5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Vài tuần sau, bố mẹ tôi dọn hết đồ trong nhà cho vào các thùng bìa carton. Hình như cả nhà tôi sẽ chuyển đi đâu đó. Ra nơi chúng tôi định tới, là Hàn Quốc.
Cả phòng tôi cũng đều đuợc dọn hết, chỉ có sách và quần áo là nhiều,còn đồ cá nhân khác thì cũng đuợc cất riêng.
Sắp tới Hàn để sống mà tôi không hề biết một chút gì về đất nuớc ấy.
Tối đó tôi ngồi search mạng về văn hoá hàn quốc. Bộ đồ truyền thống à, đẹp thật đó! Nó có tên là Hanbok.
Áo hanbok của phụ nữ gồm có một váy dài kiểu Trung Quốc và một áo vét kiểu Bolero. Áo nam giới gồm có một áo khoác ngắn jeogori (저고리) và quần baji (바지). Cả hai bộ hanbok này đều có thể mặc với một áo choàng dài theo kiểu tương tự gọi là durumagi (두루마기). Ngày nay, người Hàn Quốc chủ yếu mặc hanbok vào các dịp lễ tết hoặc các lễ kỷ niệm như ngày cưới hoặc tang lễ.
Món ăn cũng trông rất ngon nhé!

Bulgogi, có nghĩa là thịt nướng, là món ăn phổ biến của người Hàn Quốc.
Còn kimchi là món rau cải thảo muối có vị cay. 
Bulgogi có thể được làm từ bất kỳ loại thịt nào, mặc dù thịt bò và thịt heo hay được dùng nhất. 
Kimchi có thể được làm từ nhiều loại rau củ khác nhau, trong đó được sử dụng nhiều nhất là cải thảo và củ cải.
Các loại rau được ngâm nước muối và rửa sạch. Sau khi để ráo nước, người ta trộn gia vị vào cải thảo và củ cải. 
Kim chi cung cấp ít calo và cholesterol nhưng lại giàu chất xơ.
 Kim chi thậm chi còn cung cấp nhiều vitamin hơn cả táo. Vì vậy, người ta thường nói rằng ăn kim chi mỗi ngày khỏi cần đến bác sĩ.

Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Bulgogi cũng như kim chi.

Còn về bảng chữ cái hàn quốc thì tôi nhìn chẳng hiểu gì hết!

Bảng chữ cái Hangeul được xây dựng từ thế kỷ 15 bởi hoàng đế Sejong, thời Joseon. Bảng chữ cái gồm 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Sự kết hợp giữa phụ âm và nguyên âm hình thành nên âm tiết, do vậy bảng chữ cái hangeul có thể tạo thành hàng nghìn chữ và thể hiện bất kỳ âm điệu nào. Vì tương đối đơn giản và có số lượng giới hạn, hangeul rất dễ học. Nạn mù chữ hầu như không tồn tại ở Hàn Quốc nhờ bảng chữ cái dễ sử dụng này.

Tuy là dễ sử dụng nhưng với tôi thì nó lại khó!

Còn có cả loại nhạc rất lạ nha, nhạc tế lễ Jongmyo.
Chị tôi có kể vào ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng Năm trong năm, hậu duệ của dòng tộc Jeonju Yi (전주이), hoàng tộc thời Joseon (1392-1910), làm lễ thờ cúng tổ tiên tại đền Jongmyo ở trung tâm thủ đô Seoul. Mặc dù nghi lễ này được cử hành theo một nghi thức ngắn gọn rất nhiều so với trước đây, nhưng có tới 19 loại nhạc cụ cổ điển, bao gồm chùm chuông đá, chuông đồng, các loại trống, hòa nên âm thanh đặc biệt cho buổi lễ truyền thống.

Talchum, về mặt nạ và múa mặt nạ:
Mặt nạ, thường được gọi là tal (탈) trong tiếng Hàn Quốc, được làm từ giấy, gỗ, quả bầu khô, và lông. Hầu hết các loại mặt nạ đều phản ánh sắc thái và cấu trúc xương của gương mặt người Hàn, nhưng cũng có một số loại mặt nạ thể hiện khuôn mặt của các vị thần và con vật, bao gồm cả tả thực và tưởng tượng.

Hình dáng của các loại mặt nạ thường kỳ lạ và đã được cách điệu, vì Talchum– loại hình múa mặt nạ – thường được biểu diễn vào ban đêm, dưới ánh sáng của các đống lửa. Múa mặt nạ về cơ bản là loại hình nghệ thuật dân gian phát triển tự nhiên trong thời Joseon, thời kỳ mà có ít sự phân biệt giữa giai cấp thống trị và thượng lưu trong xã hội với người dân thường. Các diễn viên và khán giả cùng hòa nhập vào các điệu múa tưng bừng ở cuối mỗi buổi biểu diễn.

Nhân sâm à, a tôi biết cái này, Nhân sâm được trồng rộng rãi ở Hàn Quốc vì điều kiện khí hậu đất đai ở đây rất thích hợp. Để phân biệt nhân sâm trồng tại Hàn Quốc với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác trên thế giới, nhân sâm Hàn Quốc được đặt tên là Goryeo Ginseng (고려진생), theo tên của triều đại Goryeo – triều đại đã hình thành tên Hàn Quốc (trong tiếng Anh là Korea).

Nhân sâm được sử dụng như là liều thuốc tăng cường sinh lực và phục hồi sức khỏe. Người ta tin rằng nhân sâm giúp tăng cường chức năng của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một thành tố quan trong Đông y, tuy nhiên, người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản là uống trà hoặc uống rượu.

Còn chùa chiền, cái này tôi mới biết ở Việt Nam. Còn ở Hàn Quốc thì là chùa Bulguksa và Seokguram grotto.
Bulguksa là một trong những ngôi chùa Phật giáo lớn nhất và đẹp nhất Hàn Quốc, nằm ở Gyeongju, trước đây là thủ phủ của vương quốc Silla (57 trước CN – 935 sau CN). Bulguksa ban đầu là một ngôi chùa nhỏ mà nhà vua Beop-heung (법흥) (514-549) triều đại Silla đầu tiên sùng tín Phật giáo, đã xây dựng để cầu mong phồn thịnh và an bình cho vương của quốc của mình. Kiến trúc hiện nay của ngôi chùa có từ năm 751 khi nó được xây dựng lại. Trước kia, chùa gồm có 80 tòa nhà, nhiều gấp mười lần số lượng còn lại cho tới ngày nay. Chùa nằm trên núi cao, phía sau lưng là Seokguram, động bằng đá nhân tạo được biết đến như là một trong những động đá đẹp nhất của đạo Phật. Seokguram bao gồm một tiền sảnh hình chữ nhật và một lễ đường hình tròn với vòm trần nối liền với hành lang cũng xây dựng theo hình chữ nhật. Seokguram và Bulguksa đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO từ năm 1995.

Núi phú sĩ ở Nhật Bản sao, chắc không. Ở Hàn thì có núi Seoraksan.

Bán đảo Triều Tiên có hai ngọn núi đẹp là núi Seoraksan ở Hàn Quốc và núi Geumgangsan ở CHDCND Triều Tiên. Seoraksan là rặng núi kéo dài theo hướng nam của núi Geumgangsan, thường được biết đến với tên gọi núi Kim Cương thuộc CHCDCN Triều Tiên. Rừng của núi Seoraksan với đỉnh cao nhất (cao 1708m so với mực nước biển), là khu rừng hỗn hợp gồm các loại cây tán rộng với nhiều loại cây xuất xứ từ vùng núi Al-pơ (Alpes) và những cây quả hình nón, là nơi cư trú của 939 loài thực vật và 25 loại động vật, 90 loài chim, 11 loài bò sát, 9 loại động vật lưỡng cực, 360 loài côn trùng và 40 loài cá nước ngọt.

Nghệ thuật Hàn.
Người Hàn Quốc thể hiện tài năng của mình trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật. Nghệ sĩ violin Sarah Chang (사라장) đã ra album đầu tiên khi mới chính tuổi. Một nghệ sĩ violin nổi danh khác người Hàn Quốc là Chung Kyung-hwa (정경화) đang giữ danh hiệu một trong những nghệ sĩ được chào đón nhất trên sân khấu quốc tế trong suốt 25 năm nay. Nghệ sĩ Soprano Jo Su-mi (조수미) được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của ông Herbert thì chị có giọng hát thiên phú. Nhiều người hẳn sẽ ngạc nhiên vì Paik Nam-june, người gốc Hàn Quốc, được mệnh danh là cha đẻ của nghệ thuật video, đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1953, ông trở thành người đầu tiên có triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng đối với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hóa nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới.

Di sản in, cái này mới đấy!
Nghệ thuật in trên phiến gỗ (목판인쇄) bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 ở Hàn Quốc. Bộ chữ in kim loại đầu tiên của thế giới được người Hàn Quốc phát triển trước phát minh của Gutengerg (người Đức) hơn 200 năm. Thường dân triều đại Goryeo (918-1392) đã làm ra Bộ kinh Phật Koreana từ thế kỷ 13 và được công nhận là bản khắc gỗ kinh Phật còn tồn tại lâu đời nhất. Bộ kinh Phật Koreana (Tripitaka Koreana/팔만대장경) đã được xếp hạng di sản văn hóa thế giới của UNESCO năm 1995.

Nhạc cụ truyền thống.
Có khoảng 50 nhạc cụ truyền thống của người Hàn Quốc đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Bao gồm loại đàn 12 dây gayageum (가야금) và đàn 6 dây geomungo (거문고). Cả hai loại nhạc cụ này đều được xác định là xuất hiện từ thế kỷ thứ 5.

Nhạc cụ truyền thống Hàn Quốc được chia ra thành ba nhóm: đàn dây, đàn gió và bộ gõ. Đoàn nghệ thuật tứ tấu Samulnori Kim Duk-soo (사물놀이 김덕수) rất nổi tiếng trong và ngoài Hàn Quốc vì sự sáng tạo trong kết hợp giai điệu truyền thống và hiện đại tạo nên một thể loại nhạc rất độc đáo.

Hình trang trí trên các toà nhà gọi là Dancheong.
Dancheong là hình trang trí màu sắc theo kiểu Hàn Quốc trên nóc các tòa nhà và những hình trang trí thể hiện vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực. Dancheong gồm có năm màu: đỏ, xanh, vàng, đen và trắng. Bên cạnh chức năng trang trí, Dancheong còn được dùng vào những mục đích thực tế. Dancheongđược dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa, bất kể chúng nằm ở thủ đô Seoul hay các tỉnh khác.

Hoa văn, đôi lúc nó làm tôi nhức mắt.
Các hoa văn họa tiết thường bắt nguồn từ những chữ viết cổ. Ban đầu chúng là công cụ để thể hiện những nhu cầu tình cảm với môi trường xung quanh con người, sau đó được phát triển thành các mẫu trang trang trí nghệ thuật. Các hoa văn thường thấy được sử dụng phổ biến ở Hàn Quốc là hình rồng, phượng hoàng, và biểu tượng thái cực taegeuk (태극)trên quốc kỳ của Hàn Quốc taegeuki (태극기) – gồm hai hình âm dương đối lập, tượng trưng cho âm và dương, nhu và cương, tĩnh và động, nam và nữ… Ngoài ra còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, núi, nước, mây, cây thông, con rùa, con hươu, con sếu, và mặt trời.

Jasu, nghệ thuật thêu.
Thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cung được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, như gối, bao đựng kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải đánh răng…

Thòi xưa, thường dân Hàn Quốc không được mặc vài có hình thêu thùa, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, các đồ thêu trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho Phật giáo.

Bojagi, vải bọc, tuyệt tôi thích nó!
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc và họa tiết trang trí khác nhau. Người Hàn Quốc thường dùng bojagi để bọc, gói các đồ vật. bojagi ngày nay vẫn được sử dụng, mặc dù không phổ biến như trước đây. Trong cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.

Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng. Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn tay nhỏ.

Nghệ thuật gấp giấy thủ công, cái này ở Nhật Bản gọi là Origami.
Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy thủ công và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn. Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà… Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt nhằm làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền, đồng thời làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp làm từ nước quả hồng xanh, hồ gạo, và dầu tía tô.

Tranh dân gian, đẹp, tôi cũng thích!
Tranh dân gian là những tác phẩm mà người dân Hàn Quốc thời xưa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước của họ về đời sống hạnh phúc. Không giống như những tác phẩm hội họa cổ điển ao sang thường tập trung mô tả phong cảnh, hoa lá và chim muông, tranh dân gian thường thể thiện những ý tưởng hài hước, đơn giản và chất phác về cuộc sống của người dân thời xưa.

Tranh dân gian Hàn Quốc là những sáng tác của các họa sĩ thuộc tầng lớp hạ lưu trong xã hội cũ, nhưng các bức tranh của họ lại được tấ cả mọi giai cấp trong xã hội, từ hoàng gia, đền thờ cho đến nông dân ở những làng quê hẻo lánh trưng bày.

Các tác phẩm tranh dân gian thường pha trộn táo bạo, thể hiện phong cách riêng của người họa sĩ và sử dụng những gam màu mạnh.

Sesi, tập quán truyền thống.
Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm và ngày Tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày Tết Nguyên Đán, người Hàn Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món ăn và đồ uống truyền thống. Sau nghi lễ này, có lễ sebae (세배) – nghi lễ quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào đêm ngày 15 tháng Giêng – ngày trăng tròn đầu tiên trong năm (còn gọi là daeboreum (대보름), một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sống. Ngày nay, ở nhiều nơi trên đất nước Hàn Quốc đã bỏ tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức những món ăn truyền thống với những loại rau đa dạng theo mùa thì vẫn phổ biến.

Ngày 15 tháng Tám âm lịch là ngày Chuseok (추석) – ngày lễ tạ ơn cho vụ mùa bội thu. Trong ngày này mọi người thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày này là songpyeon (송변) – một loại bánh có hình trăng khuyết và được làm từ bột nếp, vừng, đậu xanh, hạt dẻ và các loại ngũ cốc khác.

Nghi lễ trưởng thành, chắc giống lễ 3,5,7 ở Nhật.
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đời và đánh dấu những thay đổi cơ bản thường được gọi chung là Gwanhonsangje (관혼상제), nghĩa là Quan-Hôn-Tang-Tế, bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ và tế lễ tổ tiên.

Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo (비녀).

Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường lưu lại hai hoặc ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở vè nhà chú rể.

Tang lễ được cử hành rất cầu kỳ theo nghi thức truyền thống của Hàn Quốc. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn.

Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết.

Vuờn cảnh.
Những ý niệm chủ yếu phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ.

Một trong những cảnh quan vườn được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji ở Gyeongju, tỉnh Gyeongsangbuk-do. Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở thủ đô Seoul. Vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung rộng 300.000m2 trên tổng diện tích 405.636m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp làm nổi bật kiến trúc vườn truyền thống của Hàn Quốc.

Tôi thấy Hàn Quốc tuyệt và cũng nhiều thứ rất kỳ lạ.

Nhưng Hàn Quốc đứng thứ 11 về kinh tế trên thế giới đấy.
Không những có nền công nghiệp hiện đại mà giá trị văn hóa truyền thống luôn được quan tâm, gìn giữ. Hàn Quốc chịu nhiều sự ảnh hưởng lâu đời của văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản thế nhưng từ kiến trúc, trang phục đến lối sống người Hàn Quốc vẫn có nét đặc sắc riêng của dân tộc mình.
 
Văn hóa Hàn Quốc luôn đậm chất phương Đông, cuộc sống trong gia đình được tôn trọng và bảo vệ. Con người sống rất gần gũi và có quan hệ mật thiết với thiên nhiên. Đó cũng là một trong nhiều yếu tố thu hút khách du lịch đến với xứ sở Kim Chi đầy thí vị này đầy .

Người Hàn Quốc là một dân tộc duy nhất chỉ nói một ngôn ngữ. Với những đặc tính riêng về thể chất, người Hàn được coi là con cháu của một vài bộ lạc Mông Cổ từ vùng Trung Á di cư đến bán đảo Triều Tiên.

Lối sống của người Hàn Quốc.
Giống với văn hóa Việt ngày trước ở Hàn Quốc người con trai cả đảm nhận trách nhiệm trụ cột trong gia đình, tâm lý trọng nam là tâm lý phổ biến của người Hàn Quốc. Nhưng để giải quyết các vấn đề lien quan đến tâm lý trọng nam khinh nữ chính phủ Hàn đã sửa đổi hầu hết các văn bản liên quan đến quan hệ gia đình nhằm đảm bảo sự công bằng giữa nam và nữ về quyền kế thừa 

Trong hoạt động giao tiếp thông thường, người Hàn thường chào nhau bằng cách cúi người hơi nghiêng so với trục thẳng đứng và gật đầu chào nhẹ nhàng hơi giống với cách chào hỏi của người Nhật bản . Cách chào hỏi  này thường được dùng với người cùng đẳng cấp, bạn bè hoặc người quen.
Đặc biệt, với người lớn tuổi, hay những người có địa vị cao trong xã hội, người Hàn thường thể hiện sự tôn trọng bằng cách đứng hai chân khép chặt vào nhau, cuối người thấp một góc 45 độ, hai tay nắm chặt và ép sát vào thân người. Cách này, thường phổ biến trong các công ty dùng cho nhân viên chào cấp trên, và ngay cả khi người được chào ở xa không nhận thấy người kia chào mình thì người chào vẫn cúi chào như một cách thể hiện sự tôn kính. Đọc đến đây chúng ta đã thấy sự văn minh trong con người Hàn Quốc.

Người Hàn Quốc sống rất lạc quan, khác với những bộ phim bi lụy của Hàn mà chúng ta thường xem, bạn sẽ thấy những tính cách rất thú vị và ngộ nghĩnh của người Hàn. Đó là tính cách sống hưởng thụ, xã hội Hàn ngày nay hiện đại và đời sống thoải mái hơn xưa rất nhiều, dân Hàn sống phóng khoáng hơn, ăn mặc trang điểm xinh đẹp hơn. ĐIều đáng chú ý, thanh niên hàn đại đa số đều có đi phẫu thuật thẫm mĩ, họ cho rằng đẹp hơn thì sẽ thành công hơn trong cuộc sống và rất nhiều người phong cho đất nước này là đất nước dao kéo.

Người Hàn khi kết hôn họ đeo nhẫn ở ngón áp út, tay trái cho nam tay phải cho nữ. Tuy có rất nhiều kiểu nhẫn nhưng, người hàn thường chọn mẫu nhẫn bạch kim dạng trơn, có họa tiết trên bề mặt nhẫn. Người hàn rất hay dùng kính ngữ và họ rất khiêm tốn rất ít khi tự đề cao bản thân.

Về ăn uống.
Các nhà hàng Hàn Quốc thường sẽ chuẩn bị sẵn các loại bàn ghế ăn riêng mặc dù các phòng ăn riêng biệt luôn được thiết kế chu đáo cho khách hàng. Người hàn thường ít khi dùng ghế ngồi ăn họ thường ngồi bệt trên sàn và họ thường dung thìa để ăn cơm , đúa để ăn mì và các món khác , tay phải luôn dung để cầm thìa và đũa để ăn thức ăn .và cũng đừng ngạc nhiên khi bạn thấy người Hàn  thổi bằng mũi vào thức ăn suốt bữa ăn .
Xem phim ta thường thấy trên bàn ăn của người Hàn có rất nhiều món và rất bắt mắt. Trong bữa ăn của người Hàn đa số đều ăn cơm, có một vài món canh và 4 món phụ khác. Bữa ăn chính thường có thịt bò, các món hầm và món thịt ăn phụ đặt ở chính giữa bàn ăn . nếu bạn nữ nào muốn làm dâu xứ Hàn chắc hẳn sẽ biết rõ những thói quen rất thú vị này của người Hàn. Bên cạnh đó, người Hàn tin rằng việc chia sẻ thức ăn trên cùng bàn sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, đồng cam cộng khổ trong công việc

Tại bàn ăn  bao giờ người Hàn cũng giành tình cảm trang trọng trong việc rót đồ uống. Phong tục này có hơn 2500 năm trước của xứ Kim Chi. Uống rượu cũng đóng vai trò quan trọng trong sinh hoạt ứng xử của người Hàn. Người ta thường chuyền tay nhau cùng thưởng thức chung một ly rượu. Nếu ai đó đưa cho bạn một cái ly không, bạn phải chờ khi người đó rót cho bạn một ly rượu đầy. Người trẻ tuổi luôn phải  rót rượu cho người lớn tuổi để thể hiện sự kính trọng. Nếu người lớn tuổi trao ly rượu cho người trẻ tuổi, người ấy phải cầm ly bằng cả hai tay và uống rượu sao cho ly rượu không đối mặt với người lớn tuổi. Khi rót rượu cho ai đó, phải rót bằng tay phải để tỏ rõ sự tôn trọng của mình với người đối diện

Cũng có những điều cấm và quy tắc tại Hàn đó nhé!
-  Không bao giờ được viết tên người Hàn bằng mực đỏ nếu như bạn làm điều đó họ sẽ ngầm hiểu là bạn rủa người đó chết. Đừng làm điều này bất kỳ nơi nào ở Hàn Quốc bạn sẽ gặp nhiều tai họa .

-  Khi ăn Tuyệt đối đừng để đôi đũa móc vào thức ăn. Thìa cắm vào trong chén cơm bị xem là điềm gỡ, giống như hình ảnh bữa cơm cúng ông bà của người Hàn.

-  Không được bưng chén canh lên uống ừng ực !. Ăn cơm bằng thìa được xem là có văn hoá.

-  Đi ăn tiệc thì tuỳ theo nhà hàng, bạn có nên tháo giày ra chân hay không.

-   Khi viếng thăm nhà của người Hàn, luôn tháo giày để ngoài cửa nhà.

-  Người Hàn luôn chủ động thanh toán tiền khi họ được mời đi ăn, thường là thanh toán hết cho cả nhóm. Tuy nhiên những lần kế tiếp, ai mời thì đến phiên người ấy thanh toán lại cho cả nhóm

- Hàn Quốc rất kiêng kỵ với số 4 vì trong tiếng Hàn phát âm số 4 giống từ chết nên trong thang máy, thay vì để tầng 4 thì họ để chữ F(four) cũng giống như số 13 ở phương Tây

- Khi rót rượu không được để miệng chai chạm vào miệng ly vì hành động này giống với việc cúng rượu cho người chết - Kị sử dụng tay trái trong giao tiếp, đó đươc coi là 1 sự xúc phạm đối với người nhận. Nên dùng 2 tay để nhận hoặc đưa 1 vật gì đó cho người khác, đặc biệt là người cao niên.

- Phụ nữ Hàn Quốc rất ít người nói về kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ của mình mặc dù phẫu thuật khá phổ biến tại Hàn Quốc

- Xì mũi cạnh bàn ăn là điều cấm ky chúng ta phải ra ngoài hoặc vào nhà vệ sinh để làm.

Có cái này rất lạ nhé, bạn có bao giờ nghe đến việc chú rể bị đánh trong ngày cưới của mình chưa? Tại Hàn Quốc, đó là một tập tục mang rất nhiều ý nghĩa. Lễ cưới của người Hàn Quốc được tổ chức rất kỳ công và cẩn thận. Theo phong tục của người Hàn Quốc, chú rể sẽ bị đánh nhẹ vào chân bằng một chiếc roi khô, theo quan niệm của người xưa thì việc làm này sẽ giúp chú rể mạnh mẽ hơn và có khả năng chịu được nhiều sóng gió trong cuộc sống hôn nhân sau này.

Ngày nay, tuy các tập tục trong lễ cưới đã được lược giản nhưng một số điều cơ bản đôi vợ chồng mới cưới vẫn phải thực hiện theo, chẳng hạn như sau hôn lễ, hai vợ chồng sẽ mặc trang phục truyền thống quỳ lạy cha mẹ để thể hiện sự biết ơn và nhận từ họ những món quà nho nhỏ.

Theo phong tục Hàn Quốc, mọi người không bao giờ đi chân trần vào nhà mà sẽ mang theo vớ trắng, dù trong thời tiết nào đi chăng nữa.

Người dân xứ sở kim chi còn thường xuyên tặng cho nhau những món quà nhỏ, có thể là đồ ăn hoặc quà lưu niệm.

Nếu tặng cho bạn bè, họ thường kiêng màu đỏ, món quà liên quan đến số 4 hoặc bội số của 4 bởi đây là con số không may mắn theo quan niệm của người Hàn

Mùa đông, người Hàn cực kỳ thích câu cá trên băng. Hàng năm, từ 4/1 đến 25/1, hàng triệu người dân và khách du lịch đến Hwacheon thuộc tỉnh Gangwon để tham gia lễ hội câu cá hồi trên băng. Đây thực sự là lễ hội đặc sắc tại thời điểm lạnh giá nhất của nước Hàn.

Mùa xuân, mọi người sẽ đi trượt tuyết ở khắp các khu vui chơi, chân các ngọn núi. Thiên đường trượt tuyết mùa đông sẽ gọi tên các địa điểm như khu nghỉ dưỡng YongPiong với lễ hội Fun Ski, khu nghỉ dưỡng Daemyung có lễ hội Viva hay hội Go go ski được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng. Đặc biệt ở thời điểm này, hàng loạt các lễ hội ngắm hoa anh đào, hoa tú quyên, hoa hồng rực rỡ diễn ra ở khắp mọi nơi, thời khắc mà chúng ta sẽ cảm nhận được rõ nhất nét đẹp và sự nên thơ của đất nước này. Bạn có thể đến lễ hội vườn hồng Bucheon, lễ hội hoa anh đào Jinhae, Jeju, suối Yeojwa, công viên Jehwang, những địa điểm tuyệt vời được phủ kín sắc anh đào thơ mộng

Mùa thu, các lễ hội Hàn Quốc đặc sắc sẽ diễn ra tại rất nhiều khu vực. Du khách được hòa mình vào sắc hoa ngập tràn tại lễ hội làng văn hóa Hyoseok Pyeongchang, Festival chợ hải sản Jagalchi hay lễ hội sâm Geumsan để tự tay thu hoạch, chế biến sâm và đặc biệt được mua sâm hảo hạng với giá cực kỳ ưu đãi.

Mùa hè tại Hàn Quốc cũng diễn ra khá nhiều lễ hội tại các cung điện, quảng trường. Nếu có dịp tới đất nước xinh đẹp này vào mùa hè mát mẻ, bạn đừng quên ghé thăm lễ hội đom đóm Muju, hòa mình vào không gian đẹp lạ kỳ đến ảo ảnh của hàng nghìn con đom đóm trên đồng quê. Hay lễ hội bùn Boryeong sẽ giúp bạn có cơ hội được tắm, mát xa và trượt bùn, loại bùn được lấy từ bãi biển Daecheon cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Trung tâm văn hóa Hàn Quốc là tổ chức phi chính phủ được lập ra nhằm quảng bá và thúc đẩy văn hóa của đất nước tới nhiều nơi trên thế giới. Hiện nay, các trung tâm văn hóa của xứ Hàn đã có mặt tại khá nhiều quốc gia thuộc châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, Bắc và Nam Mỹ. Mỗi trung tâm đều có hoạt động riêng nhưng mục tiêu chung đều là quảng bá, giới thiệu và thúc đẩy sự phát triển nền văn hóa Hàn Quốc, hòa nhập và giao lưu với nền văn hóa độc đáo của các nước trên toàn thế giới.

Tôi khá thích lịch sử thế giới nên tôi sẽ kể cho bạn khái quát về lịch sử Hàn Quốc nhé!

Thời Nhật Bản thống trị Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945 chấm dứt cùng với Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết không thể đồng thuận về việc áp dụng Đồng uỷ trị ở Triều Tiên.

Vào tháng 11 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã đề ra một giải pháp tiến hành tổng bầu cử tại Triều Tiên dưới sự hỗ trợ của một Ủy ban Liên hợp quốc. Tuy nhiên, Liên bang Xô viết đã khước từ việc tuân theo giải pháp này và từ chối những ảnh hưởng của Ủy ban Liên Hiệp Quốc đối với nửa phía nam của bán đảo.

Hội đồng Liên Hiệp Quốc sau đó đã đưa ra một giải pháp khác kêu gọi bầu cử tại các địa phương với sự giúp đỡ của Ủy ban Liên Hiệp Quốc. Những cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành vào ngày 10 tháng 5 năm 1948, tại những tỉnh nằm ở phía nam vĩ tuyến 38. Vĩ tuyến này đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều Tiên.

Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều Tiên.

Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới Chiến tranh Triều Tiên, khi ngày 25 tháng 6 năm 1950, Quân đội Nhân dân Triều Tiên vượt vĩ tuyến 38, buộc tội miền nam đã vượt qua trước, và tấn công—Chiến tranh Triều Tiênbùng nổ. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc, còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xôvà Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài tới ngày 27 tháng 7 năm 1953, khi lực lượng Liên Hiệp Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên cùng Chí nguyện quân Trung Quốc ký kết Thoả thuận đình chiến Chiến tranh Triều Tiên. Vùng phi quân sự Triều Tiên phân chia hai nước, và bán đảo Triều Tiên bị chia cắt cho đến ngày nay.

Gần 3 triệu người thiệt mạng hoặc bị thương và hàng triệu người khác mất nhà cửa hoặc chia lìa những người thân trong gia đình trong cuộc chiến tranh này.

Sau đó Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tiếp tục theo đuổi sự nghiệp thống nhất đất nước trên cơ sở lập luận "một Triều Tiên", không công nhận chính phủ Hàn Quốc và chọn con đường thống nhất đất nước bằng cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hàn Quốc cũng coi chính phủ của mình là có chủ quyền hợp pháp trên toàn bán đảo Triều Tiên và không công nhận Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Những quan điểm cứng nhắc, không nhân nhượng này khiến cho quá trình hòa giải giữa hai bên không thể thực hiện được cho đến tận thập niên 1960. Đến thập niên 1970quan hệ hai bên dần được cải thiện. Hai bên Triều Tiên công nhận chính phủ của nhau. Năm 1991, cả hai nước được công nhận để chính thức gia nhập Liên hiệp quốc cùng một lúc. Hàn Quốc đã đầu tư kinh tế và là nước chủ yếu viện trợ lương thực giúp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên vượt qua nạn đói thập niên 1990 thông qua chương trình lương thực Thế giới WEP của Liên hiệp quốc.

Năm 1948, Lý Thừa Vãn giành thắng lợi trong cuộc bầu cử ở khu vực nam bán đảo Triều Tiên và trở thành vị tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc. Lý Thừa Vãn thực thi một chính sách cai trị độc tài, đàn áp rất thẳng tay những người cánh tả, thậm chí còn sát hại không ít nhân vật bất đồng chính kiến. Đồng thời, bộ máy quản lý đất nước do ông xây dựng lại bị nạn tham nhũng nặng nề, kinh tế đất nước phát triển chậm chạp. Chính vì thế nên năm 1960, Lý Thừa Vãn phải đối mặt với làn sóng bất bình rất lớn của người dân. Ông phải rời bỏ nhiệm sở, lên máy bay chạy sang Honolulu (Mỹ) sống tỵ nạn cho tới cuối đời. Cho tới nay dư luận ở Hàn Quốc vẫn đánh giá về Lý Thừa Vãn rất tiêu cực.

Chính phủ kế nhiệm của Chang-Myon bị lật đổ sau cuộc đảo chính của tướng Park Chung Hee vào ngày 16 tháng 5 năm 1961. Năm 1963 Park Chung Hee chính thức trở thành tổng thống. Park Chung Hee trở thành nhà độc tài thứ 2 tại Hàn Quốc.

Thông qua hoạt động của “Hiệp hội kêu gọi tái thiết quốc gia”, Park Chung Hee đã giải tán Quốc hội và các đảng phái chính trị đối lập hoạt động, đồng thời thẳng tay đàn áp các phong trào chống đối. Park Chung Hee ban hành các sắc lệnh cấm công nhân mít tinh, biểu tình, diễu hành. Ông còn cài cắm nhân viên thân chính phủ bên trong các tổ chức công đoàn của công nhân để giám sát và kìm hãm phong trào đấu tranh của họ. Quân đội Hàn Quốc được sử dụng như đạo quân lê dương đánh thuê cho Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam, và cũng là lực lượng đàn áp trong nước theo mệnh lệnh của Park Chung Hee[20].

Suốt thập niên 1960, Park Chung Hee có xu hướng đàn áp thô bạo ngày càng tăng. Năm 1971, Park Chung Hee đã ban bố tình trạng khẩn cấp “dựa trên thực tế nguy hiểm của tình hình quốc tế”. Tới tháng 10/1972, ông lại khởi xướng một cuộc tự đảo chính để giải thể quốc hội và đình chỉ hiến pháp, dọn đường để thông qua bản hiến pháp Duy Tân vào tháng 11 qua cuộc trưng cầu dân ý bị đánh giá là gian lận nặng nề, theo đó chấm dứt bầu cử trực tiếp và chính thức suy tôn Park Chung Hee làm "Tổng thống trọn đời”.

Ngày 16/10/1979, tại Trường Đại học Pusan, một nhóm sinh viên đã xuống đường kêu gọi chấm dứt chế độ độc tài. Làn sóng biểu tình nhanh chóng lan rộng, buổi tối hôm đó đã có tới 50.000 người tụ tập ở phía trước của hội trường thành phố Pusan. Trong hai ngày tiếp theo, một số văn phòng công cộng đã bị tấn công và khoảng 400 người biểu tình đã bị bắt giữ. Vào ngày 18/10, chính phủ Park Chung Hee tuyên bố thiết quân luật tại Pusan. Thế nhưng các cuộc biểu tình đã lan tới thành phố Masan, đặc biệt là ở Trường Đại học Tổng hợp Kyungnam. Bạo lực leo thang với các cuộc tấn công vào các đồn cảnh sát và trụ sở các cơ quan của đảng cầm quyền trong thành phố. Khủng hoảng xã hội đã khiến nội bộ lực lượng cầm quyền bị rạn nứt. Ngày 26/10/1979, Park Chung Hee đã bị bắn chết bởi Kim Jae-kyu, đương kim Giám đốc tình báo Hàn Quốc. Sau đó Kim Jae Kyu đã bị tử hình nhưng đến nay một Uỷ ban đặc biệt của chính phủ vẫn phải thảo luận về việc có nên coi Kim Jae Kyu là người có công cho quá trình dân chủ hoá của Hàn Quốc hay không.

Thời đại Park Chung Hee kết thúc trong bạo lực và bất ổn xã hội. Một chính phủ tạm thời được thành lập, đất nước bị đặt trong tình trạng thiết quân luật. Bản thân Park Chung Hee chết do bị ám sát bởi một quan chức thân tín phản bội. Sự nghiệp chính trị của ông cũng bị hoen ố vì độc tài và ngày nay, nhiều người Hàn Quốc căm ghét Park Chung Hee dù ông có công trong việc xây dựng đất nước. Khi Roh Moo Hyun lên làm Tổng thống năm 2003, chính phủ vẫn phải tiếp tục ban hành các đạo luật mới và thành lập các uỷ ban điều tra về tình trạng bạo lực dưới thời Park Chung Hee.

Năm 1980, Chung Doo-hwan được một hội đồng bầu cử bầu lên làm tổng thống. Ngày 18/5/1980 đã xảy ra vụ nổi dậy Gwangju khi người dân địa phương đánh cướp kho vũ khí của các trạm cảnh sát địa phương để chống lại cảnh sát chính phủ của Chung Doo-hwansau khi lực lượng này đàn áp một cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên địa phương. Quân đội Hàn Quốc được điều đến và nổ súng bắn chết khoảng 1.000 tới 2.000 thường dân[21][22]Chung Doo-hwan vẫn nắm vị trí cao nhất trong bộ máy quyền lực ở Hàn Quốc tới năm 1988. Sau này, ông ta bị chính phủ mới kết tội tham nhũng, hối lộ và bị kết án tử hình (sau đó được giảm xuống còn chung thân).

Tuy nhiên, cuộc nổi dậy để lại dấu ấn to lớn cho sự ra đời của chính phủ dân sự vào thập niên 1990 với đường lối đối ngoại mềm mỏng hơn rất nhiều. Tới năm 1987 hiến pháp được sửa đổi, theo đó nhân dân Hàn Quốc lại được quyền trực tiếp bầu ra tổng thống. Sự kiện này đánh dấu quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ của Hàn Quốc. Các tổng thống tiếp theo là tướng Roh Tae-won (1987) và Kim Young-Sam (1992). Vị Tổng thống thứ sáu là Roh Tae-won cũng bị kết án vì tội hối lộ, tham nhũng. Năm 1997, Tổng thống Kim Dae-jungđược trao giải Nobel hoà bình vì những nỗ lực của ông trong việc bình thường hoá quan hệ với CHDCND Triều Tiên. Năm 2003 học trò của ông, Roh Moo-hyun kế nhiệm chức Tổng thống Hàn Quốc. Đến lượt Roh Moo-hyun cũng phải đối mặt với lời buộc tội tham nhũng, và ông này tự sát vào ngày 23/5/2009 bằng cách nhảy xuống từ một mỏm núi khi cuộc điều tra đang tiếp diễn, do vậy nhiều người nghi ngờ vụ tự sát của ông là do sức ép từ các thế lực khác.

Sau đó là Lee Myung-bak làm tổng thống giai đoạn 2008-2013. Năm 2018, ông Lee bị bắt giam do bị tòa án cáo buộc ít nhất 12 tội danh, trong đó có việc nhận hối lộ 11 tỷ won (tương đương 10,2 triệu USD) của Cơ quan Tình báo nhà nước và các doanh nghiệp Hàn Quốc. Bên cạnh đó, là cáo buộc trốn thuế và chiếm đoạt 35 tỷ won từ một công ty mà ông Lee Myung-bak bí mật sở hữu.[23]

Tiếp đến là Park Geun-hye (con gái của Park Chung Hee). Đầu năm 2017, đến lượt bà Park Geun-hye cũng bị phế truất và bắt giam với các cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước, nhận hối lộ và tham nhũng.

Như vậy, tính đến năm 2017, trong số 11 Tổng thống Hàn Quốc (không tính các quyền Tổng thống chỉ tạm đảm nhiệm chức vụ trong mấy tháng do khủng hoảng chính trị), đã có một người bị ám sát, 1 người tự sát do bị điều tra, 1 người bị đảo chính và phải chạy ra nước ngoài tị nạn, 4 người khác bị bắt giam do các tội danh liên quan đến tham nhũng, nhận hối hộ.

Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc phát biểu ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án tới 7 năm tù[24][25][26]. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Năm 2000, hai chính phủ đã chính thức gặp gỡ với nhau. Cuộc gặp gỡ này được xem như thắng lợi của chính sách ánh dương trong việc bình thường hoá quan hệ hai miền Triều Tiên

Về nền độc tài và phát triển kinh tế.

Sau Chiến tranh Triều Tiên, khi Tướng Park Chung Hee nắm quyền vào năm 1961, kinh tế Hàn Quốc khá nghèo nàn với thu nhập bình quân đầu người ít hơn $100 USD mỗi năm. Giai đoạn này, kinh tế Hàn Quốc cơ bản phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài, chủ yếu là từ Mỹ. Để tạo động lực phát triển, Park Chung Hee mang "kỷ luật quân đội" và chính sách độc tài áp dụng trên toàn quốc.

Ngay sau khi đảo chính nắm chính quyền vào tháng 7/1961, tướng Park Chung Hee tuyên bố sẽ “dọn rác” làm sạch xã hội[27]. Ông thực hiện hàng ngàn vụ bắt bớ và tuyên bố trước 20.000 sinh viên đại học Seoul: “Toàn dân Hàn Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong vòng 5 năm, phải cắn răng làm việc nếu muốn được sống còn. Nếu làm được vậy, trong vòng 10 năm, chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu ở Đông Á, và sau 20 năm, chúng ta sẽ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới... Hôm nay, có thể một số người dân bất đồng ý kiến với tôi, nhưng xin hiểu cho rằng tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân. Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. Tôi sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng. Tôi sẵn lòng chết cho lý tưởng đã đề ra”[28]

Việc đầu tiên ông làm là đem tử hình 24 quan chức và doanh nhân vì tội tham nhũng. Mọi người đều phải làm việc hết sức mình, ai làm không chăm sẽ bị phê bình, mắng nhiếc trước mặt mọi người, thậm chí sẽ bị bạt tai làm gương. Một số ngành do quân đội xây dựng, khi người lính làm việc không chăm, cấp trên có quyền trừng phạt bằng đòn roi. Những du học sinh trước khi ra nước ngoài học tập phải cam kết không ở lại nước ngoài mà phải về nước phục vụ dù muốn hay không, những ai đã học xong mà không quay về nước thì gia đình họ sẽ phải chịu những hình phạt nặng.

Kế hoạch phát triển kinh tế của Park Chung Hee dựa vào xuất khẩu nhờ giá thành thấp. Chi phí sản xuất được cố tình hạ thấp đến mức tối thiểu bằng cách toàn dân phải cam chịu gian khổ, tiêu dùng hết sức tiết kiệm. Để người lao động có thể sống với mức lương rất thấp, chính quyền đã áp dụng biện pháp giữ giá những sản phẩm nông nghiệp ở mức rất thấp. Cuối thập niên 70, công nghiệp Hàn Quốc đã sản xuất được máy thu hình màu, nhưng chỉ để xuất khẩu, trong nước chỉ dùng TV trắng đen. Các sản phẩm xa xỉ như mỹ phẩm, oto cao cấp, quần áo thời trang... bị hạn chế nhập khẩu ở mức tối đa.

Những năm 1960-1970, điều kiện sống của những người lao động di cư đến các khu công nghiệp hết sức cực khổ. Quyền của người lao động bị hạn chế tối đa vì từ năm 1962, chính sách toàn quốc thắt lưng buộc bụng được áp dụng từ Tổng thống đến dân chúng. Người dân làm việc nặng nhọc và triền miên, nhưng sống kham khổ. Hàng tuần mỗi người dân đều phải nhịn ăn một bữa, không hút thuốc ngoại nhập, không uống cà phê. Thời gian lao động kéo dài đến 12-14 tiếng mỗi ngày. Điều kiện lao động kém, lương rất thấp. Những phản kháng tự phát của công nhân, nông dân hoặc của dân nghèo thành thị đòi hỏi cải thiện điều kiện sống đều bị chính quyền Park Chung Hee đàn áp không thương tiếc. Như Michael Schuman, một nhà báo nổi tiếng chuyên về kinh tế của tờ Time (Mỹ) về sau nhận định: “Chế độ Park Chung Hee thực hiện quyền kiểm soát nhà nước đối với nền kinh tế tàn bạo vượt xa cả con quỷ Sahashi”[29]

Mặt khác, Hàn Quốc đã cử khoảng 320.000 quân nhân sang tham chiến cùng Mỹ trong chiến tranh Việt Nam để đổi lấy những khoản viện trợ của Mỹ. Khoảng 5.000 lính Hàn Quốc đã chết và khoảng 11.000 lính khác bị thương tật nặng trong cuộc chiến này. Đội quân này cũng gây ra một danh sách dài những tội ác chiến tranh, những vụ thảm sát thường dân Việt Nam khi tham chiến (Hàn Quốc thống kê lính của họ đã giết tổng cộng 41.000 người Việt Nam. phần lớn là thường dân). Đổi lại, chính phủ Hoa Kỳ tài trợ mọi khoản chiến phí và trả tiền lương cho lính Hàn Quốc. Tổng cộng Mỹ đã viện trợ hoặc cho Hàn Quốc vay khoảng 10 tỷ USD (tương đương 70 tỷ USD theo thời giá 2017) từ năm 1946 tới năm 1978. Trong đó nhiều nhất là trong giai đoạn 1965-1972, khi Hàn Quốc cử lính sang Việt Nam đánh thuê cho Mỹ: chỉ riêng trong 8 năm này, Hàn Quốc nhận được 5 tỷ USD viện trợ của Mỹ (tương đương 35 tỷ USD theo thời giá 2017), nhiều gấp 3 lần mức viện trợ trong giai đoạn trước. Trong hai năm đầu (1965-1966), thu nhập từ việc đánh thuê cho Mỹ chiếm 40% thu nhập ngoại hối của Hàn Quốc. Một số học giả cho rằng số tiền có được từ cuộc chiến chiếm từ 7-8% GDP của Hàn Quốc trong những năm 1966-1969.Số tiền đánh thuêđược chuyển thẳng cho chính phủ Hàn Quốc dưới hình thức "bán công khai" như trợ cấp quốc phòng, hợp đồng dân sự, chuyển giao công nghệ và ưu đãi thị trường bởi các tổng thống Johnson và Nixon.
Nhờ viện trợ và tiền lương của Mỹ trả cho binh lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam, kinh tế Hàn Quốc phát triển nhanh chóng. Chỉ trong 10 năm từ 1964 tới 1974, GNP bình quân của Hàn Quốc đã tăng hơn 5 lần (từ 103 USD lên 541 USD). Rất nhiều máu đã đổ khi lính Hàn Quốc tham chiến ở Việt Nam, và nhiều ý kiến khẳng định rằng những tổn thất sinh mạng đó đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Sau này, trong bài phát biểu nhân “Ngày tưởng niệm" (6/6/2017), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã khẳng định rằng.

“Nền kinh tế Hàn Quốc đã tồn tại được là nhờ vào sự cống hiến và hy sinh của những người lính tham gia chiến tranh Việt Nam”!

Park Chung Hee cho rằng, Hàn Quốc cần phải phát triển kinh tế vững mạnh trước khi có thể có dân chủ: “Người châu Á sợ hãi đói nghèo hơn là sợ độc tài. Các dân tộc châu Á muốn có bình đẳng kinh tế trước rồi sau đó mới xây dựng cơ chế chính trị công bằng hơn… và viên ngọc chẳng có gì rực rỡ được gọi là chế độ dân chủ là vô nghĩa đối với những người đói khát và tuyệt vọng”. Bằng lý lẽ này, Park Chung Hee sử dụng hệ thống cảnh sát mật để theo dõi và dẹp tan mọi hành vi chống lại ông. Tất cả mọi cá nhân có phát ngôn chống Chính phủ, mọi cuộc biểu tình đòi tăng lương đều bị trấn áp thẳng tay. Cho đến nay, không một chính trị gia Hàn Quốc nào tạo được uy quyền bao trùm cũng như khiến nhiều người dân Hàn Quốc sợ hãi như Park Chung Hee.

Chế độ độc tài quân sự của Park Chung Hee mang tính chất chuyên chế độc đoán, phản dân chủ mạnh mẽ, nhưng cũng không thể phủ nhận những mặt tích cực của chế độ chính trị này đối với việc định hướng diện mạo nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc ngày nay. Bên cạnh các biện pháp chính trị, Park Chung Hee sử dụng các yếu tổ văn hóa Nho giáo để thúc đẩy phát triển đất nước. Vào đầu những năm 1970, Park Chung Hee dự định dẹp bỏ tất cả những gì gọi là truyền thống để nhanh chóng đạt được hiện đại hóa. “Phong trào xây dựng làng mới” đã đập phá nhiều di sản văn hóa, những truyền thống đều bị coi là “cổ hủ”, lạc hậu, cần phải gạt bỏ nhanh chóng để tiến lên hiện đại hóa. Nhưng về tư tưởng, Park Chung Hee nhận thấy ông không thể đưa ra được một học thuyết chính trị mới nào để thay thế Nho giáo mà nhận ra rằng, không thể không sử dụng những yếu tố tích cực của Nho giáo, trong đó, Trung (trung thành) và Hiếu (hiếu thảo) là giá trị quan xuyên suốt nhiều thế kỷ ở Hàn Quốc. Đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các học giả Hàn Quốc về tính hữu dụng của truyền thống, của yếu tố tích cực trong Nho giáo mà kết quả cuối cùng là Park Chung Hee đã đi đến quyết định: Giá trị quan của Nho giáo về Trung và Hiếu được ông ra chỉ thị tiếp tục dạy trong nhà trường và truyền bá trong nhân dân.

Nhờ những biện pháp cứng rắn về chính trị, khắc khổ về kinh tế cũng như sử dụng yếu tố văn hóa, từ thập niên 1960, kinh tế Hàn Quốc phát triển với tốc độ rất nhanh, đến giữa thập niên 1980 đã trở thành một trong những nước công nghiệp hóa mới (NICs). Năm 2004 GDPcủa Hàn Quốc là 680 tỉ USD (Đô la Mỹ), đứng thứ 12 trên thế giới. Thành công trong phát triển kinh tế của Hàn Quốc được gọi là "Kỳ tích sông Hán" (một số cách phát âm là "sông Hàn") (한강의 기적).


Trong bối cảnh chính trị như vậy, nền kinh tế Hàn Quốc cũng phát triển theo mô hình "độc tài". Các Chaebol, tức Tài phiệt (財閥, 재벌)[37]là tên gọi các tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Thông thường tài phiệt là các tập đoàn đa quốc gia, với thành viên bao gồm rất nhiều doanh nghiệp quốc tế[37] nhưng đều nằm dưới sự điều khiển của một ông chủ nắm quyền hành trên tất cả các cơ sở này.[37][38] Hiện nay ở Hàn Quốc có khoản vài chục nhóm tài phiệt như vậy, nằm dưới sự điều khiển tuyệt đối của một vài gia tộc. Đến năm 2008, Ngân hàng Hàn Quốc cho biết nhóm 30 chaebol lớn nhất đang kiểm soát gần 40% nền kinh tế đất nước, riêng Samsung chiếm tới 1/5 xuất khẩu của nước này. Các tài phiệt đóng một vai trò quan trọng trong chính trị Hàn Quốc. Ví dụ năm 1988, chủ tịch của tập đoàn Hyundai là ông Jeong Mong-jun đã trúng cử Quốc hội Hàn Quốc. Một số lãnh đạo tài phiệt khác cũng trúng cử đại biểu quốc hội thông qua cơ chế đại biểu tỷ lệ.

Các tài phiệt chỉ nắm giữ một phần nhỏ cổ phần nhưng lại có rất nhiều quyền lực và có khả năng kiểm soát tất cả công ty con. Ví dụ Samsung chỉ sở hữu 0,5% tài sản của các hãng thuộc quyền nó, nhưng thực tế nó có quyền chi phối mọi mặt các công ty này. Điều này cho thấy mức độ tuân thủ pháp luật ở các tài phiệt Hàn Quốc là rất thấp.[38] Các tài phiệt duy trì quyền lực của mình thông qua việc sở hữu chéo (cross-holding).[39] Các tài phiệt lũng đoạn nền kinh tế của Hàn Quốc, một số công ty như Hyundai và SK thậm chí có dính líu đến các vụ bê bối liên quan tới các tổng thống như Gim Daejung, Roh Moo-hyun.[40]

Từ 1998 đến 2007, Hàn Quốc đã có những tiến bộ trong tiến trình dân chủ hoá, song đôi khi vẫn trượt theo hướng độc tài. Đã có rất nhiều tổ chức phi chính phủ giả hiệu (pseudo-NGOs) hoạt động theo mệnh lệnh của chính quyền, nhiều nhóm cánh hữu, nhiều tổ chức hiện “vẫn tìm cách bảo vệ những quyền ưu tiên mà họ có được từ thời của chế độ độc tài”. Ở Hàn Quốc, quá trình dân chủ hoá diễn ra trong bối cảnh của tăng trưởng kinh tế nhưng không phải là sự phát triển kinh tế trực tiếp thúc đẩy dân chủ hoá. Các phương thức phát triển kinh tế trở nên phản nhân văn và mang nặng tính bóc lột. Người Hàn Quốc hiện nay phải gánh chịu rất nhiều áp lực trong cuộc sống, nhất là về công việc và học tập.

Vị trí địa lý.
Hàn Quốc nằm ở phần phía nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Á. Nước này có đượng biên giới trên bộ duy nhất với CHDCND Triều Tiên, nằm ở phía bắc với đường biên giới dài 238 km dọc theo Khu phi quân sự Triều Tiên. Hàn Quốc chủ yếu được bao bọc bởi biển, với 2.413 km đường bờ biển. Phía tây là Hoàng Hải, phía Nam là Biển Hoa Đông, và phía đông là đảo Ulleungdo và đảo Liancourttrong Biển Nhật Bản. Về mặt địa lý, diện tích đất của Hàn Quốc là khoảng 100.032 km² (38.623 sq mi)..[42] 290 km² vuông (110 mi²) 290 dặm vuông (110 dặm vuông) của Hàn Quốc bị chiếm bởi nước. Các toạ độ gần đúng là 37° Bắc, 127°30 Đông. Địa hình phân hoá thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía tây và Nam. Bãi bồi ven biển Saemangeum là bãi nổi ven biểnlớn thứ hai thế giới.

Địa hình.
Không giống như Nhật Bản hay các tỉnh phía bắc của Trung Quốc, địa chất Bán đảo Triều Tiên tương đối ổn định. Không có núi lửa hoạt động (ngoại trừ núi Baekdu ở biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung quốc, hoạt động gần đây nhất năm 1903), và không có những trận động đất mạnh.

Hàn Quốc không có các vùng đồng bằng rộng, các vùng đất thấp là sản phẩm của hoạt động xói mòn núi. Khoảng 30% lãnh thổ Hàn Quốc là các vùng đất thấp, phần còn lại bao gồm vùng cao và những ngọn núi. Phần lớn các vùng đất thấp nằm dọc theo bờ biển, đặc biệt là bờ biển phía tây, và dọc theo con sông lớn. Đồng bằng quan trọng nhất là đồng bằng Sông Hán nằm xung quanh Seoul, Pyeongtaek ven biển phía tây nam của Seoul, các lưu vực sông Geum Sông, Sông Nakdong, và Yeongsan và Honam ở phía tây nam. Một dải đồng bằng hẹp ven biển chạy dọc theo bờ biển phía đông.

Khoảng ba ngàn hòn đảo, chủ yếu là nhỏ và không có người ở, nằm ngoài bờ biển phía tây và phía nam của Hàn Quốc. Jeju nằm cách bờ biển phía nam của Hàn Quốc khoảng 100 km. Đây là hòn đảo lớn nhất của đất nước, với diện tích 1.845 km². Jeju cũng là địa điểm có ngọn núi cao nhất của Hàn Quốc: Hallasan, một ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động, với độ cao 1.950 m so với mực nước biển. Các hòn đảo phía đông của Hàn Quốc bao gồm Ulleungdovà Liancourt(Dokdo / Takeshima), trong khi Marado và Socotra những hòn đảo cực nam của Hàn Quốc.

Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành), dân số chính thức khoảng trên 10 triệu người, nằm ở phía tây Bắc. Những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân Xuyên) ở phía tây Seoul, Daejeon (Đại Điền) ở miền trung, Kwangju (Quang Châu) ở phía tây nam, Daegu(Đại Khâu) và Busan (Phủ San) ở phía đông nam.

Khí hậu.
Những cơn mưa nặng hạt tập trung vào một quãng thời gian ngắn ngủi trong mùa hè. Mùa mưa được gọi là Jangma. Vào mùa đông nhiệt độ thường xuyên dưới 0°C và có thể xuống rất thấp. Gió mùa mang không khí lạnh từ Siberithổi tới. Hiếm khi nào mưa ít hơn 750 milimét (29,5 in)in) trong năm, phần lớn các năm đều có lượng mưa trên 1.000 milimét (39,4 in) in). Thế nên, đất nước này có đủ mưa để duy trì sản xuất nông nghiệp của mình.

Do ở phía Nam và bị biển bao bọc chung quanh, Đảo Jeju có thời tiết ấm hơn và dễ chịu hơn so với các vùng khác của Hàn Quốc. nhiệt độ trung bình trên đảo Jeju khoảng từ 2,5 °C (36,5 °F) trong tháng Giêng đến 25 °C (77 °F) trong tháng Bảy.

Hàn Quốc ít bị bão hơn so với Nhật Bản, Đài Loan, bờ biển phía đông của Trung Quốc, Philippines. Có từ 1-3 cơn bão mỗi năm. Bão thường đổ bộ vào Hàn Quốc vào cuối mùa hè, đặc biệt là trong tháng Tám, và mang lại những cơn mưa xối xả. Lũ lụt thỉnh thoảng gây ra thiệt hại đáng kể, như làm sạt lở đất, do địa hình chủ yếu là núi của đất nước.

Quan hệ ngoại giao:
Triều Tiên.
Tái thống nhất với Bắc Triều Tiên là một chủ đề chính trị đang được bàn luận ở Hàn Quốc hiện nay, nhưng vẫn chưa có hiệp định hoà bình nào được ký kết. Luật an ninh quốc gia Hàn Quốc hiện vẫn không cho phép người dân tiếp nhận bất cứ thông tin nào từ phía Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, những ai tỏ thái độ ủng hộ hoặc phát biểu ca ngợi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên có thể bị kết án tới 7 năm tù[24][25][26]. Tổng thống Roh Moo-hyun đã nghĩ tới việc dỡ bỏ luật này, nhưng hiện tại nó vẫn chưa được thực thi.

Cả Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên đều tuyên bố chủ quyền của mình đối với toàn bộ bán đảo và các đảo xa bờ, cả hai cũng đồng thời coi chính quyền của họ là chính quyền hợp pháp duy nhất trên bán đảo Triều Tiên. Những nỗ lực hòa giải giữa hai miền vẫn tiếp tục tiếp diễn kể từ khi chiến tranh Triều Tiên kết thúc. Tuy nhiên tiến trình hòa giải này hứa hẹn vẫn sẽ còn phức tạp sau các vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên thời gian gần đây, khiến cho mối quan hệ giữa hai miền trở nên căng thẳng. Năm 2017, Tổng thống Moon Jae-in lên nắm quyền, hứa hẹn sẽ đem lại những thay đổi lớn nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai nhà nước. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2014, số người Hàn Quốc được hỏi có cái nhìn tích cực về Bắc Triều Tiên chỉ chiếm 3 %, tuy nhiên theo một cuộc khảo sát khác vào năm 2017 của chính phủ, có tới 56% người Hàn Quốc ủng hộ việc thống nhất với miền Bắc

Nhật Bản.
Mặc dù là 2 nước láng giềng và đều là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ ở khu vực Đông Bắc Á, người dân Hàn Quốc đa phần đều có cái nhìn rất tiêu cực đối với Nhật Bản. Nguyên nhân chủ yếu là do họ đã từng phải chịu ách cai trị tàn bạo của Nhật Bản trong vòng 35 năm kể từ khi Nhật chiếm Bán đảo Triều Tiênvào năm 1910. Dù Nhật đã trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên vào năm 1945, phải chờ đến năm 1965 hai nước mới chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Nhật Bản hiện đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Hàn Quốc [51].

Hai quốc gia hiện cũng đang có những tranh chấp trong việc tuyên bố chủ quyền đối với đảo Liancourt. Cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều coi hòn đảo này là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ [52][53][54][55], dẫn đến mâu thuẫn gay gắt và hiện nay vẫn chưa tìm được biện pháp giải quyết.

Hoa Kỳ.
Mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước bắt đầu ngay sau Thế Chiến II, sau khi Nhật đầu hàng và trao trả độc lập cho toàn bộ bán đảo Triều Tiên. Theo quyết định của Hội nghị Yalta, Hoa Kỳ đã tạm thời tiếp quản miền nam bán đảo Triều Tiên trong ba năm (trong khi Liên Xô tiếp quản miền Bắc). Năm 1948, với sự ủng hộ của Mỹ, Lý Thừa Vãn đã lập nên nhà nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc). Khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ vào năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đã được gửi đến để giúp đỡ nhà nước Hàn Quốc chống lại cuộc tấn công từ Bắc Triều Tiên. Sự tham chiến của Hoa Kỳ đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn thất bại gần như chắc chắn của Hàn Quốc trước quân đội Bắc Triều Tiên. Sau Chiến tranh, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục duy trì một số lượng lớn các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Hàn Quốc. Tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2009 tại Luân Đôn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố Hàn Quốc là "một trong những đồng minh thân cận nhất và một trong những người bạn tuyệt vời nhất của Hoa Kỳ"[56]. Hàn Quốc hiện là một trong những đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ cùng với các nước Argentina, Australia, Bahrain, Israel, Nhật Bản, Jordan, Kuwait, Maroc, New Zealand, Philippines, và Thái Lan.

Dân cư.
Trong thành phần dân cư Hàn Quốc thì người Triều Tiên chiếm đại đa số. Dân tộc thiểu số duy nhất là một bộ phận nhỏ người gốc Hoa. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á năm 1997, Hàn Quốc cùng với Nhật Bản là hai quốc gia sớm khắc phục được khủng hoảng, vì vậy mà một số lượng lớn lao động từ các nước châu Á khác (như Philippines, Ấn Độ) cũng như từ các nước châu Phi đã đổ về đây để tìm kiếm việc làm trong các nhà máy lớn. Một bộ phận không nhỏ người Hoa Kỳ cũng đang sống và làm việc tại Hàn Quốc, họ tập trung tại một khu vực của thành phố Seoul có tên động Itaewon (Lê Thái Viện). Ở đây người ta cũng có thể tìm thấy một khu "làng Liên hiệp quốc" bên cạnh nhiều đại sứ quán và công ty nước ngoài.

Ngược lại cũng có rất nhiều người Hàn Quốc sinh sống tại nước ngoài, ví dụ như tại Trung Quốc và nhiều nước vùng Trung Á. Stalin đã đưa hàng ngàn người Triều Tiên tới đó. Trong thời kì bị Nhật đô hộ, một số người cũng đã bị đưa sang Nhật Bản. Sự bất ổn chính trị, xã hội và kinh tế trong nước đã dẫn tới việc nhiều người Hàn Quốc di cư sang Canada và Hoa Kỳ. Từ khi tình hình trong nước trở lại ổn định, một số đã trở về quê hương (mang hai quốc tịch).

Áp lực cuộc sống và nạn tự sát. Sao đến cái này tôi lại phấn khích vậy nhỉ?
Xã hội Hàn Quốc hiện đại tạo nên áp lực rất lớn trong cuộc sống, từ học tập, thi cử tới kiếm việc làm, kết hôn... Do các áp lực này, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc thuộc mức rất cao trên thế giới. Năm 2012, tỷ lệ tự sát tại Hàn Quốc là 28,9 vụ/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 12,1 vụ của Mỹ, 7,8 vụ của Trung Quốc và cao hơn 2,5 lần so với mức trung bình trên toàn thế giới. Tự sát là nguyên nhân số một trong những ca tử vong của thanh thiếu niên (từ 10 tới 30 tuổi)[57][58][59]

Hiện nay, ngày càng có nhiều người già Hàn Quốc đang phải sống và qua đời trong cô độc. Những biến động ở Hàn Quốc từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990 khiến nhiều người mất việc, và họ bị tụt lại trong sự cạnh tranh gay gắt trong xã hội. Nhiều người cao tuổi không có tiền tiết kiệm khi về hưu trong khi con cái lại không đủ khả năng chu cấp cho họ. Trợ cấp xã hội dành cho những người ngoài độ tuổi 50 chỉ ở mức tương đối thấp. Chỉ số Hưu trí toàn cầuMercer Melbourne 2015 xếp hạng Hàn Quốc đứng thứ 24 trong 25 quốc gia có nền kinh tế lớn, chỉ cao hơn Ấn Độ. Năm 2014, chỉ 45% người Hàn Quốc trong độ tuổi từ 55 đến 79 có lương hưu và chi tiêu trung bình hàng tháng của họ là 431 USD, bằng 82% mức chi phí sinh hoạt tối thiểu cho một người. Khoảng 30% người cao tuổi Hàn Quốc có thu nhập hàng tháng dưới mức nghèo tuyệt đối. Cứ 4 người cao tuổi Hàn Quốc lại có một người mắc chứng trầm cảm, tỷ lệ tự sát của nhóm người cao tuổi cao gấp đôi so với mức trung bình cả nước[60].

Hàn Quốc là nước xếp cao nhất trong các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và liên tục có số vụ tự sát thuộc hàng đầu trong các nước phát triển. Nhà ga tàu điện ngầm ở Seoul dựng hàng rào để ngăn người nhảy xuống lúc tàu đến, và 8 cây cầu trong thành phố đều lắp đặt hệ thống camera nhằm phát hiện người có ý tự sát. Quốc gia này là nơi thường xuyên diễn ra các vụ tự tử của sinh viên, ca sĩ, người mẫu, diễn viên, vận động viên thể thao, người nổi tiếng, trong đó bao gồm vụ tự sát của cựu tổng thống Roh Moo-hyun năm 2009.[61] Trong chưa đầy 4 tháng đầu năm 2011, bốn sinh viên và một giáo sư trường đại học Kaist - ngôi trường danh tiếng Nhất Hàn quốc - lần lượt tự sát.[62]

Theo một chuyên gia về tâm thần học tại Đại học Seoul và cũng là thành viên trong Hiệp hội ngăn chặn tự sát ở Hàn Quốc, tự sát tập thể khá phổ biến ở nước này và có xu hướng tăng cao.[63] Tỷ lệ này tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 và tiếp tục tăng sau đó.[64] Trong vòng 5 năm trước 2007, tỉ lệ tự sát ở Hàn Quốc tăng gấp đôi.[65] Năm 2011, trước tình hình này, một số người đứng ra tổ chức những khoá học chết thử, với lý do "trải nghiệm cảm giác sắp chết sẽ mang lại ý nghĩa về sự sống cho tất cả mọi người, bất kể họ già hay trẻ". Mục đích của chương trình này là muốn người tham gia "nghĩ về cuộc sống và tận hưởng nó một cách có ý nghĩa hơn" thay vì tìm đến cái chết.[64]

Ở các gia đình có 2 vợ chồng cùng đi làm, đàn ông chỉ dành 40 phút làm việc nhà hoặc trông con, so với phụ nữ là trung bình 3 giờ một ngày. Theo thống kê, số giờ làm việc trung bình của người Hàn Quốc là 2.113 giờ một năm, đứng thứ hai trong số các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), chỉ sau México. Tuy nhiên, nhiều cuộc khảo sát cho thấy thực tế còn tệ hơn và có xu hướng giống Nhật Bản, nơi thường xuyên có người lao động chết do lao lực. Đã xuất hiện cụm từ mới phản ánh tình trạng này ở Hàn Quốc là "Kawarosa" (chết vì làm việc quá sức trong tiếng Hàn)

Nếu ở Hàn Quốc thì tôi sẽ phải học tiếng Hàn rồi.
Về ngôn ngữ và chữ viết.
Ở Hàn Quốc, ngôn ngữ chính thức là tiếng Hàn Quốc (tiếng Triều Tiên). Một số nhà ngôn ngữ học xếp ngôn ngữ này vào ngữ hệ Altai, một số khác thì cho rằng tiếng Hàn Quốc là một ngôn ngữ biệt lập (language isolate). Kể từ bậc tiểu học, người ta bắt đầu dạy tiếng Anhcho học sinh. Sau này tiếng Trung Quốc và tiếng Nhật cũng trở thành ngoại ngữ chính. Các ngôn ngữ châu Âu như tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha ít phổ biến hơn.

Khác với chữ viết của các nước vùng Đông Á, Hangeul - chữ viết chính của người Hàn Quốc – sử dụng một bảng chữ cái gồm 51 ký tự, 24 ký tự đơn và 27 ký tự kép. Những ký tự này được kết hợp theo âm tiết thành các chữ. Đối với những người không biết thì chữ Triều Tiêncũng phức tạp y như chữ Hán vậy. Nhưng thực ra người học có thể nắm được căn bản của loại chữ viết này chỉ sau 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Vì lẽ đó mà chữ Hangeul được gọi là Atsim-Gul (chữ viết buổi sáng – trong một buổi sáng có thể học xong).

Hanja, bộ chữ Hán của người Triều Tiên, có ý nghĩa tương tự như chữ La tinh ở các nước châu Âu. Giống như các ngôn ngữ ở Đông Ávà Đông Nam Á, rất nhiều từ trong tiếng Hàn Quốc có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên việc loại bỏ đi các thanh âm trong tiếng Hándẫn đến việc trong tiếng Hàn Quốc có rất nhiều từ đồng âm. Các từ này được phát âm giống nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau và chỉ phân biệt được ý nghĩa dựa vào ngữ cảnh. Vì vậy, để cho rõ nghĩa, trong các văn bản khoa học người ta thường ghi chú thích bằng chữ Hanja ở đằng sau những cụm từ quan trọng. Trên các tấm danh thiếp người ta cũng thường sử dụng chữ Hanja để giải thích ý nghĩa tên của họ.

Văn học
Văn học Hàn Quốc có một số lượng lớn độc giả. Những buổi đọc sách thậm chí được tổ chức tại các sân vận động.

Hwang Sok-Yong (1943) là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất xứ Hàn. Ông đã trải qua cuộc chiến tranh Triều Tiên và từng tham chiến tại chiến tranh Việt Nam. Đề tài chính trong các tác phẩm của ông là mâu thuẫn giữa truyền thống và hiện đại.

Tôn giáo
Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo10,9%) và 22,8% là Phật tử.[72] 1% là tín đồ đạo Khổng, 1% còn lại theo các tôn giáo khác.

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.[73]. Hàn Quốc cũng là quốc gia có dân số theo Công giáo đông ở Châu Á (cùng với Philipines và Timor-Letse)

Nhiều người dân Hàn Quốc không đặt nặng vấn đề tôn giáo, họ tổ chức ngày lễ của nhiều tôn giáo khác nhau. Việc pha trộn tôn giáo này vấp phải sự phản đối kịch liệt của hơn 90.000 tín đồ Nhân chứng Giê-hô-va. Những nghi lễ cổ truyền vẫn còn được duy trì. Các giá trị của đạo Khổng hiện nay vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống thường ngày của người dân xứ Hàn.

Ẩm thực.
Hàn Quốc nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Hàn Quốc làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay.

Bulgogi (thịt nướng tẩm gia vị, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Hàn Quốc hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến ở Hàn Quốc là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Hàn Quốc cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Âm nhạc.
K-Pop
K-Pop (viết tắt của Korean Pop, Pop Hàn Quốc) là dòng nhạc Pop ở Hàn Quốc, chịu ảnh hưởng của J-Pop (Pop Nhật). Nhờ sự quảng bá mạnh mẽ của truyền thông mà K-Pop đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, thu hút hàng triệu fan cuồng nhiệt không chỉ ở chấu Á mà cả thế giới, trở thành một hiện tượng giải trí toàn cầu. Năm 2012, người Hàn gây sốt trên thế giới với điệu nhảy ngựa trong ca khúc Gangnam Style của ca sĩ PSY, đạt hơn 3 tỷ lượt xem trên Youtube. Cùng với điện ảnh, K-Pop gây nên một cơn sốt đặc biệt với giới trẻ Việt Nam, đi theo đó là một số hệ lụy. Một số ban nhạc K-pop nổi tiếng là BIGBANG, DBSK,Girls' Generation, EXO, BTS, Super Junior, Infinite, SHINee, Twice,GFriend, Got7, T-ara, WINNER, Monsta X, Seventeen, Red Velvet.

Noraebang, Karaoke của Hàn Quốc.
Trong tiếng Triều Tiên không có từ nghĩa tương đương với karaoke. Thay vào đó, họ gọi loại hình giải trí này là norae (노래, tiếng hát). Các quán karaoke (노래방noraebang) được tìm thấy ở khắp các ngóc ngách. Cả thanh niên lẫn người lớn tuổi đều mê loại hình giải trí này.

Điện ảnh.

Kể từ thành công của phim Shiri 1999 ngành công nghiệp điện ảnh ở xứ Hàn có sự thăng tiến không ngừng. Hiện nay Hàn Quốc là một trong số ít những nước mà các sản phẩm của Hollywood không có mấy ảnh hưởng. Điều này thể hiện qua việc tỉ lệ khán giả đến rạp xem phim trong nước cao hơn hẳn so với các tác phẩm điện ảnh nước ngoài.

Shiri là một bộ phim của đạo diễn Khương Đế Khuê (Kang Jae Gyu) nói về một nữ điệp viênBắc Triều Tiên, người có nhiệm vụ tổ chức một vụ khủng bố tại Seoul. Chỉ tính riêng ở Seoul số lượng khán giả đến xem phim đã vượt quá con số 2 triệu, vượt xa các bộ phim khác như Ma trận (The Matrix), Titanic hay Chiến tranh giữa các vì sao (Star Wars). Ngân sách chi cho phim này chỉ khoảng 5 triệu USD, trong khi số tiền thu về chỉ riêng ở Hàn Quốc đã lên tới trên 60 triệu USD. Thành công này được lý giải là nhờ vào chi phí lớn nếu so với các bộ phim khác của Hàn Quốc.

Trong năm 2000, tiêu điểm dồn vào phim Vùng an ninh chung (Joint Security Area). Bộ phim kể về sự chia cắt Triều Tiên này thậm chí còn thành công hơn cả ShiriBạn (Friend) là bộ phim của năm 2001. Bộ phim hài lãng mạn Cô nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl) còn được yêu thích hơn cả Chúa tể của những chiếc nhẫn (The Lord of the Rings) hay Harry Potter. Năm 2004 bộ phim Old Boy giành giải thưởng lớn tại Liên hoan phim Cannes và được bán cho nhiều nước. Sau khi dự liên hoan phim này, đạo diễn Quentin Tarantino đã phát biểu: "Những bộ phim hấp dẫn nhất thế giới hiện đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc."

Những thành công này khiến cho Hollywood phải chú ý. Những phim như Shiri giờ đây được bán ở cả Hoa Kỳ. Miramax đã mua bản quyền phim Vợ tôi là Gangster (My Wife is a Gangster), bộ phim còn trội hơn một số sản phẩm của Hollywood, và hiện đang làm lại bộ phim này để bán trên thị trường Mỹ. Những phim nổi tiếng khác như My Sassy GirlOld Boy hay A Tale of Two Sisters (Câu chuyện hai chị em) cũng đang nằm trong tầm ngắm của các nhà làm phim người Mỹ.

Giống như ở nhiều nước châu Á khác, tại Việt Nam phim Hàn Quốc cũng giành được sự ưu ái đặc biệt. Ngoài những tác phẩm điện ảnh được chiếu ngoài rạp, những bộ phim truyền hình dài tập của Hàn Quốc cũng thu hút một số lượng lớn khán giả. Một số series phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc có thể kể đến như Bản tình ca mùa đôngĐược làm hoàng hậuCô nàng đẹp traiThợ săn thành phố hay Hậu duệ mặt trời.

Về người nổi tiếng thì khi đã sinh sống ở Hàn một thời gian, tôi quen rất nhiều diễn viên, ca sĩ của xứ Hàn

Có lẽ tôi sẽ học ở trường Hàn nên cùng tìm hiểu về giáo dục Hàn nhé!
Hệ thống trường học hiện đại ở Hàn Quốc gồm sáu năm tiểu học, ba năm trung học cơ sở và ba năm trung học phổ thông. Học sinh bắt buộc phải học tiểu học và trung học cơ sở nhưng không phải trả chi phí giáo dục, ngoại trừ một khoản phí nhỏ gọi là "Phí hỗ trợ hoạt động của nhà trường". Khoản phí này khác nhau tùy theo từng trường học. Chương trình đánh giá học sinh quốc tế - do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế thế giới (OECD) khởi xướng và chỉ đạo - hiện đang xếp hạng giáo dục khoa học của Hàn Quốc tốt thứ ba trên thế giới và cao hơn mức trung bình của OECD.[74]

Hàn Quốc cũng xếp thứ hai về toán học và văn học, đứng nhất về giải quyết vấn đề. Mặc dù sinh viên Hàn Quốc thường được xếp hạng cao trong các bài kiểm tra so sánh quốc tế, tuy nhiên hệ thống giáo dục đôi khi bị lên án vì tập trung nhấn mạnh vào việc học thụ động và học thuộc lòng. Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc khắt khe và rập khuôn hơn hệ thống giáo dục ở hầu hết các nước phương Tây. Ngoài ra, việc thành lập các trường tư độc lập với học phí cao (Hagwon (학원)) bị lên án như là một vấn đề lớn của xã hội.

Hàn Quốc thường tự hào vì nền công nghiệp giáo dục của mình. Nhưng đất nước này đã đi hơi quá trớn với nó: với 407 trường cao đẳng và đại học, kết quả là sinh viên tốt nghiệp quá nhiều khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Giáo dục đã trở thành một cổng tài chính làm tê liệt nền kinh tế lớn thứ tư châu Á. Việc học thêm và luyện thi đại học gây nợ nần cho các gia đình nhiều hơn 3 phần trăm của tổng sản phẩm trong nước và tất cả chỉ để tạo ra "thanh niên thất nghiệp tuổi 20". Chính phủ đã đưa mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp cao vào danh sách các ưu tiên hàng đầu bằng cách đầu tư vào các công trình công cộng, nhưng chương trình này không quan tâm đến những người được đào tạo trẻ. OECD cũng kêu gọi ngành công nghiệp đóng một vai trò xây dựng hơn trong việc đào tạo trình độ nghề vì việc tập trung vào các trường khiến thiếu hụt trong lĩnh vực lao động thủ công, gây ra một làn sóng công nhân nhập cư có tay nghề thấp

Khoa học công nghệ.
Một trong những hiện vật nổi tiếng trong lịch sử của Hàn Quốc về khoa học và công nghệ là Cheomseongdae (첨성대, 瞻星臺), một đài quan sát cao 9,4 mét được xây dựng năm 634.

Mẫu bản in khắc gỗ Hàn Quốc xưa nhất còn sót lại là Kinh Đại bi tâm Đà la ni Mugujeonggwang.[76] Bản mẫu này được tin rằng đã được in tại Hàn Quốc vào năm 750 - 751, nếu đúng như vậy thì bản in này còn nhiều tuổi hơn Kim Cương kinh. Tơ Cao Lyđược người phương Tây đánh giá cao và đồ gốm Hàn Quốc làm bằng gốm men ngọc màu xanh dương-xanh lá có chất lượng cao nhất và các thương gia Ả Rập săn lùng. Cao Ly đã có một nền kinh tế tấp nập với thủ đô thường xuyên được các thương gia từ khắp nơi trên thế giới ghé qua.

Trong thời kỳ Joseon những Geobukseon (tàu con rùa) được phát minh, sử dụng sàn gỗ và gai sắt,[77][78][79] cùng các vũ khí khác như bigyeokjincheolloe (비격진천뢰, 飛擊震天雷) và hwacha.

Bảng chữ cái Hangul của Hàn Quốc cũng được vua Sejong (tiếng Hàn: 세종 (âm Việt: Xê Chôông), âm Hán Việt: Thế Tông) phát minh trong thời gian này.

Kể từ khi nền kinh tế của Hàn Quốc được công nghiệp hóa, nhiều tập đoàn công nghệ cao đã ra đời, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Samsung là công ty sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới vào 2012.[80]Năm 2010, khoảng 90% người Hàn Quốc sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại di động [81]. Hàn Quốc là nước có tốc độ đường truyền Internet nhanh nhất trên thế giới, với tốc độ tải xuống trung bình là 25,3 Mbit / s.

Thể thao.
Hàn Quốc có một nền thể thao tương đối mạnh ở châu Á và trên thế giới. Những môn thể thao mạnh là:

Võ - đặc biệt là TaekwondoBóng đá - từng xếp hạng tư thế giới tại World Cup 2002, giải đấu mà Hàn Quốc là đồng chủ nhà cùng với Nhật Bản

Các cầu thủ nổi tiếng: Ahn Jung-hwan, Park Ji-sung, Lee Chun-soo, Cha Doo-ri, Son Heung-min,...

Bóng chày được du nhập vào Triều Tiên năm 1905 và sau đó trở thành một môn thể thao được nhiều người xem ở Hàn Quốc.[83] Liên đoàn Bóng chày Hàn Quốc được thành lập năm 1982, là liên đoàn thể thao chuyên nghiệp đầu tiên ở Hàn Quốc. Đội tuyển bóng chày Hàn Quốc đoạt giải 3 trong Giải Bóng chày Thế giới 2006, giải nhì trong năm 2009và huy chương vàng Olimpic Bắc Kinh 2008.[84]

Năm 1988, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1988 ở Seoul, quốc gia này được xếp hạng 4, với 12 huy chương vàng, 10 bạc và 11 đồng.[84] và cũng xuất sắc trong các môn như bắn cung, bóng bàn, cầu lông, trượt băng ? (patinaje de velocidad sobre pista corta), bóng ném, hockey trên băng, đấu vật, bóng chày, judo, taekwondo, patin và cử tạ. Hàn Quốc cũng đoạt nhiều huy chương ở Thế vận hội Mùa đông so với các quốc gia châu Á khác. Tại Thế vận hội Mùa đông 2010 ở Vancouver, các đội tuyển Hàn Quốc giành tổng cộng 14 huy chương (gồm 6 vàng, 6 bạc và 2 đồng) trên tổng số 45 huy chương (23 vàng, 14 đồng và 8 bạc) [84]. Năm 2018, Hàn Quốc đăng cai tổ chức Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Pyeongchang và cũng là lần đầu tiên thế vận hội được tổ chức tại một vùng ngoại ô, đoàn.Hàn Quốc đạt tổng số 17 huy chương (gồm 5 vàng, 8 bạc và 4 đồng).

Hàn Quốc đã đăng cai tổ chức các kỳ Đại hội thể thao châu Á trong các năm 1986 (Seun) và 2002 (Busan) và sẽ đăng cai tổ chức Đại hội này năm 2014 (Inchon).[85] Cũng đã đăng cai tổ chức Đại hội thể thao Mùa đông châu Á 1999; và sự kiện thể thao liên minh các trường đại học Thế giới Universiada Mùa đông năm 1997 và Mùa hè 2003. Đồng đăng cai tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 với Nhật Bản, và đội bóng đá của Quốc gia này trở thành đội đầu tiên thuộc Liên đoàn bóng đá châu Á lọt vào vòng bán kết.[86]

Thể thao điện tử hay còn gọi là eSports đã trở nên khá phổ biến ở Hàn Quốc những năm gần đây, đặc biệt là trong giới trẻ. Hai trò chơi được tranh tài nhiều nhất là League of Legends và StarCraft. Các giải đấu eSport tại Hàn Quốc được quản lý bởi Hiệp hội Thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA). Những cái tên nổi tiếng của Hàn Quốc trong bộ môn này là Lim Yo-Hwan, Lee Sang-hyeok (còn được biết đến với nghệ danh Faker), Choi Yeon-Sung, Park Sung-Joon và Lee Jae-Dong.

Còn vài thứ tôi thấy lạ nữa này.
Nhà hàng thức ăn nhanh ở Hàn Quốc sẽ mang đồ ăn đến tận cửa nhà bạn

Bạn có thể xem chương trình truyền hình yêu thích của idol trong khi ăn McDonalds hoặc Burger King, được gửi ngay đến cửa nhà của bạn, vì hầu hết các nhà hàng thức ăn nhanh đều có dịch vụ giao hàng.

Gần 1/3 phụ nữ Hàn Quốc từng trải qua ít nhất một cuộc phẫu thuật thẩm mỹ

Hàn Quốc là thị trường phẫu thuật thẩm mỹ lớn nhất trên thế giới. Một khảo sát cho hay khoảng 20-30% phụ nữ đều từng trải qua ít nhất một lần phẫu thuật thẩm mỹ trong đời của họ. Đôi khi, cha mẹ tặng con gái mình "phẫu thuật cắt mí mắt" cho ngày sinh nhật thứ 16 của họ. Phẫu thuật mí mắt ở đây cũng xuất hiện nhiều hơn ở phương Tây.

"Gangnam style" vẫn là bài hát K-Pop xếp hạng cao nhất trên Billboard

Gangnam Style của PSY đã có hơn 3 tỷ lượt xem trên YouTube kể từ khi phát hành vào năm 2011. Nó đạt vị trí số 2 trên Billboard Hot Singles Chart, đây là vị trí cao nhất cho một nghệ sĩ Hàn Quốc trong lịch sử. Quận Gangnam, được biết đến là khu vực đắt đỏ và uy tín nhất ở Seoul, là nguồn cảm hứng cho tiêu đề, mô tả phong cách thời trang trong ca khúc.

Thông thường tội phạm phải thực nghiệm lại tội ác của họ trước báo chí

Nếu bạn phạm tội tại Hàn Quốc, hãy sẵn sàng để bị làm nhục công khai. Hàn Quốc nổi tiếng vì thực nghiệm lại tội phạm, có nghĩa là bạn phải tái diễn cảnh phạm tội tại nơi xảy ra, trong khi bị còng tay, báo chí được mời xem và chụp ảnh khi bạn thực hiện lại từng bước một.

Cái chết vì quạt điện là nỗi lo sợ chung của người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc tin rằng để một chiếc quạt điện chạy qua đêm sẽ giết chết người đang ngủ bên cạnh nó. Cái chết vì dùng quạt điện là một điều mê tín phổ biến ở Hàn Quốc dù các phương tiện truyền thông và báo chí thường nhắc đến và khẳng định điều đó không đúng. Không có ca tử vong thực tế nào được báo cáo từ vụ việc này và vẫn còn nhiều người vẫn mê tín.

Đàn ông Hàn Quốc thường xuyên trang điểm

Tin hay không, 20% nam giới Hàn Quốc được biết là trang điểm thường xuyên. Thị trường mỹ phẩm nam giới rất lớn ở Hàn Quốc và bạn không cần phải là một thần tượng nam mới trang điểm. Bây giờ bạn đã biết tại sao các chàng trai Hàn Quốc lại trông rất đẹp trai tại bất kỳ thời điểm nào.

Hàn Quốc có tỷ lệ béo phì thấp nhất trên thế giới 

Bạn đã bao giờ tự hỏi về những cơ thể hoàn hảo mà các thần tượng Hàn Quốc có? Vâng, người Hàn Quốc được biết đến là phát cuồng với việc tập thể dục và có ý thức về sức khoẻ. Bằng chứng? Chỉ có 3,2% người Hàn Quốc thừa cân, đây là mức thấp nhất trên thế giới.

Người Hàn Quốc có cách tính tuổi khác thường

Ở Hàn Quốc, trẻ sơ sinh được coi là một tuổi khi vừa sinh ra và đếm từ ngày 1 tháng 1 hàng năm. Ví dụ: IU sinh ngày 16/5/1993, vậy cô ấy 24 tuổi ở mọi nơi, nhưng lại được coi là 25 ở Hàn Quốc. Ngoài ra, vào ngày 1/1/2018, cô ấy sẽ thêm một tuổi nữa và mọi người sẽ nói rằng cô ấy đã 26 tuổi. Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy nhiều người nổi tiếng Hàn Quốc phàn nàn về việc già đi một năm khi gần cuối năm.

Bạn có thể uống rượu mọi nơi bạn muốn

Ở Hàn Quốc, việc uống rượu ở nơi công cộng là hoàn toàn hợp pháp. Thậm chí còn diễn ra khá phổ biến. Không có cái gọi là cuộc gọi cuối cùng. Nếu bạn có tửu lượng tốt, bạn có thể uống cả đêm cho đến khi quán đóng cửa và sau đó đi đến cửa hàng tiện lợi gần nhất và mua thêm một ít.

Tốc độ Internet của Hàn Quốc là tốc độ nhanh nhất trên trái đất

Hàn Quốc nổi tiếng vì có một trong những tốc độ không dây nhanh nhất thế giới. Hầu hết người Hàn Quốc đều có tài khoản truyền thông xã hội và sử dụng chúng thường xuyên. Trên 10% dân số người trưởng thành bị nghiện Internet. Rất nhiều thần tượng K-Pop không do dự khi sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội khác nhau để tận dụng lợi thế của chúng. Để tối đa hóa khả năng tiếp cận, họ sử dụng nhiều tài khoản truyền thông xã hội khác nhau để giao tiếp với người hâm mộ, thu hút thêm nhiều fan hâm mộ toàn cầu.

Phụ nữ mang thai được nhận thẻ tín dụng đặc biệt 

Ít ai biết rằng, chính phủ Hàn Quốc cực kỳ quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho những phụ nữ mang thai. 

Theo đó, tất cả phụ nữ mang thai ở Hàn Quốc đều được nhận 1 chiếc thẻ tín dụng đặc biệt từ chính phủ. Trong thẻ có chứa 1 khoản tiền là 500 USD ( khoảng 11 triệu VND). Số tiền này sẽ được người mẹ chi tiêu vào việc điều trị y tế và mua thuốc khi cần thiết.

Ngoài ra, nữ giới Hàn Quốc còn được nhận thẻ xe cho phép sử dụng thoải mái phương tiện giao thông công cộng. 

Những chiếc ghế dành cho phụ nữ mang thai được khoác lớp áo màu hồng ở trên phương tiện giao thông công cộng. Ngoài ra, các tuyến đường còn có những chỗ đỗ xe được phủ màu hồng đặc biệt dành cho các bà mẹ tương lai.

Xe buýt được phân loại theo màu

Tất cả xe buýt ở Hàn đều mới và được trang bị máy lạnh. Tài xế xe bus đều mặc đồng phục, thường đi găng tay và đeo kính. 

Các tuyến xe buýt ở Seoul được phân loại theo màu để giúp mọi người chọn đúng. 

Xe xanh dương để sử dụng di chuyển trên những tuyến đường chính và khu vực ngoại ô thành phố Seoul. 

Xe màu xanh lá thì thường đi những tuyến đường ngắn và dừng tại các điểm để đón khách chuyển tiếp từ ga tàu điện ngầm và tuyến bus dài hơn. 

Xe buýt đỏ là xe bus tốc hành đi từ Seoul tới các khu vực ngoại thành còn xe buýt màu vàng giúp du khách dễ dàng đi dạo quanh thành phố Seoul. 

Bởi những chiếc xe buýt vàng không chỉ dừng lại ở các ga tàu điện ngầm mà còn dừng ở những địa điểm lớn như: trung tâm mua sắm, khu buôn bán hoặc điểm du lịch để tạo điều kiện cho những hành khách.

Bạn được thỏa thích ăn thức ăn thử ở siêu thị

Trong phần lớn siêu thị Hàn Quốc, bạn sẽ được trải nghiệm không giới hạn những thực phẩm được bày để ăn thử. 

Không ai kiểm soát rằng bạn đã ăn thử bao nhiêu thực phẩm đó trước khi mua hàng hoặc ngay cả không mua, bạn vẫn nhận được nụ cười thân thiện và lời mời ăn thử món đó.

Học sinh trung học "cày bài" đến nửa đêm

Trẻ em Hàn Quốc học rất nhiều. Không có gì lạ khi học sinh tiểu học nơi đây đã tham gia các lớp học từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều.
Những học sinh trung học sẽ trở về nhà lúc 10 giờ tối, trong khi học sinh cấp 3 "cày bài" đến 1 giờ sáng là bình thường.

Thư viện trường mở cửa 24/7 đặc biệt vào những dịp thi cử. 

Chính áp lực học hành nặng nề khiến không ít học sinh Hàn Quốc tự tử, mất hứng thú cuộc sống và không còn thời gian dành cho cuộc sống cá nhân nữa. 

Hàn Quốc ít thùng rác nhưng nhiều nhà vệ sinh công cộng

Tại Hàn Quốc, những nơi công cộng có rất ít thùng rác. Việc làm này nhằm nhắc nhở người dân phải có ý thức trong việc xử lý rác thải. 

Quy định vứt rác của Hàn Quốc cũng rất ngặt nghèo, chứ không đơn giản, tùy tiện như ở nhiều nước khác. Bên cạnh đó, số lượng nhà vệ sinh công cộng ở Hàn khá nhiều - có ở trong ga tàu điện ngầm, công viên. 

Các nhà vệ sinh này rất sạch sẽ và có cả cabin dành riêng cho người khuyết tật nữa. Ở nhà vệ sinh nữ có cả khu vực riêng để thay tã cho các em bé sơ sinh. 

Những thứ ở Hàn Quốc thì tôi biết vậy đã đủ. Mẹ tôi có bảo rằng ngày mai tôi sẽ đến truờng để tạm biệt lớp tôi. Chắc tôi sẽ nhớ các bạn tôi lắm, và chắc khi sang Hàn với mớ kiến thức khủng về đất nước ấy, tôi sẽ suôn sẻ hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro