Hội ngộ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chúa Đế nghe vậy liền trầm ngâm một lúc lâu. Ông lẩm nhẩm tính :"Trịnh Căn lập chính phi và Thứ Phi cả rồi, còn dàn hậu cung của Trịnh Đức và Trịnh Úc thì không thể nào đếm xuể".

Lại quay sang Lê Văn Điềm, ông hỏi:

-Trịnh Đống với Trịnh Ốc không giỏi việc triều chính, còn Trịnh Thâu với Trịnh Ký chỉ giỏi đua đòi ăn chơi. Rốt cuộc là ông đang nhắm tới đứa nào vậy?

Lê Văn Điền tiếp tục từ tốn nhắc khéo, Chúa Đế có lẽ là tuổi đã cao nên nhất thời chưa thể nhớ.

-Thần quả thật là không nhắm đến các vị hoàng tử trên!

Trịnh Tạc liền ngớ người:  

-Ông không muốn ái nữ của mình làm chính phi sao. Nhưng nếu quá thực như vậy thì cũng hơi khó cho ta. Ngọc Dao nổi tiếng là ngọc nữ xinh đẹp, kiêu sa. Nhưng mà...

Lê Văn Điền liền ngắt lời Chúa Đế:

-Thần biết ái nữ nhà thần không nói được, nên thần cũng không dám mơ đến vị trí Thế Tử Phi hay Chính Phi của Nhị Hoàng Tử.

Chúa Đế nghe vậy liền ngạc nhiên xen lẫn chút bực bội:

-Ông không phải là muốn ta ban hôn cho hoàng thất sao? Nếu vậy thì cần gì đến ta chứ? Cứ tự ông đi mà quyết là được!

-Ấy, ấy! Bẩm Chúa Đế! Xin Người bình tĩnh! Ngài quả thật không còn vị Hoàng Tử hay Chúa Tử nào sao ạ? - Điềm vừa nói vừa len lén quan sát biểu hiện của Chúa.

-Tất nhiên là không rồi! Hơn hai mươi năm nay...   

Trịnh Tạc đột nhiên khựng lại, vẻ mặt trầm ngâm, suy tư trong khi mồm vẫn đang còn há hốc. Nhìn vào khuôn mặt của Chúa Đế bây giờ thực sự không thể không buồn cười. Lê Văn Điền cố nén cười quan sát Chúa Đế.

Trịnh Tạc nhớ lại ký ức mười lăm năm về trước, ký ức về người nữ hầu mang tên Dương Hồng Ánh.

Lê Văn Điền vẫn chầm chậm quan sát vị Chúa Đế đang đứng hình kia. 

Đôi mắt Trịnh Tạc lóe lên những tia đỏ hoe, khóe mắt ầng ậng nước, mồm ông mở ra mấp máy như đang định nói gì đó.

...

Năm ấy là năm 1671, năm Tân Hợi. 

Hôm nay đã là mồng 6 Tết. Chúa Đế Trịnh Tạc cùng với Công công Thái Lực, hai người đã đến trước cổng lãnh cung. À mà cảnh cổng bị đổ sập rồi còn đâu.

Trịnh Tạc nhìn cánh cổng chỉ còn lại đống sắt vụn, Thái Lực thấy vậy liền hiểu ý lên tiếng:

-Bẩm Chúa Đế, người hầu hàng ngày mang thức ăn và nước bằng đường cửa sau cho Chúa Tử. Nên cánh cổng này mười bốn năm qua vẫn không được dùng đến.   

...

Chúa Đế cùng Công công bước vào bên trong, Thái Lực vừa đi vừa dìu Chúa Đế. Trịnh Tạc tay phải chống gậy gỗ, tay trái được Công công Thái Lực dìu đi. 

Chúa Đế năm nay đã sáu mươi lăm tuổi, tuy đi đứng không còn vững vàng nhưng ông vẫn ăn được đến ba bát phở một bữa. Ngay đến cả Thế Tử Trịnh Căn dù tuổi còn trẻ nhưng cũng chỉ ăn được hai bát phở một lúc.

Hai vị đi qua hàng cây xanh mướt, lại qua thêm cây cầu độc mộc nhỏ. Khoảng sân phía trước dần hiện ra.

Ông nhớ lại, năm xưa lúc Trịnh Căn còn nhỏ vì phạm phải đại tội cấm kỵ. Ông liền thẳng tay đem nhốt vào lãnh cung này, nhưng chỉ sau mấy tháng, Trịnh Căn đã được thả ra ngoài.

Ấy vậy mà bây giờ ông lại nhốt một đứa con khác của mình ở đây cho dù nó không phạm phải một tội lỗi gì cả - đến tận mười bốn năm.

Đối với Trịnh Căn là như vậy, nhưng đối với Chúa Mẫu đã băng hà và Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Lễ thì tội lỗi của vị Chúa Tử này cao hơn cả núi, dài hơn cả sông.

Từ Tá Hoàng Hậu Vũ Thị Ngọc Lễ được Chúa Bầu gả cho Trịnh Tạc năm Tân Mùi(1631). Sau khi hạ sinh Trịnh Căn, bà thành công vận động được thế lực của Chúa Bầu để đưa Trịnh Căn lên làm Thế Tử. Tuy vậy, khi chứng kiến một tỳ nữ như Hồng Ánh lại được Chúa Đế sủng ái khiến bà ghen ghét nên đã ra tay hãm hại Quý phi Hồng Ánh.

Ngay đến cả khi Chúa Tử đã bị đày vào lãnh cung, bà cũng sai người hầu mang cơm thừa canh cặn cho cậu, có ngày còn không mang cơm. Bà không sai người giết Trịnh Dương vì muốn cậu phải chịu đau khổ, đày đọa thay cho người mẹ đã mất.  

Chúa Đế vẫn biết là có chuyện như vậy, nhưng ông cũng không thể làm gì hơn. Ông cần thế lực của Chúa Bầu để tăng thêm tầm ảnh hưởng với đàng trong, và trên hết là ông không muốn có ràng buộc gì với một phụ nữ thấp hèn.

...

Mải mê suy nghĩ, chẳng biết từ lúc nào mà Chúa Đế đã thấy mập mờ bóng lưng của một thiếu niên. Ông dụi dụi đôi mắt kèm nhèm của mình để nhìn rõ hơn dáng dấp của người thiếu niên ấy. 

Năm ấy Trịnh Tạc đã 65 tuổi nhưng cái hình ảnh ấy, bóng lưng ấy làm ông chợt cảm thấy ấm áp và quen thuộc lạ thường.

...

Trịnh Dương nghe động, cậu liền quay người lại. 

Hai con người một già một trẻ. 

Cả hai người họ 4 mắt nhìn nhau.

Chúa Đế từ từ tiến đến gần con trai, ông ngước nhìn khuôn mặt ấy, bản thân đột nhiên giật mình đánh thót, ông cảm thán:

-Giống...thật sự giống quá. - Giọng ông run run.

Công công Thái Lực đứng bên cạnh cũng gật gù đồng ý. Quá thật lần đầu tiên gặp Chúa Tử hôm mồng một Tết, chính ông cũng đã giật mình đánh thót.

Mười lăm năm trước ông còn hoài nghi. Ông không bao giờ có thể tưởng tượng Chúa Đế lại có thể gian díu với một tiện tì thấp hèn.

Nhưng bây giờ, nhìn khuôn mặt của Chúa Tử và nhớ lại khuôn mặt Chúa Đế thời trẻ. Ông có thể khẳng định chắc chắn rằng Chúa Tử chính là cốt nhục của Chúa Đế. 

Thậm chí nhìn Trịnh Dương còn giống Trịnh Tạc hơn so với Trịnh Căn hay Trịnh Đức.

Chúa Đế chầm chậm đưa tay lên sờ lấy đôi vai của Chúa Tử, cậu mới mười bốn tuổi mà đã cao tới gần sáu bộ.

Đôi mắt của Trịnh Dương vẫn đang nhìn vào khoảng không lưng chừng giữa hai người già.

Hoàn cảnh hiện tại khó có từ ngữ nào có thể diễn tả được cảm xúc của ba con người đang đứng đây.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro