Khúc Ca Khải Hoàng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

"Khởi lên khúc ca khải hoàng , Berlin     ngày ấy đồng loạt được hồng quân   giải phóng"

Ngày 30/4/1945, ngày mà Hồng Quân truy đuổi tàn dư phát xít sau trận chiến thắng , tôi- Lev Ivan Monalnovic Yakov cùng hai người bạn được vinh dự đại diện tiểu đoàn cấm cờ ở trận địa cuối cùng tháo bỏ lá cờ phát xít ghê tởm ấy thay thế nó bằng lá cờ hòa bình- cờ cộng sản.

Trong niềm hân hoan ấy, tay tôi không khỏi rung lên vì xúc động. Khi ngọn cờ vừa được cắm lên tung bay theo làn gió, tưởng chừng như mọi niềm đau khổ đã kết thúc, bắt đầu cho một nền hòa bình vĩnh hằng. Mọi dự định về tương lai của tôi chợt dập tắt khi viên đạn lóe qua, là một tàn dư của phát xít.

Trong sự ngỡ ngàng của mọi người, tiếng súng nổ, tiếng la hét thất thanh. Khi cảm nhận được sự việc tôi mới biết được, à thì ra người dính đạn là mình! Mình sẽ chết ư? Cái chết đối với tôi không quá đáng sợ, ngày đầu nhập ngũ tôi đã biết mình sẽ chết bất cứ lúc nào. Được hi sinh vì tổ quốc là một niềm vinh dự của người lính Liên Xô.

Ngã xuống từ đỉnh tháp cao, tôi thầm cảm ơn Nikolas thống khổ vì đã ban cho con người mười giây trước khi lìa đời. Nhớ ngày ấy khi còn là sinh viên của một trường đại học thủ đô. Tôi được cho hay Đức Quốc Xã đã mở cuộc khiêu chiến đối với người dân Liên Xô. Gia đình tôi không may nằm trong vùng chúng nhắm đến. Từ lúc ấy Lev Ivan Monalnovic Yakov xin lấy máu thịt thề trước lá cờ Cộng Sản vinh quang rằng sẽ tiêu diệt hết lũ cầm thú đó đến ngày tôi chết.

Chia tay đi mối tình đầu ở giảng đường, không phải vì tôi đã hết yêu cô ấy. Nơi đang đập này một nửa chứa tổ quốc, một nửa chứa em. Khi đã quyết định đi con đường này, thì nhất định phải buông tay để em còn có thể đặt hạnh phúc vào một người đàn ông khác chứ không phải một cái xác được gửi về từ chiến trường.

Năm 1941, tôi gia nhập vào hồng quân Liên Xô khoác lên mình bộ quân phục. Tôi chiến đấu bất kể ngày đêm, không biết bao lần suýt chết trên chiến trường để rồi tôi gặp lại em. Người con gái mà chắc cả đời này tôi không thể nào quên được. Tôi nhớ giọng nói dịu dàng e thẹn êm tay, nhớ nụ cười nơi đáy mắt. Lạy Nikolas thống khổ em đẹp đến mê người. Katyusha Spaseniye Anastasia

"Anastasia? Sao em lại ở đây?"

Em không nói gì chỉ cầm tay tôi, băng bó đi chỗ vết thương bởi hai viên đạn lạc bắn trúng.

Khi làm hết thảy xong xuôi, em ngồi xuống chăm chú nhìn tôi- một ánh nhìn mà tôi chưa từng thấy ở em khi còn đi học.

"Em không phải vì anh mới đến đây, em là người yêu của anh và hơn thế nữa Katyusha Spaseniye Anastasia còn là một người công dân Liên Xô"

Kể từ đó chúng tôi sát cánh cùng nhau ở tiền tuyến. Cả hai cùng đi đến ngày mà mọi người trên đất nước Liên Xô đều nở nụ cười. Đêm trước ngày hòa bình,

"Ngày mai anh được vinh dự trở thành người cắm cờ, vào khoảnh khắc anh đưa tay xuống em có bằng lòng đặt tay mình lên tay anh không?"

Em cười rồi tựa vào lòng anh,

"Em lúc nào cũng sẵn lòng"

Nếu ra đi mà không có gì tiếc nuối là nói dối, tôi đã không biết bao lần tưởng tượng ra viễn cảnh chúng tôi sống cùng nhau bên bầy con thơ trong một mái nhà nhỏ nằm ở trên đỉnh đồi.

Anastasia xin em đừng khóc, hãy quên anh đi vì giờ đây anh sẽ trở về với đất mẹ thân yêu, với Liên Xô thân yêu!

Nếu có cơ hội, anh mong có thể trở lại với tư cách là một công dân bình thường mà cầu hôn em. Anh yêu em!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro