Dòng Ka Long (1)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Trời tối đùng đục, màn đêm lẫn với cây bên dòng sông; hơi mốc ẩm lạnh xộc lên mũi làm Hùng hắt hơi, nhưng anh lấy tay bịt lại để khỏi gây tiếng động.
      Bờ sông bên kia thẫm đen. Khi chiếc thuyền nhỏ tới, Hùng bước lên,
thuyền tròng trành. Gã lập bập nói:
- Khéo ngã tôi...
- Anh ngồi xuống đi! - Một giọng con gái. Người con gái bịt kín mặt trong chiếc khăn. Hùng nhìn thấy cái dáng người nhỏ nhắn, cô ta chống, chèo cho con thuyền đi. Im lặng. Hình như sự lặng phắt của cây, cỏ, sông, núi, nước non trong cái hoang sơ kì rợn của đêm đen và sự bất trắc không làm cô gái sợ, ngược lại với Hùng, gã ngồi trong lòng thuyền mà cứ lo, cứ như run lên. Lần đầu tiên đi chở hàng lậu, gã được bà chủ thử thách bằng một chuyến đi ngược dòng Ka Long này. Thuyền cập bờ, có mấy bóng đen chuồi hàng từ các bụi cây ra, họ nhanh chóng và thành thạo chuyển lên thuyền. Hùng đếm, nhận đủ số lượng, gã lăm lăm trong tay con dao quắm, ngồi lùi lại ở mui thuyền, lặng lẽ quan sát mọi động thái của bọn họ. Cô gái đứng chống sào, chốc chốc lại đưa tay vén mái tóc mai, chắc bị ướt vì sương lạnh; không biết cô ta là ai?
Có xinh không nhỉ? Gã tự hỏi. Ở đây, người ta dạy cho gã không nên nói nhiều, thế thôi, thực sự phải lăn lộn và biết câm mồm.
       Hùng tới Móng Cái vào mùa xuân năm rồi. Thanh niên làng gã đi làm ăn tứ tán, xiêu vẹo khắp nơi. Gã ra đây theo một nhóm người đi làm mộc. Ban đầu, họ làm thuê tại những xưởng người quen, nhưng sống đâu phải âu đấy, xung quanh khu vực này, ban ngày họ làm ăn bình thường, đêm đến là đi chở hàng lậu, bên cạnh có một mụ còn trẻ, nhà cửa tềnh toàng, vợ chồng chị ta nom hiền lành, làm ăn giản dị nhưng bọn ở xưởng bảo nhà họ cực giàu, tiền hàng tỷ! Chính họ là chủ hàng, có thể bao mọi thứ cản trở. Hàng đi, hàng về không vào nhà họ, mà có các trạm trung chuyển. Một lần, chị vợ nhìn thấy gã, tất nhiên chị ta biết thừa bọn gã là loại đi làm ăn cu răng cu rế, chị ta vẫy lại bảo: - Cậu có đi gánh hàng không? Gã hỏi lại là gánh cái gì? Mụ nói: Gánh gì thì gánh, miễn có tiền là được. Gã biết thừa là gánh hàng lậu, gã gật, giá là: 1 gánh 50 cân, đi từ bờ sông vào chỗ tập kết gần sau nhà gã đang ở, đoạn đường là 180 mét, giá 7000 đồng. Vào dịp căng, một đêm gã gánh được 30 gánh, tháng đầu gã tiết kiệm được 2 triệu rưỡi gửi về cho gia đình. Gã khỏe, người đậm, tính lỳ lỳ, ít nói nên được vợ chồng chủ ưa và tin tưởng.
       Hôm nay là lần đầu bà chủ tin tưởng cho chuyển hàng qua sông.
Chuyển hàng xong, gã định hỏi cô gái mấy câu, nhưng cô ta nhanh chóng quay ngoắt đi, giục gã xuống thuyền. Cứ vậy, đi hơn 10 chuyến thì trời sắp sáng; xong việc, cô gái đẩy thuyền lên đó một đoạn, cho thuyền chui vào cái hõm ở bờ phủ đầy cây gai và lau sậy, sau đó cô ta nhảy lên bờ chạy biến đi. Gã đứng nhìn theo một lúc mới xách dao đi ngược lại về nhà.
      Chủ khen gã, thưởng công một triệu.
Gã hỏi bà chủ về cô gái đẩy thuyền nọ, chị ta bảo: - Nó là con nhà thuyền chài, lâu nay chạy thuyền cho nhà chị. - Chị trả nó bao nhiêu? - Mỗi thuyền 50 nghìn. Cũng được, chị bao hai bên bờ, trừ công cán đi thì chẳng còn bao nhiêu. Đó là mụ nói. Gã nghĩ. Gã đút tiền vào túi và về nhà. Buồn ngủ díp mắt. Mấy đứa bạn gã đã bỏ nghề mộc để gánh hàng. Chúng nó gánh xong chỗ lúc nãy tập kết, giờ chui cả vào sạp ngủ như chó con no sữa. Gã vừa chui vào giường thì Nguyên Đào xuất hiện. Ả chọc vào sườn gã, bảo:
- Sang chỗ em, làm tí rồi ngủ, ngủ sớm thế. Gã lừ. Đi thì đi...
     Ở đây, bọn ca ve trá hình đầy rẫy. Dân tứ chiến kéo về lập ra cái làng ven đường đỏ này. Những căn nhà lá nhộm nhoạm dưới chân đồi, nhoai ra tới bờ quốc lộ. Gái không chồng mà chửa vô khối, họ gánh hàng thuê, buôn bán vặt, chạy chợ và quan hệ bát nháo với nhau. Ở cái nơi ô hợp này, tiền là trên hết. Làm ra tiền quá dễ, táb dăm câu, xỉa tiền ra đã đổ; thậm chí không cần tiền. Lúc tới đây, gã chưa biết mùi đàn bà ra sao. Chính Nguyên Đào đã "cho" gã biết mùi đời. Ả tán gã, thoạt đầu ả sang nhờ đóng guốc, sau lân la hỏi han, nhờ sang sửa chuồng gà. Một mình một "dinh cơ" nhà lá, bán quán ngoài đường với chị. Đi chơi lần đầu với ả về, gã cười hô hố, tả tất tần tật mọi thứ. Đặc biệt là cái "vô bao mần chí tử" của ả. Bạn gã bảo là xui. Gã bảo xui đâu không biết, chỉ biết là chơi không mất tiền! Gã hút vào đó. Có bận gã hỏi ả có yêu gã không, ả bảo thích thì chơi, không yêu, vì tình yêu nó khác lắm. Ả chưa yêu ai. - Thế đằng ấy yêu ai chưa? Gã lắc đầu, yêu ai? Gã chưa kịp yêu ai cả. Thanh niên tép vừa kịp lớn, văn hóa lớp 2, đi làm thuê, yêu ai? Nằm tronh vòng tay ả, gã lan man nghĩ về cô gái chèo thuyền nọ.
      Hàng có theo đợt, còn phải tiêu thụ, vốn quay vòng. Nhà chủ này cũng thuộc loại làm ăn mánh lẻ thôi, chưa quy mô. Gã cứ phải chơi dài hàng tuần. Gã cùng bọn bạn đánh bạc, nốc rượu và đi lang thang. Kể cũng nhàn!
Đất Móng Cái này, có sự hối hả tấp nập của bán buôn và sự mơ mộng hữu tình của thiên nhiên, non nước. Ẩn chứa bên trong là sự dữ dội, cục cằn và tanh tửi của tiền. Nó là miền đất dữ. Từ ngày gã đến đã nghe nhiều vụ giết người, cướp hàng, cướp của nơi biên giới, ở cửa khẩu, trên sông, ở biển Trà Cổ, Mũi Ngọc; động một tí là chém giết, chết như bỡn. Gã đã từng vào khu chợ 1 và 2, rặt người Trung Quốc. Tiếng Trung Quốc ở đất này rất thịnh. Gã cũng lõm bõm học được mấy câu cho oai thôi. Gã đã từng nếm mùi gái ngoại ở các nhà nghỉ nhan nhản ở khắp nơi. Mọi thứ tiếng sõi đến lơ lớ đều quy ra tiền.
       Bẵng đi một tuần gã không gặp cô gái. Sự tò mò làm gã hình dung ra cô với nhiều khuôn mặt khác nhau. Một buổi, không cưỡng được, gã mò ra bờ sông, đi xiên lên phía trên tới chỗ cái thuyền nằm trong hõm lá. Hắn ngắm ngía con thuyền như một vật thể lạ, tự hỏi nó đã bao nhiêu lần đi chở hàng, đã chở được bao nhiêu hàng lậu? Sau đó, gã đi thêm một đoạn đường nữa mới nhìn thấy căn nhà gỗ nhỏ hẹp nằm nép sau một lùm cây rậm rạp ở mé đồi. Trên dây phơi mấy thứ đồ của phụ nữ. Gã tiến gần hông nhà và ngồi đó quan sát, một đàn gà ngơ ngác trên sân, một con chó vàng đã thịt được, căn nhà gỗ mốc thếch, mái lợp lau và gianh.
       Cửa nhà mở. Lúc sau, một cô gái chui ra từ cái bếp phía sau nhà. Cô gái nhỏ với đôi vai mảnh khảnh, gã biết đó là cô gái chèo thuyền. Cô gái có khuôn mặt hơi gầy, khá xinh. Da cô sáng như nắng, tóc đen dài, ngực nhỏ nhưng không lép, vừa khuôn người. Gã quyết định đứng dậy bước vào nhà.
       Nhìn thấy gã, cô gái đứng sững nhìn xoáy vào mặt gã, cô nhận ra gã.
Gã chào, cô nói: - Anh cần gì? Gã lúng túng: - Tôi đi qua đây, ghé vào chơi. Gã bỗng nóng bừng cả tai, gáy, chớp mắt liên tục, hỏi câu vu vơ. - Em ở đây à? Cô gái không trả lời, liếc xéo gã cảnh giác, cô nhìn về phía bếp, gã hiểu cái nhìn đó, con dao phay đang để ở gờ cửa. Gã bỗng mạnh dạn hỏi: - Tối nay em có đi chở không? Cô gái nói: - Chưa biết. Cô nhặt mớ rau muống trong rổ, nhưng không thèm quan tâm tới sự có mặt của gã. Đứng lơ ngơ một lúc, gã chào rồi về. Thực sự cái đầu gã không nghĩ được câu nào hay ho để hỏi han cô gái. Gã nghĩ cách làm quen, cảm thấy bứt dứt khó chịu. Cô gái cảnh giác và hơi thù địch với gã! Vì cái gì cơ chứ... Hóa ra gã là kẽ xấu à? Có gì đâu mà xấu cơ chứ, gã như người ở đây thôi, thậm chí gã như cô ta thôi, nhưng gã vẫn thấy cô ta xa lạ, đó là điều gã khó chịu.
       Mãi nghĩ, gã không để ý Nguyên Đào chui vào sau lưng, ôm lấy vai cợt nhã: - Tối lành lạnh chỉ ôm nhau là sướng thôi.
- Sướng cái con khỉ! Gã rút tay ả ra. - Ô sao lại cáu với người ta! Nhớ bu à,
nhớ thì về bú tí! Gã quay ngoắc lại, trợn mắt: - Im cái mồm đi, cú sơn sớt, sơn sớt. Ả trố mắt hỏi: - Anh bực đấy à? Gã nghiến hàm, nằm lên giường, nhìn lên trần nhà, lại nhìn xói vào khuôn mặt bờn bợt trắng với đôi mắt trông rất xấu của người phụ nữ hơn gã 3 tuổi. Cái thân xác cùn mòn gã đang góp phần làm cho nó nhão nhoét ra kia đang thở cơ đấy... Gã ngáp, bảo: - "Phắn" đi! Đây đang mệt.
Ả không đi, mà lại từ từ ngồi xuống cuối giường nhìn gã, mặt tối lại. Ả thẽ thọt: - Đây không "phắn" thì làm gì nhau nào? Ả bóp chân gã và bảo nhẹ như bông: - Này hay là mình lấy nhau đi? Gã không chú ý lắm mới hỏi lại: - Lấy cái gì? Là em nói ta cưới nhau, đi ô kê không? Gã gân cổ lên hỏi gắt: - Cưới nhau á? Có điên không đấy?
- Không! Em nghĩ kĩ rồi, cũng cần phải có một gia đình. Em có đủ vốn, chúng ta sẽ một mối hàng, tách khỏi con mụ kia. Ả hất đầu hỏi: - Được không? - Không được! Đây không sướng, đi mà gạ người khác! - Không sướng á, thế con chó nào cứ rút vào suốt! Ả cấu chân gã, cong mày lên. - Đây chả sướng mà tại em thích thế, mà đừng có bảo người ta là chó... có chó nó lấy em. Ả bỗng chu lên, ả gào lên, ả rút cái dép đập bồm bộp vào chân gã, khóc nheo nhéo: - Đồ khốn nạn! Hu hu... Từ nay đừng có mà mò vào với "ông". Thấy hiền lành tử tế, người ta cưu mang, lại ăn cháo đá bát, đồ mất dạy... Hu hu. Gã định đạp cho một cái, lại thôi; gã co chân lên nhìn nom nom vào mặt ả. Ả khóc thật, hai hàng nước mắt bò xuống, thánh thót rơi. Mặt ả đỏ lên, ả bảo cưu mang gã?
Có cưu mang cái ấy của gã thì có! Ả tính chuyện ăn vạ. Nhìn mặt ả, gã bỗng gác chân bải hoải. Hay nhỉ, cái trò đực cái muôn năm, con người giống nhau tuốt. Tình yêu là cái quái gì gã không biết, mà người ta cứ làm nhặng lên. Gã tò mò nhìn ả đàn bà khóc, thấy ả xa lạ, xa lạ ghê gớm. Gã bỗng thấy sợ đụng phải ả, sợ đụng phải nước mắt của ả.
- Này! Về đi, mai ta nói chuyện! - "Ông" cứ ở đây. "Ăn vạ à? Mày ở tao đi" - gã nghĩ, đứng dậy xỏ dép và bước, miệng còn đai một câu: - Chó chứ chả phải người! Ả ngồi chịu trận, câu đó là câu cửa miệng của gã, không phải là gã chửi ả.
       Gã tìm thằng bạn cùng xóm rủ đi nhậu. Ở đây lắm thứ đặc sản, ăn một bữa hết đôi ba triệu cho vài người là thường. Một đôi sam biển, giá mười hai nghìn đồng, nhưng vào nhà hàng, một đĩa thịt sam là năm mươi nghìn đồng. Đại để thế, gã đã từng ăn và chiêu đãi bạn một bữa tới ba triệu: Cá, mực, dũi, khỉ... món óc khỉ là ghê nhất, ăn cho biết, cho oai chứ chả béo bổ gì, gã nghĩ thế. Vào nhà hàng, gọi món óc khỉ, gã chọn. Người ta nhốt con khỉ vào lồng, gông đầu nó lai, dội nước nóng lên đầu nó, nó tự gãi da đầu hết lông; sau đó chủ quán điêu luyện lia ngang lưỡi dao bén ngọt, làm bay cái chỏm sọ con khỉ. Các cụ xơi, cứ múc thìa vào cái sọ đó, trụng tí nước sôi, có thể ăn với mù tạc hoặc không. (đọc tới đoạn này hai mắt cứ rưng rưng) Nó chả khác óc lợn là bao! Gã thấy trò ăn đó rất tàn bạo, ghê ghê... Con người vốn là loài động vật dã man nhất. Từ thiên cổ đã nghĩ ra những cách giết các loài động vật khác và giết lẫn nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro