng từ không hợp lệ đã tính vào chi phí khác là 5.

+

    

Quý 3 :

Thu nhập tài chính từ hoạt động liên doanh đã tính thuế TNDN tại nguồn là 50.

+

    

Quý 4 : Chi phí tiếp khách 15, chi phí quảng cáo 45. Thu nhập tài chính từ hoạt động liên doanh đã tính thuế TNDN tại nguồn là 20.

Yêu cầu:

Hãy tính thuế thu nhập tạm nộp từng quý và quyết toán thuế TNDN cuối năm. Hạch toán và hoàn thành bảng số liệu trên. Biết rằng thuế suất thuế TNDN là20%.

3.3.3. Kế toán thuế TNDN hoãn lại

3.3.3.1. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp”.

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định trên cơ sở các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm và thuế suất thuế thu nhập hiện hành theo công thức sau:

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

=

Tổng chênh lệch tạm thời

 chịu thuế phát sinh trong năm

x

Thuế suất thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành

Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), cụ thể là:

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi nhận bổ sung vào số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại;

+ Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, thì số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm được ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại;

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm hiện tại được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong năm đó trừ trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu;

Trường hơp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải ghi nhận bổ sung khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư đầu năm của TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và số dư đầu năm TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 

3.3.3.2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải xác định và ghi nhận “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (nếu có) theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và hướng dẫn tại Thông tư này.

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được xác định theo công thức sau:

Tài sản

thuế thu nhập hoãn lại

=

Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm

+

Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng nếu chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế trong tương lai theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 17 – “Thuế thu nhập doanh nghiệp”, để có thể sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng đó.

Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể là:

+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ  lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. Trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có được lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm.

+ Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian mà các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả khi doanh nghiệp không có lợi nhuận tính thuế.

Trường hợp doanh nghiệp có các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng và nếu doanh nghiệp chắc chắn rằng sẽ có đủ lợi nhuận chịu thuế trong tương lai để bù đắp các khoản lỗ tính thuế và sử dụng các khoản ưu đãi thuế, kế toán phải ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại bằng giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản đó nhân (x) với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.

        

Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng cách điều chỉnh số dưđầu năm TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay) và điều chỉnh số dư đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 

3.3.3.3.

Xác định “Cơ sở tính thuế của tài sản”

a. Căn cứ xác định “Cơ sở tính thuế của tài sản”

Để nhận biết cơ sở tính thuế của một tài sản trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp cần phải xem xét các yếu tố sau:

- Giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra;

- Giá trị khoản thu nhập được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế

; hoặc

- Giá

trị còn được tính vào chi phí để xác định thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai.

b.Nhận biết “Cơ sở tính thuế của tài sản”

b.1- Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:

(1) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch tạo ra thu nhập chịu thuế trong năm của doanh nghiệp được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập chịu thuế khi thu hồi tài sản đó tạo ra. Hầu hết các tài sản thuộc loại này là các khoản phải thu khách hàng.

Ví dụ: Một khoản phải thu khách hàng có giá trị ghi sổ là 200. Doanh thu tương ứng của khoản phải thu này đã được tính vào thu nhập chịu thuế TNDN. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản phải thu khách hàng này là 200 đúng bằng giá trị ghi sổ của nó, nên không có chênh lệch tạm thời.

(2) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh

từ các giao dịch mà thu nhập từ giao dịch này không chịu thuế, về bản chất được căn cứ vào giá trị khoản thu nhập được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Đa số các tài sản này là các khoản phải thu từ cổ tức, lợi nhuận được chia hoặc các khoản thu nhập đã được nộp thuế khấu trừ tại nguồn.

Ví dụ:

Một khoản cổ tức phải thu từ một công ty con ở trong nước có giá trị ghi sổ là 150. Khoản cổ tức này không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Toàn bộ giá trị ghi sổ của tài sản này sẽ được loại trừ khỏi thu nhập chịu thuế. Việc loại trừ một khoản thu nhập khỏi thu nhập chịu thuế có bản chất là khấu trừ một tài sản tương đương với khoản thu nhập đó khỏi thu nhập chịu thuế. Do vậy, khoản cổ tức phải thu này có cơ sở tính thuế thu nhập bằng 150, đúng bằng giá trị ghi sổ của nó và không làm phát sinh các khoản chênh lệch tạm thời.

b.2 - Nhận biết cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch:

(1) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại thời điểm phát sinh giao dịch nhưng khi thu hồi tài sản có phát sinh thu nhập chịu thuế, được căn cứ vào giá trị còn được tính vào chi phí (khấu trừ vào thu nhập chịu thuế) trong các năm tương lai khi bán (thanh lý) hoặc khấu hao.Hầu hết các tài sản thuộc loại này là hàng tồn kho, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính.

Ví dụ: Một TSCĐ có nguyên giá là 200, đã khấu hao luỹ kế là 60, giá trị còn lại là 140. Do doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính khấu hao phù hợp với quy định của Luật thuế để xác định chi phí hợp lý, hợp lệ nên giá trị còn lại sẽ được khấu trừ toàn bộ trong tương lai dưới hình thức khấu hao hoặc giảm trừ khi thanh lý. Trường hợp này, cơ sở tính thuế của TSCĐ này là 140, đúng bằng giá trị ghi sổ của nó nên không có chênh lệch tạm thời.

Ví dụ: Một loại hàng hoá có giá gốc là 100. Khi doanh nghiệp bán hàng hoá này, toàn bộ giá trị hàng hoá được tính vào giá vốn hàng bán và được cơ quan thuế chấp nhận là chi phí hợp lý để khấu trừ vào thu nhập chịu thuế. Trường hợp này, cơ sở tính thuế của hàng hoá này là 100, đúng bằng giá trị ghi sổ của nó nên không có chênh lệch tạm thời.

(2) Cơ sở tính thuế của tài sản phát sinh từ giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí tại cả thời điểm phát sinh giao dịch và thời điểm thu hồi tài sản

, được căn cứ vào giá trị được loại trừ khỏi thu nhập tính thuế khi thu hồi tài sản, được xác định bằng đúng giá trị ghi sổ của tài sản đó. Hầu hết các tài sản này là các khoản đầu tư cho vay.

Các tài sản tạo ra từ giao dịch loại này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời.

Ví dụ:

Một khoản cho vay có giá trị ghi sổ là 100. Việc thu hồi khoản cho vay này không có ảnh hưởng đến thuế thu nhập, tức là không được tính đến khi xác định thu nhập chịu thuế. Do đó cơ sở tính thuế của tài sản này đúng bằng giá trị ghi sổ của nó là 100.

3.3.3.4. Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”

a.

Căn cứ xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”

Để nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả trên Bảng Cân đối kế toán của doanh nghiệp, phải căn cứ vào các yếu tố sau:

-

  

Giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra; hoặc

-

  

Giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó.

b.

Xác định “Cơ sở tính thuế của nợ phải trả”

b.1. Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Cơ sở tính thuế được xác định là số chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó và giá trị khoản chi phí được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong các năm tương lai do khoản nợ phải trả đó tạo ra

.

Ví dụ:

(1) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “chi phí phải trả” về chi phí trích trước lương nghỉ phép với giá trị ghi sổ là 300. Chi phí phải trả tương ứng không được khấu trừ ngay trong năm hiện hành mà chỉ được khấu trừ toàn bộ cho mục đích tính thuế thu nhập trong các năm sau trên cơ sở thực chi là 300. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ phải trả đó là không (0) và làm phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời có giá trị là 300.

(2) Nợ phải trả ngắn hạn có khoản “Tiền phạt phải trả” với giá trị ghi sổ là 100. Tiền phạt không được khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm hiện hành và cả các năm trong tương lai. Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản tiền phạt phải trả này là 100. Trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời.

b.2. Nhận biết cơ sở tính thuế của nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch không có ảnh hưởng đến thu nhập hoặc chi phí để xác định kết quả kinh doanh trong năm tại thời điểm phát sinh giao dịch.

Cơ sở tính thuế được xác định bằng giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả đó. Các khoản nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch loại này không làm phát sinh chênh lệch tạm thời.

 Ví dụ: Một khoản nợ phải trả phát sinh do mua hàng trả chậm có giá trị ghi sổ là 200. Việc thanh toán khoản nợ phải trả người bán này không ảnh hưởng đến thu nhập chịu thuế tại thời điểm thanh toán nên giá trị được khấu trừ cho mục đích thuế khi thanh toán là bằng không (0).

Cơ sở tính thuế thu nhập của khoản nợ này là 200. Trường hợp này không phát sinh chênh lệch tạm thời.

3.3.3.4. Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời”

a. Phân biệt “Chênh lệch tạm thời” và “Chênh lệch vĩnh viễn” giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế

-

  

Các khoản chênh lệch tạm thời: là chênh lệch phát sinh do sự khác biệt về thời điểm doanh nghiệp ghi nhận thu nhập hoặc chi phí và thời điểm pháp luật về thuế quy định tính thu nhập chịu thuế hoặc chi phí được khấu trừ khỏi thu nhập chịu thuế.

Ví dụ ghi nhận thu nhập vào một năm nhưng thuế thu nhập được tính ở một năm khác, hoặc ghi nhận chi phí vào một năm nhưng chi phí đó chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế ở một năm khác.

-

  

Các khoản chênh lệch vĩnh viễn: là chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế phát sinh từ các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí được ghi nhận vào lợi nhuận kế toán nhưng lại không được tính vào thu nhập, chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Ví dụ: Thu nhập từ cổ tức được chia là khoản thu nhập không chịu thuế và được loại trừ toàn bộ ra khỏi thu nhập chịu thuế khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Tiền phạt không được pháp luật về thuế cho phép khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

b. Xác định “Chênh lệch tạm thời  chịu thuế”

(b.1) Chênh lệch tạm thời chịu thuế

:

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh thu nhập chịu thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các khoản mục tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán.

Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh khi:

+ Giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;

         + Giá trị ghi sổ của nợ phải trả nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.

(b.2)  Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:

+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản lớn hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.

+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời chịu thuế là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả  nhỏ hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

(b.3)  Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời chịu thuế:

         +

Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc một khoản chi phí chỉ được ghi nhận trong các năm sau nhưng đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm hiện tại.

   

Ví dụ: Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ theo kế toán dài hơn thời gian sử dụng hữu ích do cơ quan thuế xác định dẫn đến chi phí khấu hao TSCĐ theo kế toán trong những năm đầu nhỏ hơn chi phí khấu hao được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định..

        

+ Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh từ việc điều chỉnh tăng các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu: Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu được điều chỉnh tăng, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, doanh nghiệp phải ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

c.Xác định các khoản “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ”:

(c.1) Chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

Là các khoản chênh lệch tạm thời làm phát sinh các khoản được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai khi giá trị ghi sổ của các tài sản hoặc nợ phải trả liên quan được thu hồi hay được thanh toán. Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh khi:

+ Giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó;

+ Giá trị ghi sổ của nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của nó.

(c.2) Xác định giá trị các khoản chênh lệch tạm thời  được khấu trừ:

+ Đối với tài sản: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của tài sản nhỏ hơn cơ sở tính thuế của tài sản đó.

+ Đối với nợ phải trả: Chênh lệch tạm thời được khấu trừ là chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả lớn hơn cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả đó.

(c.3) Một số trường hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

         +

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận doanh thu trong các năm sau nhưng thuế thu nhập được tính trong năm hiện tại.

         Ví dụ: Trường hợp doanh nghiệp có khoản doanh thu nhận trước về tiền cho thuê nhà hoặc cơ sở hạ tầng trong nhiều năm. Khoản doanh thu nhận trước này được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một năm bằng số tiền nhận trước chia cho tổng số thời gian thuê nhưng doanh nghiệp thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho toàn bộ số tiền nhận trước ngay trong năm thu được tiền.

         +

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc ghi nhận một khoản chi phí  trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau:

        

Ví dụ: Chi phí phải trả về sửa chữa lớn TSCĐ được ghi nhận trong năm hiện tại nhưng chỉ được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế khi các khoản chi phí này thực tế phát sinh trong các năm sau; hoặc doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho TSCĐ nhưng chi phí khấu hao chỉ được chấp nhận khấu trừ cho mục đích tính thuế thu nhập trong năm theo phương pháp khấu hao đường thẳng.

         +

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ việc điều chỉnh giảm các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu:

Khi áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trong các năm trước theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 29 “Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót”, trường hợp số dư đầu năm của khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” được điều chỉnh, làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, doanh nghiệp phải điều chỉnh số dư đầu năm của khoản mục “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”.

3.3.3.4. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán

a. Tài khoản sử dụng

a.1. TK 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm của doanh nghiệp. TK 8212 có kết cấu như sau:

+

    

Bên Nợ:

§

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);

§

 

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận từ số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm;

§

 

Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Có tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

+

    

Bên Có:

§

 

Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm).

§

 

Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm).

§

 

Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 nhỏ hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong năm vào bên Nợ tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”.

+

    

TK8212 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” không có số dư cuối kỳ.

Hạch toán tài khoản 8212 cần tôn trọng một số quy định sau:

+

    

Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả để ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Đồng thời phải xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại để ghi nhận vào thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp (Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại).

+

    

Kế toán không được phản ánh vào Tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

+

    

Cuối năm tài chính, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

a.2. Tài khoản 347 – “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả. Tài khoản 347 có kết cấu như sau:

+

    

Bên Nợ:

§

 

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm (được hoàn nhập) trong kỳ.

+

    

Bên Có:

§

 

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong kỳ.

+

    

Số dư bên Có

:

§

 

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả còn lại cuối kỳ.

§

 

Điều chỉnh số dư đầu năm đối với thuế thu nhập hoãn lại phải trả do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước

Hạch toán

tài khoản 347 cần tôn trọng một số quy định sau:

+

    

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phải được ghi nhận cho tất cả các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, trừ khi thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả của một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.

+

    

Tại ngày kết thúc năm tài chính, kế toán phải xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm hiện tại làm căn cứ xác định số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm.

+

    

Việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nay với số thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được ghi giảm (hoàn nhập), theo nguyên tắc:

§

 

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm;

§

 

Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm.

+

    

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm không liên quan đến các khoản mục được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu phải được ghi nhận là chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm.

+

    

Kế toán phải ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế không còn ảnh hưởng tới lợi nhuận tính thuế (Khi tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán).

+

    

Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế, kế toán phải điều chỉnh tăng khoản thuế thu nhập hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách điều chỉnh giảm số dư Có (hoặc tăng số dư Nợ) đầu năm của TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và điều chỉnh số dư Có đầu năm TK 347 - Thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 

a.3.

Tài khoản 243 – “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của tài sản thuế thu nhập hoãn lại.Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 243 – “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” như sau:

+

    

Bên Nợ:

§

 

Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại tăng.

+

    

Bên Có:

§

 

Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại giảm.

+

    

Số dư bên Nợ

:

§

 

Giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại còn lại cuối năm;

§

 

Điều chỉnh số dư đầu năm đối với tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận (hoặc hoàn nhập) trong năm do áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc sửa chữa hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước.

Hạch toán tài khoản 243 cần tôn trọng một số quy định sau:

+

    

Doanh nghiệp chỉ được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại đối với các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ của khoản lỗ tính thuế và ưu đãi về thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại trong trường hợp doanh nghiệp dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng.

+

    

Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ”, “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng”, giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng làm căn cứ lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” để xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận hoặc hoàn nhập trong năm.

+

    

Việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nay với tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp đã ghi nhận từ các năm trước nhưng năm nay được hoàn nhập lại, cụ thể là:

§

 

Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ  lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại. Trường hợp doanh nghiệp không chắc chắn sẽ có được lợi nhuận chịu thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm.

§

 

Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm. Việc ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được thực hiện phù hợp với thời gian mà các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ (phát sinh từ các năm trước) được hoàn nhập kể cả khi doanh nghiệp không có lợi nhuận.

+

    

Trường hợp việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu phát sinh từ các năm trước làm phát sinh khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải ghi nhận bổ sung tài sản thuế thu nhập hoãn lại của các năm trước bằng cách điều chỉnh tăng số dư Có (hoặc giảm số dư Nợ) đầu năm TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối (TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm nay) và điều chỉnh tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại. 

+

    

Kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa được ghi nhận từ các năm trước khi dự tính chắc chắn có được lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để cho phép tài sản thuế hoãn lại được thu hồi.

b.Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” và “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp

b.1. Phương pháp xác định và kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”

b.1.1. Xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế:

+

    

Cuối năm tài chính, khi lập báo cáo tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế.

+

    

Các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế được sử dụng làm căn cứ xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm trên báo cáo tài chính riêng của doanh nghiệp phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát sinh trong năm (Biểu số 01).

+

    

“Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm làm cơ sở xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Biểu số 01

Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế

Năm............

Chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm

Tăng

Giảm

STT

Diễn giải

Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiện hành

Phát sinh do áp dụng hồi tố chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

Hoàn nhập từ các giao dịch trong năm hiện hành

Hoàn nhập do ápdụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

1

2

3

4

5

6

I

Chênh lệch tạm thời phát sinh

1

      Phát sinh từ...

2

      Phát sinh từ...

3

      Phát sinh từ...

.....

II

Chênh lệch tạm thời được hoàn nhập

1

     Hoàn nhập do...

2

     Hoàn nhập do...

....

Tổng cộng

§

 

Căn cứ để lập “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” là số chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm liên quan đến từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả hoặc giao dịch.

§

 

Dòng tổng cộng chênh lệch tạm thời chịu thuế phát sinh trong năm là căn cứ để ghi vào cột “Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng” hoặc cột “Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm” trong “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Biểu số 02).

b.1.2. Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả

+

    

Cuối năm, căn cứ vào số chênh lệch tạm thời chịu thuế đã xác định được và các khoản điều chỉnh trực tiếp tăng, giảm số dư đầu năm của Tài khoản “Lợi nhuận chưa phân phối” (do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước, kế toán lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Biểu số 02) làm căn cứ ghi nhận và trình bày thuế thu nhập hoãn lại phải trả trên báo cáo tài chính riêng.

+

    

“Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là bảng tổng hợp để xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trong năm và xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả giảm do hoàn nhập các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế của các năm trước.

Biểu số 02

Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả

Năm....

Diễn giải

Chênh lệch tạm thờichịu thuế trong năm

Thuếsuất(%)

Thuế thu nhập hoãn lại phải trảđược ghi nhậntrong năm

Thuế thu nhập hoãn lại phải trảđược ghi giảm(Hoàn nhập) trong năm

Tăng

Giảm

Chênh lệch

Tăng

Giảm

Được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Được

ghi  giảm

vốn chủ sở hữu

Được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Đượcghi tăngvốn chủsở hữu

A

     1

       2

      3

       4

     5

     6

     7

     8

9

1/ Phát sinh (hoặc hoàn nhập) từ các giao dịch trong năm

2/ Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước.

Cộng

+

    

Phương pháp lập biểu số 02

§

 

Căn cứ để lập “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” là “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” (Biểu số 01).

