phân tích nhân vật anh thanh niên trong "lặng lẽ Sa Pa"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nếu tình yêu là một đóa hoa hồng không bao giờ héo úa thì lòng yêu nước chính là ngọn nước vĩnh hằng với thời gian. "Tổ quốc" chỉ với hai từ ấy nhưng chính là khởi nguồn của mọi sinh mệnh. Đâu đó trong một thế giới xa hoa, rộng lớn, vẫn tồn tại những trái tim chất phát trong lặng lẽ cháy mãi cho quê hương. Và người thanh niên trong truyện ngắn "lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long là một người mang trái tim như thế. Giữa lòng một Sa Pa rực rõ với những rặn đào, anh thanh niên lại âm thầm cần mẫn cống hiến cho quê hương. Chỉ là một con người nhỏ bé nhưng trong trang viết của Nguyễn Thành Long anh lại là một chàng thanh niên có nét đẹp rực sáng trong vũ trụ bao la này.

Tác giả Nguyễn Thành Long đã thực sự sáng tạo khi vẽ lên bức chân dung một chàng thanh niên với những nét đẹp giản dị gần gũi. Anh hiện lên độc đáo từ lời kể của một nhân vật khác đó là bác lái xe. Đó là "một anh thanh niên 27 tuổi", "làm công tác khi tượng kiêm vật lí địa cầu". Theo bác lái xe, đó là "người cô độc nhất thế gian" ngay từ giây phút đầu anh xuất hiện, không có một từ hoa mĩ như trong nghệ thuật miêu tả của Thạch Lam, những nét tinh tế dí dỏm như Nguyễn Nhật Ánh hay phong cách mạnh mẽ dữ dội trong văn Trung Hạ. Anh thanh niên chỉ đến một cách thật bình dị, gần gũi với hình ảnh "người con trai tầm vốc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ". Có thể nói đây là một nét độc đáo chỉ riêng Nguyễn Thành Long mới có.

Bên cạnh đó Nguyễn Đình Thi cũng có viết:" Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều mới mẻ." Phải, amh thanh niên ấy cũng được sáng tạo nên từ thực tại cuộc sống và công việc của anh. Trước nhất đó là một công việc âm thầm lặng lẽ và có chút lạ lẫm. Đối với tầng lớp tri thức, luôn có rất nhiều công việc thu nhập cao và ổn định thế nhưng anh vẫn chọn một công việc buồn tẻ - làm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m. Với độ cao như thế thì quanh năm cũng chỉ làm bạn được với gió tuyết, trăng sao. Hãy tưởng tượng, nếu ai trong chúng ta phải sống cảnh một mình như thế thì đó chẳng khác nào chim khôn trong lồng son quanh năm rụt cánh? Phải chăng đó là công việc mà lớp trẻ nên làm? Đối với chúng ta - lớp thanh niên hiện nay và cũng là những người tự do, có cá tính, có điều kiện nhưng chỉ có việc lướt web, xem tivi, trầm quán mới được xem là niềm vui. Nhưng lớp thanh niên ngày trước thì không, điển hình như anh thanh niên trong truyện. Cuộc sống ngoài bốn giờ "ốp" cố định thì anh hầu như chỉ đọc sách, trồng rau, nuôi gà... cùng các công việc "đo mưa, đo gió, đo chấn động mặt đất..." anh thanh niên vẫn luôn chấp nhận và yêu thích công việc buồn tẻ ấy. Bởi lẽ trong tim anh luôn có một niềm tin yêu và hướng tới với một niềm khao khát cháy bỏng sống cho Tổ Quốc và quê hương. Niềm tin ấy sẽ như ngọn sóng, dâng lên từng cơn, thỏa sức lan tràn, cuốn đi mọi sự thiếu thốn và khắc nghiệt trên đỉnh Yên Sơn. Cũng chính ngọn lửa ấy đã khơi lên trong anh một tinh thần trách nhiệm đối với công việc thật đáng quý. Trong suốt ngần ấy năm anh chẳng hề bỏ một giờ "ốp" nào, ngày ngày luôn nung nấu một khát khao được cống hiến cho quê hương mà tiêu biểu là lần "phát hiện ra đám mây khô" giúp quân ta "hạ được máy bay Mỹ trên cầu Hàm Rồng". Chính nhờ nét bút tài hoa của Nguyễn Thành Long đã khuấy động lên trong lòng độc giả một làn sóng tâm hồn đẹp như của người thanh niên trong truyện ngắn của ông.

Nét đẹp của người thanh niên ấy còn thể hiện ở sự chân thành quan tâm đến người khác. Ngay từ lần đầu gặp mặt, anh đã để lại trong lòng nhà họa sĩ và cô kĩ sư một ấn tượng đặc biệt. Anh gửi cho vợ bác lái xe củ tam thất để ngâm rượu uống. Lòng chân thành thì không cần có lời nói hoa mĩ, món quà xa hoa hay những nghĩa cử to lớn. Đó chỉ đơn giản là ở tấm lòng mà thôi. Chỉ hành động nhỏ ấy mà người thanh niên đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Ở anh còn có sự tâm lí và chu đáo, biết nghĩ cho người khác dù đó chỉ là những vị khách mới quen. Anh cắt hoa, trao bó hoa cho cô gái. Vì ang biết phụ nữ luôn thích những thứ thanh thoát đẹp đẽ như hoa. Chỉ hành động nhỏ nhưng ya nghĩa thì thật sự to lớn. Sự quan tâm, chăm sóc người khác có lẽ đã là một phần đáng quí trong tâm hồn của người thanh niên đáng yêu ấy.

Bao giờ cũng vậy sức hút từ một tấm lòng chân thành, không xu nịnh luôn được hoan nghênh. Một con người vừa chân thành vừa khiêm tốn trong hình tượng văn học lại luôn được khán giả yêu mến. Và anh thanh niên cũng là một người khiêm tốn. Ngay khi ông họa sĩ già đã khẳng định chắc nịch "Ôi một nét thôi đủ khẳng định tâm hồn khơi gọi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị của một chuyến đi dài" . Ông khao khát được vẽ anh chàng đã cho ông nhận ra:" Điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu anh mỉm cười chấp nhận thế mà, anh lại thoái thác, cho rằng mình không xứng đáng được đặt chân vào một tác phẩm nghệ thuật đường hoàng, chân chính. Anh giới thiệu:" Ông kỹ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét". Theo anh đó mới chính là những nhân vật xứng đánh chạm vào cái ánh sáng kì diệu của nghệ thuật.

Một nét đẹp chấm phá rất riêng của chàng thanh niên dưới ngòi bút của Nguyễn Thành Long chính là sự chủ động xây dựng cuộc sống rất nề nếp của anh. Khi có khách đến nhà anh chạy về trước khiến cho ông họa sĩ, cô kỹ sư mà còn cả chúng ta đều nghĩ:" Khách tới nhà bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn. Và nhà văn đã đánh đố suy nghĩ ấy với hình ảnh căn nhà hết sức gọn gàng của anh:" Một căn nhà ba gian sạch sẽ, bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm..." ; cuộc sống chỉ thu gọn một góc với "chiếc giường con, chiếc bàn học, một giá sách." Cuộc sống đơn giản với khu vườn trồng hoa, nuôi gà; giản dị nhưng rất thanh cao ( bất giác ta nhớ đến bài thơ Tức cảnh Pác Pó của Bác) dù không thể như Bác một bậc vĩ nhân được cả thế giới nhớ về nhưng anh thanh niên vẫn là một người thật anh hùng. Anh hi sinh cuộc sống xa hoa nơi đô thị ồn ào đến với công việc thầm lặng tại đỉnh Yên Sơn. Anh sống theo lí tưởng anh tôn thờ. Cách sống giản dị theo gương Bác cũng cho thấy trái tim anh hướng về vị cha già kính yêu, hướng về Tổ quốc thân yêu.

Quả thật, Nguyễn Thành Long đã âm thầm gieo vào câu chuyện một hạt giống nghệ thuật đặc sắc. Bằng lời kể tự nhiên giản dị ông đã tạo nên một nhân vật thật ấn tượng trong lòng đọc giả về người thanh niên vơi những phẩm chất đáng quý. Gấp lại trang sách, sẽ không còn một ai cố mà đọc nữa, họ chỉ lắng nghe thật kĩ, cảm nhận thật tình cái cách mad hạt giống kì diệu ấy đã nảy nở trong lòng họ như thế nào. (Tại sao những nhân vật trong tác phẩm không có tên cụ thể ).

Tóm lại, xuyên suốt tác phẩm ta luôn bắt gặp hình ảnh một chàng thanh niên chu đáo, tận tâm có ý thức với công việc. Hình ảnh của anh cũng như hình ảnh của mọi thanh niên xung phong trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Tuy vậy người thanh niên đã thật sự có một cuộc sống trọn vẹn, sống cho lí tưởng, cống hiến vì đất nước. Chính vì thế mà truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về tầng lớp thanh niên trong công cuộc xây dựng đất nước. Và đây cũng là một truyện ngắn thành công nhất của nhà văn Nguyễn Thanh Long đóng góp cho nền văn học hiện đại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro