Chương 22: Đường đường là Trường Ninh tướng quân, sao ngây ngốc ra thế.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 22: Đường đường là Trường Ninh tướng quân, sao ngây ngốc ra thế.



Lúc tối khi Khương Hàm Nguyên về phủ có nói với Trang thị mình hơi mệt, không cần cố ý gọi Nhiếp Chính Vương quay về cũng không hẳn là lấy cớ.

Đi hết phố lớn ngõ nhỏ của thành Trường An, nghe Trương Bảo ồn ào không ngừng ở bên tai nói chuyên này chuyện nọ, mới có nửa ngày không dài lại mệt cứ  như hành quân trong doanh, lại thêm được nằm trên giường êm phòng ấm, nói thật đã hơn xa so với chỗ ngủ trong mấy mươi năm qua của cô ở quân doanh, giấc ngủ ập đến rất nhanh.

Nhưng cho dù là chỗ tốt vẫn là chỗ lạ, cô vẫn ngủ không sâu.

Vừa rồi khi bàn tay Thúc Thận Huy vừa tới gần, cô theo thói quen mới chợt tỉnh.

Đợi tắt đèn, người bên gối nằm xuống rồi bên tai dù im lặng, đến tiếng hít thở của y cũng như biến mất tăm, nhưng vừa mới ngủ một giấc trong phút chốc khó mà ngủ lại, nằm một lát cô lại trở mình.

Như hưởng ứng với việc cô xoay mình, trong bóng tối bên tai cô bỗng nghe thấy tiếng của người nam tử như bắt chuyện với mình: “ Trương Bảo nói, ban ngày nàng đi thăm hỏi mấy gia đình nhà tướng sĩ. Nếu chỉ đưa tin chuyển giúp đồ, cũng không cần nàng phải tự thân bỏ sức đi làm. Phần còn lại ngày mai nàng để ta, ta gọi người thay nàng đưa đi từng nơi. Nàng có thể yên tâm nhất định sẽ ổn thỏa, sẽ không có sai sót gì đâu.”

Khương Hàm Nguyên nhắm mắt đáp lời: “ Đa tạ ý tốt của ngài, cứ để tự ta đi thôi.”

“ Sao thế?”.

Cô vốn không muốn trả lời, nhưng cảm giác có lẽ y không muốn dừng câu chuyện ở đây lại, lại đang chờ mình trả lời hơi chần chừ rồi đáp lời: “ Lính trong quân doanh đếm sơ đã lên con số hàng vạn người, phần lớn đã định sẵn là người vô danh, trên danh sách chỉ là một người không đáng nhắc đến. Nhưng đối với cha mẹ vợ con trong nhà người đó mà nói, bọn họ lại là con ruột là cha ruột không thể thay thế được. Nhiều năm không gặp, chắc hẳn rất mong nhớ, ta đi còn có thể giải đáp chút ít về tình hình của họ cho người nhà đỡ lo lắng trong lòng hơn.”


Một khi tòng quân khó khăn lắm mới có cơ hội về nhà, có khi rất nhiều người phải chôn thân nơi chiến trường vĩnh viễn cũng không quay về được.

Điểm này, hẳn y không thể nào không hiểu rõ hơn.

Có điều những người như y ở vị trí cao, nào nhìn thấy được những điều đó.

Trong mắt họ các binh sĩ ở tầng dưới cùng cũng như những con sâu con kiến, giá trị bản thân có khi còn không bằng một con ngựa chiến, càng không thể nào giống như cô một võ tướng đa cùng binh sĩ sớm tối bên nhau, tình cảm đó mấy ai hiểu được.

“ Ta biết xưa nay Khương đại tướng quân thương binh lính như con mình, nhưng chiến tranh lấy sát sinh chống lại sát sinh, lấy chiến tranh dừng chiến tranh đạo lý này, ông ấy còn rõ ràng hơn bất kì ai trên đời này.”

Sau một hồi trầm tư, cô nghe y trầm giọng đáp như vậy.


“ Không có thủ đoạn cứng rắn, lấy đâu mà nghi ngờ tâm địa Bồ Tát, ý điện hạ là vậy đúng không. Yên tâm, cha và ta đều hiểu cả.”

Khương Hàm Nguyên vẫn nhắm mắt đáp lời, lại cảm giác như người đàn ông bên gối xoay mặt qua nhìn mình, nhẹ ừ như bày tỏ chút tán thưởng.