§

 

Căn cứ để ghi vào cột 1 – “Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm/ tăng” là cột 3 và cột 4 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” phát sinh trong năm hiện tại.

§

 

Căn cứ để ghi vào cột 2 – “Chênh lệch tạm thời chịu thuế trong năm/ giảm” là cột 5 và cột 6 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời chịu thuế” của năm hiện tại.

§

 

Cột 3 và cột 4 “Chênh lệch tăng”, “Chênh lệch giảm” là số chênh lệch giữa cột 1 và 2.

§

 

Cột 6 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dòng diễn giải số 1: Cột 6 = Cột 3 x cột 5, làm cơ sở ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

§

 

Cột 7 được lập căn cứ vào cột 3 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 7 = Cột 3 x cột 5, làm cơ sở ghi giảm vốn chủ sở hữu và ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

§

 

Cột 8 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 1: Cột 8 = Cột 4 x cột 5, làm cơ sở ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

§

 

Cột 9 được lập căn cứ vào cột 4 và cột 5 trên dòng diễn giải số 2: Cột 9 = Cột 4 x cột 5, làm cơ sở ghi tăng vốn chủ sở hữu và ghi giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Ví dụ: Xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ chênh lệch tạm thời chịu thuế

Một tài sản cố định có nguyên giá là 150, giá trị còn lại là 100; Khấu hao luỹ kế cho  mục đích tính thuế thu nhập là 90 và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.

Cơ sở tính thuế thu nhập của tài sản là 60 (Nguyên giá 150 trừ khấu hao luỹ kế cho mục đích tính thuế 90). Để thu hồi giá trị ghi sổ 100 này, doanh nghiệp phải có thu nhập chịu thuế là 100, nhưng chỉ có thể có khấu hao cho mục đích tính thuế là 60. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 60 là khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế 40. Doanh nghiệp sẽ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 11,2 (40 x 28%) khi doanh nghiệp thu hồi giá trị ghi sổ của tài sản này. Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ thuế thu nhập hoãn lại phải trả là 11,2 thể hiện phần thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ phải nộp khi doanh nghiệp thu hồi được giá trị ghi sổ của tài sản.

b.1.3. Phương pháp hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

         1 – Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” để ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch trong năm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:  

1.1 - Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi nhận bổ sung số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:

         Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

                 Có TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

1.2

- Nếu số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm, kế toán chỉ ghi giảm (hoàn nhập) số thuế thu nhập hoãn lại phải trả là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:

         Nợ TK 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

2 – Trường hợp thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố các sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước.

+

    

Trường hợp phải điều chỉnh tăng thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:

Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

(Nếu TK 4211 có số dư Nợ), hoặc

Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

                                                        (Nếu TK 4211 có số dư Có)

          Tăng số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

+

    

Trường hợp phải điều chỉnh giảm thuế thu nhập hoãn lại phải trả, ghi:

Giảm số dư Có đầu năm TK 347 – Thuế thu nhập hoãn lại phải trả        

                 Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

                                                          (Nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc

      Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

                                        (Nếu TK 4211 có số dư Nợ)

b.2.Phương pháp xác định và kế toán “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”

b.2.1. Xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

+

    

Cuối năm tài chính, kế toán phải xác định cơ sở tính thuế của tài sản và các khoản nợ phải trả làm căn cứ xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ. Việc xác định các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được thực hiện theo quy định tại Mục I của Thông tư này.

+

    

Các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ được sử dụng làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm trên báo cáo tài chính riêng (không bao gồm các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh từ các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và việc chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài) phải được phản ánh vào “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm (Biểu số 03) làm cơ sở xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ đó.

+

    

“Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” dùng để phản ánh chi tiết từng khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm làm cơ sở xác định và phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại vào “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05).

Biểu số03

Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ

Năm............

STT

Diễn giải

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm

Tăng

Giảm

Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiện hành

Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

Hoàn nhập từ các giao dịch trong năm hiện hành

Hoàn nhập do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

1

2

3

4

5

6

I

Chênh lệch tạm thời phát sinh

1

     Phát sinh từ...

2

     Phát sinh từ...

3

     Phát sinh từ...

.....

II

Chênh lệch tạm thời được hoàn nhập

1

     Hoàn nhập do...

2

     Hoàn nhập do...

....

Tổng cộng

§

 

Căn cứ để lập Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ là số chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm liên quan đến từng tài sản hoặc khoản nợ phải trả hoặc từng giao dịch.

§

 

Dòng tổng cộng chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm là căn cứ để ghi vào Cột “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ/ tăng” hoặc Cột “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ/ giảm” trong “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05).

+

    

Trường hợp doanh nghiệp không có khả năng chắc chắn sẽ có được lợi nhuận tính thuế trong tương lai, kế toán không được ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ phát sinh trong năm. Toàn bộ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ này được theo dõi riêng trên “Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng” (Biểu số 04) làm căn cứ xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong các năm sau, khi doanh nghiệp có đủ lợi nhuận chịu thuế thu nhập để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại này.

Biểu số 04

Bảng theo dõi chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng

Năm.......

STT

Diễn giải

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ chưa sử dụng

Phát sinh từ các giao dịch trong năm

Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

1

      Phát sinh từ...

2

      Phát sinh từ...

3

      Phát sinh từ...

.....

Cộng

b.2.2. Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

+

    

Xác định tài sản

thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng:Cuối năm tài chính, căn cứ vào số lỗ hoạt động kinh doanh được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế các năm tiếp sau theo quy định chuyển lỗ của luật thuế thu nhập doanh nghiệp, kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính là chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản lỗ tính thuế từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức sau:

     Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

=

   Giá trị được khấu trừ vào các năm tiếp sau của các khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

      x

     Thuế suất 

thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

+

    

Xác định giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng:

Cuối năm tài chính, căn cứ các khoản ưu đãi thuế theo luật định (nếu có) chưa sử dụng kế toán xác định và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện hành, nếu doanh nghiệp dự tính chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để sử dụng các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước đó. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng trong năm tài chính hiện hành được xác định theo công thức:

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

=

Giá trị được khấu trừ của các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng

x

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

b.2.3. Xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm

+

    

Cuối năm tài chính, kế toán lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (Biểu số 05) làm căn cứ ghi nhận và trình bày tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trên báo cáo tài chính. Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại là bảng tổng hợp để xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm.

Biểu số 05

Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Năm....

Diễn giải

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm

Các khoảnlỗtínhthuế

Các khoảnưu đãithuế

Thuế suất(%)

Tài sản thuế thu nhậphoãn lạiđược ghi nhậntrong năm

Tài sản thuế thu nhậphoãn lạiđược hoànnhậptrong năm

Tăng

Giảm

Chênh lệch

Tăng

Giảm

Tăng

Giảm

Tăng

Giảm

Được ghi giảm chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Được ghi tăng vốn chủ sở hữu

Được ghi vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại

Đượcghi giảm vốn chủ sở hữu

A

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

1) Phát sinh từ các giao dịch trong năm hiện tại

2) Phát sinh từ việc áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố các sai sót phát sinh từ các năm trước

          Cộng

+

    

Phương pháp lập biểu số 05

§

 

Căn cứ để lập “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” là “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” (Biểu số 03), giá trị được khấu trừ của các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng từ các năm trước chuyển sang năm hiện tại;

§

 

Căn cứ để ghi vào cột 1 – “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm tăng” là cột 3 và cột 4 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm;

§

 

Căn cứ để ghi vào cột 2 – “Chênh lệch tạm thời được khấu trừ trong năm giảm” là cột 5 và cột 6 trong “Bảng xác định chênh lệch tạm thời được khấu trừ” phát sinh trong năm;

§

 

Cột 3 và cột 4 “Chênh lệch tăng”, “Chênh lệch giảm” là số chênh lệch giữa cột 1 và 2.

§

 

Cột 5 được lập căn cứ vào số lỗ phát sinh trong năm nay hoặc các năm trước được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau (theo quy định chuyển lỗ tính thuế của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (trường hợp được chuyển lỗ).

§

 

Cột 6 được lập căn cứ vào số lỗ tính thuế của năm trước đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế năm nay.

§

 

Cột 7 được lập căn cứ vào giá trị ưu đãi thuế chưa sử dụng trong năm nay được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế trong năm sau.

§

 

Cột 8 được lập căn cứ vào giá trị ưu đãi thuế của năm trước đã được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế năm nay.

§

 

Cột 10 được lập căn cứ vào cột 3, cột 5, cột 7 và cột 9 trên dòng diễn giải số 1: Cột 10 = (Cột 3 + cột 5 + cột 7) x cột 9, làm cơ sở ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm, ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

§

 

Cột 11: Căn cứ vào cột 3 và cột 9 trên dòng diễn giải số 2: Cột 11 = cột 3 x cột 9, làm cơ sở ghi tăng lợi nhuận chưa phân phối (chi tiết lợi nhuận chưa phân phối năm trước), ghi tăng tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

§

 

Cột 12 được lập căn cứ vào cột 4, cột 6, cột 8 và cột 9 trên dòng diễn giải số 1: Cột 12 = (Cột 4 + cột 6 + cột 8) x cột 9, làm cơ sở ghi vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại trong năm và ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

§

 

Cột 13: Căn cứ vào cột 4 và cột 9 trên dòng diễn giải số 2: Cột 13 = cột 4 x cột 9, làm cơ sở ghi giảm lợi nhuận chưa phân phối (chi tiết lợi nhuận chưa phân phối năm trước) và ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Ví dụ về xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ:

Một doanh nghiệp ghi nhận một khoản nợ phải trả là chi phí phải trả về bảo hành sản phẩm có giá trị 100. Nhưng cho mục đích tính thuế thu nhập, chi phí bảo hành sản phẩm này chỉ được khấu trừ khi doanh nghiệp phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%.

Cơ sở tính thuế của khoản nợ phải trả này là không (giá trị ghi sổ 100, trừ đi phần giá trị của khoản nợ phải trả 100 sẽ được khấu trừ cho mục đích tính thuế trong tương lai). Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ 100 và cơ sở tính thuế 0, là chênh lệch tạm thời được khấu trừ 100. Khi thanh toán nợ phải trả theo giá trị ghi sổ, doanh nghiệp sẽ được giảm lợi nhuận tính thuế trong tương lai với giá trị 100 và do đó thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 28 (28% x 100). Vì vậy, doanh nghiệp ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 28, với điều kiện doanh nghiệp chắc chắn sẽ có đủ lợi nhuận tính thuế thu nhập trong tương lai để có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong tương lai.

b.2.4. Phương pháp hạch toán

1 – Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận vào chi phí thuế thu nhập hoãn lại:

1.1 - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi nhận bổ sung giá trị tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh lớn hơn số được hoàn nhập trong năm, nếu chắc chắn rằng trong tương lai doanh nghiệp có đủ lợi nhuận tính thuế để thu hồi tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận trong năm hiện tại, ghi:

Nợ TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

                 Có TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.

1.2 - Nếu tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm, kế toán ghi giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại là số chênh lệch giữa số tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn nhập trong năm, ghi:

Nợ TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Có TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

2 – Trường hợp tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ việc áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước: Cuối năm tài chính, kế toán căn cứ “Bảng xác định tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đã được lập làm căn cứ ghi nhận hoặc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh từ các giao dịch được điều chỉnh vào lợi nhuận chưa phân phối của các năm trước:

2.1- Trường hợp phải điều chỉnh tăng

tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:

         Tăng số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

                Tăng số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

                                                                (Nếu TK 4211 có số dư Có), hoặc

              Giảm số dư Nợ đầu năm TK 4211  - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

(Nếu TK 4211 có số dư Nợ)

2.2 - Trường hợp phải điều chỉnh giảm tài sản thuế thu nhập hoãn lại, ghi:

Tăng số dư Nợ đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước

(Nếu TK 4211 có số dư Nợ), hoặc

Giảm số dư Có đầu năm TK 4211 - Lợi nhuận chưa phân phối năm trước (Nếu TK 4211 có số dư Có)

                 Giảm số dư Nợ đầu năm TK 243 – Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Ví dụ 3.2: Kế toán thuế TNDN hoãn lại phải trả

Năm 2013, Công ty XYZ mua hai TSCĐ:

-

       

TSCĐ C có giá mua là 20.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 4 năm, theo thuế là 2 năm; TSCĐ E có giá mua là 12.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 2 năm.

-

       

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Giả sử công ty chỉ có thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan đến TSCĐ C và E.

Yêu cầu: Hãy lập Bảng xác định thuế TNDN hoãn lại phải trả và hoàn nhập với thời gian 4 năm và hạch toán từng năm theo mẫu sau:

Chỉ tiêu

Năm tài chính

2013

2014

2015

TSCĐ C (NG: ........................)

Chi phí khấu hao (theo thuế)

Chi phí khấu hao (theo kế toán)

Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng

Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập)

TSCĐ E (NG: .........................)

Chi phí khấu hao (theo thuế)

Chi phí khấu hao (theo kế toán)

Chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng

Chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (Hoàn nhập)

Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế tăng của TSCĐ C&E

Tổng chênh lệch tạm thời chịu thuế giảm (hoàn nhập) của TSCĐ C&E

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả  được ghi nhận

Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập

Ví dụ 3.3: Kế toán tài sản thuế TNDN hoãn lại

Năm 2013, Công ty ABC mua hai TSCĐ:

-

       

TSCĐ A có giá mua là 18.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 3 năm; TSCĐ B có giá mua là 20.000.000đ, thời gian sử dụng hữu ích theo kế toán là 2 năm, theo thuế là 4 năm.

-

       

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%. Giả sử công ty chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến TSCĐ A và B.

Yêu cầu: Hãy lập Bảng xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại và hoàn nhập với thời gian 4 năm và hạch toán từng năm theo mẫu sau.

<br style="page-break-before: always;" clear="all" />

Chỉ tiêu

Năm tài chính

2013

2014

2015

2016

TSCĐ A (NG: ......................)

Chi phí khấu hao (theo kế toán)

Chi phí khấu hao (theo thuế)

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)

TSCĐ B (NG: .......................)

Chi phí khấu hao (theo kế toán)

Chi phí khấu hao (theo thuế)

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng

Chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (Hoàn nhập)

Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ tăng của TSCĐ A&B

Tổng chênh lệch tạm thời được khấu trừ giảm (hoàn nhập) của TSCĐ A&B

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập

Ví dụ 3.4 : Tổng hợp chi phí thuế TNDN hiện hành và thế TNDN hoãn lại   

DN thương mại A cuối năm 2012 có lợi nhuận kế toán trước thuế là 200 trđ. Tài liệu chi tiết :

1. Lỗ kế toán năm trước (2011) được chuyển lỗ trừ thuế TNDN năm nay theo luật thuế 20 trđ.

2. Chi phí không có chứng từ hợp pháp và chi quảng cáo vượt mức quy định là 50 trđ.

3. Lãi từ góp vốn liên doanh đã nộp thuế tại nguồn là 30 trđ.

4. Đầu năm 2012 đưa vào sử dụng ở bộ phận quản lý DN một TSCĐ hữu hình nguyên giá 60 trđ, thời gian tính khấu hao theo quy định cơ quan thuế là 2 năm, DN tính thời gian khấu hao là 3 năm, phương pháp khấu hao đường thẳng.

5. Ngày 1.7.2012 DN đưa 10 đơn vị công cụ vào sử dụng ở bộ phận bán hàng, đơn giá 8 trđ/đv, DN phân bổ vào chi phí 12 tháng, cơ quan thuế quy định phân bổ 24 tháng

Yêu cầu: Hãy tính và hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại, xác định lợi nhuận giữ lại DN.

Thuế suất thuế DN 25%.

3.3.4. Thông tin về thuế TNDN trên các bảng biểu BCTC

3.3.4.1. Trình bày trong Bảng Cân đối kế toán

a. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

         Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được trình bày trong chỉ tiêu “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” – Mã số 262 trên Bảng cân đối kế toán.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Nợ Tài khoản 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại”, trên Sổ Cái.

b.Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

         Thuế thu nhập hoãn lại phải trả được trình bày trong chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” – Mã số 335 trên Bảng cân đối kế toán.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào số dư Có Tài khoản 347 – “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả”, trên Sổ Cái.

3.3.4.2. Trình bày Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

a. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành – Mã số 51

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).

b.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại hoặc thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng số phát sinh bên Có Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” đối ứng với bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, trên sổ kế toán chi tiết TK 8212 (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (...)).

3.3.4.3 –Trình bày Bản thuyết minh báo cáo tài chính

a- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại (Mục 21 Phần V):

Cuối năm

Đầu năm

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

    khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

- Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

    khoản lỗ tính thuế chưa sử dụng

-  Tài sản thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến

   khoản ưu đãi tính thuế chưa sử dụng

-  Khoản hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

   đã được ghi nhận từ các năm trước

 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

b- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế

- Khoản hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước

- Thuế thu nhập hoãn lại phải trả

b- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mục 31 phần VI)

31- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Năm nay

Năm trước

-  Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên thu nhập chịu thuế năm hiện hành

- Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước vào chi phí thuế thu nhập hiện hành năm nay

- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

c- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mục 32 phần VI)

32- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

Năm nay

Năm trước

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời phải chịu thuế

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ

(…)

(…)

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ các khoản lỗ tính thuế và ưu đãi thuế chưa sử dụng

(…)

(…)

- Thu nhập thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc hoàn nhập thuế thu nhập hoãn lại phải trả

(…)

(…)

- Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại

 Doanh nghiệp phải giải trình riêng rẽ các thông tin sau trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

a)

  

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệphiện hành và thuế thu nhập hoãn lại liên quan đến các khoản mục được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu;

b)

 

Giải thích mối quan hệ giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế thu nhập doanh nghiệp và lợi nhuận kế toán theo một hoặc cả hai hình thức sau:

(i)

  

Đối chiếu bằng số giữa chi phí (hoặc thu nhập) thuế TNDN và tích số của lợi nhuận kế toán nhân (x) với thuế suất áp dụng; hoặc

(ii)

        

Đối chiếu bằng số giữa thuế suất hiệu quả bình quân với thuế suất áp dụng.

c)

  

Giá trị (ngày đáo hạn, nếu có) của các chênh lệch tạm thời được khấu trừ, lỗ tính thuế chưa sử dụng và các ưu đãi thuế chưa sử dụng mà chưa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nào được ghi nhận vào Bảng cân đối kế toán;

d)

 

Chênh lệch tạm thời, mỗi loại lỗ tính thuế chưa sử dụng cũng như các ưu đãi thuế chưa sử dụng;

e)

  

Giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán của từng năm sử dụng;

f)

   

Giá trị thu nhập hoặc chi phí thuế TNDN hoãn lại được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, nếu điều này không được phản ánh rõ từ các thay đổi của các giá trị được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán;

g) Doanh nghiệp phải trình bày giá trị của tài sản thuế thu nhập hoãn lại và bằng chứng cho việc ghi nhận, khi:       

  - Việc sử dụng tài sản thuế thu nhập hoãn lại phụ thuộc vào lợi nhuận tính thuế trong tương lai vượt quá mức lợi nhuận phát sinh từ việc hoàn nhập các chênh lệch tạm thời chịu thuế hiện tại; và

  - Doanh nghiệp chịu lỗ trong năm hiện hành hoặc năm trước do qui định pháp lý về thuế mà tài sản thuế hoãn lại có liên quan.

Ví dụ 3.5

. Phản ánh thuế TNDN tạm tính mỗi quý và quyết toán năm ở ví dụ 3.1 lên Bảng cân đối kế toán.

3.4. Kê khai thuế TNDN (Xem Thông tư 28/2011/TT – BTC)

3.4.1. Trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp cho cơ quan thuế:

-

    

Người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế TNDN cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

-

    

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

-

    

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế TNDN; khi nộp hồ sơ khai TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.

-

    

Trường hợp người nộp thuế có cơ sở sản xuất (bao gồm cả cơ sở gia công, lắp ráp) hạch toán phụ thuộc hoạt động tại địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với địa bàn nơi đơn vị đóng trụ sở chính thì khi nộp hồ sơ khai thuế TNDN, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc.

-

    

Đối với các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty có đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc nếu đã hạch toán được doanh thu, chi phí, thu nhập chịu thuế thì đơn vị thành viên phải kê khai nộp thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

-

    

Trường hợp đơn vị thành viên có hoạt động kinh doanh khác với hoạt động kinh doanh chung của tập đoàn, tổng công ty và hạch toán riêng được thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác đó thì đơn vị thành viên khai thuế TNDN với cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị thành viên.

-

    

Trường hợp cần áp dụng khai thuế khác với hướng dẫn tại điểm này thì tập đoàn kinh tế, tổng công ty phải báo cáo với Bộ Tài chính để có hướng dẫn riêng.

3.4.2. Kỳ kê khai thuế TNDN

-

    

Khai thuế thu TNDN là loại khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp. Một số trường hợp cụ thể được thực hiện kê khai như sau:

+

    

Khai thuế thu TNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản.

+

    

Khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với tổ chức nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi chung là nhà thầu nước ngoài) mà tổ chức này không hoạt động theo Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn.

+

    

Khai thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TNDN mà các đơn vị này hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán và xác định được chi phí, thu nhập của hoạt động kinh doanh (không bao gồm trường hợp khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý dành cho người nộp thuế khai theo tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu).

a.

   

Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý:

     

Hồ

khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý là Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý

theo mẫu số 01A/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.

     

Trường hợp người nộp thuế không kê khai được chi phí thực tế phát sinh của kỳ tính thuế thì áp dụng Tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp quý theo mẫu số 01B/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này. Căn cứ để tính thu nhập doanh nghiệp trong quý là tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề.

     

Trường hợp người nộp thuế đã được thanh tra, kiểm tra và tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế khác với tỷ lệ người nộp thuế đã kê khai, thì áp dụng theo kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế.

     

Trong năm tính thuế

TNDN

, doanh nghiệp chỉ được chọn một trong hai hình thức kê khai thuế TNDN tạm tính theo quý ổn định cả năm theo mẫu 01A/TNDN hoặc 01B/TNDN. Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập hoặc năm trước bị lỗ thì phải kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý theo mẫu 01A/TNDN.

Ví dụ 3.6

.

-

    

Lập tờ khai thuế tạm tính quý cho số liệu của ví dụ 3.1 theo mẫu số 01A/TNDN.

-

    

Lập tờ khai thuế tạm tính quý cho số liệu của ví dụ 3.1 theo mẫu số 01B/TNDN, biết rằng tỷ lệ thu nhập chịu thuế trên doanh thu của năm trước liền kề là 10%.

b.

  

Khai quyết toán thuế TNDN

     

Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm hoặc khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

     

Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

-

    

Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư này.

-

    

Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

-

    

Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT - BCT (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):

+

    

Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.

+

    

Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.

+

    

Các Phụ lục về ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+

    

Ví dụ 3.7

. Lập tờ khai quyết toán thuế TNDN năm cho số liệu của ví dụ 3.1

3.5.2.3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

-

    

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tạm tính quý chậm nhất là ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

-

    

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín mươi, kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính

-

    

Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ bốn mươi lăm, kể từ ngày phát sinh các trường hợp đó

3.5.2.4. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, n

gười nộp thuế

phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

Mẫu hồ sơ khai bổ sung:

-

    

Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này;

-

    

Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS);

-

    

Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư này.

Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế đã được hoàn, căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm hoặc nộp lại số tiền thuế đã được hoàn, đồng thời

tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số ngày chậm nộp và mức xử phạt

theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế, Điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện.

Ví dụ

3.8

:

Công ty B vào tháng 8/201

2

lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 201

1

làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng, trường hợp này Công ty B nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định để nộp ngân sách nhà nước.

Hồ sơ Công ty B nộp cho cơ quan thuế:

- Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2010;

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2010 đã điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp của năm 2010 là 100 triệu đồng;

- Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

Ví dụ 3.9

. Lấy lại số liệu ví dụ 3.1, giả sử ngày 25/8/20x2 doanh nghiệp phát hiện năm 20x1 kê khai thiếu một hóa đơn bán hàng trị giá 250.000.000đ, giá vốn hàng bán tương ứng là 200.000.000đ. Hãy lập tờ khai quyết toán thuế năm 20x1 đã điều chỉnh tăng số phải nộp năm 20x1.

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 3

BÀI 1

: Công ty H chuyên sản xuất sản phẩm A, có số liệu về doanh thu và chi phí tại công ty trong năm 2012 như sau:

Chỉ tiêu (triệu đồng)

Quý 1

Quý 2

Quý 3

Quý 4

1. Doanh thu bán hàng và CCDV

19,500

20,300

25,000

29,400

2. Doanh thu bán hàng nội bộ

1,000

0

300

800

3. Chiết khấu thương mại

0

100

0

0

4. Giảm giá hàng bán

300

100

0

200

5. Hàng bán bị trả lại

200

100

300

0

6. Giá vốn hàng bán

16,000

15,000

20,000

25,000

7. Doanh thu tài chính

7,000

3,000

8,000

7,000

8. Chi phí tài chính

3,000

1,000

4,000

3,000

9. Chi phí bán hàng

4,000

2,500

4,000

3,500

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp

2,000

3,500

3,000

2,500

11. Thu nhập khác

2,000

1,500

1,000

3,500

12. Chi phí khác

1,000

3,500

3,500

1,500

Tài liệu bổ sung

:

- Quý 1: Chi phí quảng cáo: 2.000, chi phí tiếp khách: 1.000, chi phí lãi vay vượt định mức: 500. Các chi phí đều có chứng từ hợp lệ.

- Quý 2: Công ty bị phạt do vi phạm chế độ kế toán: 2.500. Một số chi phí phát sinh không có hóa đơn chứng từ: 1.000. Chi phí quảng cáo phát sinh: 1.800.

- Quý 3: Chi phí quảng cáo: 3.000, chi phí tiếp khách: 1.500. Các chứng từ hợp lệ.

- Quý 4: Chi phí quảng cáo: 1.000, chi phí tiếp khách: 1.000, thu nhập tài chính từ hoạt động liên doanh đã tính thuế TNDN tại nguyồn: 20. Trích lập dự phòng không đúng quy định: 6. Các chứng từ hợp lệ.

Yêu cầu:

1.

  

Tạm tính thuế TNDN hiện hành Quý 1, Quý 2, Quý 3, Quý 4, và tính thuế TNDN cả năm.

2.

  

Hạch toán cho từng trường hợp.

Bài 2:

Theo báo cáo  kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Công ty TNHH may mặc A tại Huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh như sau:

Đơn vị báo cáo: CÔNG TY TNHH A

Mẫu số B 02 – DN

Địa chỉ:…………...........

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

            Năm 2013

Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU

số

Thuyết minh

Năm

nay

Năm

trước

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

VI.25

58.000.000

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

500.000

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10

57.500.000

4. Giá vốn hàng bán

11

VI.27

50.500.000

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20

7.000.000

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.26

600.000

7. Chi phí tài chính

22

VI.28

800.000

  - Trong đó:

Chi phí lãi vay

23

700.000

8. Chi phí bán hàng

24

3.000.000

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

2.000.000

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

30

1.800.000

11. Thu nhập khác

31

300.000

12. Chi phí khác

32

200.000

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

100.000

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

      (50 = 30 + 40)

50

1.900.000

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hõan lại

51

52

VI.30

VI.30

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 – 51 - 52)

60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

Ghi chú:

Trong năm 2012, Công ty có một số khoản doanh thu, chi phí như sau:

1/ Các khoản giảm trừ doanh thu trong năm là: 500.000.000 đồng

-

      

Giảm giá hàng bán: 50.000.000 đồng.

-

      

Hàng bán bị trả lại: 250.000.000 đồng.

-

      

Thuế xuất khẩu phải nộp: 200.000.000 đổng.

2/ Doanh thu họat động tài chính là: 600.000.000 đồng, trong đó có lãi tiền gửi Ngân hàng là:

90.000.000 đồng

và có nhận được khỏan lợi nhuận được chia do góp vốn liên doanh, liên kết trong nước từ thu nhập sau thuế là: 500.000.000 đồng.

3/ Lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có nguồn gốc ngoại tệ vào thời điểm cuối năm là: 5.000.000 đồng

. (Số lãi này, Công ty đã hạch toán vào doanh thu họat động tài chính trên sổ sách kế toán năm 2013).

4/ Chi quảng cáo là: 5.000.000.000 đồng và chi tiếp khách là: 500.000.000 đồng

5/ Các khỏan chi phí mua HHDV không có hóa đơn chứng từ hợp pháp là: 300.000.000 đồng

6/ Vay của cá nhân là: 1.000.000.000 đồng, lãi suất 18%/năm, tổng cộng trả lãi vay trong năm là: 180.000.000 đồng. Biết lãi suất cơ bản Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay là: 7%/năm

7/ Hàng tháng Công ty có chi trả tiền thù lao cho các thành viên trong Hội đồng quản trị Công ty và đã hạch tóan vào chi phí (các thành viên này không trực tiếp tham gia điều hành Công ty) trong năm với số tiền là: 100.000.000 đồng.

9/ Năm 2009, Công ty bị lỗ là: 2.000.000.000 đồng; năm 2010, Công ty đã chuyển lỗ là: 500.000.000 đồng; năm 2011, công ty chuyển lỗ là: 700.000.000 đồng; năm 2012: lỗ 100.000.000 đồng.

Yêu cầu:

  Lập

Tờ khai quyết toán thuế TNDN

của Công ty TNHH A trong năm 2013.Biết Công ty được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 22%.

Bài 3:

Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh năm 2013 của Công ty cổ phần SXTMDV X tại Quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh như sau:

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

            Năm 2013

                                                            Đơn vị tính: 1.000 đồng

CHỈ TIÊU

số

Thuyết minh

Năm

nay

Năm

trước

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

VI.25

55.000.000

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)

10

55.000.000

4. Giá vốn hàng bán

11

VI.27

50.000.000

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)

20

5.000.000

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.26

1.000.000

7. Chi phí tài chính

22

VI.28

800.000

  - Trong đó:

Chi phí lãi vay

23

500.000

8. Chi phí bán hàng

24

3.000.000

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

1.500.000

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

30

700.000

11. Thu nhập khác

31

150.000

12. Chi phí khác

32

120.000

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

30.000

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

      (50 = 30 + 40)

50

730.000

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

51

52

VI.30

VI.30

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 - 52)

60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

Ghi chú:

Trong năm 2013, Công ty có một số khoản doanh thu, chi phí như sau:

1/ Chi quảng cáo là: 1.000.000.000 đồng và chi tiếp khách, tiếp tân, chi giao dịch đối ngoại và chi hội nghị là: 500.000.000 đồng.

2/ Trong số chứng từ mua HHDV Công ty có một số chứng từ chỉ có biên nhận và không có hóa đơn theo quy định trị giá là: 50.000.000 đồng, và đã hạch toán vào sổ sách kế toán khoản chi phí trên.

3/ Trong năm Công ty có nhận được khoản lãi do góp vốn liên doanh là: 100.000.000 đồng. Biết bên liên doanh đã nộp thuế TNDN trước khi chia lợi nhuận.

Yêu cầu:

Hãy lập

Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN

năm 2013, biết rằng:

-

    

Công ty đang áp dụng thuế suất thuế TNDN là 25%.

-

    

Năm 2010, Công ty lỗ: 300.000.000 đồng; năm 2011, Công ty lỗ 300.000.000 đồng. Công ty đãchuyển lỗ trừ vào thu nhập chịu thuế của các năm như sau:

+

    

Năm 2012: 100.000.000 đồng (trừ vào số lỗ năm 2010: 100.000.000 đồng)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro