2: Kinh tế Nhật Bản 2023

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Bài lỏ này lỗi trình bày trích nguồn các số liệu, trên word có mà lên đây bay rồi. Đại khái tên đề mục các thứ cũng bay luôn:)) 

Đoạn quan hệ đhs mình ghi chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thành Nguyễn Xuân Phúc :))) còn may cô không trừ điểm

Vẫn không hiểu sao bài lỏ này được 9=))) chắc chăm phát biểu nên cô nương tay :>

-----------------------------------

Lý do đầu tiên khiến em chọn nước Nhật làm khách thể nghiên cứu vì cá nhân em là sinh viên đang học tập và nghiên cứu trong ngành Nhật Bản, vậy nên đề tài nghiên cứu về tình hình kinh tế của Nhật sẽ giúp em hiểu sâu hơn về đất nước mặt trời mọc này. Bởi kinh tế là một lĩnh vực quan trọng của bất kỳ quốc gia nào, khi hiểu rõ về tình hình kinh tế hiện tại của Nhật Bản, bao gồm những thuận lợi, khó khăn và thách thức mà nền kinh tế này đang phải đối mặt sẽ giúp em có cái nhìn tổng quan về nền kinh tế đất nước này, từ đó có thể đưa ra những nhận định và đánh giá chính xác hơn và có cái nhìn toàn diện hơn.

Thứ hai, Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới chỉ đứng sau Mỹ và Trung Quốc và là một trong những quốc gia dẫn đầu về công nghệ và sáng tạo, nếu nắm bắt được xu hướng phát triển của kinh tế của xứ sở hoa anh đào này em và những người khác sẽ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp và những quyết định đầu tư hiệu quả trong tương lai chẳng hạn như du học hay sang Nhật làm việc,...

Thứ ba, Nhật Bản đang phải đối mặt với nhiều thách thức như già hóa dân số, lạm phát tăng cao, đồng yên mất giá,...từ đó nghiên cứu những chính sách của chính phủ Nhật Bản để giải quyết vấn đề khó khăn trong nước có thể giúp em hiểu rõ hơn về cách các quốc gia khác có thể áp dụng những ý tưởng tương tự.

Và cuối cùng, năm 2023 là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, hai nước đã nâng tầm mối quan hệ lên thành đối tác chiến lược toàn diện và Nhật Bản hiện đang là nước tài trợ vốn đầu tư ODA lớn nhất tại Việt Nam, vì thế nghiên cứu, đánh giá tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản sẽ góp phần tìm hiểu thêm về những cơ hội và đầu tư kinh doanh giữa hai nước.

Nền kinh tế Nhật Bản trong năm tài chính 2023 đã được dự kiến ​​sẽ tiếp tục phục hồi bất chấp giá cả tăng cao, điều này được thúc đẩy bởi việc bình thường hóa hoạt động kinh tế thông qua chính sách tăng lương và các chính sách tài chính và tiền tệ phù hợp. Quá trình phục hồi sản xuất ô tô hiện đang diễn ra sôi nổi. Du lịch trong nước tiếp tục phục hồi nhanh chóng và với việc dỡ bỏ lệnh cấm du lịch theo nhóm. Ngoài ra, sự mất giá của đồng yên trong năm tài chính 2022 có thể coi là "sự mất giá của đồng yên xấu" do sự chậm trễ trong việc bình thường hóa hoạt động kinh tế, nhưng dường như nó đã chuyển thành "sự mất giá của đồng yên tốt" trong năm tài chính 2023 bởi nó không chỉ thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài, tăng xuất khẩu, kích cầu du lịch.

GDP thực tế của quý 4-6 năm 2023 đạt 6,0% so với cùng kỳ năm trước đây là sự tăng trưởng tích cực trong vòng 3 quý liên tiếp. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của GDP chủ yếu đến từ sự gia tăng đáng kể của xuất khẩu ô tô và tiêu thụ từ du khách nước ngoài trong khi nhập khẩu những mặt hàng như nhiên liệu khoáng sản và vaccine thuyên giảm do đồng Yên hạ giá, tuy nhiên, nhu cầu nội địa đã giảm xuống sau 2 quý liên tiếp, và nó không phản ánh mức độ tích cực như tỷ lệ tăng trưởng GDP. Trước bối cảnh đó chi tiêu cá nhân và hàng tồn kho đã giảm, trong khi đầu tư vào bất động sản và thiết bị đã tăng lên

Sự giảm giá của chỉ số nhập khẩu đã cải thiện điều kiện giao dịch do đó số thu nhập mất đi sang nước ngoài giảm 4,4 nghìn tỷ yên hàng năm. Như kết quả, GDP thực tế bao gồm cả lỗ giao dịch đã tăng lên 9,7% so với cùng kỳ năm trước, so với 6,7% ở quý 1-3, do chi phí nhập khẩu tăng lên. Ảnh hưởng tiêu cực của lạm phát nhập khẩu đối với môi trường thu nhập đã giảm nhẹ hơn, điều này được cho là đã hỗ trợ các hoạt động kinh tế của hộ gia đình và doanh nghiệp.

Dự kiến ​​tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế của quý 7-9 năm 2023 sẽ là -0,6% so với cùng kỳ năm trước, đây là lần đầu tiên sau 4 quý có tăng trưởng âm. Tuy nhiên, với tầm quan trọng của việc giảm quay trở lại từ quý 4-6, nhu cầu nội địa được dự kiến ​​sẽ phục hồi.

Niềm tin của doanh nghiệp đang được cải thiện trước những chính sách hỗ trợ của chính phủ. Sản xuất ô tô để đáp ứng nhu cầu đã tăng lên sau giai đoạn tích trữ, nhất là với xu hướng tăng cường cầu hơn nữa từ nhu cầu đang bị kìm lại. Nhờ giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt chip từ giữa năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ô tô thông thường trong quý 4-6 năm 2023 đã tăng khoảng 30% so với quý 10-12 năm 2022. Sự gia tăng sản xuất trong ngành ô tô và các ngành liên quan đã đẩy mạnh hoạt động kinh tế trong nước.

Dự kiến ​​tổng chi tiêu tiêu thụ thực tế vào năm 2023 là khoảng 4,1 triệu tỷ yên, nhờ vào việc mở cửa lại du lịch nhóm và số lượng du khách quốc tế đến Nhật Bản đã tăng lên. Trong tháng 7 năm 2023, số lượng du khách quốc tế đến Nhật Bản là 2,32 triệu người, vượt quá con số 2 triệu người từ tháng 6. Tính đến tháng 7, nó đã phục hồi đến mức 77,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo "Tình hình Kinh tế Nhật Bản: Tháng 1 năm 2023", giảm giá đồng yên tầm 20% sẽ đẩy lên giá tiêu dùng của mỗi du khách quốc tế 6% và số lượng du khách quốc tế tăng 7%. Với các ảnh hưởng này được tính vào, dự kiến ​​số lượng du khách quốc tế vào năm 2023 sẽ là 24,3 triệu người (tăng 2,05 triệu người so với năm trước), và tổng chi tiêu du lịch quốc tế thực tế sẽ là 4,1 triệu tỷ yên (tăng 3,2 triệu tỷ yên so với năm trước). Dự kiến ​​số lượng du khách quốc tế vào năm 2024 sẽ vượt qua mức năm 2019

Quý 7-9 năm 2023, tỷ lệ tăng trưởng GDP thực tế giảm -2.1% so với cùng kỳ năm trước (giảm -0.5% so với kỳ trước đó 3 tháng), đánh dấu lần đầu tiên sau 3 quý liên tiếp có tốc độ tăng trưởng âm.

Sự giảm mạnh trong đầu tư tồn kho đã đẩy tỷ lệ tăng trưởng GDP xuống mức -1.2%. Sự gia tăng trong nhập khẩu dịch vụ và giảm giá nội địa đã khiến cho ngoại cung đóng góp âm, cùng với đó, nhu cầu nội địa đã giảm trong 2 quý liên tiếp. Tiêu dùng cá nhân tăng lên, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ như ẩm thực và lưu trú, nhưng ngược lại, hàng tiêu dùng bền vững như điện tử gia dụng và ô tô đã giảm mạnh do tăng giá và dừng hoạt động sản xuất của một số nhà sản xuất ô tô. Dự báo tỷ lệ tăng trưởng thực tế cho năm 2023 là +1.6%, và cho năm 2024 là +1.2%

Nhật Bản đã trải qua tình trạng lạm phát hoặc giảm phát thấp kể từ những năm 1990 và xu hướng này vẫn tiếp tục trong những năm gần đây. đặt mục tiêu lạm phát 2% nhưng mục tiêu này khó đạt được, Chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) tháng 10 - không bao gồm giá thực phẩm tươi sống - của Nhật Bản đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả này vượt con số dự báo 3,5% của các nhà kinh tế và cao hơn mức 3% của tháng 9.

Lạm phát cao làm giảm sức mua của người tiêu dùng, khiến người dân có ít tiền hơn để chi tiêu cho hàng hóa và dịch vụ dẫn đến giảm nhu cầu tiêu dùng và sản xuất từ đó làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế, bên cạnh đó lạm phát cao làm tăng chi phí của doanh nghiệp, bao gồm chi phí nguyên liệu thô, chi phí vận tải và chi phí lao động khiến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp và tăng giá cả.

Ngoài các tác động do giá cả tăng cao, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với nguy cơ nợ công, khi nợ công của nước nay tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, tính đến cuối tháng 6/2022 vừa qua, tổng nợ công của Nhật Bản là hơn 1,25 triệu tỷ Yên, như vậy nợ công bình quân đầu người của Nhật Bản là 10,05 triệu Yên/người, cao nhất từ trước tới nay. Thời gian qua, Nhật Bản đã phải chi các khoản chi lớn cho an sinh xã hội, cho phòng chống dịch covid 19 và bây giờ là chi hỗ trợ doanh nghiệp và người dân đối phó với lạm phát, dự kiến Nhật Bản sẽ phải tiếp tục phát hành trái phiếu để có ngân sách thực hiện các khoản chi trên, do đó, nợ công của nước này còn có nguy cơ tăng cao hơn nữa.

Sự mất giá của đồng yên đã góp phần làm tăng giá cả của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu khác nhau, bao gồm thực phẩm, năng lượng, nguyên liệu thô và linh kiện điện tử. Chưa dừng lại ở đó, Tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 2,6% vào năm 2023, cao nhất kể từ năm 2020. Thu nhập của hộ gia đình đã giảm thực tế do lạm phát. Đầu tư của doanh nghiệp đã giảm do lạm phát và mất giá của đồng yên

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, sự mất giá của đồng yên đã chiếm khoảng 2/3 của lạm phát tại Nhật Bản trong năm 2023. Ngoài nguyên nhân này, lạm phát của Nhật Bản còn do một số nguyên nhân khác, bao gồm: Giá năng lượng và nguyên liệu thô tăng cao do cuộc xung đột Nga-Ukraine. Sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, làm tăng nhu cầu tiêu dùng.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) nói rằng lạm phát tăng đột biến gần đây chỉ là tạm thời, vì phần lớn được thúc đẩy bởi chi phí nhập khẩu cao hơn. BoJ dự báo chí số giá tiêu dùng cơ bản sẽ thấp hơn mục tiêu 2% vào cuối năm nay thế nhưng tính tới thời điểm hiện tại lạm phát vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống.

Để đối phó với lạm phát Chính phủ Nhật Bản đang thực hiện một số biện pháp như sau:

BOJ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để chống lạm phát thấp ở Nhật Bản. Một trong những biện pháp này là nới lỏng định lượng, bao gồm việc mua trái phiếu chính phủ và các chứng khoán khác để tăng cung tiền và kích thích tăng trưởng kinh tế và tăng lãi xuất. BOJ đã tiến hành nới lỏng định lượng từ năm 2013 và kể từ năm 2023, vẫn tiếp tục làm như vậy.

Thúc đẩy sản xuất trong nước: Chính phủ Nhật Bản đang thúc đẩy sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu và lạm phát.

Bên cạnh đó, Chính phủ Nhật Bản sẽ hỗ trợ cho các hộ gia đình giảm bớt gánh nặng chi phí khí hóa lỏng trong bối cảnh giá nhiên liệu ở nước này đã tăng rất mạnh kể từ giữa năm ngoái. Chính phủ Nhật Bản đang cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng để giúp họ đối phó với lạm phát, cụ thể ngày 22/3 chính phủ Nhật Bản đã soạn thảo gói biện pháp chống lạm phát mới có tổng trị giá lên tới 2.000 tỷ yen (15 tỷ USD) nhằm giảm bớt các tác động tiêu cực của tình trạng giá lương thực và năng lượng tăng cao tới các hộ gia đình ở nước này, nhất là các hộ gia đình có thu nhập thấp. Số tiền trên sẽ được trích từ quỹ dự phòng trong ngân sách của tài khóa 2023 (bắt đầu vào ngày 1/4/2023). Như một phần của gói biện pháp trên, Chính phủ Nhật Bản sẽ trợ cấp trực tiếp bằng tiền mặt cho các hộ gia đình có thu nhập thấp với số tiền 30.000 yen/hộ và cho các trẻ nhỏ trong các hộ gia đình có thu nhập thấp với số tiền 50.000 yen/trẻ . Và sẽ hỗ trợ cho các hộ gia đình giảm bớt gánh nặng chi phí khí hóa lỏng trong bối cảnh giá nhiên liệu ở nước này đã tăng rất mạnh kể từ giữa năm ngoái.

Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản đã tăng lên 2,6% vào năm 2023, cao nhất kể từ năm 2020. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) cũng tăng lên 8,2%, cao nhất trong 30 năm qua.

Tình trạng thất nghiệp ở Nhật Bản tăng cao là do sự phục hồi kinh tế chậm lại: Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản đã chậm lại trong những năm gần đây, dẫn đến nhu cầu lao động giảm và sự mất giá của đồng yên làm tăng chi phí sản xuất, nhiên liệu,...khiến các doanh nghiệp phải cắt giảm lao động. Tuổi thọ của người Nhật đang tăng cao, dẫn đến tỷ lệ phụ thuộc cao hơn và nhu cầu lao động giảm.

Để giải quyết tình trạng thất nghiệp, Cũng theo Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản, CPI lõi trong tháng 2/2023 đã có thể tăng khoảng 4,2% - tương đương mức tăng của tháng Một và cũng là tốc độ tăng giá nhanh nhất kể từ 1981 - nếu không có trợ cấp từ chính phủ cho hóa đơn điện và khí đốt. Các khoản trợ cấp hóa đơn tiền điện và khí đốt đã bắt đầu được phân phối từ tháng Một, khi tác động của giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng cao tiếp tục tác động đến nền kinh tế. Chính phủ Nhật Bản tiếp tục công bố gói cứu trợ lạm phát mới trị giá 2.000 tỷ yen (15 tỷ USD) bao gồm hỗ trợ tiền mặt cho các gia đình có thu nhập thấp

Bên cạnh đó, sự Phụ Thuộc vào Lao Động Nước Ngoài Trong bối cảnh Nhật Bản đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự nghiêm trọng, lao động nước ngoài đóng vai trò quan trọng. Số lượng lao động nước ngoài, sau khi dừng lại tạm thời do ảnh hưởng của biện pháp kiểm soát biên giới trong đại dịch COVID-19, đã tăng trở lại sau khi biện pháp được giảm nhẹ. Tuy nhiên trong bối cảnh đồng Yên hạ giá và lạm phát vẫn duy trì trên 3%, khó có thể thúc đẩy người nước ngoài đến làm việc.

Trước tình trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã tăng mức lương bình quân của người lao động trong tháng 8 so với cùng kỳ năm trước tăng 1.5%, và mức lương cho người làm thời vụ cũng tăng 3.4% trên cơ sở giờ làm việc. Xem xét theo ngành, sự tăng trưởng ở các ngành dịch vụ lưu trú và ẩm thực cũng như vận chuyển và dịch vụ bưu chính đều cao, và có xu hướng mức lương tăng cao nhất trong các ngành đang đối mặt với thiếu nhân sự nghiêm trọng. Tuy nhiên, mức lương thực tế trong tháng 8 giảm 2.5%, duy trì mức giảm liên tục trong 17 tháng.

Về tương lai, dự kiến mức lương thực tế sẽ chuyển sang tăng dương vào năm 2024. Do sự gia tăng của tình trạng thiếu nhân sự và tăng của mức lương tối thiểu, dự kiến mức lương tăng trưởng sẽ mở rộng trên nhiều ngành

Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong năm 2023, với nhiều dấu ấn quan trọng như việc Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Nhật Bản - Việt Nam lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đây là một bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước, khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam - Nhật Bản. Và ngay sáng 16/12/2023, tại Tokyo, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản. Diễn đàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tổ chức.

Nhìn chung quan hệ Nhật Bản - Việt Nam năm 2023 tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Hai bên đã triển khai nhiều hoạt động hợp tác và giao lưu, thể hiện sự coi trọng của hai nước đối với mối quan hệ song phương, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư giữa hai nước

Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước cấp viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, là đối tác lớn thứ hai về hợp tác lao động, thứ ba về đầu tư và du lịch, thứ tư về thương mại. Trước bối cảnh lạm phát thế giới tăng cao như hiện nay và tình hình kinh tế Nhật Bản đang trên đà hồi phục, Việt Nam có thể học hỏi và rút ra một số kinh nghiệm sau:

Cần có các biện pháp để ứng phó với lạm phát, đặc biệt là lạm phát nhập khẩu. Nhật Bản là một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do đó, lạm phát nhập khẩu đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản. Việt Nam cũng là một nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cần có các biện pháp để ứng phó với lạm phát nhập khẩu như tăng cường sản xuất trong nước để giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro do biến động giá cả, tăng cường khả năng dự trữ hàng hóa chiến lược để ứng phó với những biến động bất ngờ.

Bên cạnh đó cần lưu ý đến rủi ro do sự mất giá của đồng tiền. Sự mất giá của đồng Yên đã tác động tiêu lớn cả về mặt tiêu cực lẫn tích cực đến đến nền kinh tế Nhật Bản, làm tăng chi phí nhập khẩu và làm giảm sức mua của người tiêu dung nhưng đồng thời cải thiện dịch vụ, du lịch thu hút khách nước ngoài. Về vấn đề này Việt Nam cũng cần lưu ý và có những biện pháp để giảm thiểu tác động của nó như tăng cường xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ, giúp ổn định giá trị đồng tiền, đa dạng hóa danh mục đầu tư ngoại hối để giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá, tăng cường quản lý rủi ro tỷ giá trong doanh nghiệp.

Ngoài ra Việt Nam cũng cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. tăng cường đầu tư cho phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội.

1. Lạm phát Nhật Bản tăng cao nhất trong 42 năm | VTV24. (n.d.). Www.youtube.com. Retrieved December 8, 2023, from

2. Vy -, H. (2023, December 16). Quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam – Nhật Bản đang ở mức rất cao. Nhịp Sống Kinh Tế Việt Nam & Thế Giới.

3. Dấu mốc mới trong quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản - Vietnam.vn. (2023, November 27).

4. Triển

5. Lạm phát ở Nhật Bản 2023: Tại sao lại thấp hơn các quốc gia khác. (2023, April 24). JapanBiz.

6. [1] Tokyo), Đ. T. (P/v T. tại. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn. Retrieved December 18, 2023, from

7. 大和総研. (n.d.). 日本経済見通し:20238 | 大和総研. 日本経済見通し:2023年8月 2023年08月22日 | 大和総研 | 神田 慶司 | 田村 統久 | 久後 翔太郎 | 岸川 和馬 | 中村 華奈子. Retrieved December 10, 2023, from

8. Kyodo), V. A. (Theo. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn.


大和総研. (n.d.). 日本経済見通し:20238 | 大和総研. 日本経済見通し:2023年8月 2023年08月22日 | 大和総研 | 神田 慶司 | 田村 統久 | 久後 翔太郎 | 岸川 和馬 | 中村 華奈子. Retrieved December 10, 2023, from

大和総研. (n.d.). 日本経済見通し:20238 | 大和総研. 日本経済見通し:2023年8月 2023年08月22日 | 大和総研 | 神田 慶司 | 田村 統久 | 久後 翔太郎 | 岸川 和馬 | 中村 華奈子. Retrieved December 10, 2023, from

大和総研. (n.d.). 日本経済見通し:20238 | 大和総研. 日本経済見通し:2023年8月 2023年08月22日 | 大和総研 | 神田 慶司 | 田村 統久 | 久後 翔太郎 | 岸川 和馬 | 中村 華奈子. Retrieved December 10, 2023, from

日本経済予測:23年度+1.6%、24年度+1.2先行きは、内需が増加に転じ、緩やかに回復|日本総研. (n.d.). 日本総研. Retrieved December 17, 2023, from https://www.jri.co.jp/page.jsp?id=106647

日本経済予測:23年度+1.6%、24年度+1.2先行きは、内需が増加に転じ、緩やかに回復|日本総研. (n.d.). 日本総研. Retrieved December 17, 2023, from https://www.jri.co.jp/page.jsp?id=106647

VnExpress. (n.d.). Lạm phát Nhật Bản cao nhất 40 năm. Vnexpress.net. Retrieved December 17, 2023, from

VTV, B. D. T. (2022, August 13). Nhật Bản đối phó với nguy cơ lạm phát. BAO DIEN TU VTV.

Lạm phát ở Nhật Bản 2023: Tại sao lại thấp hơn các quốc gia khác. (2023, April 24). JapanBiz.

Tokyo), Đ. T. (P/v T. tại. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn. Retrieved December 18, 2023, from

Tokyo), Đ. T. (P/v T. tại. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn. Retrieved December 18, 2023, from

Kyodo), V. A. (Theo. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn.

Kyodo), V. A. (Theo. (n.d.). Bnews - Tin tức kinh tế mới nhất, cập nhật 24h. Bnews.vn. Retrieved December 18, 2023, from


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tieuluan