“ Không sai, ý ta chính là thế. Nếu ngày đó phụ hoàng không có thủ đoạn ra tay nhanh gọn thống nhất Cửu Châu, nay đất Trung Nguyên ta chắc chắn vẫn còn là vùng đất chiến loạn mà chinh phạt lẫn nhau như vậy sẽ chiến tranh không ngừng nghỉ, dân thường muốn có một mảnh đất yên ổn nhất e là còn khó hơn lên trời. Nay Cửu Châu đã ổn định, thu phục đất đã mất cũng như tên đã trên dây, đã thành thế giương cung chờ bắn. May mắn thay chiến sĩ ở biên cương cũng noi theo gương chủ tướng như cha con nàng, chiến tướng Đại Ngụy mà giống cha con nàng lo gì chuyện lớn lại không thành.”

“ Không dám nhận. Chuyện lớn muốn thành công, tuyệt đối không phải chỉ có tướng giỏi mà hiểu biết chuyện binh pháp nhà binh là được.”

“ Tuy là nói vậy, nhưng nếu so sánh chiến tranh như bánh xe khổng lồ mà đi, thì chủ tướng được ví như cánh buồm lớn, nếu không có buồm lớn làm sao đủ sức theo gió vượt sóng mà đi. Cho nên, từ xưa mới có câu ngàn vàng dễ kiếm tướng hiền tài khó cầu.”

Khương Hàm Nguyên vốn chẳng muốn nói nhiều với y, nhưng bị ép phải nói theo cũng đáp lại vài câu, có thể là do trò chuyện dần dần nên cô đã cởi mở hơn. Khương Hàm Nguyên cảm thấy y tự nhiên hơn hẳn so với lúc vừa lên giường.


“ Khương thị cha nàng, chính là cánh buồm lớn của Đại Ngụy ta, như Bạch Khởi Vương Tiễn của nhà Tần, Liêm Pha Lý Mục của triều Triệu, Hoắc Vệ đời nhà Hán. Với nỗ lực của cha con nàng, tương lai nếu thành công chắc chắn sẽ được ghi vào sử sách, công lao chắc chắn không kém các tướng sĩ đã chiến đấu thống nhất Cửu Châu cùng phụ hoàng năm xưa.” Y còn nói thêm.


Cô cũng chẳng trả lời lại đoạn văn vẻ giống như lời các tướng quân thường khích lệ binh lính trước trận chiến bán sống bán chết trước trận chiến.

Nói khó nghe chút, như chất thêm một túi lúa mạch lên người con lừa vốn dĩ đang cõng nặng trước mắt.

Cô thật sự cực kỳ quen thuộc với đoạn văn vẻ tuyên thệ này.

Nhưng im lặng của cô cũng chẳng hề ảnh hưởng đến tâm tình của y ngay phút này.

Dường như y đang trong cơn hào hứng, lại mở miệng nói tiếp : “ Nhiều năm trước ta từng đi Tây Hình quan của Nhạn Môn, dừng lại đó một khoảng thời gian. Khi đó Thanh Mộc Tắc còn nằm trong tay người Bắc Địch. Còn nhớ ta từng trèo lên cao, quan sát địa thế phía đối diện và hướng phân bố  binh lính canh gác của quân địch.”

Y  nhắm mắt như nhớ lại, những gì ngày đó đã nhìn thấy.

“ Khương thị.”

Cô lại cảm thấy đột nhiên y xoay mặt sang mình gọi tên mình, hẳn đã nghĩ tới điều gì đó.


“ Nàng ở biên cương nhiều năm, chắc hẳn rất quen thuộc với địa lý núi sông một vùng. Chỗ của ta có một bức dư đồ, trên đó miêu tả kỹ càng, những chỗ mấu chốt hiểm trở của núi non sông ngòi lại ghi rõ từng chỗ một, nhưng dù sao cũng là dư đồ của mấy mươi năm trước, sông núi sẽ thay đổi do sức người đổi thay, bức vẽ so với vùng đất thực tế có chỗ khác biệt hơn nhiều. Hay nàng hãy đi theo ta, nhìn xem trên bản đồ có chỗ nào sai sót không đúng với những gì nàng biết hay không, nàng hãy chỉ cho ta.”

Cuối cùng Khương Hàm Nguyên cũng hết cách nhắm mắt được nữa.

Cô mở mắt ra mượn ánh đèn đêm đầy mông lung mà nhìn sang hình dáng người bên gối, được bóng đêm phác hoạ ra những đường nét ẩn hiện.


Y dùng khuỷu tay chống lên nửa người, đang nghiên người nhìn cô, bóng y ngả xuống đầu cô.

“ Ngay bây giờ sao ?”. Khương Hàm Nguyên hơi ngẩn ra hỏi.

“ Đúng. Ngay lập tức ”. Lời vừa dứt y xoay người một cái đã đi xuống giường, bước nhanh đến trước mặt bàn nhanh nhẹn đốt đèn.

Trong phòng lại sáng lên.

Y cũng chẳng quay đầu, tự đi mặc y phục. Hai ba lượt đã mặc xong lúc thắt đai lưng, quay lại nhìn cô, thấy cô còn nằm bất động nhíu mày nói : “ Nàng còn không đi à ?”.

Vừa nói y đã cuốn lấy y phục cô ném hết lên giường.

“ Ta ra ngoài chờ nàng.” Giọng điệu không hề cho phản bác, dứt lời liền bước ra ngoài.


Lúc ban ngày từ trong miệng Trương Bảo, Khương Hàm Nguyên cũng nghe được chút ít liên quan tới thói quen sinh hoạt thường ngày của Nhiếp Chính Vương.

Theo Trương Bảo nói triều đình năm ngày họp thảo luận một lần, ba ngày một cuộc nghị luận nhỏ, hai loại triều nghị luận, trước canh năm các quan viên sẽ đợi ở ngoài điện thảo luận chính sự, Nhiếp Chính Vương và Hoàng đế dĩ nhiên cũng phải dậy trước canh năm để chuẩn bị.

Còn chuyện nghị luận bình thường thì dựa theo tình huống mà quyết định, bình thường là Nhiếp Chính Vương cho gọi một bộ phận các quan viên liên quan đến sẽ thảo luận việc chính sự, nên sẽ không chính thức giống như họp lớn họp nhỉ mà thảo luận có thể trễ một chút, nhưng nếu muộn lắm cũng sẽ không quá giờ Thìn.

Đồng thời hình như mỗi ngày đều thế.

Cho nên nói tóm gọn lại, sau khi nhiếp chính cuộc họp lớn nhỏ  nên vị Nhiếp Chính Vương này một tháng ít nhất sẽ có mười ngày nghỉ lại ở Văn Lâm Các ở trong hoàng cung, lần nào cũng làm việc đến khuya mới đi ngủ.

Một nửa thời gian còn lại dù ngài có thể về Vương phủ chẳng hạn như mùa đông này, nhưng vẫn phải ra ngoài lúc trời còn tối mịt.

Tiểu thái giám rất âm thầm bất bình thay cho Nhiếp Chính Vương nhà mình.

Đại thần và các vị thân Vương khác một tháng tối đa cũng chỉ phải lo mười ngày họp lớn nhỏ buổi nghị luận, nghe nói lúc Cao vương còn sống còn có vài đại thần ngầm than phiền sự vất vả vì phải lên triều, còn ngài ấy hầu như mỗi ngày đều phải làm như vậy, than phiền cho ai nghe đây ?

Mấy ngày gần đây vì đại hôn, triều đình tạm dừng cuộc nghị luận, nhưng đoán chừng có một số việc vẫn sẽ tìm tới cửa, chỉ có điều đổi từ chỗ Văn Lâm các thành Vương phủ thôi.

Nói ngắn gọn là tiểu thái giám cảm thấy Nhiếp Chính Vương bị chèn ép quá mức, cực kỳ vất vả.

Nhưng ngay lúc này đột nhiên Khương Hàm Nguyên cảm thấy, tiểu thái giám bất bình vì y rồi có lẽ là một chuyện buồn cười vô cùng, có lẽ đối với bản thân y đây vốn là thú vui chứ không phải nỗi oan uổng hay bất công.


Đây nào chỉ là sự cần cù thôi, mà thật sự là cần cù khiến người ta giận điên người mà.

Người ta chờ bên ngoài không thể làm gì hơn, cô đành bò dậy mặc y phục bước ra.

Y đã mở cửa đứng chờ bên ngoài, còn làm kinh động đến hai ma ma trực đêm, không biết xảy ra chuyện gì họ hỏi có muốn đi mời Trang ma ma không.

Y gọi họ kêu mang tới một chiếc đèn lồng, tự mình châm lửa. Ngay sau đó phủi tay cho người rời đi khi quay lại đã thấy cô ra tới nói: “ Đi. Ta rọi đường cho nàng ”. Nói xong rồi đi trước.

Khương Hàm Nguyên đành yên lặng bước theo người phía trước, đi qua hơn nửa Vương phủ từ đầu này đến đầu kia, cuối cùng đã tới Chiêu Cách đường.

Y dẫn cô vào một phòng có khóa mở ra đi vào. Phòng cực kỳ rộng màn treo bốn phía, ba mặt tường đều là giá sách chất toàn sách là sách, thoạt nhìn như là một chỗ thư phòng mình chỉ mình y dùng riêng.

Y tự tay đốt nến bốn góc phòng đợi khi sáng rõ, cuốn lên tấm màn rủ xuống đất phía Đông Nam, phía sau chợt mở ra một không gian khác hiện ra một bức dư đồ treo trên tường, dài bảy tấc rộng năm thước, phía trên chi chít những đánh dấu của rất nhiều địa điểm và phương vị.


Dư đồ lớn thế này cực kỳ hiếm thấy, chưa hết trên mặt đất trước dư đồ còn trưng bày một sa bàn hình chữ nhật rất lớn, dài chừng hai trượng rộng một trượng rưỡi, chiếm gần hết nửa gian phòng.


Trên sa bàn có núi, sông rừng rậm và sa mạc, thành trì thật chi tiết thậm chí các thôn trang đường xá đều thể hiện từng chỗ một, mô hình được chế tác vô cùng tinh xảo như một bức tranh thu nhỏ, một vài chỗ được chủ nhân cho rằng là trọng yếu còn được cắm đầy mấy lá cờ nho nhỏ.


Sa bàn diện tích khổng lồ chế tác tinh tế như thế này, Khương Hàm Nguyên thực sự lần đầu mới thấy trong đời.

Nhìn qua cô liền nhận ra chỗ địa vực dư đồ vẽ, là rất nhiều châu quận Hà Bắc và các vùng phía bắc Sóc, Hằng, Yến U.

Những chỗ này trước kia vốn thuộc nước Tấn, nhưng hiện nay đều bị nắm trong tay Bắc Địch.

Còn sa bàn trên mặt đất thì lại càng thêm chi tiết, điểm  nhấn mạnh là lấy Nhạn làm trung tâm mà mở dài ra từ các nơi như: Hằng Châu, Tứ Châu.


Dư đồ địa lý không phải người bình thường có thể thấy được, dù là tướng quân dẫn quân tác chiến cũng chỉ tạm thời có trong lúc chiến tranh, một khi chiến sự kết thúc buộc phải kịp thời trả lại cho triều đình, nghiêm cấm giữ riêng hay phục chế lại.

Quy định trước giờ điều như vậy, huống hồ tấm dư đồ và sa bàn tinh xảo to lớn trước mắt, Khương Hàm Nguyên lần đầu mới được thấy.

Đoán rằng tấm dư đồ này hẳn là vật trân quý của hoàng triều nào đó để lại.

Cô có phần rung động vì sa bàn to lớn trước mắt, không hiểu sao tâm tình bỗng kích động không ngừng.

“ Tới đây đi ”. Y đứng cạnh sa bàn nhìn thoáng qua, xoay mặt lại ngoắc ngoắc tay về phía cô.


Chẳng biết tại sao động tác và thần thái y ngay phút này bỗng khiến Khương Hàm Nguyên có mấy phần cảm giác như đã từng quen biết.

Cô hơi dao động, thu lại các tạp niệm bước nhanh đi đến.

Cô ngắm địa đồ trước.

Địa vực trong địa đồ chẳng những rộng lớn, địa điểm miêu tả trên đó quả nhiên cũng phong phú và tinh tế hơn so với cô từng gặp ngoài đời thật sự.

“ Nguồn gốc của địa đồ này đến từ thời nhà Tấn, lúc Hoàng Phủ thị bị diệt vong có người dâng nó lên khi đầu hàng, bản đó đã cũ nát không thể dùng nữa, đây là bản mới được phục chế lại. Còn sa bàn là năm đó sau khi ta đi Bắc tuần trở về mới nảy ra ý nghĩ này, dựa trên bản đồ và ký ức của chính ta mà chế tạo. Trong đây mỗi hạt cát mỗi viên đá, mỗi thành trì hay mỗi cành cây, cái nàng nhìn thấy chưa từng nhờ ai khác làm giùm ta, toàn bộ là chính ta tự tay chế tạo nên trước sau mất hết nửa năm.” Y giới thiệu sa bàn cho nàng.

“ Nàng thấy nó như thế nào ?”. Cuối cùng y hỏi ý kiến của cái nhìn từ cô.

“ Vô cùng tốt.” Khương Hàm Nguyên nói sự thật.

“ Ta biết nàng sẽ thích, mới nãy kêu nàng, nàng còn lề mề không muốn đến nữa.”

Giữa lông mày của Nhiếp Chính Vương như thấp thoáng lộ ra mấy phần vui vẻ mà đắc ý như lúc còn thiếu niên nói: “ Lúc ấy khi ta còn là An Nhạc Vương, còn nhiều sự rảnh rỗi.” Y lại bồi thêm một câu, nói xong vẻ mặt nhanh chóng trở nên nghiêm túc quay lại nhìn cô.


“ Khương thị, nàng đối với vùng biên cảnh hẳn rất quen thuộc, nàng xem có cần bổ sung hay chỉnh sửa chỗ nào nữa không.”

Khương Hàm Nguyên đối với vùng đất lấy Nhạn Môn làm trung tâm, mà mở rộng ra đến biên giới phía Bắc hiện đang trong tình trạng giằng co đúng là hết sức quen thuộc, hay thậm chí có thể nói dọc theo tuyến đường này cho dù có nhỏ như một thôn làng, một cây cầu cô đều nắm chắc trong tay.

Tuyến đường được kéo dài đến ngàn dặm được vẽ trên dư đồ, trước kia cô từng theo cha đi tuần tra biên cương, kể từ năm mười bảy tuổi đã do cô thay thế cha hàng năm tự đi tuần tra một lần.


Cô tập trung tinh thần đối chiếu hai cái là : dư đồ và sa bàn, xem các chỗ đánh dấu từng bước thật kỹ, bao gồm các chỗ nhỏ nhất như thôn xóm, nếu phát hiện ra có gì không đúng với trong trí nhớ của mình liền vạch ra từng cái một.

Thúc Thận Huy ngồi xuống bên cạnh bàn, lấy giấy bút tập trung nghe cô nói mà múa bút như bay ghi chép từng chỗ một, có khi thấy có chỗ hứng thú bèn chen ngang vào hỏi han, cô cũng thật kỹ càng mà giải đáp thắc mắc.


Đồng hồ nước để tính giờ cứ vang trầm lên một khắc rồi một khắc khác trôi qua, thời gian nhanh chóng lặng lẽ trôi qua bất tri bất giác, đợi Khương Hàm Nguyên kiểm tra xong hết các tuyến đường cô quen thuộc đã là hơn nửa đêm, cũng gần đến giờ Dần.

Nhìn sang y chẳng có chút ủ rũ gì, ngược lại tinh thần còn tăng gấp đôi, thả bút trong tay ra đứng dậy đi tới dừng trước dư đồ ngẩng đầu nhìn một lát, cuối cùng ánh mắt rơi xuống một vùng lớn biên giới phía Bắc xa xa, chỉ vào nói: “ Sóc, Hằng, Yến, U. Đợi đấy, rồi sẽ có ngày ta sẽ khiến cho dư đồ thay đổi.”


Y lại nhìn sang Khương Hàm Nguyên đứng bên cạnh, ánh mắt càng thêm sáng ngời nói: “ Đến chừng đó, Khương thị ta cùng nàng cưỡi ngựa rong ruổi khắp nơi, nàng muốn đi đâu thì chúng ta sẽ đi đó.”


Khương Hàm Nguyên biết y chỉ là bộc lộ ra cảm xúc trong nhất thời thôi, để bày tỏ những suy nghĩ trong lòng ra ngoài thôi.


“ Khương thị ” trong miệng y nói chưa hẳn đã là mình, chẳng qua bây giờ người đứng bên cạnh y chỉ trùng hợp chính là mình mà thôi.

Còn trong tương lai nếu thật sự có ngày đó, người đứng bên cạnh y là ai còn chưa chắc.

Nhưng có một điều có thể khẳng định, người đó tất nhiên không phải là cô.

Cô cũng không phải rất muốn kéo dài đề tài này, cười cười liền liếc qua đồng hồ nước trong phòng.

Y dõi theo ánh mắt cô nhìn, dừng lại nơi đó.

“ Quá muộn rồi, nên về thôi. Đêm nay đã phiền nàng rồi.” Y bước tới, thu lại chồng giấy ghi chép lời cô tối nay lại, rồi thả màn che lại dư đồ và sa bàn phía sau rồi tắt đèn.

Cô theo y đi ra ngoài, một đường quay về Phồn Chỉ viện.

Trường An đêm dài, đình các chìm trong một màu đen thăm thẳm mà yên lặng.

Hai người bước trên hai bên đường lát đá hướng xuôi về hướng đình nghỉ, vì ban ngày mặt trời khó chiếu tới vẫn đọng đầy tuyết.

Trên đường lát đá xanh, một luồng sáng mông lung lay động. Là ánh đèn lồng dẫn đường trong tay y.

Ra ngoài rồi, dù y không nói gì cảm xúc cứ như khi còn dừng ở một lát trước, đi một đoạn bỗng y quay đầu, nhìn cô một chút, rồi cứ nhìn một chút mãi như thế.

Khương Hàm Nguyên ban đầu giả bộ như không biết, mãi thấy y cứ lặp đi lặp lại nhìn mình hết mấy lần, dù cho định lực tốt đến đâu cũng không nhịn được, cô nghiêng mặt nhìn lại nói: “ Điện hạ, ngài nhìn ta làm gì?”.

Y nở nụ cười đôi mắt được ánh đèn lồng phản chiếu tới nói: “ Cũng không có gì.”

Y giải thích tiếp tục nói: “ Chỉ là chợt nhớ đến, nàng từ nhỏ đã sống ở quân doanh vậy năm ta đi tuần biên chỗ của cha nàng, không biết nàng có từng gặp ta chưa ? Năm đó ta mười bảy tuổi, hẳn nàng chỉ mới mười hai mười ba tuổi nhỉ ?”.

Nói xong y nhìn từ trên xuống dưới, như muốn nhìn từ con người cô của hiện tại ra tới dáng vẻ của cô khi mười hai mười ba tuổi lúc đó.

Tim Khương Hàm Nguyên đột nhiên đập nhanh hơn, khựng lại một chút dùng giọng điệu đầy bình tĩnh đáp: “Chưa từng may mắn gặp mặt điện hạ. Đúng lúc đó, ta đang ở doanh trại khác.”

Y thu ánh mắt lại nhẹ gật đầu nói: “ Ta cũng nghĩ vậy. Nếu khi ấy nàng cũng ở cạnh đại tướng quân, chắc chắn ta sẽ còn có ấn tượng.”

Khương Hàm Nguyên không nói gì chỉ bước đi tiếp, bỗng nhiên một cơn gió đêm cuốn theo hơi tuyết lạnh lẽo xuyên qua tường bao mà thổi đến, hất đèn lồng trong tay y đong đưa, trong quầng sáng bóng hai người chao đảo đan vào nhau.

Y giữ đèn lồng lại tránh gió, lại giơ đèn chiếu dưới chân trước mặt cô, bỗng như để ý tới điều gì bỗng dừng bước buông đèn, ra hiệu cô cũng dừng bước.

Cô không hiểu, ngước mắt thì thấy y mở áo khoác gấm đen trên người, choàng qua vai cô.

“ Nàng lạnh à. Ra ngoài mặc y phục ít quá. Trách ta đã quá mức gấp gáp, mới giục nàng đi nhanh.” Y vừa khoác áo giúp cô vừa nói, giọng nói ôn hòa mang theo mấy phần tự trách.

Khương Hàm Nguyên dừng lại lập tức cự tuyệt,muốn trả đồ lại cho y nói: “ Ta không lạnh, điện hạ cứ mặc…”.

“ Không cần cậy mạnh với ta!. Mau đi thôi, về trong phòng sẽ ấm áp hơn.” giọng điệu cấm cãi lại này, nói xong xách đèn lồng tiếp tục đi tới.

Khương Hàm Nguyên còn đứng tại chỗ, y bước vài bước cảm thấy cô không đi theo cùng bèn quay lại.

Có lẽ ngay lúc này tâm tình y vẫn còn vui vẻ, liền liếc nàng giọng điệu mang theo mấy phần trêu chọc nói: “ Đường đường là Trường Ninh tướng quân, sao lại ngây ngốc ra thế? Muốn ở đấy hóng gió hay sao, còn chưa đi ?”.

Khương Hàm Nguyên bỗng hoàn hồn, trong tay âm thầm cầm lấy vạt áo kia buồn bực không nói một lời, cúi đầu đi theo y.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro