#2. Muốn biết định nghĩa của hai từ "ích kỷ"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cuộc sống trôi qua bình lặng yên ổn lắm, chỉ là khó chịu khi đang là con một biến thành chị cả thôi. 

Mà cũng có phải anh em ruột thịt? Nhà tôi căn bản có người dì lấy phải thằng chồng đã ngu dốt còn suốt ngày ăn chơi nhậu nhẹt, ăn không nên miếng nói không nên lời. Đã thế thì thôi đi, lại suốt ngày chửi vợ đánh con. Mà dì tôi bên này cũng thật thiếu quyết đoán, nó đã đánh đập năm lần mười lượt thế rồi mà bỏ đi một thời gian, sau lại hết giận quay về. Tôi chịu!

Nhưng nói thật nhé, dì ấy đi đâu bỏ hay về với thằng cha đó thì tôi quan tâm làm gì cho mệt xác, nhưng vấn đề quan trọng ở đây là mấy lần đi đi về về nhà tôi rồi. Được một tháng lại đánh chửi nhau, nước mắt nước mũi đến nhà tôi kể khổ.

Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu mẹ tôi không thương tình mà phán: "Dì ở đây, kệ mẹ nó. Tao với dì cố gắng nuôi mấy đứa con cho nó thành đạt, sau này có chỗ mà nương nhờ. Không có chồng cũng có sao đâu."

Ừ, ngọt ngào lắm, tình chị em thắm thiết cao như trời xanh mênh mông như biển rộng ý, thế mà dọn về nhà tôi mấy tháng ý à, lại bảo chi phí sinh hoạt cao, chị em thì tiền tiền nong nong qua lại gây hiềm khích, lại dọn về nhà chồng. Bảo thế có khổ không?

Lần này là thứ mười rồi. Bà con lối xóm nói lời ra tiếng vào, thật sự mặt mũi cũng không biết để đi đâu. Tôi nghe họ nói chuyện nhé, thực sự chỉ muốn tìm cái mo cau che mặt:

- "Ông Ba ông ấy sống hiền lương hiền đức sao được mấy chàng rể chẳng ra hồn người thế nhỉ?"

- "Ừ đấy. Cái con lớn thì có chồng mà ốm như que củi ấy, trông phát khiếp đi được. Mà suốt ngày ngồi ở nhà bệnh tật chứ có làm ăn gì được đâu. Còn cái con Như ấy, mắt đã chột thì thôi đi, còn bụng mang dạ chửa ở đâu về, khổ nhất là cái con út ấy, cái thằng chồng nó nhìn cái bản mặt đã muốn cho phát đập."

- "Ông Ba ngày trước còn sống lúc nào cũng giúp đỡ bà con lối xóm, ăn ở hiền hậu thế chết sớm đúng là đáng tiếc."

- "Bảo xem, ông ấy viết thư pháp vẽ tranh còn đỉnh hơn cả họa sĩ mấy bác nhỉ."

- "Cái con bé cháu ngoại ông ấy học quá giỏi còn gì nữa."

Rồi bao nhiêu lời bàn tán nữa. Tôi nhiều lúc cũng ức chế vô cùng, định đối đáp lại. Nhưng suy cho cùng cũng là bậc trên, ăn nói dù có văn hoa lịch sự đến mấy mấy bà ấy cũng cho là tôi cãi láo cả thôi. Người xưa thường quan niệm cổ hủ là người lớn nói gì không được cãi nửa lời mà. Với lại tôi cũng chẳng có lý mà cãi, vì mấy bà ấy toàn buôn chuyện thật cả.

Thở dài nghĩ sao đời mình nó lắm chông gai!

Về đến nhà nhé, phải dậy thằng em lên lớp 5. Mẹ kiếp! Ngu như con bò, bài toán lớp một chẳng làm được huống gì đòi học sinh khá? Đúng là thằng cha ngu đần thì thằng con cũng chẳng khá khẩm hơn là bao.

Tôi dạy học mà ức chế lên đến tận đỉnh đầu. Đởi thuở nhà ai lại đi biến hoa thế này không?

5 + x = 167,5

x        = 167,5 : 5

Con đi chết ~

Ngu thì cũng phải ngu có mức độ thôi chứ, ngu hết phần của người ta. Nhiều khi giảng đến năm bảy mười lần mà cái đầu đần độn vẫn cứ lơ mơ là máu tôi nó cứ dồn lên não. 

Không kìm được mà tát cho nó vài bạt tai, quát đến đau hết cả họng.

Mẹ tôi nghe thế thì nói nhỏ nhẹ lắm:

- "Khang ơi, thôi dừng học lại. Khéo chết đấy."

Ừ, trong mắt mẹ tôi chính là một con quỷ dữ đày đọa thằng em trai ngây thơ bé bỏng mà. Mẹ tôi cớ gì quý chị em nhà nó hơn cả con ruột? 

Mẹ tôi bảo tôi chỉ cần dạy nó học đến nơi đến chốn thì không cần làm việc nhà, một mình con My nó làm hết. Ừ, bảo thế rồi đấy. Lại thấy tôi đang dạy học nhàn nhà, còn con bé tội nghiệp đang phải nhặt rau thì lại than thở:

- "Mày suốt ngày chẳng làm được tích sự gì."

Đến thế này thì tôi cũng chẳng chịu được nữa:

- "Mẹ nhé. Đầu tiên lúc dì Hoài đi nước ngoài thì mẹ bảo là cứ yên tâm, mẹ lo toan học hành cho thằng ngu này hết, xong lại đổ hết lên vai con. Mẹ tưởng con là thần thánh à, đến giáo sư tài giỏi Ngô Bảo Châu chắc gì đã dạy được thằng ngu này mà đòi con phải làm cho nó từ ngu nhất trường lên học sinh khá? Nó ngu rồi, còn lười cơ. Cả ngày chỉ biết đi chơi, đến lớp thì không chịu nghe giảng, hỏi cái gì cũng không biết! Mẹ phải biết nhìn vào thực tế mà đòi hỏi chứ. Còn nữa, cái gì mà không làm gì cả, mẹ cứ thử lên đây ngồi dạy cho cái thằng đầu bò này đi, thì mẹ mới thấm. Con giặt hết quần áo, nấu cơm, luộc rau đủ cả. Việc gì mẹ phải nói kiểu như con biếng lười lắm ấy!"

- "Nuôi con bằng từng này cãi cham chảm cham chảm."

Mẹ tôi lại bài ca vọng cổ: "Khổ cho cái thân tôi."

Tôi khẽ cười chua xót, mẹ đã bao giờ thử nghĩ đến cảm giác của tôi chưa?

Suy cho cùng tôi cũng chỉ là một đứa trẻ mười bốn tuổi, chưa có thể nào chống đỡ được tất cả mọi thứ ở đời.

Mẹ bảo tôi ích kỷ, độc đoán, đa nghi, mẹ có từng tự hỏi, vì đâu mà tôi trở thành như thế?

Năm lớp năm tôi thi huyện không được giải, mẹ không an ủi thì thôi đi, còn nói một câu, một câu mà tôi nhớ suốt đời:

"Tự trách bản thân ngu ngốc đi! Kẻ ngu đần còn cứ thích tranh giành với người khác làm gì!"

Tôi nào có muốn tranh giành? Mẹ có biết không, mẹ lúc nào cũng khen con người ta học giỏi thế này học giỏi thế kia, đội tuyển này nọ, tôi vốn muốn đi thi để đạt giải cao cho mẹ tự hào. Nhưng tôi, dù có cố gắng hết sức, vẫn chẳng thế đọ được với con thầy giáo cô giáo được học đây học đó.

Nhưng điều khiến tôi căm hận nhất chính là câu nói vô tình đó. Hóa ra trong mắt mẹ, mọi nỗ lực của tôi chỉ là "ngu ngốc", tâm tư của tôi gói gọn trong hai từ "tranh giành"?

Nếu không vì câu nói đó, Vũ Ánh Dương tôi chắc cũng không kiêu ngạo như ngày hôm nay. Tôi luôn coi khinh những kẻ ngu ngốc yếu kém hơn mình, luôn cao ngạo tự hào về bản thân, song vẫn không ngừng nỗ lực để khẳng định mình.

Nhưng cuối cùng, vẫn chỉ đổi lại một ánh mắt giận dữ không biết là vì đâu cùng câu nói vô tình của mẹ:

- "Đồ con hoang! Nếu không tại thằng cha mày thì bố mày cũng không phải khổ đến thế này."

Tôi từ nhỏ đến lớn có vẻ là không bao giờ có thể thoát khoi hai từ "con hoang". Lúc nghe những câu từ ấy, tôi tưởng chừng như muốn khóc. Nhưng nước mắt đã bị tôi kiềm chế dội ngược lại tim, đau xót lắm!

Tôi luôn tỏ ra kiêu ngạo mãnh mẽ, độc ác cùng sự lạnh lùng, nhưng tôi cũng là người có trái tim. Mẹ có từng nghĩ, khi mẹ nói ra hai từ "con hoang" ấy, chính là đang trực tiếp rạch một vết dao trên trái tim của tôi, đang dần dẫn biến đôi mắt vốn vô tư yêu đời của tôi thành một đôi mắt thâm sâu khó đoán?

Chắc không đâu nhỉ?

Mẹ bảo tôi ích kỷ, ừ, cho là vậy đi! Dù sao tôi cũng không biết định nghĩ của hai từ này!

Tôi học giỏi văn, có hẳn cả một cuốn từ điển dày cộp, nhưng lại không biết nghĩa của tính từ đơn giản ấy, nực cười nhỉ?

Tôi cả buổi nuốt cơm cũng không trôi, ngồi vào bàn học thì thằng em mang nước và thuốc đến. Tôi bất giác nhìn khuôn mặt tuy có phần ngờ nghệch nhưng thành tâm, ánh mắt ngây thơ chỉ muốn tôi uống, còn cả mấy viên thuốc bổ mắt trên lòng bàn tay hơi bẩn, bỗng dưng ngây như phỗng.

Uống xong rồi mà mắt vẫn nhìn vào vô định. Trong thâm tâm chợt nghĩ, phải chăng tôi đã quá ích kỷ rồi?

Rồi lại nhanh chóng định thần lại, làm bài tập để quên đi những vấn đề không muốn nghĩ đến. Tôi chính là vậy, không bao giờ dùng chất xám để suy nghĩ nhưng vấn đề linh tinh không đem lại lợi ích.

Đến trường mỗi ngày chính là nhiệm vụ rồi. Một ngày của tôi trải qua vô cùng bình thường, không sóng gió bão tố. Một năm 365 ngày thì hết thảy đều làm theo quy trình, có chăng cũng chỉ khác ở các ngày lễ tết.

Sáng thì dạy sớm 4 giờ học bài. 6 giờ ăn sáng rồi đi học.

Trưa về thì ngồi xem phim Mỹ.

Chiều nếu có được nghỉ thì sẽ làm bài tập nâng cao.

Chung quy lại thì cả ngày đều gắn với học.

Trường lớp cũng rất nhạt nhẽo và vô vị. Bởi vậy tôi ước ao qua nhanh khoảng thời gian này để đến với ngôi trường cấp ba mới, rộng lớn hơn, và nhiều thử thách hơn!

Đến lớp hôm nay đặc sắc hơn mọi ngày chút ít. Aiza, nhìn thấy một dòng chữ trên mẩu giấy không nên thấy, tâm trạng hình như cũng hơi xuống.

Chẳng là tôi vốn dĩ dù kiêu ngạo nhưng bạn bè trong lớp phải nói là vẫn sán vào, vì sao có biết không? Là vì sợ khi hỏi những bài tập khó tôi không trả lời. Tôi biết họ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Nhưng có cần thiết phải viết hẳn ra giấy với nét bút nhấn mạnh như thế này không nhỉ:

'Ghét nhỏ Dương! Nhìn nó cười với Minh đã thấy ngứa mắt rồi. Aaaa!'

Của ai thì tôi cũng chẳng cần nhấc mí mắt cũng biết. Chữ này chỉ có bạn Vân mới viết được thôi! Rồng bay phượng múa đến thế cơ mà. 

Vân ý, đang ngồi chơi bài nhìn thấy tôi cầm mẩu giấy vội ra giật mạnh. Tôi không nói gì, chỉ áp mặt gần mặt bạn, mỉm cười thật tươi, nhưng ánh mắt của tôi lúc ấy chắc hẳn phải sắc hơn dao cạo!

Cô nàng rất biết điều nhé, làm bộ ngây thơ không có lỗi ra đứng ở hành lang nơi tôi đang ngắm cảnh. Hôm nay không có Thủy ở đây thật nhàm chán quá đi!

Tôi cũng chẳng nghe rõ Vân lảm nhảm biện minh cái gì, loáng thoáng nghe đúng một câu:

- "Sao cậu tức giận vô cớ thế nhỉ?"

Tôi im lặng một chút, để cho gió lạnh phả vào mặt, rồi tươi cười nói rành rọt từng chữ đối với cậu ta, còn nhìn sang cả mấy cô mấy cậu đang ngồi xem kịch kia nữa:

- "Giận? Trần Hoàng Vân cậu xứng để tớ giận sao? Tớ chỉ giận những người tớ coi trọng. Cậu là bạn tớ? Không phải. Bạn thì có hai loại bạn, một là bạn thân, hai là bạn bình thường. Còn cậu, thuộc loại thứ ba, đặc chủng ấy, là người lạ!"

Nói xong rồi thì tôi đi thôi, chẳng có cớ gì ở lại nhìn khuôn mặt lãng xẹt của cậu ta nữa.

Tôi cũng chẳng thèm để chuyện này trong lòng, vốn dĩ tôi đã xác định đời thì chẳng có gì chân thật cả đâu. 

Phải như những ông minh quân trong mấy bộ phimTrung Quốc cổ trang ấy, hiểu rõ lòng người, người trung thành kẻ phản chủ. Thực chất chẳng có cái gì là "trung thành đến nguyện chết" cả. Chỉ là các bậc minh quân ấy biết cách dùng người, khơi dậy lòng trung thành, đạp đổ đi lòng mưu phản mà thôi.

Như tôi đã nói rồi đấy, con người không ai tốt hoàn toàn. Chỉ là, quỷ dữ có biết kiềm chế hay không thôi!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro