Chương 4: Về quê, nơi tiếng mẹ à ơi (Phần cuối)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nắng chóng tàn, bỏ lại một cảnh chiều êm ru tĩnh mịch. Bầu trời ngả màu đỏ như thanh củi cháy than trong ánh lửa hồng ấm nồng. Bóng cây sồi già đen nhẻm vạch rõ ranh giới trên nền đất đầy sỏi và cộc cằn. Con đường gồ ghê, nhấp nhô dưới tiếng kẽo kẹt của bánh xe đò mục nát, văng vẳng đâu đó câu hò ơi của anh bán bánh dừa chăm chỉ. Một nỗi chán chường bao chùm lấy khung cảnh tĩnh lặng, yên bình trước mắt.

Chiều đã qua rồi nhưng chưa tối, cây đèn cũ kĩ vẫn chưa nhấp nháy ánh vàng trên mảnh tưởng nứt nẻ. Dòng người ào ào như lũ vẫn chưa mang theo những tạp âm ồn ã như bao ngày và áng trăng rằm cuốn theo tâm hồn của những người thi sĩ vẫn còn say giấc nồng dưới ngọn núi cao trọc trời mây.

Tôi ngồi vẩn vơ dưới tán lá xanh rờn của cây đa cổ, thứ mà có lẽ đã được kể đi kể lại từ hằng trăm năm trước.Bên cạnh tôi lúc này là một người đàn bà quá tuổi ngồi vắt chân vào nhau như những ông bác sõi đời, hiểu chuyện. Thân hình bà ta ngoại cỡ và có làn da bánh mật nhưng hơi thâm. Mái tóc nâu đen được nhuộm bởi nắng mưa, sương gió kia lâu lâu lổm chổm vài sợi tóc bạc.Với giọng nói khô khan, đặc sệt, thật hiếm khi có người nói người phụ nữ ấy đẹp.

- Không ngờ cậu Linh cũng có sở thích giống tôi đấy. - Bà Mão cất lời, trên tay bà ta đặt một tẩu thuốc lào cũ kĩ, ám chừng nó đã có từ thời chống Pháp.

- Nào có, tôi đâu hút thuốc chỉ là do cảnh trời đẹp quá thôi! - Tôi đáp lời.

- Chà, thế cậu đã biết chuyện gì chưa?

- Dạ, sao ạ? - Tôi tò mò hỏi.

Bà Mão bắt đầu rít một hơi thật kêu rồi thở dài. Đôi mắt bà thẫm đẫm những sóng gió của cuộc đời và những niềm đau khó tả, bà trừng trực nhìn mãi vào làn khói trắng xóa nồng nặc tỏa ra tứ phía trước mặt khiến tôi như hiểu ra toàn bộ ý tứ của câu chuyện.

- Nghe nói, bọn Việt gian sẽ đến đây trong nay mai, bọn chúng nghi làng này có nội gián.

- Chết thật! Bọn nó nghĩ cái gì vậy chứ! Đến ăn còn chẳng có thì làm sao dám phản cho được. - Tôi cau có oán trách.

Bà Mão vẫn hút và trong con lâng lâng màu nhiệm ấy, bà thì thào với hai con ngươi đỏ lè, ran rát đến tận hốc mắt.

- Do vùng này toàn gia đình Cách Mạng nên phức tạp lắm.

- À mà con bác ở bên Nhật chắc không sao đâu nhỉ? Bên đấy đầy đủ tiện nghi và hiện đại lắm. Hơn nữa còn chẳng có chiến tranh - Tôi nhanh chóng đổi chủ đề vì không thích nghĩ nhiều.

Bỗng bà Mão lắc đầu, tỏ vẻ không đồng ý, bà bảo:

- Không có chiến tranh, nghèo đói nhưng có lòng người, có áp lực đấy chú ạ.

- Sao vậy ạ?

- Con tôi kể lại bên ấy không chỉ sống xô bồ, áp lực mà còn bất công và thị phi, nó xém nữa phải tự tử vì vừa không được lãnh đủ lương mà còn bị đồng nghiệp bắt nạt - Bà ấy buồn rầu kể lể tiếp với một gương mặt không mấy dễ chịu.

- Có chuyện đó sao ạ!? - Tôi bàng hoàng nhìn người đàn bà ấy.

Bà Mão chỉ tóm gọn một câu "ừ" vô cùng nặng nề với đáy lòng nặng trĩu một sự đau nhói khôn xiết và day dứt không nguôi.

