CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN MỘT SỐ LOẠI THUẾ KHÁC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.

1

. Kế toán thuế xuất nhập khẩu

5.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế xuất nhập khẩu

-

    

Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005

-

    

Nghị định số 87/2010/NĐ – CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu được ban hành ngày 13/08/2010.

-

    

Các thông tư hướng dẫn có liên quan:

+

    

Thông tư 205/2010/TT – BTC ban hành ngày 15/12/2010 hướng dẫn xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+

    

Thông tư 15/2012/TT – BTC ngày 08/02/2012, ban hành mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

+

    

Các thông tư 133/2011/TT – BTC, 156/2010/TT – BTC, 147/2010/TT – BTC, 167/2010/TT – BTC, 208/2010/TT – BTC, 201/2010/TT – BTC, 24/2011/TT – BTC, 07/2011/TT – BTC, ... hướng dẫn thực hiện các mức thuế suất đối với các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

5.1.2. Những vấn đề cơ bản về thuế xuất nhập khẩu

5.1.2

.

1.

Đối tượng

chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

a. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

-

    

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

-

    

Hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước

.

Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

.

b.Đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Hàng hoá trong các tr­ường hợp sau đây không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:

-

    

Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam theo quy định của pháp luật.

-

    

Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại của các Chính phủ, các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài (NGO), các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân người nước ngoài cho Việt Nam và ngược lại

.

-

    

Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

-

    

Hàng hóa là phần

dầu khí thuộc thuế tài nguyên của Nhà nước khi xuất khẩu.

5.1.2

.

2.

Đối tượng

nộp thuế

Đối

tượng nộp thuế theo quy định tại Điều 4 của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu, bao gồm:

-

    

Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

-

    

Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa;

-

    

Cá nhân có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh; gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.

Đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế, bao gồm:

-

    

Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được đối tượng nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

-

    

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế;

-

    

Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thay thuế cho đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế.

5.1.2.3

. Căn cứ tính thuế

a.

Đối với mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%)

:

C

ăn cứ tính thuế là:

-

    

Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;

-

    

Giá tính thuế từng mặt hàng;

-

    

Thuế suất từng mặt hàng.

a.1. Giá tính thuế

-

    

Trị giá tính thuế đối với hàng hoá xuất khẩu là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ có liên quan.

-

    

Trị giá tính thuế đối với hàng hoá nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên.

a.2. Thuế suất

Căn cứ vào chính sách xuất khẩu, nhập khẩu trong từng thời kỳ, Nhà n­ước quy định Biểu thuế theo danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất đối với từng nhóm hàng.

Mức thuế NK phải nộp (VND)

=

Số lượng hàng NK thực tế

x

Đơn giá  NK

x

Tỷ giá

BQLNH

x

Thuế suất thuế NK%

Mức thuế XK phải nộp (VND)

=

Số lượng hàng XK thực tế

x

Đơn giá  XK

x

Tỷ giá

BQLNH

x

Thuế suất thuế XK%

b.Đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối:

Căn cứ tính thuế là:

-

    

Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong Tờ khai hải quan;

-

    

Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa.

a.

   

Đối

với mặt hàng có sự thay đổi mục đích đã được miễn thuế, xét miễn thuế

:

C

ăn cứ tính thuế là: số lượng, giá tính thuế và thuế suất tại thời điểm có sự thay đổi mục đích của mặt hàng đã được miễn thuế, xét miễn thuế.

5.1.2.4. Tỷ giá tính thuế và đồng tiền nộp thuế

a. Tỷ giá tính thuế

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định giá tính thuế là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế, được đăng trên Báo Nhân dân, đưa tin trên trang điện tử hàng ngày của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; trường hợp vào các ngày không phát hành Báo Nhân dân, không đưa tin lên trang điện tử hoặc có phát hành, có đưa tin lên trang điện tử nhưng không thông báo tỷ giá hoặc thông tin chưa được cập nhật đến cửa khẩu trong ngày thì tỷ giá tính thuế của ngày hôm đó được áp dụng theo tỷ giá tính thuế của ngày liền kề trước đó.

Đối với các đồng ngoại tệ chưa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một số ngoại tệ áp dụng tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế. Đối với các đồng ngoại tệ chưa được công bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tỷ giá tính chéo giữa tỷ giá đồng đô la Mỹ (USD) với đồng Việt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế.

b.Đồng tiền nộp thuế

 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được nộp bằng đồng Việt Nam. Trường hợp nộp thuế bằng ngoại tệ thì đối tượng nộp thuế phải nộp bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam được tính theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm tính thuế

5.1.3. Kế toán thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

5.1.3.1. Tài khoản sử dụng

           TK sử dụng : TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu

           Kế toán phải mở chi tiết riêng cho từng loại thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

5.1.3.2. Phương pháp hạch toán

a.

Thuế xuất khẩu

-

    

Khi bán

hàng

hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

-

    

Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).

-

    

Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)

Có các TK 111, 112,...

b.

Thuế nhập khẩu

-

    

Khi nhập

khẩu

vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,... (Giá có thuế nhập khẩu)

Có TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112, 331,...

-

    

Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3333 - Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có các TK 111, 112,...

V

í dụ5.

1.

1/ Nhập khẩu lô hàng trị giá 1.000USD, thuế suất thuế NK

20

%/trị giá hàng nhập, tiền mua chưa trả, TGGDTT 16.000 VND/USD

2/ Xuất khẩu lô hàng, giá bán 2.000USD, chưa thu tiền, thuế xuất khẩu 2%/trị giá hàng xuất khẩu. TGGDTT : 16.000VND/USD

3/ Chi TM trả hết thuế xuất, nhập khẩu.

4/ Hàng nhập khẩu ở nghiệp vụ 1, DN lập hồ sơ trả lại 50% giá trị do hàng sai quy cách. DN được giảm thuế NK trừ vào đợt nhập sau.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

5.1.4

. Trình bày thông tin về thuế TNCN

5

.1.

4.1.

Thông tin về thuế

xuất khẩu, thuế nhập khẩu

trên BCTC

Tương tự thuế TNDN, thuế TNCN

5.1.4.2. Khai báo thuế xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai thuế

         H

ồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế

5.

2

. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt

5.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt

-

    

Luật số 27/2008/QH12 – Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008.

-

    

Nghị định số 26/2009/NĐ – CP được ban hành ngày 16/03/2009, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

-

    

Thông tư số 64/2009/TT – BTC được ban hành ngày 27/03/2009, hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ – CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt.

5.2.2. Những vấn đề cơ bản về thuế tiêu thụ đặc biệt

5.2.2.1. Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

-

    

Hàng hóa:

a)

    

Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;

b)

    

Rượu;

c)

    

Bia;

d)

    

Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;

e)

    

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;

f)

     

Tàu bay, du thuyền;

g)

    

Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để pha chế xăng;

h)

    

Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;

i)

     

Bài lá;

j)

     

Vàng mã, hàng mã.

-

    

Dịch vụ:

a)

    

Kinh doanh vũ trường;

b)

    

Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);

c)

    

Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;

d)

    

Kinh doanh đặt cược;

e)

    

Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;

f)

     

Kinh doanh xổ số.

Các đối tượng nêu trên sẽ thuộc diện không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt nếu nằm trong một trong các trường hợp sau:

1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;

2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:           

a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ;

b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;

c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;

3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch;

4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;

5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.

5.2.2.2. Đối tượng nộp thuế

Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.

5.2.2.3. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất. Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp bằng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt nhân với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt.

a.

   

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:

a.1. Đối với hàng hóa sản xuất trong nước:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt

=

Giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng

1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

a.2. Đối với hàng nhập khẩu, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu.

Giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo các quy định của pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế không bao gồm số thuế nhập khẩu được miễn, giảm.

Giá tính thuế được tính bằng Đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế.

b.

  

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá, dịch vụ được quy định theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt sau đây:

STT

Hàng hoá, dịch vụ

Thuế suất (%)

I

Hàng hoá

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá

65

2

Rượu

a) Rượu từ 20 độ trở lên

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012

45

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013

50

b) Rượu dưới 20 độ

25

3

 Bia

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012

45

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013

50

4

Xe ô tô dưới 24 chỗ

a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

Loại có dung tích xi lanh từ 2.000 cm3 trở xuống

45

Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3

50

Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3  

60

b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này         

30

c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15

d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại điểm 4đ, 4e và 4g Điều này

15

đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng.

Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này

e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học

Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại điểm 4a, 4b, 4c và 4d Điều này

g) Xe ô tô chạy bằng điện

Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống

25

Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ

15

Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ

10

Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng

10

5

Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3

20

6

Tàu bay

30

7

Du thuyền

30

8

Xăng các loại, nap-ta, chế phẩm tái hợp và các chế phẩm khác để pha chế xăng

10

9

Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

10

10

Bài lá

40

11

Vàng mã, hàng mã

70

II

Dịch vụ

1

Kinh doanh vũ trường

40

2

Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê

30

3

Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng

30

4

Kinh doanh đặt cược

30

5

Kinh doanh gôn

20

6

Kinh doanh xổ số

15

5.2.3. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt

5.2.3.1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3332

5.2.3.2. Phương pháp hạch toán

-

    

Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT)

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

-

    

Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.

-

    

Khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ

Có các TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

-

    

Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,...

Có TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt.

-

    

Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3332 - Thuế tiêu thụ đặc biệt

Có các TK 111, 112,...

Ví dụ

5.

2: Tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:

1/ DN nhập khẩu lô hàng trị giá 1.000USD, thuế suất thuế nhập khẩu 3%/trị giá hàng nhập, thuế suất thuế TTĐB tính 100%, tiền mua chưa trả, TGGDTT 16.000 VND/USD.

2/ DNSX trong nước SX và bán lô sản phẩm chịu thuế TTĐB với thuế TTĐB 60%, giá bán chưa có thuế GTGT 200.000.000đ, thuế GTGT 10, tiền bán  chưa thu.

3/ DN rút TGNH nộp hết thuế TTĐB

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh

5.2.4. Trình bày thông tin về thuế tiêu thụ đặc biệt

5.2.4.1. Trình bày trên BCTC: Tương tự thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

5.2.4.2. Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt trên báo cáo thuế

-

    

Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt của đơn vị nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được thực hiện theo từng lần phát sinh, hồ sơ khai thuế là hồ sơ hải quan.

-

    

Kê khai thuế tiêu thụ đặc biệt của doanh nghiệp sản xuất hàng, hoặc kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại khai theo tháng. Hồ sơ khai thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:

+

    

Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT - BTC;

+

    

Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo mẫu số 01-1/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT - BTC;

+

    

Bảng kê thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ (nếu có) theo mẫu số 01-2/TTĐB ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT - BTC.

-

    

Khi hết hạn nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định, doanh nghiệp phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn làm sai lệch số thuế phải nộp thì được kê khai bổ sung:

+

    

Trường hợp kê khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp, doanh nghiệp nộp thuế tăng thêm đồng thời xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số ngày chậm nộp và mức sử phạt chậm nhộp (0,05%/ngày)

+

    

Trường hợp kê khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được bù trừ vào số thuế phát sinh của lần kê khai thuế tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế. Hồ sơ kê khai bổ sung bao gồm:

§

 

Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh

§

 

Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01/KHBS)

§

 

Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh.

Ví dụ 5.3. Công ty Bia rượu Trường Sa trong tháng 5/2012 có bán cho công ty B, địa chỉ 21 – Ngô Quyền 200.000 lít bia chai với giá 10.000đ/lít (chưa bao gồm thuế GTGT), ký hiệu số hóa đơn AA1586 ngày 12/5/2012 và bán 9.000 lít rượu dưới 200 với giá 30.000đ/lít (chưa bao gồm thuế GTGT), ký hiệu số hóa đơn AA1590 ngày 13/5/2012. Bán cho nhà hàng C địa chỉ 25 – Hồ Văn Huê 100.000 lít bia hơi, ký hiệu hóa đơn số AA1592 ngày 16/5/2012 và 200.000 lít bia hơi, ký hiệu hóa đơn số AA1594 ngày 17/5/2012 với giá 5.000đ/lít (chưa bao gồm thuế GTGT).

+

    

Khi đó căn cứ

vào

các tờ hóa đơn này, công ty khai vào bảng kê như sau:

+

    

Tờ khai thuế TTĐB tháng 5/2012 như sau:

Ví dụ 5.4. (Tiếp theo ví dụ 5.3) Ngày 25/11/2012, kế toán công ty phát hiện đã kê sót 01 hóa đơn bán hàng cho đại lý H với số lượng 20.000 lít bia hơi, doanh số chưa có thuế GTGT là 130.500.000đ và số thuế TTĐB phải nộp của hóa đơn này là 40.500.000đ. Gỉa sử ngay trong ngày công ty đã lập Bản giải trình khai bổ sung và nộp ngay số tiền thuế thiếu.

         Công ty lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh và Tờ khai thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:

+

    

Tờ khai thuế của tháng 5/2012 đã được bổ sung, điều chỉnh

+

    

Căn cứ theo tờ khai 01/TTĐB tháng 5/2012  đã khai và tờ khai 01/TTĐB điều chỉnh lể lập bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS

5.3. Kế toán thuế tài nguyên

5.3.1.Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế tài nguyên

-

    

Luật số 45/2009/QH12 – Luật thuế tài nguyên, được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2009.

-

    

Nghị định số 50/2010/NĐ – CP được ban hành ngày 14/05/2010, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tài nguyên

-

    

Thông tư số 105/2010/TT- BTC được ban hành ngày 23/07/2010, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tài nguyên và hướng dẫn thi hành Nghị định số 50/2010/NĐ –CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật thuế tài nguyên

-

    

Thông tư số 28/2011/TT – BTC được ban hành ngày 28/02/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ – CP ngày 25/05/2007 và Nghị định số 106/2010/NĐ –CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ.

5.3.2. Những vấn đề cơ bản về thuế tài nguyên

5.3.2.1. Đối tượng chịu thuế

+

    

Khoáng sản kim loại.

+

    

Khoáng sản không kim loại.

+

    

Dầu thô.

+

    

Khí thiên nhiên, khí than.

+

    

Sản phẩm của rừng tự nhiên, trừ động vật.

+

    

Hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển.

+

    

Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất.

+

    

Yến sào thiên nhiên.

+

    

Tài nguyên khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định.

5.3.2.2. Người nộp thuế

Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên.

5.3.2.3. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên

x

Thuế suất thuế tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:

Thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ

=

Sản lượng tài nguyên tính thuế

x

Mức thuế tài nguyên ấn định trên một đơn vị tài nguyên khai thác

Việc ấn định thuế tài nguyên được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế, phù hợp với các quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế và giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định

a.

   

Sản lượng tài nguyên tính thuế

-

    

Đối với tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.

-

    

Đối với tài nguyên khai thác chưa xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của từng chất thu được sau khi sàng tuyển, phân loại.

-

    

Đối với tài nguyên khai thác không bán mà đưa vào sản xuất sản phẩm khác nếu không trực tiếp xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực tế khai thác thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định căn cứ vào sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ tính thuế và định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm.

-

    

Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thuỷ điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.

-

    

Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên dùng cho mục đích công nghiệp thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (I) theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.

-

    

Đối với tài nguyên được khai thác thủ công, phân tán hoặc khai thác lưu động, không thường xuyên, sản lượng tài nguyên khai thác dự kiến trong một năm có giá trị dưới 200.000.000 đồng thì thực hiện khoán sản lượng tài nguyên khai thác theo mùa vụ hoặc định kỳ để tính thuế. Cơ quan thuế phối hợp với cơ quan có liên quan ở địa phương xác định sản lượng tài nguyên khai thác được khoán để tính thuế.

b.

  

Giá tính thuế

        

Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 50/2010/NĐ-CP và phải được thể hiện trên chứng từ bán hàng, nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp giá bán tài nguyên khai thác thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định

.

         Trường hợp tài nguyên chưa xác định được giá bán thì giá tính thuế tài nguyên được xác định theo một trong những căn cứ sau:

a) Giá bán thực tế trên thị trường khu vực của đơn vị sản phẩm tài nguyên cùng loại nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định;

b) Trường hợp tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau thì giá tính thuế xác định theo giá bán đơn vị của từng chất và hàm lượng của từng chất trong tài nguyên khai thác nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

         Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:

a) Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân;

b) Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao; trường hợp chưa xác định được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định;

c) Đối với tài nguyên khai thác không tiêu thụ trong nước mà xuất khẩu là giá xuất khẩu;

d) Đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than là giá bán tại điểm giao nhận. Điểm giao nhận là điểm được thoả thuận trong hợp đồng dầu mà ở đó dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được chuyển giao quyền sở hữu cho các bên tham gia hợp đồng dầu khí.

-

    

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể giá tính thuế đối với tài nguyên chưa xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên, trừ dầu thô, khí thiên nhiên, khí than và nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện.

c.

   

Thuế suất

   

Biểu khung thuế suất thuế tài nguyên được quy định như sau

:

STT

Nhóm, loại tài nguyên

Thuế suất (%)

I

Khoáng sản kim loại

1

Sắt, măng-gan (mangan)

7-20

2

Ti-tan (titan)

7-20

3

Vàng

9-25

4

Đất hiếm

12-25

5

Bạch kim, bạc, thiếc

7-25

6

Vôn-phờ-ram (wolfram), ăng-ti-moan (antimoan)

7-25

7

Chì, kẽm, nhôm, bô-xit (bouxite), đồng, ni-ken (niken)

7-25

8

Cô-ban (coban), mô-lip-đen (molipden), thuỷ ngân, ma-nhê (magie), va-na-đi (vanadi)

7-25

9

Khoáng sản kim loại khác

5-25

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

3-10

2

Đá, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thủy tinh

5-15

3

Đất làm gạch

5-15

4

Gờ-ra-nít (granite), sét chịu lửa

7-20

5

Đô-lô-mít (dolomite), quắc-zít (quartzite)

7-20

6

Cao lanh, mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật, cát làm thủy tinh

7-15

7

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorite), đá nung vôi và sản xuất xi măng

5-15

8

A-pa-tít (apatit), séc-păng-tin (secpentin)

3-10

9

Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

4-20

10

Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

6-20

11

Than nâu, than mỡ

6-20

12

Than khác

4-20

13

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

16-30

14

E-mô-rốt (emerald), a-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), màu đen

16-30

15

Adít, rô-đô-lít (rodolite), py-rốp (pyrope), bê-rin (berin), sờ-pi-nen (spinen), tô-paz (topaz)

12-25

16

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam; cờ-ri-ô-lít (cryolite); ô-pan (pan) quý màu trắng, đỏ lửa; phen-sờ-phát (fenspat); birusa; nê-phờ-rít (nefrite)

12-25

17

Khoáng sản không kim loại khác

4-25

III

Dầu thô

6-40

IV

Khí thiên nhiên, khí than

1-30

V

Sản phẩm của rừng tự nhiên

1

Gỗ nhóm I

25-35

2

Gỗ nhóm II

20-30

3

Gỗ nhóm III, IV

15-20

4

Gỗ nhóm V, VI, VII, VIII và các loại gỗ khác

10-15

5

Cành, ngọn, gốc, rễ

10-20

6

Củi

1-5

7

Tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô

10-15

8

Trầm hương, kỳ nam

25-30

9

Hồi, quế, sa nhân, thảo quả

10-15

10

Sản phẩm khác của rừng tự nhiên

5-15

VI

Hải sản tự nhiên

1

Ngọc trai, bào ngư, hải sâm

6-10

2

Hải sản tự nhiên khác

1-5

VII

Nước thiên nhiên

1

Nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

8-10

2

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện

2-5

3

Nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh, trừ nước quy định tại điểm 1 và điểm 2 Nhóm này

3.1

Nước mặt

1-3

3.2

Nước dưới đất

3-8

VIII

Yến sào thiên nhiên

10-20

IX

Tài nguyên khác

1-20

   

Thuế suất cụ thể đối với dầu thô, khí thiên nhiên, khí than được xác định lũy tiến từng phần theo sản lượng dầu thô, khí thiên nhiên, khí than khai thác bình quân mỗi ngày

5.3.3. Kế toán thuế tài nguyên

5.3.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 3336

5.3.3.2. Phương pháp hạch toán

-

    

Xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung (6278)

Có TK 3336 - Thuế tài nguyên.

-

    

Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3336 - Thuế tài nguyên

Có các TK 111, 112,...

Ví dụ 5.5:

Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng A

, trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:

1/ Kế toán tính thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ, biết rằng:

-

    

Đã khai thác và tiêu thụ được 3.000 m3 cát, 1.000 m3sỏi;

-

    

Giá tính thuế đơn vị tài nguyên: 70.000đ/m3 cát và 150.000đ/m3 sỏi.

-

    

Thuế suất thuế tài nguyên: cát: 10%; sỏi: 6%

2/ Công ty chuyển khoản nộp toàn bộ thuế tài nguyên phải nộp.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

5.3.4. Trình bày thông tin về thuế tài nguyên

5.3.4.1. Trình bày trên BCTC: Tương tự thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

5.3.4.2. Kê khai thuế tài nguyên trên báo cáo thuế

   

Khai thuế tài nguyên (trừ dầu thô) là loại khai theo tháng và khai quyết toán năm hoặc khai quyết toán đến thời điểm chấm dứt hoạt động khai thác tài nguyên, chấm dứt hoạt động kinh doanh, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp.

+

    

Hồ sơ khai thuế tài nguyên tháng bao gồm:Tờ khai thuế tài nguyên theo mẫu số 01/TAIN ban hành kèm theo

28/2011/TT - BTC

.

+

    

Hồ sơ khai quyết toán thuế tài nguyên bao gồm:

§

 

Tờ khai quyết toán thuế tài nguyên theo mẫu số 02/TAIN

(thông tư 28/2011/TT – BTC)

§

 

Các tài liệu liên quan đến việc miễn, giảm thuế tài nguyên kèm theo (nếu có).

    NNT phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót nhầmlẫn, làm tăng giảm số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế.

+

    

NNT lập 01 hồ sơ khai bổ sung cho mỗi kỳ khai thuế cần bổ sung. Trườnghợp trong mộttháng phát hiện sai sót của nhiều kỳ thì phải lập nhiều hồ sơ khai bổsung.

+

    

Trường hợp khai bổ sung làm tăng số thuế phải nộp, NNT nộp số thuế tăngthêm đồng thời phải xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền chậm nộp,số ngày chậm nộp và mức xử phạt chậm nộp (0,05%/ngày).

+

    

Trường hợp khai bổ sung làm giảm số thuế phải nộp thì NNT được bù trừsố thuế

giảm vào số thuế phát sinh của lần khai thuế tiếp theo hoặc đề nghị hoànthuế.

    NNT có thể lập và nộp hồ sơ khai bổ sung vào bất cứ ngày làm việc nào,không phụ thuộc vào thờihạn nộp hồ sơ khai thuế lần tiếp theo, nhưng phải trướckhi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền côngbố quyết định kiểm tra, thanh trathuế tại trụ sở của NNT.Hồ sơ khai bổ sung thuế tài nguyên bao gồm:

+

    

Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (mẫu số 01/KHBS ban hành kèmtheo Thông tư số 28/2011/TT-BTC).

+

    

Tờ khai thuế (mẫu 01/TAIN hoặc mẫu 02/TAIN) của kỳ kê khai bổ sungđiều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (Tờ khai này là căn cứ để lập Bản giải trìnhkhai bổ sung, điều chỉnh nêu trên).

+

    

Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điềuchỉnh.

Ví dụ 5.6. Lấy lại số liệu ví dụ 5.5, nếu kỳ phát sinh là năm 2011, tờ khai quyết toán thuế tài nguyên của công ty A như sau:

<br style="mso-special-character: line-break; page-break-before: always;" clear="all" />

Ví dụ 5.7: (Tiếp theo ví dụ 5.6) Sau khi nộp hồ sơ quyết toán thuế tài nguyêncho cơ quan thuế, Công ty TNHH sản xuất vật liệu xây dựng A phát hiện đã có sựnhầm lẫn trong việc xác định giá tính thuế đơn vị tài nguyên trong năm 2011: đơn giá tính thuế tài nguyên cát là 75.000đ/m3, đơn giá tính thuế tài nguyên sỏi là 135.000đ/m3.  Công ty lập Tờ khai bổ sung như sau:

+

    

Công ty lập lại Tờ khai thuế tài nguyên (mẫu số 02/TAIN) theo số liệu đãđiều chỉnh lại.

+

    

Căn cứ Tờ khai thuế đã điều chỉnh lại Công ty lập Bản giải trình.

Giả sử Công ty đã nộp Tờ khai bổ sung, nộp bổ sung thuế tài nguyên còn thiếu và nộp luôn số tiền chậm nộp thuếtrong ngày 6/4/2012 bằng tiền mặt, kế toán định khoản (giả sử giá trị không trọng yếu):

a.          Nợ TK 627   6.000.000

                 Có TK 3336              6.000.000

b.          Nợ TK 3336 6.000.000

             Nợ TK 811   21.000     

                 Có TK 111                6.021.000                 

5.

4

. Kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất

5.4.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về thuế nhà đất, tiền thuê đất

-

    

Luật số 48/2010/QH12 - Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2010.

-

    

Nghị định số 53/2011/NĐ – CP ngày 01/07/2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

-

    

Thông tư 153/2011/TT – BTC ngày 11/11/2011, hướng dẫn về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.

-

    

Thông tư số 83/TC – TCT được ban hành ngày 07/10/1994, hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/08/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất

-

    

Thông tư số 71/2002/TT – BTC được ban hành ngày 19/08/2002, sửa đổi bổ sung thông tư số 83/TC – TCT ngày 07/10/1994

5.4.2. Những vấn đề cơ bản về thuế nhà đất, tiền thuê đất

5.4.2.1. Thuế nhà, đất

a.

   

Đối tượng chịu thuế

Đối tượng chịu thuế đất là đất ở, đất xây dựng công trình (không phân biệt đất có giấy phép hay không có giấy phép sử dụng)

Không thu thuế đất ở, đất xây dựng công trình đối với:

-

    

Đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên sử dụng vì mục đích công cộng, phúc lợi xã hội hoặc từ thiện chung không vì mục đích kinh doanh hoặc không dùng để ở, như: đất làm đường xá, cầu cống, công viên, sân vận động, đê diều, công trình thuỷ lợi, trường học (bao gồm cả nhà trẻ, nhà mẫu giáo), bệnh viện (bao gồm cả bệnh xá, trạm xá, trạm y tế, phòng khám...), nghĩa trang, nghĩa địa.

-

    

Đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận chuyên dùng vào việc thờ cúng chung của các tôn giáo, của các tổ chức mà không vì mục đích kinh, hoặc không dùng để ở, như: các di tích lịch sử, đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ chung (kể cả nhà thờ họ). Riêng đền, miếu, nhà thờ tư vẫn phải nộp thuế đất.

b.

  

Đối tượng nộp thuế

Đối tượng nộp thuế đất là tất cả các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình

c.

   

Căn cứ tính thuế

         Căn cứ tính thuế và mức thuế là diện tích đất, hạng đất và mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của một đơn vị diện tích.

c.1. Đối với đất thuộc thành phố, thị xã, thị trấn (dưới đây gọi chung là đô thị)

-

    

Diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất của tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng, bao gồm: diện tích mặt đất xây nhà ở, xây công trình, diện tích đường đi lại, diện tích sân, diện tích bao quanh nhà, bao quanh công trình, diện tích ao hồ và các diện tích để trống trong phạm vi đất được phép sử dụng theo giấy cấp đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp chưa có giấy cấp đất thì theo diện tích thực tế sử dụng.

-

    

Hạng đất để xác định số lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp tính thuế đất thuộc khu vực đô thị

-

    

Mức thuế sử dụng đất nông nghiệp làm căn cứ tính thuế đất thuộc vùng đô thị là mức thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong vùng

c.2.Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven đô thị, ven đầu mối giao thông và ven trục giao thông chính

-

    

Đối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình vùng ven đô thị loại I, là diện tích đất của toàn bộ xã ngoại thành có mặt tiếp giáp trực tiếp với đất nội thành. Mức thuế đất bằng 2,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong xã.

-

    

Đối với đất khu dân cư, đất xây dựng công trình thuộc vùng ven của đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V là toàn bộ diện tích của thôn, ấp có mặt tiếp giáp trực tiếp với đất nội thị, mức thuế đất bằng 2 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong thôn, ấp.

-

    

Đối với ven đầu mối giao thông, trục đường giao thông chính, đất khu thương mai, khu du lịch không nằm trong đô thị mức thuế đất bằng 1,5 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp của hạng đất cao nhất trong vùng

c.3. Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn

-

    

Diện tích đất tính thuế là toàn bộ diện tích đất thực tế quản lý sử dụng của tổ chức, cá nhân không thuộc diện nộp thuế sử dụng đất nông nghiệp

-

    

Mức thuế đất ở vùng nông thôn: Đối với đất ở, đất xây dựng công trình thuộc vùng nông thôn đồng bằng, trung du, miền núi, mức thuế đất bằng 1 lần mức thuế sử dụng đất nông nghiệp ghi thu bình quân trong xã

c.4. Phân bổ thuế đất đối với nhà nhiều tầng và khu tập thể thuộc nhiều tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng

-

    

Trong một khoảnh đất có nhiều tổ chức, cá nhân quản lý sử dụng, nguyên tắc là: Tổng diện tích đất chịu thuế của các tổ chức cá nhân này phải bằng tổng diện tích đất của khoảnh đất đó. Do vậy mỗi tổ chức, cá nhân ngoài việc phải kê khai diện tích đất thực tế sử dụng (bao gồm diện tích mặt đất, nhà ở, công trình phụ, trồng rau kể cả diện tích đất lấn chiếm riêng) còn phải kê khai thêm phần diện tích đất sử dụng chung như: đất làm đường đi chung, sân chung, đất xây các công trình sử dụng chung (xây trạm bơm nước,...) kể cả diện tích bỏ trống.

-

    

Việc phân chia phần diện tích đất sử dụng chung do các tổ chức cá nhân trong khu tập thể tự thoả thuận phân bổ. Trường hợp các tổ chức, cá nhân này không tự thoả thuận được thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng để phân bổ số thuế phải nộp cho từng tổ chức cá nhân phải nộp.

-

    

Đối với đất ở do nhiều tổ chức, cá nhân quản lý nhưng không thuộc một khoảnh, thì các tổ chức cá nhân này phải nộp thuế đất phần diện tích đất thực tế sử dụng (kể cả diện tích lấn chiếm thêm để xây nhà, trồng rau, làm công trình phụ v.v...)

-

    

Đối với đất xây nhà nhiều tầng, do nhiều tổ chức cá nhân quản lý, sử dụng ở các tầng khác nhau, thì từ tầng 5 (lầu 4) trở lên không phải nộp thuế đất. Từ tầng 4 (lầu 3) trở xuống, việc phân bổ phần diện tích đất sử dụng chung tương tự trường hợp phân chia phần diện tích đất sử dụng chung cho các tổ chức, cá nhân trong cùng khu tập thể.

5.4.2.2. Tiền thuê đất

a.

   

Đối tượng thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau đây:

-

    

Hộ gia đình, cá nhân:

+

    

Thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối.

+

    

Có nhu cầu tiếp tục sử dụng diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 mà thời hạn sử dụng đất đã hết theo quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật Đất đai 2003.

+

    

Sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 đến trước ngày Luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, trừ diện tích đất do nhận chuyển quyền sử dụng đất.

+

    

Thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; hoạt động khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

+

    

Sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh.

+

    

Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối được giao đất không thu tiền sử dụng đất phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 82 Luật Đất đai 2003.

-

    

Tổ chức kinh tế thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

-

    

Doanh nghiệp nhà nước đã được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải chuyển sang thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 73 Luật Đất đai 2003.

-

    

Tổ chức kinh tế được nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất và đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và đã trả tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả thuộc vốn ngân sách nhà nước; tổ chức kinh tế đã mua tài sản thanh lý, hoá giá, nhượng bán do phá sản, hết nhu cầu sử dụng gắn với đất chưa nộp tiền sử dụng đất được chuyển sang thuê đất.

-

    

Các trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đối tượng không thu tiền thuê đất bao gồm:

-

    

Người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 33 Luật Đất đai.

-

    

Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 34 Luật Đất đai.

-

    

Tổ chức, cá nhân sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

-

    

Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác khoáng sản mà không sử dụng lớp đất mặt và không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng lớp đất mặt thì không thu tiền thuê đất đối với diện tích không sử dụng trên mặt đất

b.

  

Căn cứ tính tiền thuê đất

Tiền thuê đất, thuê mặt nước thu một năm bằng diện tích thuê nhân với đơn giá thuê đất, thuê mặt nước.

-

    

Đơn giá thuê đất một năm tính bằng 0,5% giá đất theo mục đích sử dụng đất thuê do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành theo quy định của Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

-

    

Đối với đất thuộc đô thị, trung tâm thương mại, dịch vụ, đầu mối giao thông, khu dân cư tập trung có khả năng sinh lợi đặc biệt, có lợi thế trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ, thì căn cứ vào thực tế địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành đơn giá thuê đất cao hơn đơn giá theo quy định nhưng tối đa không quá 04 lần đơn giá thuê đất quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 142/2005/NĐ – CP

-

    

Đất ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành đơn giá thuê đất thấp hơn đơn giá thuê đất theo quy định, nhưng mức giá cho thuê đất thấp nhất bằng 0,5 lần đơn giá thuê đất quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 142/2005/NĐ – CP.

-

    

Đơn giá thuê đất trong trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất thuê hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất thuê là đơn giá trúng đấu giá.

5.4.3. Kế toán thuế nhà đất, tiền thuê đất

a. Tài khoản sử dụng: TK 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuê đất

b. Phương pháp hạch toán

1.

Xác định số thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (6425)

Có TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất.

2.

Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 3337 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất

Có các TK 111, 112,...

Ví dụ 5.8

. Tại một doanh nghiệp, tháng 1 năm N phát sinh tình hình sau:

1.

  

Ngày 10/1, nhận được thông báo nộp thuế nhà, đất năm N: 12.000.000đ

2.

  

Ngày 12/1, chuyển khoản nộp tiền thuế nhà, đất. Kế toán tiền thuê vào chi phí quý 1 năm N.

5.4.4. Trình bày thông tin về thuế nhà đất, tiền thuê đất

5.4.4.1. Trình bày trên BCTC:  Tương tự thuế TNCN

5.4.4.2. Kê khai thuế trên báo cáo thuế

a.

   

Thuế nhà, đất

Tổ chức cá nhân đang trực tiếp sử dụng đất có trách nhiệm kê khai tình trạng đất với cơ quan thuế, theo mẫu thống nhất do Bộ Tài chính phát hành.Tờ khai được lập thành 2 bản gửi cho Chi cục thuế nơi có đất chịu thuế vào tháng 1 hàng năm.

Chi cục thuế có trách nhiệm tổ chức thu hồi tờ khai nhanh chóng, thuận tiện và tính số thuế phải nộp cho từng tờ khai. Sau khi được thủ trưởng cơ quan thuế phê duyệt mức thuế phải nộp, một bản tờ khai được gửi cho người kê khai nộp thuế và coi là thông báo nộp thuế lần 1, 1 bản lưu tại cơ quan thuế làm căn cứ lập sổ thuế.

b.

  

Tiền thuê đất

Doanh nghiệp nộp tiền thuê đất theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế.

5.6.

Kế toán một số loại thuế khác

5.6.1. Thuế bảo vệ môi trường

5.6.1.1. Hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về

thuế bảo vệ môi trường

-

    

Luật số 57/2010/QH12 – Thuế bảo vệ môi trường, được Quốc hội thông qua ngày 15/11/2010.

-

    

Nghị định số 67/2011/NĐ – CP được ban hành ngày 08/08/2011, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường

-

    

Thông tư số 152/2011/TT – BTC, được ban hành ngày 11/11/2011, hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường

-

    

Thông tư s

ố 159/2012/TT-BTC

, được ban hành ngày 28/09/2012, S

ửa đổi, bổ sung

T

hông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011hướng dẫn thi hành

N

ghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của

C

hính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của

L

uật

T

huế bảo vệ môi trường

5.6.1.2. Những vấn đề cơ bản về

thuế bảo vệ môi trường

a.

   

Đối tượng chịu thuế

Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Các đối tượng chịu thuế cụ thể bao gồm:

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:

a) Xăng, trừ etanol;

b) Nhiên liệu bay;

c) Dầu diezel;

d) Dầu hỏa;

đ) Dầu mazut;

e) Dầu nhờn;

g) Mỡ nhờn.

2. Than đá, bao gồm:

a) Than nâu;

b) Than an-tra-xít (antraxit);

c) Than mỡ;

d) Than đá khác.

3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).

4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.

5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.

6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.

7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.

8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.

9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Hàng hóa quy định trên không chịu thuế bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:

·

     

Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền theo quy định của pháp luật;

·

     

Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật;

·

     

Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu

b.

  

Đối tượng nộp thuế

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế

c.

   

Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối

-

    

Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:

+

    

Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;

+

    

Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập khẩu.

-

    

Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây:

STT

Hàng hóa

Đơn vị tính

Mức thuế

(đồng/1 đơn vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

Lít

1.000-4.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

1.000-3.000

3

Dầu diezel

Lít

500-2.000

4

Dầu hỏa

Lít

300-2.000

5

Dầu mazut

Lít

300-2.000

6

Dầu nhờn

Lít

300-2.000

7

Mỡ nhờn

Kg

300-2.000

II

Than đá

1

Than nâu

Tấn

10.000-30.000

2

Than an-tra-xít (antraxit)

Tấn

20.000-50.000

3

Than mỡ

Tấn

10.000-30.000

4

Than đá khác

Tấn

10.000-30.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC)

kg

1.000-5.000

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế

kg

30.000-50.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500-2.000

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000-3.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000-3.000

VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000-3.000

d.

  

Thời điểm tính thuế

-

    

Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.

-

    

Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.

-

    

Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

-

    

Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra

5.6.1.3. Kế toán

thuế bảo vệ môi trường

a. Tài khoản sử dụng: TK 3338 – Các loại thuế khác

b. Phương pháp hạch toán

-

    

Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán cóthuế bảo vệ môi trường và không có thuế GTGT)

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán có thuế bảo vệ môitrường và không có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

-

    

Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế bảo vệ môi trường và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ.

-

    

Khi xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ

Có các TK 3338 –Các loại thuế khác

-

    

Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi trường phải nộp, xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 211, 611,...

Có TK 3338 –Các loại thuế khác

-

    

Khi nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường

Có các TK 111, 112,...

Ví dụ 5.9. Tại một doanh nghiệp, tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trong kỳ phát sinh các nghiệp vụ sau:

1.

  

Nhập khẩu 1.000 kg túi ni lông, giá mua 2 USD/kg, thuế nhập khẩu 10% trên giá mua, thuế bảo vệ môi trường 30.000đ/kg, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán. Hàng đã nhập kho đủ. Tỷ giá thực tế 20.800 VND/USD.

2.

  

Chuyển khoản nộp toàn bộ thuế nghiệp vụ 1.

3.

  

Kế toán ghi nhận thuế bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ, biết rằng trong kỳ đã bán được 2.000 kg thuốc trừ mối thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường (sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất), thuế bảo vệ môi trường là 1.000đ/kg

4.

  

Chuyển khoản nộp toàn bộ thuế bảo vệ môi trường phải nộp trong kỳ.

Yêu cầu

: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

5.6.1.4. Trình bày thông tin về

thuế bảo vệ môi trường

a. Trình bày trên BCTC:

Tương tự các loại thuế phải nộp khác

b. Kê khai trên báo cáo thuế

-

    

Đối với hàng hoá sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trường hợp trong tháng không phát sinh thuế bảo vệ môi trường phải nộp thì người nộp thuế vẫn kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để theo dõi.

-

    

Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu uỷ thác thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán).

Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi truờng đối với hàng hoá nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với việc khai thuế và nộp thuế nhập khẩu, trừ mặt hàng xăng dầu nhập khẩu.

5.6.2.

Thuế môn bài

5.6.2.1.

Những vấn đề cơ bản về

thuế môn bài

Thuế môn bài là loại thuế phải nộp 6 tháng hoặc cả năm 1 lần, mức thuế do Bộ tài chính quy định theo từng năm. “Các tổ chức kinh tế” nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn đăng ký  ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư.Các tổ chức kinh tế bao gồm:

-

    

Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức và cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hạch toán kinh tế độc lập khác;

-

    

Các Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã và các Quỹ tín dụng nhân dân (gọi chung là các HTX);

-

    

Các cơ sở kinh doanh là chi nhánh, cửa hàng, cửa hiệu (thuộc công ty hoặc thuộc chi nhánh)... hạch toán phụ thuộc hoặc báo sổ được cấp giấy chứng nhận (đăng ký kinh doanh), có đăng ký nộp thuế, và được cấp mã số thuế (loại 13 số);

5.6.2.2. Kế toán thuế môn bài

a. Tài khoản sử dụng

         TK 3338 – Các loại thuế khác

b.

   

Sơ đồ hạch toán thuế môn bài

111,112

142,242

3338

Nộp thuế

642

Số phải nộp

Số phải nộp

Phân bổ dần

Ghi chú : Nếu doanh thu hàng kỳ của DN lớn, số thuế môn bài nộp có tỷ lệ nhỏ so với tổng chi phí hoặc doanh thu của DN, thì kế toán có thể hạch toán hết một lần vào chi phí mà không phải treo chi phí phân bổ theo nguyên tắc trọng yếu.

Ví dụ 5.10: Hạch toán nghiệp vụ sau

1. DN phải nộp thuế môn bài cho cả năm tài chính 12.000.000đ, DN chuyển khoản TGNH nộp toàn bộ.

2. Kế toán phân bổ thuế môn bài đều 12 tháng trong năm

5.6.2.3. Trình bày thông tin về thuế môn bài

a.

   

Trình bày trên BCTC

         Tương tự các loại thuế khác

b.

  

Kê khai thuế môn bài

Khai thuế môn bài là loại khai thuế để nộp cho hàng năm được thực hiện như sau:

-

    

Khai thuế môn bài một lần khi người nộp thuế mới ra hoạt động kinh doanh chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai thuế môn bài trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hoặc ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

-

    

Đối với người nộp thuế đang hoạt động kinh doanh đã khai, nộp thuế môn bài thì không phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho các năm tiếp theo nếu không thay đổi các yếu tố làm thay đổi về mức thuế môn bài phải nộp.

-

    

Trường

hợp người nộp thuế có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là ngày 31/12 của năm có sự thay đổi.

         Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT - BTC

5.

7

. Kế toán phí và lệ phí

5.7.1. Nội dung các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

-

    

Các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác được quy định trong các nghị định, thông tư của chính phủ, được bổ sung và sửa chữa theo từng năm hiện hành. Cụ thể một phí và lệ phí như: Lệ phí trước bạ, phí sử dụng cầu, đường bộ, đò, phà, học phí, viện phí, thuỷ lợi phí, lệ phí công chứng giấy tờ … Các khoản phải nộp khấu hao trả lại vốn ngân sách nhà nước, ….

-

    

Kế toán phải tuân thủ đúng theo quy định tính thuế, phí và lệ phí  từng loại và có nhiệm vụ nộp đúng hạn theo luật, nghị định, thông tư hiện hành. Tùy theo từng loại thuế, phí và lệ phí để hạch toán vào TK đối ứng cho chính xác và kịp thời.

5.7.2. Chứng từ thu phí, lệ phí

-

    

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của Bộ Tài chính về chế độ phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ. Cụ thể như sau:

+

    

Đối với phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí, lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp phí, lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế.Trường hợp tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí có nhu cầu sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí khác với mẫu chứng từ quy định chung thì phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

+

    

Đối với phí không thuộc ngân sách nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thu phí phải lập và giao hoá đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hoá đơn bán hàng.

         Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng hoá đơn tự in phải có văn bản đề nghị cơ quan thuế có thẩm quyền giải quyết theo chế độ quy định.

+

    

Trường hợp sử dụng chứng từ đặc thù như tem, vé,... in sẵn mức thu phí, lệ phí, phải thực hiện chế độ quản lý, sử dụng riêng cho phù hợp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ đặc thù đó.

+

    

Mọi trường hợp không được cấp chứng từ hoặc cấp chứng từ không đúng quy định thì đối tượng nộp phí, lệ phí có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí cấp chứng từ thu theo đúng quy định hoặc khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

5.7.3. Kế toán phí và lệ phí

a. Tài khoản sử dụng

TK sử dụng : TK 3339 – Phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

b.

   

Sơ đồ hạch toán toán

Sơ đồ hạch toán lệ phí trước bạ khi mua tài sản

111,112

3339

Nộp thuế

211

Số phải nộp

Sơ đồ: Kế toán phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

111,112

142

3339

Nộp thuế

642

Số phải nộp phí hànhchính

Số phải nộp

 Phân bổ dần

411

Phải trả vốn ngân sách

Ví dụ 5.11: Hạch toán các nghiệp vụ sau

1. DN mua xe tải giá chưa thuế GTGT 100.000.000đ, thuế GTGT phải nộp 10%, trả bằng TGNH. DN còn phải nộp thuế trước bạ tài sản 16.000.000đ. DN chi TM nộp thuế.

2. DN phải nộp phí cầu đường cho các phương tiện vận tải cho cả năm tài chính 12.000.000đ, DN rút TGNH nộp xong. Kế toán phân bổ phí đều 12 tháng trong năm

5.7.4. Trình bày thông tin về phí, lệ phí

a.

   

Trình bày trên BCTC

         Tương tự các loại thuế phải nộp

b.

  

Đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí

Tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký, kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí theo quy định như sau:

a

. Đối với tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước : Trong thời hạn chậm nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu thu phí, lệ phí, tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải đăng ký với cơ quan thuế địa phương về loại phí, lệ phí, địa điểm thu, chứng từ thu và việc tổ chức thu phí, lệ phí.

b. Đối với tổ chức, cá nhân thu phí không thuộc ngân sách nhà nước : Tổ chức, cá nhân thu phí phải đăng ký, kê khai, nộp thuế với cơ quan thuế quản lý theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG 5

Công ty M sản xuất một số mặt hàng thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thuế và một số mặt hàng thuộc đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT theo PP khấu trừ thuế, tổ chức kế toán hàng tồn kho theo PP kê khai thường xuyên, kế toán ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái thực tế.Trong tháng 3, Phòng Kế toán có tài liệu liên quan đến các khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách như sau (đvt đồng)

A. Số dư đầu tháng 3: TK 333: 2.000.000 trong đó chi tiết TK33311: 2.000.000

B. Số phát sinh trong tháng:

1.

    

Công ty đã chi tiền mặt nộp thuế môn bài năm này theo thông báo: 3.000.000

2.

    

Nhập khẩu tài sản cố định dùng cho bộ phận bán hàng, giá mua 20.000USD, thuế nhập khẩu phải nộp 5% giá mua, thuế tiêu thụ đặc biệt 50%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%. Tỷ giá thực tế 20.800 VND/USD, chưa thanh toán cho người bán. Công ty chuyển khoản thanh toán thuế hàng nhập khẩu. Lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt 10.000.000đ.

3.

    

Tính số thuế tài nguyên phải nộp trong tháng là 3.000.000đ

4.

    

Tính số thuế bảo vệ môi trường phải nộp trong tháng là 10.000.000đ

Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro