Chương 4. Học thuyết giá trị

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 4. Học thuyết giá trị

Học thuyết giá trị là xuất phát điểm trong toàn bộ lý luận kinh tế của C.Mác. Trong học thuyết này, C.Mác nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người thông qua mối quan hệ giữa vật với vật. Cơ sở kinh tế để xác lập quan hệ giữa người với người thông qua quan hệ giữa vật với vật chính là LĐ. Đó là thực thể, yếu tố cấu thành giá trị của hàng hóa và cũng là trọng tâm của học thuyết giá trị. Sự thực thì SX hàng hóa và gắn liền với nó là các phạm trù: giá trị, hành hóa, tiền tệ đã từng có trước CN tư bản. Nó là những điều kiện tiền đề để cho phương thức SX tư bản CN ra đời và phát triển. Dựa trên lý luận nền tảng là học thuyết giá trị, C.Mác đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng dư – hòn đá tảng trong toàn bộ lý luận kinh tế của ông. Vì vậy, nghiên cứu học thuyết giá trị của C.Mác cũng cần phải hiểu rằng, đó là ta đã bắt đầu nghiên cứu về phương thức SX tư bản CN, nhưng mới chỉ ở dạng chung nhất.

I. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa

1. Điều kiện ra đời và tồn tại của SX hàng hóa

a. KN

Lịch sử phát triển của nền SX XH đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.

- Kinh tế tự nhiên: là 1 hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người SX ra sản phẩm là để tiêu dùng (cho chính họ, gđ, bộ tộc).

- Kinh tế hàng hóa: là 1 hình thức tổ chức kinh tế mà mục đích của những người SX ra sản phẩm là để trao đổi, để bán.

Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và là bước tiến bộ so với kinh tế tự nhiên. Khi LLSX và phân công LĐ XH phát triển đến một trình độ nhất định kinh tế hàng hóa ra đời thay thế kinh tế tự nhiên.

b. điều kiện ra đời của SX hàng hóa.

Theo quan điểm của CN Mác – Lenin, sự ra đời của SX hàng hóa do đủ hai điều kiện sau đây:

* có sự phân công LĐ XH

- Phân công LĐ XH: là sự chuyên môn hóa về SX làm cho nền SX XH phân thành các ngành, nghề khác nhau.

- Phân công LĐ XH là cơ sở của SX và trao đổi hàng hóa. Do phân công LĐ XH nên mỗi người SX chỉ tạo ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất định. Song cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu, đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc vào nhau, phải trao đổi sản phẩm cho nhau.

- Các loại phân công LĐ:

+ Phân công đặc thù: nghành lớn lại chia thành nghành nhỏ.

+ Phân công chung: hình thành nghành kinh tế lớn

+ Phân công LĐ cá biệt là phân công trong nội bộ công xưởng (không được coi là cơ sở của SX hàng hóa).

* Có sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người SX. C.Mác viết: “Trong công xã Ấn Độ thời cổđại, LĐ đã có sự phân công XH, nhưng các sản phẩm LĐ không trở thành hàng hóa… Chỉ có sản phẩm của những LĐ tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng hóa”.

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho những người SX trở thành những chủ thể SX độc lập, do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối.

Nguyên nhân dẫn đến độc lập về kinh tế:

+ Chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX

+ Có nhiều hình thức sở hữu về TLSX

+ Sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng.

- Sự tách biệt về kinh tế làm cho trao đổi mang hình thức là trao đổi hàng hóa.

SX hàng hóa chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện ấy thì không có SX hàng hóa và sản phẩm LĐ không mang hình thái hàng hóa.

2. Đặc trưng và ưu thế của SX hàng hóa

SX hàng hóa ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của XH loài người, đưa loài người thoát khỏi tình trạng mông muội, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng LLSX và nâng cao hiệu quả kinh tế của XH. SX hàng hóa so với SX tự cung tự cấp có đặc trưng và ưu thế cơ bản sau đây:

a. Đặc trưng của SX hàng hóa

Thứ nhất, SX hàng hóa là SX để trao đổi, mua bán, không phải để người SX ra nó tiêu dùng.

Thứ hai, LĐ của người SX hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính XH. Mâu thuẫn giữa LĐ tư nhân và LĐ XH là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong kinh tế hàng hóa.

Thứ ba, mục đích của SX hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.

b. Ưu thế của SX hàng hóa

Một là, sự phát triển SX hàng hóa làm cho phân công LĐ XH ngày càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Từ đó, nó xóa bỏ tính tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế, đẩy mạnh quá trình XH hóa SX và LĐ.

Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người SX hàng hóa phải năng động trong SX – kinh doanh để SX và tiêu thụ hàng hóa. Muốn vậy, họ phải ra sức cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX, nâng cao chất lượng, cải tiến qui trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu thụ…Từ đó làm tăng năng suất LĐ XH, thúc đẩy LLSX phát triển.

Ba là, SX hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với SX tự cấp tự túc về qui mô, trình độ kỹ thuật, công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu… Vì vậy, SX hàng hóa qui mô lớn là hình thức tổ chức kinh tế XH hiện đại phù hợp với xu thế thời đại ngày nay.

Bốn là, SX hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hóa, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của XH.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực nhưđã nêu trên, SX hàng hóa cũng có những mặt trái của nó như phân hóa giàu – nghèo giữa những người SX hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - XH, phá hoại môi trường sinh thái… 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#triết