Vẫn là làn khói ấy, từ hai điếu đến ba, bốn điếu, bà Mão hút không ngừng và cũng không có ý định dừng lại. Bà ngẩn ngơ trong cơn phê ấy một ước mơ nhỏ nhoi, một khát vọng mà tất cả bà mẹ nào cũng có, cũng chăm chút từ rất lâu rồi - Được nhìn thấy con trai mình bình an, hạnh phúc.

Thấy bà Mão như vậy khiến tôi cũng không muốn nói gì thêm, dẫu cho tôi biết rằng dòng máu của người con trai mà bà mong chờ mỏi mắt và yêu thương hết mực ấy ngay từ đầu đã không thuộc về bất kì ai trên cái mảnh đất cằn cỗi này.

....

Ngày hôm sau, một buổi sáng quang đãng và mát mẻ, tôi lượn lờ quanh quán hàng thịt của bác Lu để trực chờ đợt giảm giá mới.

Hai vợ chồng bác ấy thường dậy rất sớm và bán thịt cho đến tận chín giờ khuya. Nhiều khi tôi thắc mắc:

- Sao hai bác làm về muộn thế? Tầm này làm gì có ai mua thịt nữa.

Song cả hai chỉ cười cười vài cái cho qua chuyện.

Bây giờ đã là tám giờ sáng, tôi không chịu nổi nữa nên lọ mọ chạy ra sau nhà để ngó xem có ai ở đó không.

- A! Phải cậu Linh đấy không? - Bỗng một giọng nói khàn khàn vang đến khiến tôi giật mình. Tôi vội ngoảnh mặt lại thì trông thấy bác Lu đang đứng đằng sau mình cách tầm một mét.

Nói xong, bác chầm chậm đi đến chỗ tôi, trên tay bác ta là một cái bọc trắng bên trong đựng một số loại gia vị. Thấy vậy tôi nhanh chóng chạy lại rồi gặng hỏi:

- Sao giờ bác còn chưa mở cửa? Làm tôi sốt ruột quá!

- Hừm... bà nhà tôi hôm nay bị ốm nên không mở quán được! Mong cậu thông cảm nhé, để hôm sau tôi bù.

- Thật sao? Thế bác gái có sao không? - Tôi sốt sắng lên, lo lắng hỏi thăm.

- Không sao không sao, cậu đừng lo.Thôi tôi vào nhé! Không nó sẽ làm ầm lên mất. - Bác vẫy tay vài cái rồi lẩn vào trong.

- Vâng tôi cũng có việc gặp bác sau nhé!

....

Tôi rảo bước trên con đường phố huyện ồn ào và nhộn nhịp nơi mà tôi hiếm khi mới được lên chơi. Nó sẽ thật đỗi kì lạ khi có một ai đó mới bước chân đến đây. Quán chè không có tiếng vang, nát bươm lại nằm sát bên cạnh một hiệu đồ Tây hàng hiệu, nổi tiếng, người giàu chen lẫn với kẻ nghèo nàn, khốn khổ. Từ quán cháo ít khách luôn bị bỏ lại một bên vì phong cách lập dị đến quán cơm luôn treo đèn Hoa Kỳ trước cửa nhưng ông chủ lại rất ghét bọn người Mỹ. Hay ho hơn là ai cũng sẽ thích cái quán thịt nhậu đơn xơ cuối phố.

Ôi những hình ảnh ấy sao đẹp và xao xuyến quá! Một tuổi thơ, một tuổi trẻ và một thanh xuân...Những trang kỉ niệm cứ ùa về như nước lũ và không phai nhạt đi theo năm tháng.

Thế nhưng sao nó lại xa vời đến vậy, xa đến nỗi tôi không với tới được, mặc dầu nó đã đứng lại một chỗ nhưng như thể tôi đang lùi lại... xa dần... đến khi đã không thể nhìn thấy được nữa. Nơi mà Nhân và tôi hay lui đến ấy đã rời xa chúng tôi trong gang tấc.

Bỗng nhiên, một suy nghĩ táo bạo vụt thoáng trong đầu tôi. Suy nghĩ ấy cứ lớn dần và sự tò mò của tôi cũng từ đó mà đâm chồi nảy lộc.Có rất nhiều câu hỏi tôi muốn hỏi Nhân, rất nhiều câu chuyện tôi muốn kể và muốn nhìn thấy nụ cười tươi tắn của em như một lẽ thường tình. Song, tôi vẫn lưỡng lự vì tôi lo lắng Nhân sẽ từ mặt tôi.

Thế mà một điều kì diệu đã xảy ra, ngay cái lúc mà tôi sẽ định bỏ cuộc và chấp nhận mọi thứ thì em lại xuất hiện, mặc dù chỉ là phút chốc nhưng tôi có thể cảm nhận thấy sự hiện diện đấy đang ở rất gần, nó gần đến độ chỉ trong vòng vài giây tôi có thể nhìn thấy em.

Tôi chạy đuổi theo hình dáng con người bất hạnh ấy, như con hổ vồ lấy đống thịt sống mới vớ được, tôi mặc cho tất cả, bỏ qua mọi thứ và hạ một quyết tâm vững chắc nhất. Đó là cứu lấy Nhân!

- Anh Linh!

Một giọng nói quen thuộc vang lên, nó ở ngay sau lưng tôi và một điều bất ngờ đã xảy đến. Nhân đã gọi tên tôi với một nụ cười thân mật, đáng quý nhất!

Tôi rưng rưng nước mắt, đã qua gần hai chục năm rồi tôi mới được thấy em cười... Một niềm vui hớn hở và xúc động bao lấy xung quanh hai anh em như con ốc sên nấp trong cái vỏ cứng rắn và chắc chắn. Tôi có cảm giác rằng sẽ không bao giờ chúng tôi sẽ phải rời xa nhau nữa.

Nhân mời tôi vào quán thịt nhậu cô Hai rồi gọi món. Gương mặt em có sức sống hẳn ra, đôi mắt em bây giờ long lanh, lấp lánh như những ngôi sao sáng và thân hình em đã mập mạp ít nhiều. Em không như cái bữa gặp mặt khốn nạn kia nữa và sẽ sớm thôi, một trang sách mới toang sẽ mở ra trong cuộc đời Nhân. Em sẽ làm lại từ đầu.

Chưa kịp đợi tôi hỏi, em liền nói:

- Anh Linh biết không? Một năm sau khi anh đi em vẫn còn là ăn cướp, tuy nhiên em đã gặp được một người, người ấy đã cho em một ý nghĩa sống mới, và một mục đích mới đấy!

Tôi ngờ ngợ thắc mắc:

- Ai thế? Rốt cuộc ai lại có thể thần kì được đến như vậy?

Rồi Nhân khẽ nói với chất giọng trầm bổng, câu trả lời của em khiến tôi ngỡ ngàng. Cái con người mà Nhân đề cập đến, cũng như thần tượng ấy lại chính là một người lính Cộng Sản!

Theo những gì em kể thì người lính ấy tên Lim, từng là một người nông dân nghèo. Tuy nhiên do chứng kiến cảnh cha mình bị ngược đãi và bị chặt đầu bởi lính Mỹ, cho nên ngay từ nhỏ và qua những câu chuyện của mẹ mà trong anh Lim đã nảy sinh một nỗi hận thù to lớn với lũ giặc ngoại xâm tàn bạo và vô nhân tính. Anh tham gia quân đội lúc hai mươi mốt tuổi và sau hai năm, anh giữ được một chức vụ nhỏ trong đại đội.

Anh qặp Nhân khi em đăng bảo vệ một đứa nhỏ khỏi những đòn đánh dã man từ hai tên lính đang đi tuần. Lúc ấy em bị chúng đấm, chúng đá không thương tiết, đến nỗi chúng còn định dí súng vào đầu Nhân. Thoạt đầu em có chống cự bằng cách đá vào chân chúng một cú rõ đau. Thế nhưng chúng lại không hề hấn gì mà quay sang bắn vào chân Nhân một phát rồi chĩa vào đầu toan bắn. Ngay khi cái họng súng đen ngòm, đầy mùi thuốc kia định bóp cò thì Lim đã xuất hiện. Anh kịp thời bắn vào tay tên cầm súng rồi nã đạn vào đầu tên còn lại.

Nói đến đây, Nhân lại cảm thán vài lời vì nể phục khí thái của người chiến sĩ ấy, em bảo rằng khi nhìn thấy con mắt của anh Lim, em như trông thấy một con đại bàng thực thụ, anh ấy không chỉ oai hùng, mạnh mẽ mà còn rất dũng cảm.

Sau khi Nhân được băng bó sơ sơ thì Lim nhận chăm sóc em, anh còn bảo:

- Khi nào khỏi rồi thì đến nhà anh nhé! Anh sẽ nuôi em.

Lúc đầu em khó hiểu và vẫn còn chần chừ, thế nhưng Lim lại nói:

- Đã là người Việt Nam thì phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hơn nữa em vẫn còn trẻ vẫn còn làm lại được từ đầu cho nên hà cớ gì anh lại không giúp đỡ em cho được?

Từ đó Nhân không sống trong con hẻm tối mù tối mịt kia nữa mà dần chuyển sang ở với gia đình anh Lim. Em bảo rằng ai ở đấy cũng thương em cả, chị mợ anh Lim vừa hiền vừa dịu dàng, còn anh Lim thì khi nào rảnh cũng dạy em viết chữ, bắn súng hay lâu lâu thì chơi bịt mắt bắt dê với đứa con nhỏ của hai vợ chồng. Em sống với gia đình ấy cũng thấm thoát được gần nửa năm.

Bỗng Nhân im lìm và hành động đó khiến tôi sốt ruột và tò mò. Tôi hỏi tiếp:

- Nhưng tại sao chú lại vào đây? Không phải ở ngoài đấy sướng hơn sao?

Bỗng Nhân cười khổ rồi đôi mắt em cụp xuống, tâm trạng cũng buồn rầu hơn. Trông em gầy gò hẳn. Em đáp:

- Em sống ở đấy đúng là sướng thật nhưng người tính đâu bằng trời tính. Có một lần, gia đình anh có việc phải về quê thăm các cụ nên có nhờ em trông nom nhà cửa. Thuở ấy, em cứ ở hẳn trong nhà luôn vì sợ nếu ra ngoài thì nhà sẽ có trộm. Thế mà đợi được một tháng rồi đến năm sáu tháng, gia đình ấy vẫn không về. Em vẫn ở đó để chờ đợi, bởi vì em tin một ngày nào đó sẽ có thể trông thấy được nụ cười vui mừng của họ khi thấy em và cái tiếng kót két mở cửa quen thuộc. Tuy nhiên, em đã lầm, họ không về nơi này nữa, và cũng không thể nào trở lại được nữa.... Cả ba người đã ra đi được hai tháng trước khi em phát hiện..... Em nghe nói có một đơn vị của Mỹ đã tàn sát cả một làng và trong đống xác nằm la liệt thì người ta tìm thấy xác của anh Lim, người vợ và cả đứa con thơ.

Về việc anh chết như thế nào thì người đó cũng kể rõ: anh Lim chết do bị bắn vào đầu, còn người vợ thì bị hãm hiếp rồi cũng bị bắn, thêm cả đứa con gái thì bị bọn lính đâm và khắc lên ngực chữ: C Company. Cuộc thảm sát kinh hoàng ấy đã giết hơn hàng trăm người cả già lẫn trẻ. Khi nghe thấy tin tức trời đánh đó, lúc ấy em dường như đã phát điên lên, em không chấp nhận nổi cảnh tượng anh Lim và cả gia đình bị giết hại...

Thế sau đấy thì sao? - Tôi thở mạnh, kiên nhân mong chờ kết cục tiếp theo.

- Em không ở đấy nữa mà quay trở về đây, em nhận ra rằng ở mãi và tự dằn vặt bản thân thì cũng không phải ý tốt cho nên mới quyết định về quê.

- Ôi! Tiếc quá! Tiếc thật đấy! - Tôi kêu lên và than thở. Tôi đặt tay lên vai em rồi xoa xoa quả đầu cắt tỉa nhọn hoắc.

Tôi trầm ngâm nhìn em rồi khẽ thở dài, tôi thầm ước: Nếu có một ngày chiến tranh kết thúc, thì sẽ chẳng còn đứa trẻ nào phải chịu cảnh mất người thân bạn bè và những nỗi đau thể xác khác.

- Vậy sau này em định làm gì?

- Em... sẽ đi lính!

Tôi ngỡ ngàng trước câu trả lời đầy mạo hiểm ấy, tôi lay lay người Nhân, tưởng em chỉ nói đùa, thế nhưng đó lại là ước mơ của em...

- Đi lính nhọc lắm! Vả lại chú chưa đủ tuổi để đi đâu!

- Có nhọc nhằn đến nhường nào thì cũng không quan trọng. Đã là một người dân Việt thì phải biết đấu tranh bảo vệ tổ quốc! Em muốn giống anh Lim, muốn hi sinh bảo vệ tất cả để ai ai cũng được ấm no hạnh phúc! - Em nói với giọng quyên quyết đầy nghị lực.

Đột nhiên em đứng phắt dậy, giương mắt lên trời rồi hô to:

- Vì độc lập, vì tự do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào!!

Đó là câu khẩu hiệu của Cụ Hồ! Đúng! Chính là nó! Đó chính xác là mục đích thật sự của dân tộc Việt Nam!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#funny#sad