Ghi chú: Hệ thống thần tiên trong thế giới Lĩnh Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng




Đại la Thần (ĐLT): Là bậc tối cao trong những vị thần, là những bậc siêu phàm, vượt xa sự tầm thường của con người, có đạo đức, trí tuệ và tư tưởng vượt trên tất cả. Để thăng thành Đại la Thần thì phải lập được công đức to lớn cho đất trời, được đạo trời chứng tích thì mới thăng thành ĐLT. ĐLT thọ ngang trời đất, bất tử bất diệt, năng lực siêu phàm, có thể đến được cõi Tạo Hoá, tuy nhiên do trải qua thăng trầm nên tâm tính và trí tuệ của họ vô cùng sáng suốt, thấu rõ mọi ân oán, thanh tâm và từ bi nên không bao giờ nhúng tay vào những chuyện của nhân gian và các vị thần khác nữa. 

Vạn linh Thần (VLT): Những thần tiên đã trải qua tu luyện và tích được công đức, được phong chức nhất định trong bốn phủ, là cấp bậc tối cao trong bốn phủ, cai quản các thần tiên bậc dưới. VLT có năng lực cao, bất tử (nhưng không bất diệt) trải qua tu luyện và rèn luyện (tích công đức) nên tâm tính sáng suốt, nhưng trí tuệ vẫn thua ĐLT, không đến được cõi Tạo Hóa, vẫn còn những ham muốn về tinh thần, có thể bị dao động bởi thất tình lục dục mà phạm lỗi, vẫn còn tồn tại cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các bậc VLT với nhau.

Khi tích đủ công đức, Vạn linh thần sẽ thăng thành Đại la thần. Nếu một Vạn linh thần phạm lỗi, có thể bị đọa thành Phúc Thần, lỗi nặng có thể trực tiếp đọa vào Luân Hồi thành người phàm.

Phúc Thần: Thấp hơn Vạn linh thần nhưng đều là thần, có tên trong sổ tiên, được phong chức nhất định, có tôn hiệu riêng, được lập đền miếu khói hương. Chia ra làm 3 cấp Thượng đẳng phúc thần, Trung đẳng phúc thần, Sơ đẳng phúc thần.

Phúc Thần phải dựa vào công đức hành thiện tích đức, hộ dân hộ nước và đạo hạnh tu luyện để quyết định thứ bậc, và khi đã phong thần rồi vẫn phải tiếp tục lập công đức và tu luyện đạo hạnh để kéo dài tuổi thọ, nếu không thì sẽ hết phước hết thọ, trở lại luân hồi.

Phúc Thần tuổi thọ kéo dài, tuy không bất tử nhưng có được thần tướng, không thể bị người phàm tổn thương, không cần trải qua những nhu cầu cơ bản của con người như ăn, ngủ, nghỉ, không cần tận hưởng vật chất, nhưng về trí tuệ và ham muốn tinh thần chỉ thanh tịnh hơn người phàm, vẫn dễ bị dao động bởi khoái lạc và ham muốn.

+ Nếu trải qua tu luyện có đạo hạnh đồng thời lập được công đức lớn lưu danh sử sách, cả đạo hạnhcông đức đều viên mãn sẽ trực tiếp thăng làm Thượng đẳng phúc thần, Thượng đẳng phúc thần nếu trong quá trình cai quản trần gian lập thêm được công đức sẽ thăng thành Vạn Linh Thần.

+ Nếu công đức viên mãnđạo hạnh không đủ hoặc ngược lại thì sẽ trở thành Trung đẳng phúc thần. Trung đẳng phúc thần nếu hoàn thiện phần còn thiếu sót thì sẽ trở thành Thượng đẳng phúc Thần.

+ Nếu chỉ có đạo hạnh tu luyện chứ không lập được công đức hay ngược lại thì sẽ trở thành Sơ đẳng phúc thần. Cần phải tích thêm công đức hay bổ sung đạo hạnh mới có thể trở thành Trung đẳng phúc thần. Nếu bổ sung công đức hay đạo hạnh đều viên mãn thì trực tiếp thăng thành Thượng đẳng phúc thần.

Á thần: Là con lai giữa Phúc thần con người, được nuôi dưỡng ở cõi tiên, nhưng vẫn còn nhu cầu vật chất như ăn uống ngủ nghỉ, thọ mạng cao gấp đôi con người, có một phần năng lực và nguyên hình của bố hoặc mẹ là thần tiên nhưng không có thần tướng, dễ bị tổn thương bởi vũ khí của phàm nhân.

Một Á thần muốn trở thành Phúc thần, cần phải xuống trần gian lập công đức, để thăng thành phúc thần.

Ví dụ một Phúc thần là thần sông, nguyên hình là thuồng luồng, kết hôn với người phàm, sinh ra con thì đứa con ấy nguyên hình là thuồng luồng giống bố, có một phần năng lực của thần tiên thuộc Thủy phủ nhưng thọ mạng ngắn, có thể bị người phàm tổn thương, nếu đứa con đó muốn thành thần thì phải bước vào trần gian thực thi một nhiệm vụ do phủ của mình ra lệnh (Ví dụ như con của thần sông sẽ trực thuộc Thủy phủ).

  Quy tắc của Thần giới:

+ Thần tiên cùng cấp sinh con, con mình sẽ có cấp bậc giáng xuống một cấp.

+ Thần tiên lệch cấp sinh con, giáng hai cấp so với cấp của người cao hơn. Bố và mẹ đều là thần thì giáng tối đa sơ đẳng phúc thần.

+ Thần tiên từ bậc Vạn linh thần trở lên sinh con cùng người phàm, giáng 3 cấp so với cấp bậc bố mẹ.

Phúc thần sinh con cùng người phàm, con sinh ra trở thành á thần.

Ví dụ:

Đại la thần sinh con với Đại la thần => con sẽ là Vạn linh thần.

Đại la thần sinh con cùng Vạn linh thần/Phúc thần (không kể cấp)=> con sẽ là Thượng phúc thần.

Đại la thần sinh con cùng người phàm =>  con là Trung phúc thần.

Vạn linh thần sinh con cùng Vạn linh thần => con sẽ là Thượng phúc thần

Vạn linh thần sinh con cùng Thượng/Trung/Sơ phúc thần => Con đều là Trung phúc thần.

Thượng đẳng phúc thần sinh con cùng nhau => Con là Trung đẳng phúc thần.

Thượng đẳng phúc thần sinh con cùng Trung/Sơ đẳng phúc thần => Con là Sơ đẳng phúc thần.

Sơ/Trung đẳng phúc thần sinh con cùng nhau => Đều là Sơ phúc thần.

QUY TẮC TU HÀNH:

Người phàm muốn thành thần tiên, phải tu đạo để có đạo hạnh. Đạo hạnh quyết định quyền phép của người tu hành cao hay thấp. Đạo hạnh viên mãn sẽ được nhập vào cõi tiên thành Phúc thần.

Nếu người phàm không tu đạo nhưng lập được công đức lớn đủ để thành tiên thì sau khi chết người đó vẫn được nhập vào cõi tiên.

YÊU TỘC:

Các cấp bậc từ thấp đến cao:

Tinh => Yêu => Vương yêu => Đế yêu

Tinh: Từ động vật hay hoa cỏ mà sinh ra linh tính, khai mở trí khôn, nhưng không có đạo hạnh hay quyền phép gì. Lúc này 'tinh' chỉ là một động vật hay cây cỏ thông minh như con người, có khả năng di động thân hình (với cây cỏ), chạy hoặc nhảy xa hơn, sức bền hơn (với động vật) nhưng vẫn chưa sinh ra quyền phép.

Yêu: Tinh tu lâu sẽ thành Yêu, Yêu có chút phép thuật và sức mạnh cao hơn con người nhưng không hoá thành người được. Nếu yêu tộc tu hành lâu năm, có đạo hạnh cao thì có thể nhập hồn vào xác người nhưng không thể nhập lâu mà phải thường xuyên quay về với cơ thể của mình để tu hành, lúc nhập xác người sẽ hao tổn năng lực.

Vương yêu: Yêu vượt qua kì hoá hình sẽ thành Vương yêu, Vương yêu có thể biến thành người, đạo hạnh của Vương yêu rất cao, ngang với các bậc Vạn linh thần.

Đế yêu: Vương yêu tu hành lâu sẽ thành Đế yêu, Đế yêu đạo hạnh ngang với Đại la thần.

Ghi chú:

+ Trong truyện tuy Kinh Dương Vương và Long Nữ đều là Đại la thần, nhưng cả hai không đến cõi Tạo Hoá sinh sống mà ở ẩn tại đảo Quân Sơn thuộc hồ Động Đình, nơi đó tuy là cõi tiên nhưng vẫn tính là thuộc cõi Trần Gian nên Duy Bình mới 'té giếng' tới được nơi đó.

+ Trong truyện thần tiên chỉ là bảo hộ cai quản cõi trần, không được xem như cai trị vì vẫn có nhiều chuyện các vị thần tiên không quản hết được, người 'cai trị' và nắm hết mọi thứ trong tay là đạo trời. Chính các thần tiên cũng phần nào bị đạo trời chi phối.

Với mình thì thần tiên trong truyện chỉ là một cấp bậc cao hơn con người, được đạo trời chứng tích cho và ban cho 'phần thưởng' là sự bất tử, bất diệt, quyền phép, tuổi thọ,... Nhưng họ không phải là chủ nhân nắm hết ba cõi trong tay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro