Hình Phạt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Một toà án mật gây kinh hoàng khắp thiên hạ
_________________

Cuối thời Trung Cổ, sau suốt quãng thời gian dài hỗn loạn tiếp theo cái chết của hoàng đế Frederick 2 năm 1250, một hội kín rùng rợn đã ra đời tại  Westphalie mang tên Saint-Vehme. Được tổ chức thành một toà án mật, xét xử tất cả mọi dạng tội lỗi bằng những kiểu nhục hình ghê rợn nhất.

•Hỗn loạn chính trị

Cùng với cái chết năm 1254 của vua Conrad IV xứ Hohenstaufen-người đại diện cuối cùng cho gia tộc đang trị vì-một thời kỳ vô chính phủ đã bắt đầu và kéo dài suốt trong 20 năm sau đó. Trong những thập niên mà ta gọi là 'Đại khuyết ngôi', đã có rất nhiều người tranh chấp ngôi báu.

Guillaume xứ Holland, Richard xứ Cornwall và Alphonse X vùng Castilla được xem là những người tranh chấp quyết liệt nhất, mỗi người được hậu thuẫn bởi bè cánh riêng của mình trong giới quý tộc. Trong khoảng trống quyền lực lúc bấy giờ, những hoàng thân quốc thích có sở hữu đất đai bỗng nhiên được độc lập hơn về chính trị. Mỗi thành phố đều đặt ra những luật lệ đảm bảo sự tự do của mình, đồng thời rũ bỏ mọi ràng buộc với luật pháp của triều đình. Vương quốc hợp nhất trong mơ của vua Frederick II đã không còn nữa. Chỉ còn là một quần thể những vương quốc và thành phố tự trị cùng với những vị quận công chiến đấu để mở rộng quyền lực của mình.

Cạnh đó, mỗi quan hệ giữa đế chế với Toà Thánh cũng xấu đi chưa từng thấy. Ngay từ thời Frederick II, hai thế lực này đã kình chống nhau để giành quyền thống soái. Roma đã tìm mọi cách làm tan rã nhà nước của vị hoàng đế vĩ đại. 1268,cháu trai của Frederick bị truy sát và chém đầu theo lệnh của Toà Thánh.

•Một "công lí" nước đôi và hủ bại

Trong tình hình đó, hội kín Vehme (trong tiếng Hà Lan, Veem có nghĩa là hợp tác hay hiệp hội) ra đời. Hội này còn được gọi là Sai-Vehme vì tự cho là nó hoạt động nhân danh Toà Thánh La Mã lẫn Đế quốc La Mã thần thánh, mặc dù trên thực tế là nó hất cẳng hai thế lực này. Làm công việc của toà án với mục tiêu là duy trì trật tự và hoà bình, lúc đầu nó chủ yếu bao gồm các thẩm phán thành phố,sau đó bổ sung thêm những thành viên thuộc đẳng cấp và nông dân tự do.

Hội đồng xét xử có 14 quan toà, thường là 7 quý tộc và 7 thị dân. Toà trung tâm nằm ở thành phố Dortmuld nhưng đến thế kỷ XV thì hàng trăm toà án khác đã ra đời ở khắp nơi. Không phải tất cả những ai ứng cử vào công việc này đều có cùng động cơ. Có người vì mục tiêu xây dựng một nền công lý tốt hơn cho triều đình và giáo hội. Có người vì ngán ngại Vehme mà tham gia vào để bảo vệ chính mình. Nhưng cũng có người xen đây là một công việc có nguồn thu nhập cao,bởi lẽ các nạn nhân luôn hối lộ quan toà rất hậu hĩnh để khỏi bị kết tội.

•Tra tấn tàn bạo và đa dạng nhục hình

Các phiên toà và phán quyết được giữ bí mật tuyệt đối. Người ta phân ra 2 loại tội danh. Loại đầu gồm có các tội lặt vặt nhất như ẩu đả, xúc phạm người khác hoặc ngoại tình. Với các tội này, thường chỉ cần nộp phạt một số tiền lớn là giải quyết xong vấn đề.

Loại hai gồm trộm cắp, cưỡng bức, giết người, theo dị giáo, làm phù thuỷ, tiết lộ bí mật toà án. Đây là những tội có thể bị kết án tử hình.

Thông thường, mọi nạn nhân đều bị tra tấn trước khi kết án. Những hình thức tra tấn tàn bạo nhất được áp dụng như trói vào bánh xe rồi châm lửa đốt, căng kéo hai tay hai chân, dí lửa hoặc đổ nhựa lên người, tra tấn bằng kềm, đổ nước vào mồm v.v...

Trong số rất nhiều phương pháp tra tấn, toà án ở Nuremberg đã nghĩ ra một loại nhục hình khét tiếng tàn bạo. Kẻ bị kết án được đưa xuống một đường hầm, trong đó đặt sẵn một pho tượng rỗng ruột mang hình Đức Mẹ đồng trinh. Pho tượng (hay đúng hơn là cỗ quan tài hình phụ nữ) được mở ra để đưa nạn nhân vào. Khi đóng nắp lại thì những chiếc đinh nhọn ở mặt trong nắp hòm sẽ từ từ đâm xuyên qua người xấu số. Xác chết nát nhừ của các nạn nhân được thả xuống con sông chảy bên dưới đường hầm...

•Quyền lực trung ương hồi phục

May thay, từ thế kỷ 16 trở đi, toà án Vehme bắt đầu suy yếu khi triều đình khôi phục lại quyền lực xét xử nhờ thái độ cứng rắn của hoàng đế Maximilien I và sau đó là hoàng đế Charles-Quint. Các công hầu bắt đầu cấm thần dân của mình dính dấp đến cái toà án mật rùng rợn đó. Về phần toà án Vehme, sau khi le lói ngoi lên trong Cuộc chiến 30 năm (1618-1648), cuối cùng nó đã biến mất vĩnh viễn vào cuối thế kỷ 18.

Tuy không ai biết đích xác số nạn nhân của Toà án Vehme, nhưng có điều chắc chắn là tổ chức này đã để lại một dấu ấn rất sâu đậm trong tâm trí người Đức. Cho đến tận đầu thế kỷ 19, các tác giả truyện cổ tích nổi tiếng như anh em nhà Grimm vẫn còn mô tả hoạt động của toà án Vehme trong nhiều câu chuyện kể hấp dẫn của họ.

* SAU THỜI K "ĐẠI  KHUYẾT NGÔI"

Việc thiếu vắng quyền lực trung ương và sự hỗn loạn tại các lãnh địa trong thời kỳ "Đại khuyết ngôi" khiến cho suốt trong hơn 20 năm sau vương quốc không có người kế vị. Sau đó, trong gần 2 thế kỷ đã diễn ra những cuộc đề cử luân phiên đưa hết người này đến người khác lên ngôi báu.

Ba dòng tộc lớn nhất có đủ quyền lực để hậu thuẫn những ai ngấp nghé ngai vàng là dòng tộc Habsbourg, dòng tộc Luxembourg và dòng tộc Wittelsbach. Chỉ ba dòng tộc này không thôi đã đưa lên ngôi đến 9 trong số 10 vị hoàng đế trong giai đoạn 1273-1438. Bên cạnh những ông hoàng đế may mắn được cử luôn tồn tại các ứng viên thuộc các dòng tộc khác, tức các ông "hoàng đế hờ".

Trong thời kỳ rối loạn chính trị và tranh chấp giữa các dòng tộc, quyền lực của hoàng đế vốn dĩ đã yếu lại còn bị giặc giã cướp phá mỗi khi có rối loạn chính trị. Lãnh địa của Đế quốc La Mã thần thánh Đức bị mất đi nhiều phần lãnh thổ giáp ranh với Pháp và Ý. Quyền lực ngoài nước của đế chế cũng suy yếu rõ rệt.

Chỉ đến cuối thời Trung Cổ các quốc gia thuộc Đức mới vượt qua được khó khăn này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro