Chương 3: Về quê, nơi tiếng mẹ à ơi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhân sinh ra đã là một đứa trẻ thiếu thốn hơn những đứa bạn cùng trang lứa, dẫu gia cảnh em rất giàu hoặc có thể nói bọn trẻ con trong làng thường gọi em là thằng "Số đỏ" , thế nhưng mọi chuyện đâu dễ dàng như thế...

Nói về mẹ Nhân, chỉ dùng hai chữ "Mỹ nhân" thì vẫn chưa ca ngợi hết được sắc đẹp của bà. Có một lần em kể lại cho tôi rằng trước khi gặp cậu Nhân, bà đã từng là một người con gái tràn đầy năng lượng sống tiềm tàng, vui tươi và thuần khiết, cũng từng được cả khối anh theo với hàng ngàn bức thư tỏ tình lãng mạn. Một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn đáng ngưỡng mộ. Còn bố Nhân thì lại ngược lại, ông không đẹp, không có dáng người chuẩn và đô con như những lính Tây da trắng mà chỉ có cái bụng bia nặng trịch to tướng với tí râu ria quanh mép, trông chẳng khác gì mấy tên quan lệ thời Pháp thuộc là mấy. Tuy nhiên ông rất hiền lành và phúc hậu, nếu có ai đó hỏi rằng Nhân có tính phóng khoáng từ ai thì chắc chắn rằng cu cậu sẽ trả lời là bố bởi ông đã dạy em như thế.

"Đó chỉ là nhưng lời bịa đặt hoàn hảo để che mắt thiên hạ của lão ta thôi" - Những lời cay độc ấy được thốt ra từ chính miệng Nhân, tôi sững sờ khi em dám nói thế với chính bố ruột của mình, tôi cau có trách Nhân sao lại có những phát ngôn như vậy. Tuy nhiên, tôi lại không biết rằng chính vì hành động dại dột ấy đã khiến tôi hối hận suốt cả cuộc đời sau này.

Lúc ấy, Nhân không nói gì, em bắt đầu đấm mạnh vào bụng tôi rồi hét lên:

- Anh chẳng hiểu gì cả!

Xong, em chạy thục mạng về nhà, tôi bất giác nhận ra rằng chỉ đứng đằng xa thôi, tôi có thể thấy em khóc. Sau hôm ấy, em không đến chơi nữa, canh nhà gỗ mít mà chúng tôi xây bữa trước để làm khu căn cứ bắt đầu mục rữa dần, mấy con mọt bự bằng đầu ngón tay cứ đục nó từng ngày một chẳng khác gì nỗi bất an cứ thế lớn mạnh trong tôi. Mỗi chiều khoảng độ năm giờ, tôi thường đứng ra ngóng em, thế nhưng em vẫn không đến và bỏ lại tôi một mình bơ vơ trong buổi trời đêm lạnh lẽo, sương giá.

Chờ mãi cũng nản nên tôi không nhịn được nữa, tôi bắt đầu thu dọn đống đồ chơi lại rồi quyết định đi về.

Bỗng dưng có một thứ gì đó ngăn tôi lại. Một tiếng vọng văng vẳng sau lưng tôi.

- Anh Linh! - Nhân đã đến, em vừa chạy vừa hét lên gọi tôi. Tuy nhiên, điều kì lạ là trông thằng bé bây giờ sao xa lạ quá, như thể em đã gầy đi nhiều, da cũng trắng hơn và điều bất ngờ là trên thân thể , khuôn mặt em lại có chi chít những vết bầm tím. Đến cả đôi mắt luôn long lanh, lấp lánh với những ý nghĩ ngây thơ ngày trước bây giờ trở nên u sầu hơn, em không còn bai bải như con chim ri nữa mà đổi lại em càng ít nói hơn và bình tĩnh đến lạ.

Tôi hỏi em với lòng nặng trĩu sự giận dỗi:

- Sao lâu nay chú không ra chơi?

Nhân không nói gì một hồi lâu, có thể em đang nghĩ đến điều gì chăng? Một điều mà đến cả tôi cũng không được biết và không chừng là cả cha mẹ của em nữa.

- Mợ em mất rồi. - Bỗng Nhân cất giọng.

Nghe tin ấy con tim tôi bỗng dưng nhói lên, tôi không tin vào mắt mình, hai tròng mắt mở to tròn nhìn Nhân. Sự hối lỗi từ đó cứ bao trùm lấy tôi. Tôi nhẹ nhàng xoa đầu Nhân, an ủi cậu bé rồi hỏi:

- Ai làm? Cậu em có biết không?

- Ông ấy... - Bỗng dưng em ngập ngừng vài giây như có thứ gì đó ư ứ trong cổ họng.

- Cậu em đã có con với ngươi đàn bà khác, ông ấy là người đã khiến mợ phải gặp tai nạn... và trở thành người điên.

Cái gì? Người điên? Tôi không tin nổi vào mắt mình, tôi cố giữ thân người liêu xiêu như săp ngã rồi nắm chặt lấy vai Nhân.

- Chú nói thật chứ? - Tôi cố hỏi lại dù biết rằng Nhân chưa bao giờ nói dối.

- Vâng, em đã tận mắt thấy mợ chết dưới bánh xe của lão ấy... - Nhân ngập ngừng vài giây rồi nói tiếp:

- Đúng là chẳng hay cho câu:

Trách ai ăn giấy bỏ bìa,

Khi thương thương vội, khi lìa lìa xa.

... - Nhân khẽ nhếch mép. Em cất lời nhưng không cười. Vâng! Không phải cười đâu!

Đối với lũ con nít chúng tôi, mỗi khi thốt ra những ca từ mĩ lệ hay, đầy tính triết học đều sẽ cười ồ lên rồi giả thành những nhà chính trị gia uy tín như một trò chơi diễn kịch giải trí.

Thế nhưng ngay từ thời khắc này, những cái ý nghĩa sâu sa thăm thẳm và lòng vòng của đống "lời thoại" mà chúng tôi từng nói dường như đang đóng đinh chặt trong khóe mắt của Nhân, trong tâm hồn Nhân.

Em không biết hết chúng. Nhưng em biết cách để cất chúng vào trong tâm trí, biết cách để chúng một phần nào đó vơi vớt đi nỗi buồn rầu của em.

Sự tĩnh lặng nhẹ nhàng kéo đến không một lời nhắn nhủ như muốn níu chặt tôi lại trên chiếc ghế tre cọt kẹt. Tôi muốn khuyên răn em như trước kia, nhưng.... Làm thế nào được cơ chứ? Đáng lẽ tôi mới là người không chịu thấu hiểu em, không bằng lòng với những gì em làm...

Từ khoảng khắc đó mà đã trôi qua hai mươi nhăm năm, giờ đây tôi không còn là thằng ranh con đầu đường xó chợ nữa mà tôi đã trở thành một cậu thanh niên với hoài bão có thể kiếm được việc làm và thật nhiều tiền để phụ giúp cha mẹ. Còn Nhân thì cũng lâu rồi tôi không gặp lại em, tôi cứ tưởng rằng em sẽ nói chuyện lại với tôi, nhưng khi tôi đến tìm thằng bé thì em đã đi đâu mất rồi, tôi thắc mắc: chẳng lẽ em đi đến một nơi quỷ không biết, thần không hay để cứu rỗi trái tim tăm tối của mình chăng?

Song, mọi việc cứ thế tiếp diễn với sự vắng bóng của Nhân, rồi đến một ngày, cái hôm mà tôi cứ ngỡ rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra. Đợt ấy vì có một bác họ hàng cầu cứu mẹ Màu nên bà đã nhờ tôi lên Sài Thành giúp đỡ bác ta. Vì ở xa mà không có tiền đi tàu nên tôi phải mất tận hai ngày mới đi đến nơi.

Ở trên Sài Thành rất mới mẻ và hiện đại, không như vùng quê đói nghèo của tôi. Nó như một thế giới mới đầy thú vị mở ra cho những ai có sự hiếu kì, mạo hiểm và đầy tự do, một nơi mà sôi động, ồn ào và náo nhiệt đến nỗi không ai có thể theo kịp được. Tôi thăm thú khắp mọi ngóc ngách, tò mò chiêm ngưỡng nơi mà tôi chưa bao giờ được biết đến, từ quán phở Hòa nức mũi đến những quán cà phê nhỏ xinh xắn trải dài một góc phố đâu đó vang lên tiếng nhạc Trịnh du dương, đầy thơ mộng. Bầu trời bảng lảng chiếc đĩa tròn sáng trưng hơn ngọn đèn dầu, lá bàng giật giật bởi làn gió mạnh ồ ạt nhưng không vội tạo nên cái dư vị vừa hoài cổ vừa ồn ã pha lẫn sự màu nhiệm.

Tuy là nói vậy nhưng đối với tôi, cái xóm nát kia vẫn là nhà của tôi, là gia đình của tôi. Tôi ở đấy được mấy bữa thì một việc đột ngột xảy ra, lúc ấy tôi có việc phải ra ngoài nên nhờ bác gái trông hộ căn hộ thuê. Sau đó tôi có bắt một cái xe ngựa cũ nát nhưng rẻ tiền, được cái là tay đánh xe là một người hiền lành, anh ta còn rất lịch sự nên tôi cảm thấy không xa lạ là mấy.

Chúng tôi đi đến gần một con hẻm thì đột nhiên anh đánh xe dừng lại, tôi ngơ ngác nhìn xung quanh, sống lưng tôi bỗng lạnh lên như báo hiệu sắp có một đại nạn nào đó sẽ ập lên đầu tôi. Tôi sợ hãi nói với người đánh xe ban nãy:

- Chú ơi! Chú cho tôi xuống được không? Tôi không đi nữa đâu, đây là tiền không cần thối nhé!

Kì lạ thay, anh ta không còn ở đó nữa, tôi ngó nghiêng tìm khắp chiếc xe nhưng chẳng thấy đâu. Đầu óc tôi quay cuồng, cả cơ thể tôi bỗng cảm thấy khó thở đến kì lạ như đang có ánh mắt sắc lạnh nào nhìn vào tôi. Tôi run rẩy ngồi đấy không dám xuống xe, tôi sợ sệt lớn tiếng gọi, tiếng gọi ấy cứ vang lên rồi lại dội lại đến tôi như thể không có một bóng người nào ở đó cả.

Tôi không chịu nổi được nữa, vì không muốn dở việc nên tôi trở xuống và lấy hết can đảm đi về phía trước.

Bỗng "Bụp", một thứ gì đó đập vào sau lưng tôi, nó khiến tâm trí tôi lờ mờ dần, những gì tôi thấy bây giờ chỉ là một màu đen xì, cuối cùng nó đã đưa tôi vào con mê trong vô thức.

"Ào!" Một cảm giác mát lạnh tát lên mặt tôi, tôi sực tỉnh giấc, tôi bàng hoàng những gì mình đăng chứng kiến, phía trước tôi là một đám thiếu niên trẻ tuổi, bọn nó mỗi đứa đều gầy nhòm tầm bốn mươi đến nhăm mươi kí lô. Gương mặt lũ trẻ đều có một vết xẹo dài dăm hai đến năm xăng, có một số đứa khoác vài ba chiếc áo choàng sặc sỡ hoặc số khác sẽ đeo một cái ba lô với chiếc mũ cối như một cậu học sinh tri thức. Chắc có lẽ bọn này là phường ăn cắp nên mới băm trợn như vậy rồi tôi gắt lên:

- Lũ chúng mày làm gì ở đây hả? Tính ăn cắp đồ của tao sao? Tao nghèo lắm không có gì cho chúng mày đâu! Biến đi!

- Có nghèo cũng phải đưa tiền không tôi sẽ cho anh không còn thấy mặt gia đình! - Bỗng anh đánh xe từ đâu đi tới, ánh mắt anh ta hình viên đạn, lườm nguýt tôi, cong vuốt.

- Là anh!? Sao anh lại làm thế!? Tôi đâu có gây ra tội tình gì mà anh phải bắt tôi!

- Đừng có mặt nặng mặt nhẹ, anh không làm gì thì chúng tôi vẫn sẽ giết anh nếu anh không moi tiền ra! - Tên đánh xe gằn giọng, hắn trừng mắt nhìn tôi, trên tay hắn cầm một con dao găm nhỏ gọn nhưng sắc bén.

Tôi nhăn mặt giằng co với bọn chúng những hai mươi phút, tôi quyết không đưa tiền cho chúng bởi đây chính là toàn bộ tiền túi của tôi, nếu đưa cho chúng, tôi sẽ không còn gì nữa. Đột nhiên, tên đánh xe rút một con dao thái từ trong túi ra, hắn chậm rãi lại gần tôi, hắn đe dọa với giọng trịch thượng:

- Nếu anh không đưa thì tôi buộc phải làm việc này

Hăn nhấc con dao lên cao và ngay cái lúc mà hắn đương đâm tôi thì bất chợt một tiếng ai đó vọng đến, sâu trong màn đêm tối đen như mực, tôi thấp thoáng thấy một người đi ra, tên này đi rất bình tĩnh và chất giọng thánh thót của hắn khiến tôi có cảm giác vô cùng quen thuộc.

Tôi đứng hình mất mấy giây khi người đàn ông đó đi ra, đó là người mà tôi lâu ngày không gặp, là người mà tôi mong mỏi nhất trong suốt mười mấy năm qua - Nhân.

Nhân nhìn tôi với ánh mắt khó chịu, còn tôi nhìn em với một nỗi lòng đầy sự lo lắng và đau nhói, tôi không nói gì cũng không tức giận mà ngược lại tôi có cảm giác mình mới là người đáng trách. Trong cả mười lăm năm giời, tôi không hỏi thăm em gì cả, cũng không để ý em đã đi đâu. Cho đến khi em đã trở thành một tên cướp thì tôi mới nhớ đến.

Tôi ngước lên nhìn Nhân, tò mò hỏi:

- Chú đã thay đổi nhiều quá nhỉ Nhân? Thay đổi đến mức anh cũng không thể nào nhận ra được.

- Tôi không biết Nhân là ai, tôi là Hưng, trùm của lũ giang hồ ở đây. - Nhân thẳng thừng bác bỏ lời của tôi, khuôn mặt em mếu máo, nhăn lại như tờ giấy rách.

Thấy vậy, tôi chỉ lồm cồm đứng dậy rồi lẳng lặng đi vụt qua cu cậu, tôi biết Nhân không chấp nhận khi ai đó gọi mình bằng cái tên ấy bởi lẽ em hận cái tên được trao từ một kẻ đã phản bội mẹ con em và tất cả mọi thứ của người đàn ông đó... Bọn con nít cứ đứng đấy không dám nói lời nào cả, bọn chúng cứ nhìn tôi mãi cho đến khi tôi khuất dần trong cái bóng của màn đêm tối tăm và lạnh lẽo, một thứ có lẽ đã gắn liền với Nhân trong suốt quãng thời gian em bỏ nhà đi xa.

Khi đã về đến nhà, đêm hôm đó khiến tôi không tài nào chợp mắt nổi, trong lòng tôi cứ oang oang mãi lời nói của cuối cùng của Nhân:

"Tôi không biết Nhân là ai, tôi là Hưng, trùm của lũ côn đồ ở đây."

(Kết thúc phần một)

Còn tiếp...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#funny#sad