Lý thuyết và tình huống.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


I/ Lý thuyết.

1/ Write là gì? Writer là gì?

Write. Nói đơn giản thì nó là viết, sáng tác những câu chuyện lí thú, trong đó chứa đựng những mục đích chân thực và những ý nghĩa sâu xa. Có thể viết bằng nhiều hình thức : đánh máy, viết tay vâng vâng mây mây... Với bản thân tôi thì write là nơi để ghi lại cảm xúc, sự kiện, sự việc sâu sắc. Ừm...có thể nói là để thỏa mãn trí tưởng tượng của bản thân. Write cũng như một phần trong cuộc sống, nó giống như một cách để tôi trút hết đam mê.

Writer. Trắng ra thì đó là người viết. Người tạo ra những câu chuyện đầy cảm xúc từ văn phong chân chất, sự khác biệt của chính mình. Người thực khai thác hết những gì write có thể đem đến cho người khác. Niềm vui, hi vọng, lệ nhòa đều phụ thuộc vào writer.

2/ Yếu tố của một writer?

Về cơ bản, theo tôi nghĩ, write có những yếu tố như sau :

1/ Tôn trọng tiếng Việt, nói cách khác là tôn trọng tất cả những ngôn ngữ nào mà cậu muốn viết.

2/ Có lối viết riêng, cách viết khác biệt, độc đáo, lôi cuốn, không đại trà.

3/ Trau chuốt trong từng tác phẩm.

4/ Viết theo cảm xúc sâu sắc. Không biết cậu nghĩ sao nhưng tôi thì không quá chú trọng vào hình thức hay quá quá quá khích với câu chữ. Tôi chỉ viết theo cảm xúc riêng, đôi khi chỉnh lại một số câu sao cho phù hợp và trôi chảy chứ không quá lên, như vậy sẽ làm mất đi sự dâng trào trong tác phẩm.

5/ Cần hiểu chuyện, biết ý thức khi góp ý cho người khác cũng như cho chính mình.

6/ Tôn trọng các writer khác.

7/ Hoạt bát, coi trọng, yêu mến, tỏ thái độ tích cực đối với các reader. Vì họ là những người đã quan tâm, nâng đỡ tôi trong từng tác phẩm.

8/ Biết sửa khi sai, chào đón những góp ý thẳn thắn của người khác vì nhờ đó, ta mới có thể tốt lên.

9/ Có trách nhiệm trong việc xây dựng câu chữ, văn bản.

10/ Không ăn trộm ý tưởng, nếu lấy ý tưởng từ truyện trước cũng không nên vì nó đã cũ rồi nên dễ gây nhàm.

11/ Không cãi nhau gây war đầy với các writer khi không có lí do hợp lí.

12/ Phải biết học hỏi kinh nghiệm từ các bậc writer chứ không ganh ghét, đố kị.

13/ Không nên teencode, viết tắt bla bla.

14/ Lối văn không nên cụt nghủn, lủng củng.

15/ Phải biết kiên nhẫn, chăm chỉ với tác phẩm.

3/ Theo cậu, thế nào là một câu chuyện hay?

Theo tôi, một câu chuyện hay điều đơn giản nhân là phải có bố cục đầy đủ :

+) Mở bài.

+) Thân bài.

+) Kết bài.

Lối viết văn tương đối mới, không nên có quá nhiều tình huống dễ đoán, như vậy sẽ làm câu chuyện trở nên nhàm chán, ít lôi cuốn.

Không nên sai chính tả, trình bày rối tung rối mù vì nó sẽ khiến người đọc dễ bị chán.

Ý văn không quá lủng củng, khó hiểu.

Có cảm xúc trong từng câu chữ.

Lời văn tương đối mượt.

Có ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Phải có thái độ nghiêm túc với những gì mình viết ra, thân thiện với reader, không nên làm cao, tự đại, tỏ ra mình là nhất, còn lại không quan tâm gì đến xung quanh, viết truyện chỉ với mục đích mua vui.

II/ Tình huống.

Nếu một người bảo truyện bạn viết không hay, nói bạn đạo văn của một tác phẩm khác, bạn sẽ xử lí ra sao?

Chê bai?

Không thể không thừa nhận, việc những lời bình thẳng thắn luôn giúp các writer có định hướng tốt hơn cũng như biết để sửa đổi cái sai.

Nhưng khi nói quá đúng sự thật, nói quá là nghiêm trọng, sẽ khiến writer suy sụp không ít.

Nếu truyện bị chê bai, bị người khác khuyên rằng nên xóa đi thì việc đầu tiên tôi làm không phải nghẫm nghĩ, không phải tranh đấu ''mình đã sai cái gì?''. Mà đó chính là học cách chế ngự cảm xúc.

''Này cậu, nói thật nhé, truyện cậu dở tệ vl ra luôn ý, câu văn thì thô thiếc, nói chuyện không đâu vào đâu, cậu xóa đi để khuất mắt mình nhé!''

Nghe những lời này, cảm xúc cậu thế nào?

Công sức, mồ hôi, nước mắt, thời gian đều đổ vào từng câu, từng chữ, từng tác phẩm. Thế mà khi bị nói như thế lẽ nào lại chẳng có chút cảm xúc gì?

Niềm tâm huyết, phải, niềm tâm huyết của writer lúc này rất bấn loạn, không tức giận thì cũng điên lên. Tuy nhiên, sau tất cảm dẫu cho mọi thứ có tồi tệ thế nào cũng nên bình tĩnh mà giải quyết...

Trước hết, ngẫm nghĩ xem tác phẩm của mình có chỗ nào không đúng, không hay thì sửa lại, soi mói bản thân xem câu chữ đã phù hợp chưa? Đã kịch tính chưa? Hay là quá NHẠT.

Nếu thật sự thiếu muối đến tột cùng, thì nên cảm ơn bạn reader đấy... câu nói cảm ơn có thể khiến cậu ấy dịu lòng cũng như nhẹ nhàng hơn, không chừng sẽ động viên, tiếp sức cho ta viết tốt hơn. Đồng thời cũng nên xem lại khả năng trở thành một writer của bản thân. Lời lẽ của cậu ta có thể nặng nề, không bênh vực thêm bớt mà nói ra những lời trong lòng thì thật sự cảm kích. ''Mất lòng trước được lòng sau''. Chưa biết chừng, sau thất bại này sẽ là cầu vồng chói rọi soi bước? Sao cứ phải cọc cằn, trong khi người ta thẳng thắn, chín chắn và nói đúng sự thật?

Lần này, cứ để lí trí kiểm soát. Tinh thần sẽ thoải mái hơn nhiều.

Thứ hai, nếu có người nói mình đạo văn của một tác phẩm khác. Việc đầu tiên mình làm là trao đổi vấn đề với cậu ấy. '' Nói có sách, mách có chứng'' tôi cần cậu ấy đưa ra bằng chứng, không đưa ra được thì đừng nghĩ tới việc ăn nói lung tung.

Nếu đưa được ra trang mạng đó có ý tưởng giống tôi. Dù không sao chép, chỉ do cùng ý tưởng. Tôi sẽ trao đổi cho cậu ấy hiểu và giảng hòa, không đề cập đến chuyện này và tất nhiên, tôi vẫn giữ vững ý tưởng của mình. Đó là con em tôi làm ra bằng những suy nghĩ trong đầu, sao có thể trùng lặp một tý, nói một tý mà lại bỏ? Cách làm như vậy sẽ không khiến reader ấy tức giận xé to chuyện mà còn giảm nhẹ tâm lí, cân bằng hai bên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#test#tra