HẬU QUẢ LÂU DÀI TỪ VIỆC BẮT NẠT VÀ BẮT NẠT TRÊN MẠNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác giả: Jessica Bloom

Đăng ngày: 16/07/2021

-----------------------------------------------

Rõ ràng, việc bắt nạt trên mạng là một vấn đề nghiêm trọng. Do ảnh hưởng lâu dài của nó đối với các cá nhân, các nhà nghiên cứu đã đánh dấu việc bắt nạt trên mạng là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe cộng đồng. Bởi vì nó thường phổ biến rộng rãi, ít được báo cáo, và có tác động tiêu cực đến cuộc sống của các nạn nhân. Mặc dù các phương tiện truyền thông phổ biến (chương trình truyền hình như 13 Reasons Why-13 lý do tại sao) thường liên kết việc ngược đãi những người cùng cấp bậc, bạn đồng trang lứa với việc tự tử, nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả.

Trang web chính thức của chính phủ Hoa Kỳ về vấn nạn bắt nạt có nhấn mạnh rằng tự tử hiếm khi là kết quả của hành vi bắt nạt và đưa ra giả thuyết rằng sự khái quát liên kết cả hai là sự đơn giản hóa quá mức. Chuyện phức tạp hơn là cách mà chúng ta hoạt động như một người trưởng thành sau khoảng thời gian thơ ấu hoặc thời thiếu niên bị đánh dấu bởi sự xấu hổ.

Xấu hổ là một dạng cảm xúc mà nhiều người trong chúng ta không nói đến, ngay cả khi nó tàn phá cuộc sống của chúng ta. Nó nhắc đến một niềm tin cốt lõi sâu xa rằng có điều gì đó thuộc về bản chất của chúng ta là sai. Có khả năng cao chúng ta thậm chí không nhận ra điều mình đang cảm thấy là "xấu hổ" (shame) và thay vào đó chúng ta có thể sử dụng các từ như "tội lỗi" (guilt) hoặc "lúng túng" (embarrassment).

Tuy nhiên, sự khác biệt giữa xấu hổ, cảm giác tội lỗi và lúng túng rất quan trọng. Cảm giác tội lỗi xảy ra khi chúng ta không thích hành vi của chính mình, thường là những điều gì đó chúng ta đã làm. Cảm giác tội lỗi thường đi kèm với lời xin lỗi. Cảm giác lúng túng xảy ra khi chúng ta rơi vào một tình huống khó xử, nhưng chúng ta thường có thể cười trừ cho qua. Mặt khác, xấu hổ không có gì là đáng để cười. Theo một nghiên cứu, cảm giác xấu hổ khiến 50% số trẻ em không nói với cha mẹ về việc bị bắt nạt và đến 60% trẻ em không nói với giáo viên. Do đó, trong trường hợp bắt nạt - và ngày càng có nhiều hành vi bắt nạt trên mạng, và hình thức bắt nạt này xuất hiện ngày càng nhiều- thì xấu hổ là cảm giác mà bạn phải cùng bác sĩ trị liệu tìm kiếm, nghiên cứu nó. Không ai đáng phải sống với những tổn thương tâm lý và sự xấu hổ do bị bắt nạt.

🔸 NÓI CHÍNH XÁC THÌ, BẮT NẠT TRÊN MẠNG LÀ GÌ

Bắt nạt được định nghĩa là một hành vi lặp đi lặp lại, có tính hung hăng hoặc cố ý gây hại bởi những người cùng cấp bậc đối với một cá nhân hoặc nhóm nào đó. Nó liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực trong nhận thức hoặc có trong thực tế giữa kẻ bắt nạt và kẻ bị bắt nạt (có nghĩa là chọn người dễ bị tổn thương hơn). Những kẻ bắt nạt thường được nhận biết là người có khả năng ảnh hưởng đến người khác, thường biểu hiện ở những điểm như địa vị xã hội cao hơn, có thể chất mạnh hơn hoặc lớn hơn, hoặc có nhiều tiền hơn nạn nhân của chúng.

Trong khi hầu hết các vụ bắt nạt tại trường học vẫn đang diễn ra ở những địa điểm thực, thì không gian ảo cũng đã trở thành một địa điểm mới để lạm dụng, lăng mạ. Bắt nạt trên mạng có thể diễn ra trên nhiều nền tảng khác nhau và có thể biểu hiện theo một trong những cách sau:

▪️ Chuyển tiếp những email mang tính riêng tư

▪️ Công khai đăng các văn bản tin nhắn

▪️ Tung tin đồn trên mạng xã hội

▪️ Gửi tin đe dọa

▪️ Chia sẻ hình ảnh không phù hợp hoặc đã bị chỉnh sửa

🔸 CÁC DẤU HIỆU CHO THẤY BẮT NẠT TRÊN MẠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN BẠN

Không phải tất cả những người từng trải nghiệm việc bị bắt nạt trên mạng đều phải gánh chịu hậu quả lâu dài, nhưng nghiên cứu cho thấy tổn thương có thể bùng phát theo những cách không ngờ. Phát hiện chung nhất là các nạn nhân của việc bắt nạt có nguy cơ cao hơn đối với những vấn đề nội tại.

Điều này có nghĩa họ thường có khả năng đổ lỗi cho bản thân trong những tình huống tiêu cực hơn là đổ lỗi do tác động bên ngoài. Làm việc với một cố vấn chuyên về liệu pháp tường thuật có thể hữu ích nếu trường hợp này xảy ra. Những câu chuyện mà chúng ta tự kể thường có tác động mạnh và nhiều người trong chúng ta cần học cách tách biệt cảm giác của bản thân khỏi cảm giác lo lắng hoặc trì trệ, suy nhược.

Xu hướng nội tâm hóa cơn đau cũng có thể biểu hiện ở tình trạng sức khỏe tổng thể kém. Các nạn nhân bị bắt nạt cho biết họ chịu nhiều đau đớn về thể xác hơn, nhức đầu và phục hồi sau bệnh tật cũng chậm hơn. Không phải sự lo lắng rằng "tất cả chỉ là tưởng tượng" mà mức độ căng thẳng cao có thể thay đổi hoạt động của não bạn. Ví dụ, nồng độ protein phản ứng C (CRP) cao mãn tính được tìm thấy trong máu của những người từng bị bắt nạt khi còn nhỏ. Tình trạng này có thể gây ra chứng viêm (inflammation), các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa, và trầm cảm.

Có lẽ do sự trộn lẫn nguy hiểm giữa sự mất tập trung trong học tập và lòng tự trọng thấp, các nạn nhân của bắt nạt thường có trình độ học vấn thấp hơn, việc làm không ổn định và có nhiều vấn đề về tiền bạc hơn. Trên thực tế, ở tuổi 50, những đứa trẻ bị bắt nạt thường làm những công việc được trả lương thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa. Có thể hiểu được rằng khó khăn trong hoạt động tại môi trường học đường sẽ dẫn đến sự khó chịu hoặc thậm chí dẫn đến kích động về mặt cảm xúc tại nơi làm việc. Nếu bạn có tiền sử bị bắt nạt và nhận thấy mình đang gặp các vấn đề trong công việc, các bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn điều chỉnh mẫu mực.

🔸 NGĂN CHẶN NẠN BẮT NẠT TRÊN MẠNG

Những người đã từng bị bắt nạt trên mạng nên tự nhắc nhở mình rằng vấn đề này đã trở nên phổ biến như thế nào. Ngày nay, 20% học sinh trong lứa tuổi từ 12-18 tuổi đã báo cáo các trường hợp bị bắt nạt, 15% trong số đó là bị bắt nạt trên mạng.

Chu kỳ lạm dụng tiếp tục diễn ra sau màn hình, trong các cộng đồng ảo của chúng ta. Hầu hết chúng ta, và đặc biệt là các thế hệ trẻ, chủ yếu giao tiếp trực tuyến, nơi dễ dàng lan truyền thông tin một cách nhanh chóng mà không nhận thức một cách đầy đủ các phân nhánh thực sự và nguy hại mà nó có thể có đối với người khác. Cũng cần lưu ý rằng có nhiều kẻ bắt nạt đang tự bắt nạt chính họ, việc giáo dục họ về các chu kỳ lạm dụng có thể giúp họ loại bỏ hành vi của mình.

Người trưởng thành đang làm việc cùng hoặc trở thành bậc cha mẹ nuôi dạy con cái nên có sự đối thoại trực tiếp, và không nên phán xét trẻ. Chúng ta nên kiểm tra và xem xét hành động của một ai đó nếu họ đang có biểu hiện lo âu buồn bã và cắt đứt những suy nghĩ có thể dẫn đến cảm giác xấu hổ. Với kiến thức mà chúng ta hiện có về những tác động lâu dài của bắt nạt trên mạng, việc giải quyết nó ở giai đoạn này có thể tạo ra sự khác biệt thực sự trong cuộc sống của trẻ sau những năm tuổi thiếu niên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tranlate