Note: Hoài Niệm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hôm nay là chủ nhật.

Và tôi cũng ghét ngày hôm nay! Bởi vì nó xảy ra với tôi, quá là vô vị, nhạt nhẽo!

Rõ ràng đã hứa với Mạc Lệ, buổi sáng sẽ cùng bạn ấy bắt xe bus đến hội sách, chúng tôi sẽ cùng nhau đi khắp hội sách, cùng nhau xem, buổi trưa có thể ở lại cùng nhau ăn ở đó, nhưng...

Cuối cùng, tôi lại không thể làm được.

Tôi không thể cùng Mạc Lệ đi đến hội sách, tôi thất hứa.

Trong lòng tôi cứ liên tục day dứt.

Quá lắm rồi, rõ ràng đã cả tuần lên kế hoạch đi với nhau... vậy mà cho tới phút chót, tôi lại là đứa thất hứa!!!

Giống như lần trước, sinh nhật Mạc Lệ. Cũng đã sắp xếp lịch, cùng nhau đi xem phim, thế nhưng... con mẹ nó, không chỉ một lần, mà cả hai lần đều thất hứa rồi.

Hôm nay tôi có việc bận - chính là về bà.

Ừm, cũng mấy tuần nay đã không về nhà bà ngoại rồi, từ ngày chuyển ra ở riêng với Mạc Lệ tôi hiếm khi về bà ngoại chơi. Hơn nữa, nhà bà cũng đang xây, mà tôi thì ghét ở nơi đang xây giở. Không biết có nên gọi nó là 'công trình' không nữa. :v

Nhà bà ngoại trước là nhà cấp bốn, giờ xây lại lên thành nhà cao tầng. Nhà cấp bốn ngày trước có hai gian, gian chính và gian phụ. Gian chính thì để thờ và ngủ. Gian phụ thì là phòng bếp, nhà vệ sinh và một phòng lớn. Phòng lớn được chia làm hai gian, gian để đồ sửa chữa và gian để học tập.

Nay xây nhà, bà không dỡ cả, mà chỉ xây lại gian chính, còn gian phụ cứ để tạm ở ăn uống sinh hoạt, chưa sửa vội. Mà chắc bạn cũng biết đấy, nhà xây từ thời những năm 1970 hay 1971 gì đấy thì khỏi phải nói, nhà không chỉ cũ, mà còn cổ.

Gạch ngói phơi nắng phơi mưa theo từng dòng năm tháng của thời gian đã sớm chuyển màu, lưu lại những dấu vết ngày tháng phôi phai. Tường trước là quét ve xanh cũng không còn giữ được nguyên trạng thái ban đầu mà dần bong tróc thậm trí là rơi ra từng mảng, hoặc nhẹ hơn vẫn có những vệt nứt nhỏ như sợi chỉ hiện ra chằng chịt trên tường.

Quả là không thể ở.

Không thể ở nên mới phải xây lại.

Xây lại thì dọn vào gian phụ suốt bao ngày từ thời tôi lên hai tháng tuổi đã không còn ai ở. Dĩ nhiên là chất lượng tồi tệ, chuột chạy vô tư trên thanh xà ngang, có khi sẽ 'vô tình' trượt chân một cái mà rơi bụp xuống đất, rồi lại lộ thiên chạy mất.

Mặc kệ là trước kia ngôi nhà này có là ngôi nhà đẹp nhất, rộng nhất, tốt nhất trong xóm, khiến người ta mơ ước thì bây giờ theo dòng lưu thủy của thời gian, mọi thứ đều hiện đại, nhà trong xóm như nấm mọc lên những ngôi nhà ống cao tầng.

Đã không còn có những ngôi nhà nghiêng nghiêng cổ kính, sơn tróc, bị lũ trẻ con cầm mẩu ngói vỡ, bút sáp màu hay những viên phấn đỏ có vàng có đủ cả vẽ vời lung tung.

Vậy nên lúc này, cùng tới phiên ngôi nhà bà ngoại xây lại. Xây lại cho con cháu ngôi nhà thật tốt, thật rộng, để khi trở về chúng nó sẽ có chỗ sạch sẽ thoải mái để chơi với nhau, không còn như ngày xưa sẽ mặc kệ trưa mùa hè có nắng chang chang đến đâu cũng vẫn cứ lấy ra viên ngói lớn ném cạch xuống đất, rồi anh chị em sẽ chia nhau mỗi người một mẩu, mỗi người một góc sân mà cùng nhau tô vẽ, chiếm giữ lãnh thổ, cùng nhau chơi đùa. Hay là mấy đứa rủ nhau mang chiếu trải dưới tán cây ổi lớn trong sân mà nằm xuống nhìn lên bầu trời xanh bao la, xen lẫn trong tiếng quạt máy kêu ù ù là tiếng cười đùa, có khi còn át cả đi. Chúng tôi cùng nhau nhìn lên trời, lần lượt kể về tương lai mình. Thằng em láu cá còn nói thạt to "Em mai kia sẽ làm Tổng Thống Mỹ!" sau đó bị chị em thi nhau trêu trọc cái hoài bão xa vời không thiết thực ấy.

Thế nhưng giờ, chúng tôi đều đã lớn, đã đi học, đã có ý thức cả, yêu ghét rạch ròi như thế, cuối cùng, những đám trẻ con nô đùa ngày nào đều đã tan rã. Chúng nó biết chia chát phần, không phải là kiểu chia sẻ vô tư hằn nụ cười trên môi kia, mà là đem ghét bỏ đặt vào từng ánh mắt. Không còn ngây thơ nữa. Mà tôi dù không thích, nhưng vẫn tỏ ra bình thường. Chỉ là, sẽ ít về hơn.

Thấy tôi thì đứa em họ vẫn cứ ồ ợt chạy vào quen thân như trướt, cứ như không có gì, sẽ nói xấu những đứa chị em khác của mình, rồi đối với tôi vẫn vô tư kể lại chuyện của chính nó.

Lòng người, sao lại như thế?

Càng lúc lại càng giả tạo trắng đen lẫn lộn.

Chẳng lẽ là do thời gian kia đã trôi đi quá nhanh, quên dạy cho chúng nó biết cách yêu quý trân thành và trân trọng lẫn nhau sao?

Tiết trời mùa thu, chỉ có nắng không có gió, thiêu đốt đi một phần nồng nhiệt rực cháy trong mình, rồi dần dần, sang đông có lẽ sẽ bị cơn gió thổi cho nguội lạnh. Không biết từ đó đến giờ, đông xuân hạ thu đã bao lần đi qua rồi, tâm rốt cuộc đã kết băng hay chưa.

.

Tôi trở về, bà ngoại từ bên trong bếp cầm chảo thức ăn cho chó mới làm xong đi ra, vừa đổ xuống tô nhựa cho chó vừa chào đón tôi, trong lời nói đặc biệt vui mừng "Hôm nay về chơi với bà đấy à!? Ai đưa đi thế?"

Tôi vui vẻ trả lời "Chị đi học, tranh thủ đưa con về" sau đó nói "Thấy mẹ con bảo hình như bà bị ốm"

Hình ảnh bà, tóc đã bạc phơ bạc phếch. Dáng vẻ gầy gò đến tiêu điều, mặt mũi hốc hác. Ở khóe mắt đã in đậm sâu những nếp gấp của thời gian, vùng mắt hơi trũng xuống một mảng tím tái.

Bà của tôi già rồi.

Trái ngược với tôi béo khỏe từng ngày thì bà héo hon từng phút.

Trong thoáng chốc thấy trong lòng nhói lên.

Bao ngày kia bà tần tảo việc đồng áng rồi làm ở công ti một thân nuôi đến sáu miệng ăn.

Ngày ấy, còn có cụ, cụ làm gì đó ở trong thôn dù tôi đã hỏi nhiều lần vẫn không thể nhớ, cũng có lương tháng đãi ngộ. Bà lại đi làm ở công ti cũng không quá chật vật. Vốn là có ông ngoại, nhưng tôi không biết ông làm nghề gì, chỉ nghe bà kể ông toàn đánh lô đề gì đấy, có hôm bà ngồi giặt quần áo mà lôi ra được đống giấy tờ xổ số xổ má gì gì đó.

Vì là cụ vẫn có lương tháng, cho nên không thể tính là bảy miệng ăn, chỉ có sáu. Bà có bốn người con, mẹ tôi là sinh thứ hai. Ngày bé bốn chị em vất vả, cũng phụ lo việc đồng áng cắt dạ gánh rơm, bắt cua bắt cá về nấu ăn. Cụ ở nhà sẽ nấu ăn, làm những món ăn mà đến tận giờ anh chị em của mẹ tôi vẫn chẳng bao giờ quên. Có khi trong bữa cơm của gia đình tôi, mẹ sẽ kể lại. Khi làm món cua mẹ vẫn thường nói nhớ cái mùi vị món ăn kia của cụ làm khi đi học hoặc làm từ đồngvề. Mùi hương thoang thoảng xông vào mũi, bụng trống rỗng sẽ kêu vang thật lớn. Cụ sẽ mỉm cười và nói "Về rồi à, vào đây giúp bà dọn cơm cho các em ăn"

Tiếc là tôi không được thưởng thức cái cảm giác ấy, không được thử cảm giác ăn uống thiếu thốn ngày ba bữa cơm với sắn với đường. Tôi nghĩ cho dù có vất vả như thế nào, thì đó vẫn là kỉ niệm tuổi thơ thật đẹp được lưu giữ lại trong một phần kí ức trẻ thơ.

Lúc tôi còn nhỏ cụ cũng khỏe nhưng không nấu ăn gì nữa, ngày ấy hay trêu chọc cụ sẽ là giấu gậy, sẽ là cãi nhau với cụ, dù cụ không ra ngoài đường đi lại vẫn cứ xem thời tiết đều bị hai chị em tôi chuyển kênh rồi thờ ơ vứt cái điều khiển ra xa cho cụ lọc cọc đi lấy. Vứt lại đằng sau câu "Tiên sư mày" của cụ mà chạy đi chỗ khác chơi. Nhiều khi làm loạn lên ba cụ cháu (có chị) cãi nhau chí chóe về bị mẹ bắt được hay là bà dưới bếp nghe được kể cho mẹ liền bị mẹ quở trách. Có những lúc hay mè nheo đòi tiền cụ mua kem, cụ sẽ dắt đi cho tùy ý chọn.

Mà hiện giờ cụ bóng chiều đã ngả, hạc đội đằng vân quy thiên rồi. Giờ nghĩ lại lòng thấy tràn chề hối hận cùng thất vọng, tự xỉ vả mình ngu si một thời non trẻ không biết chân trọng quý giá, để cuối cùng vụt mất, khóc chỉ là quá muộn. Nên đến giờ, tôi vẫn thích ăn kem, nhất là kem ốc quế vị dâu cụ vẫn dẫn đi mua. Tôi hoài niệm.

.

Bà tôi lục đục dưới bếp. Cả một đời lam lũ cực nhọc, kết quả về già vẫn cứ vậy.

Cả ngày thui thủi loanh quanh trong một xó bếp. Có khi sẽ đi đến nhà bà con trong xóm chơi, nhưng mà cũng không nhiều.

Con cái bà ngoại vẫn cứ bảo bà về ở với con cháu, nhưng bà không muốn đi, ở đây với bạn bè của bà, tự do tự tại vẫn là tốt hơn. Cho nên, bà tôi cứ thế, cứ ở một mình. Không có ông ngoại, bởi hai người không cùng chung một cuộc sống nữa. Giờ xây nhà, là để bác cả ở, như thế cũng tốt, không lo, không lo gì nữa.

Nhà bà không có wifi, tôi ngồi chán cả ngày. Điện thoại phá lệ cực kì im lặng. Tôi chỉ có thể ngồi lướt facebook xem những tin đã cũ, mở khung chat xem tin nhắn của tôi với Mạc Lệ ngồi vu vơ cười một mình. Hoặc là mở truyện ra đọc, chán chê giờ nấu nướng sẽ xuống bếp giúp đỡ bà. Sau đó, ngồi viết những dòng này. Hồi tưởng về quá khứ, hai chữ "hoài niệm"

.

Tối trở về nhà, wifi tràn ngập. Tin nhắn ồ ồ kéo đến liên tục không ngừng. Khụ, suýt thì đơ máy luôn rồi.

Zalo, facebook, message, YouTube, email, wattpad, Weibo, My talking tom,... Tất cả cứ đồng loạt ùa vào như vỡ đê, mà lúc này tôi quên không tắt tiếng, vô vàng tiếng thông báo như chè thập cẩm kêu vang chí chóe. Chỉ lo sắc mặt bố mẹ.

Sau đó, đầu tiên mở ra, là tin Mạc Lệ, thông báo... Tin! Dữ!

Trở về nhà, nhà tối thui. Tôi ngờ vực đi vào. Bật điện lên, thấy Mạc Lệ ngồi ngẩn người trên ghế sô pha, tôi kì quái hỏi "Này, sao thế?"

Mạc Lệ quay đầu, buồn bã nói "Này t bị mất điện thoại rồi"

Tôi sững sờ không kịp nói gì, Mạc Lệ nói tiếp "Nên là, không dùng nữa, có thỉnh thoảng mới lên"

Tôi kinh hoảng nói "Hả? Sao lại mất?? Đùa tớ à?"

Mạc Lệ nói "Bị lục cặp, ở đó đông" :‹

Tôi trong lòng thầm mắng, đồ baka "Sao? Bạn đi à?"

"Ừ, đi hội sách" biểu tình vô cùng ủ rũ.

Tôi không biết là tôi không đi là nên thấy may mắn hay xui xẻo nữa. Đành hỏi "Bạn đi cùng ai?" chắc là không đi một mình đâu nhỉ? Bởi vì dù sao đi cũng xa như thế.

"Hà"

Tôi hỏi "Thế bạn ý có bị làm sao không?"

Mạc Lệ lắc đầu "Cặp Hà to hơn vs cả đt Hà nhỏ để ở dưới cùng 😑 lúc tớ lấy sách thì nhét điện thoại vào cặp thế đ nào lại mất"

Tôi đành thở dài... Cuối cùng là không ai nói câu nào tự động ăn tối rồi trở về phòng.

Note 1: Hic, định viết về cái quá khứ của tụi mình mà cuối cùng lan man ra thành hoài niệm của riêng mình 😑 thôi lần sau sẽ bù.

Note 2: hixx, Mạc Lệ mất điện thoại rồi, giờ đăng truyện như thế nào đây... Mỗi tối sẽ không có ai cùng nói chuyện. 😭😭😭

MẠC HOA, 27/08/2017.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro