Chương 2: Đi mãi mãi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Lách tách! Lách tách!

Tiếng mưa lích rích từ mái tranh xơ xác rơi xuống thấm đẫm vào nền đất nâu ẩm ướt. Căn nhà yên ắng như ngôi chùa hoang vắng vẻ. Nước mưa dẹt dần như cái đĩa sứ trắng ngà, chúng le te trúc đầu xuống những cánh hoa giấy nhẹ bẫng rồi đến nhúm rau cải xanh mướt, cuối cùng thì lại vỡ toang, bắn ra tung tóe mọi phía.

Khoảng lặng nhìn những giọt nước ấy rơi như gợi lại mãi cho tôi một hình bóng của một chú bé non trẻ, đáng yêu nhưng đã bỏ rơi quê hương của mình để đua theo cái hiện đại của thành phố, cái sung sướng được ăn ngon mặc đẹp, được vênh váo khi nghe người ta gọi là ông lớn.

Câu chuyện cũng đã rất lâu rồi nhưng tôi không sao quên được bởi chàng trai ấy chính là người bạn thân thiết của tôi khi còn là sinh viên. Kỉ niệm của tôi với thằng bé đã in hằn trong tâm trí này suốt bao năm qua như rễ cây quấn lấy đất.

Rồi đến một ngày, vì sự kém hiểu biết, em ấy làm một điều dại dột nhất, thứ đã đẩy em đến với con đường của tội ác và sa đọa. Lúc ấy con tim tôi như đang có cả hàng ngàn kim tiêm đau đớn đâm thẳng vào. Với tính nhát gan của mình, tôi đã để em ấy sa vào con đường đó mà không ai có thể kéo em quay lại được nữa.

Lần cuối chúng tôi gặp nhau là khi tôi và Bội tình cờ gặp cu cậu trong con hẻm tối mù tối mịt ở đầu xóm. Lúc ấy, em vẫn mang hình dáng chân chất của một cậu sinh viên hiền lành, phúc hậu: Đầu đội cái nón tre cũ kĩ, màu vàng nhạt như màu bông lúa nở rộ trải dài trên con đường làng tuổi thơ khi anh em chúng tôi còn đang rất thân thiết. Thân hình em gầy gò, nước da trắng nhưng hơi thâm, em khoác cái áo trắng tinh khôi được ủi là sạch sẽ với chiếc quần ống dài hơn cả mắt cá chân. Tôi vui vẻ chào hỏi với giọng đùa cợt:

- Chào Sách! Dạo này học hành thế nào rồi? Bà ở nhà vẫn khỏe chứ? Trông chú cứ như tôi ở tuổi đôi mươi ấy, sáng sủa hẳn ra.

- Dạ chào anh... tôi vẫn khỏe ạ....- Em bẽn lẽn nói ngắt đoạn nhiều lần.

Tôi khó hiểu nhìn thằng nhỏ bởi vì bình thường gặp Cu Sách, em đâu ngượng ngùng như thế bao giờ, cứ mỗi lần gặp là y như rằng chúng tôi phải rủ nhau ra ăn ở quán thịt cuối phố cho đỡ thèm mồm. Tôi vội quay sang hỏi Bội, em liền thì thầm vào tai tôi vài câu:

- Em không biết nữa, nhưng mấy ngày nay em thấy anh ấy lạ lắm, nhiều lúc em đi ngang qua hay thấy anh Sách cứ thập thò sau mấy bức tường vôi xám nằm bên cạnh nhà Bà Mão, rồi đứng mãi đấy như vừa trốn vừa đang trông ai đó.

Trông ai ư? Tôi ngạc nhiên, không thể tin nổi vào mắt mình. Thú thật, hết chín phần ngờ vực thì phần còn lại là đã không tin rồi. Làm sao thằng bé lại dám cả gan đứng đấy chứ?... Hơn nữa, hồi nhỏ nó còn chẳng được chơi cùng với lũ trẻ trong làng thì lấy đâu ra bạn bè, anh em trên cái phố ăn chơi ấy.

Tôi suy nghĩ một hồi lâu, mặt hết ngửa lên trời lại cúi xuống đất, xoay trái xoay phải nhưng dù có vò đầu bứt tai thì vẫn chẳng đoán ra được gì.

Tôi giận quá, đánh liều hỏi:

- A! Này chú....

- Anh Sách!

Đột nhiên có một giọng nói trong trẻo của ai đó cất lên, chen chân vào câu hỏi của tôi.

Lấp ló đằng sau Sách hình như có một bóng hình ai đó. Vì có tánh tò mò nên tôi lại gần xem thử.

Đó là một thiếu nữ trẻ! Có lẽ cô ấy bằng tuổi Sách vì bộ quần áo cô ấy mặc là một cái đầm dài thấp đến chân, nó mang hơi hướng Tây Âu cổ điển với chất vải sang trọng. Đặc biệt, cô gái ấy còn gọi Sách là "anh".

Đầu óc tôi lúc này càng thêm mù mịt hơn. Mắt tôi cứ đăm chiêu vào cô gái lạ, ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra.

- Ai đây ạ? - Cô gái ấy hỏi với khuôn mặt ngờ vực.

- Đây là anh Linh, bạn thời thơ ấu của anh. Còn đây là cô bé nhà hàng xóm, tên Bội. A! Anh Linh, đây là Hoài Liễu, em ấy vừa từ trên thành phố về đây chơi mấy hôm. - Bỗng Sách vui hẳn lên, em reo lên như con họa mi mới chớm nở.

Song tôi cũng chẳng nghĩ nhiều nữa vì không muốn phức tạp hóa vấn đề lên.

- Chà! Được lắm! Chú có bạn gái sớm hơn anh nhé! Rất vui được gặp em. Mà hai đứa có mối quan hệ như thế nào vậy? Làm sao lại quen biết nhau thế? - Tôi vừa khoác tay vào vai Sách vừa vui vẻ thắc mắc.

- Dạ... thì... - Cả hai đứa đột nhiên ngại ngùng đến lạ. Kì cục hơn là đứng trước tình huống này, tôi cảm thấy cả hai như có cái gì đó muốn giấu diếm.

Đôi mắt chúng lúc cúi xuống, lúc nhìn nhau. Âu yếm như một cặp uyên ương e lệ. Lúc này, nhìn phản ứng ấy, tôi mới ngộ ra một quyết định mà có lẽ cho đến giờ tôi vẫn cảm thấy nó thật buồn cười.

- Tụi bây yêu nhau đúng không? Nếu không thì chẳng quấn lấy nhau như đôi chim mới cưới.

- Hả? Thiệt luôn? - Bội bỗng hét lớn, em ngỡ ngàng nhìn Sách và Liễu. Tròng mắt em mở to, chắc có lẽ em không tin vào mắt mình rằng chuyện này có thể xảy ra. Và kể cả tôi cũng thế.

Song, hai đứa không nói gì, chỉ gật đầu vài cái. Dòm mặt mày Sách đến mắc cười. Hai má cu cậu đỏ lên, e thẹn như một thiếu nữ mới lần đầu được yêu.

Thoạt đầu, tôi mỉm cười rồi nhìn cậu chàng đã lớn khôn với tôi từ ngày còn mặc quần rách, áo vá chạy đông chạy tây, nghịch dại đủ trò đến khi đã trưởng thành như một cậu thanh niên tràn đầy tự hào, chín chắn và biết yêu.

Bỗng dưng, lòng tôi có chút xúc động, trái tim tôi cảm thấy ấm áp đến lạ kì như ngọn đèn hồng hào, ấm nồng phập phồng trong căn bếp củi lạnh lẽo. Một niềm vui hớn hở nảy nở trong tôi. Tôi ghẹo tiếp:

- Thế thím đã biết chưa? Thấy chú có người yêu như này chắc thím vui lắm!

- Dạ... u chưa biết ạ. Tôi đang định mang em đến giới thiệu.

- Vậy đi ngay đi! Kẻo không kịp! - Tôi vội kêu lên, thụi mạnh vào vai cu cậu.

- A! Chốc là đến 5 giờ rồi, thôi tôi đi nhé! Tạm biệt anh.

- Tạm biệt gì? Anh đi cùng với chú mà - Tôi ngờ ngợ nhìn Sách.

- Để làm gì? - Sách nhìn tôi với ánh mắt toàn dấu chấm hỏi, mặt cu cậu đơ ra mất mấy giây.

- Thím nhờ anh mang cho thím mấy cây me nấu canh chua đãi chú về.

- À thì ra là thế! Thôi mình đi đi không u phải chờ, tội u lắm.

- Ờ ờ! Nhanh nhanh!

Chúng tôi vừa đi vừa trò chuyện sôi nổi. Chẳng hiểu sao đi với Sách, cảm giác thân thương từ đâu cứ lần lượt ùa về, những kì niệm cứ bao trùm lấy tôi như gà mẹ bao bọc đống trứng non nớt, dễ vỡ.

Cuối cùng chúng tôi mới đến được ngoài hiên nhà Sách.

- A! Là thằng Sách! Nó về rồi bà ơi! - Bỗng chú Sinh đứng trước cửa reo lên với vẻ mặt vui sướng, ánh mắt chú sáng lên như ngọn đèn cuốc.

- Sách! - Đột nhiên thím Hoa từ trong nhà vụt ra, thím ôm chầm lấy Sách, khóe mắt rưng rưng những giọt lệ hạnh phúc, vui mừng.

- U ở nhà có nhớ tôi không? Tôi nhớ hai người lắm. - Hai con ngươi Sách lấp ló đâu đó sự bình yên. Em mỉm cười, dịu dàng hỏi.

- Dĩ nhiên rồi! Mày không về, u lo chết, u còn tưởng mày có biến!

- Làm sao có biến được! Có tôi hộ tống đây mà. - Tôi mạnh dạn góp vui, rồi cười lớn.

- A! Cu Linh đấy à! Cảm ơn cậu nhé! - Thím Hoa quay sang nhìn tôi, giọng thím trầm xuống nhưng vẫn không hề mất đi vẻ dịu dàng, phúc hậu thường ngày.

Bỗng thím Hoa chỉ vào Liễu, thím ngờ ngợ hỏi Sách:

- Thế còn ai kia?

- Dạ đây là người yêu con tên Liễu ạ.

- Dạ con chào hai bác! - Liễu nhanh nhảu đáp.

- Bạn gái? Vậy con là đứa con gái mà Sách hay nhắc đến sao? - Thím Hoa bất ngờ kêu lên, thím hí hửng nắm tay Liễu rồi hỏi.

- Anh Sách có nhắc đến con hả bác? - Liễu bỗng quay sang nhìn Sách, há hốc mồm.

- Ừ nó thích con lắm! - Thím híp mắt cười tinh nghịch, dịu dàng chạm nhẹ vào má Liễu.

- Thôi! Bây giờ nắng lắm, đứng ngoài không tiện đi vào nhà rồi hẵng nói tiếp nhen! - Bỗng chú Sinh cắt ngang cuộc nói chuyện bằng một nụ cười tươi tắn, chú vỗ lưng Sách rồi chỉ thẳng vào căn nhà tranh đằng trước.

Tôi liếc nhìn chú Sinh, dòm chú bây giờ mà tôi cảm thấy có chút ấm lòng. Tôi có thể trông thấy những ngôi sao lấp lánh nhất trong đôi mắt đã hằn vết chân chim của chú, những giọt nước mắt còn đọng lại trên đôi mi của chú chứa cả niềm vui lẫn hi vọng. Vậy là nhà cu Sách được đoàn tụ rồi!

Một lần khác tôi bắt gặp một đám ranh con ở cuối con hẻm tôi gặp Sách đợt trước. Bọn nhóc ấy tầm tuổi Bội, mỗi đứa đều khoác những tấm áo mới tinh dày cộp và đắt đỏ, trông có vẻ lũ chúng nó là đám con đẻ của mấy thương nhân ở gần nhà tôi. Song, Tôi thấy chúng nó làm gì lạ lắm, nên bèn núp vào vách tường gần đó, rồi ngó xem chúng nó định bày trò gì. Bọn chúng cứ thì thầm gì đó rồi mỗi đứa móc trong tui ra mấy đồng bạc lẻ, có vài đứa xoay phải xoay trái xem xem có ai quanh đó không rồi nói nhỏ vào tai thằng thủ lĩnh. Có vẻ đang có một "phi vụ bí mật" nào đó mà cả bọn không được tiết lộ cho bất kì ai. Bỗng chốc lũ ấy chạy đi, vì cảm thấy nghi ngờ nên tôi đã lẩn theo sau.

Sau khi đi được một quãng đường dài tầm năm ki - lô - mét, tôi thở mạnh đến nỗi lồng ngực tôi cứ đập liên hồi, đập như đương lên cơn hen dữ dội. Sau tôi mới bình tĩnh lại được. Kì lạ là dẫu tôi có ngó đông, ngó tây tìm kiếm nhưng vẫn không tài nào tìm thấy chúng.

Đột nhiên có một âm thanh lạ dội tới. Tôi chợt nhận ra rằng bọn nhóc ấy đã đi đến một nơi mà chúng không nên đến, một nơi đáng sợ đến nỗi mỗi khi nhắc đến sẽ nổi cả da gà - Khu của lũ trẻ nhà bọn Ngụy Quyền. Tôi lẩn theo sau, lo lắng cho an nguy của bọn nhóc vì mặc dầu cho nhà chúng rất giàu nhưng cũng vẫn bị khinh trọng như thường. Đặc biệt là nếu đụng vào đám nhóc ấy thì dù là người giàu nhất vùng cũng sẽ bị đánh dã man đến đáng sợ. Trong năm đã xảy ra vô số vụ như thế nên tôi không bao giờ dám lại gần vùng này ngoại trừ Bội. Tôi khe khẽ ngó vào thì...

Thật không thể tin nổi! Một khung cảnh hiện lên trước mắt tôi đã khiến tôi lẫn khiếp sợ lẫn bất ngờ. Đó chính là có một thằng nhóc đang ném cho một trong những đứa trẻ một thứ gì đó màu trắng, rồi quát lớn:

- Đồ của mày đây! Nhận lấy rồi cút về! - Tên con trai đó chính là Sách, thế nhưng mặt mày em trông rất kinh khủng, không phải khuôn mặt hiền hòa nữa, không phải giọng nói ngọt ngào hay e sợ hay thái độ ngoan ngoãn lẽ phép mà ngược lại đó là phản ứng của một tên côn đồ, một tên tội phạm.

Đáng kinh ngạc hơn là câu nói cuối cùng ấy:

- Đống ma túy này sẽ khiến chúng ta giàu sụ! Số con nghiện sẽ ngày một nhiều hơn!

Và người nói câu ấy lại chính là Liễu!

Chứng kiến cảnh tượng ấy tôi không thể nào nhẫn nhịn được nữa, tôi phải vùng dậy và cứu lấy Sách! Em ấy phải được khai sáng suy nghĩ và phải thay đổi cái tư tưởng thối nát của mình.

Tôi đi đến gần bọn chúng và to tiếng;

- Sách! Anh không ngờ mày lại làm như thế!

Tuy nhiên, em không trả lời mà đá vào người của một kẻ ăn xin gần đó rồi gằn giọng:

- Đây chính là lí do tôi làm vậy, sự nghèo nàn đã khiến tôi như thế đấy!

- Mày không quan tâm đến thím Hoa sao? Thím đã mong mày về đến như thế vậy mà mày dám làm ra chuyện tày trời này! Buôn bán ma túy! - Tôi sốt sắng quát mắng Sách, tâm trạng của tôi như phát điên lên, tôi đương xông lên đấm thẳng vào mặt cu cậu.

- A! - Bỗng có giọng của một người đàn ông cất lên, đó là một người đàn ông già yếu đã đứng tuổi, ông ta chậm rãi, lom khom đi ra trong bóng tối, từng bước đi nặng trĩu, lệt bệt trên đất như người què. Thân hình ông ta xơ xác như khúc gỗ, khuôn mặt hốc hác, lồi lõm vài chỗ, ông không mặc gì ngoài chiếc quần nát, da ông ấy đã bị bầm tím vài chỗ và trong hốc mắt vô hồn, như bao hàm một nỗi buồn man mát không tài nào kể nổi.

- Ơ! Bác có sao không? - Tôi hốt hoảng chạy lại, đỡ người ăn xin khốn khổ kia dậy.

- Tại sao bác lại thành ra thế này?

- Không sao, tôi nợ mấy cậu đây mấy đồng bạc nhưng không trả được nên bị đánh như thế này!

- Anh nhìn thấy chứ? Đây là kết cục của những tên Việt Nam không biết điều! - Sách lườm tôi với ánh mắt thù địch rồi quát.

- Sách! Đây là đồng bào của chúng ta! Sao em lại dám bênh cho lũ người Tây như vậy!

- Tôi không phải người Việt! Tôi là người Mỹ chân chính! Người Mỹ muôn năm! - Nói xong, em tung hô bọn giặc với thái độ vô cùng thần phục lũ chúng nó.

Nghe xong những lời cay nghiệt ấy mà không hiểu sao lồng ngực tôi lại đau đớn đến vậy.

Sau tôi dẫn người ăn xin đến một góc tường nơi mà những bậc thềm cũ nát, bấp bênh đã in hình những vết xe đổ đen xì của ai đó và những vệt chân đi vội, rồi tôi đưa bác ta năm quan tiền. Bât ngờ thay, bác ấy không nhận, bác kéo mạnh tay tôi về phía trước ngực rồi bảo:

- Tôi không muốn nợ ai cả! Dù sao trông thầy cũng nghèo như tôi nếu thầy cho tôi thì thầy lấy gì mà ăn. - Cách nói tự nhiên và khí thái ấy khiến tôi ngạc nhiên.

- Nhưng cứ như vậy hoài bác sẽ chết đói mất! Hay, nhà bác có gần đây không để tôi đưa bác về?

- Thầy không cần phải như thế! Đây là lỗi của tôi.

- Sao lại thế?

Trước sự kinh ngạc của tôi, bác ta kể lể sự tình như kể ra cả một cuộc đời gian truân, khó nhọc của người đàn ông già cằn cỗi ấy.

- Hồi trước tôi cũng sung sướng lắm chứ không như bây giờ, ngày ấy tôi từng là một nhà buôn rất nổi, nhà không thiếu bất cứ thứ gì, mỗi lần ra đường thì trong túi toàn hai ba trăm quan tiền, còn có hàng chục chai rượu quý luôn được tôi ấp ủ mỗi ngày.

- Thế tại sao bác lại thành ra cớ sự này?

Người ăn xin ấy im lặng một hồi rồi nói tiếp:

- Cũng vì giá đất lên cao quá, nhà tôi không đủ tiền nên phải bán hết, đến khi ngộ ra là bị lừa thì nhà đã chẳng còn gì. - Bác ta buồn rầu than thở, lúc ấy khuôn mặt bác trông càng gầy gò hơn, song bác ta lại rưng rưng nước mắt.

- Và chính tôi đã làm ra điều đó...

Mặc dù rất bất ngờ nhưng tôi không nói gì mà chờ đợi bác ấy nói tiếp:

- Hồi đó tôi bủn xỉn và hách dịch lắm. Ai tôi cũng thích bắt nạt, thích đánh đập nên khi tán gia bại sản, chẳng ai chịu giúp tôi cả.

- Thế còn vợ con bác đâu? - Tôi nghi vấn nhìn người ăn xin kia.

- Vợ tôi đã mất hơn hai chục năm rồi. Chết trong cơn điên của một người bệnh, còn thằng con thì từ khi tôi thất nghiệp nó đã lưu lạc ở chốn nào không hay. - Người đàn ông nghèo đói ấy cứ tiếp tục khóc.

Trông thấy cảnh đấy, tôi im lặng một hồi rồi hỏi tiếp:

- Sao bác không kiếm nghề khác?

- Tôi đã từng xin làm thuê cho một nhà giàu nhưng mỗi kì chỉ có vài dăm đồng mà thầy thử nghĩ xem, chỉ có mấy đồng bạc thì làm sao mua nổi cái bánh mì lót bụng.

Nghe những gì bác ta nói, tôi chẳng biết thắc mắc gì hơn:

- Thế đêm nay bác tính sao? Gần tối nên rét kinh!

- Chắc ngủ lại nhà bà cụ hàng nước, bà ấy tử tế lắm!

- Nhưng chỗ đấy tối và lạnh lắm!

- Phải chịu thôi chứ có mấy ai cho tôi ngủ nhờ, họ toàn khinh rẻ tôi không thích. Thôi thầy về đi, mặc tôi vậy.

Xong rồi bác ta vẫy tay như báo hiệu đuổi tôi ra xa, tôi không nói gì mà chỉ đứng dậy rồi quay người rời đi, mặc dầu trên tay vẫn còn nắm lấy năm quan tiền ban nãy, nhưng tôi lại không dám đưa bởi tôi sợ bác ấy sẽ cảm thấy khó xử.

Dẫu sao ngày trước người đàn ông ấy đã sống một cuộc đời đầy tội lỗi nên có lẽ bây giờ cũng chẳng muốn phải nhận ơn của ai nữa...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#funny#sad