chương 60: Chuyến đi Nam tuần đã xong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Editor: Âu Dương Tứ Thần


Chương 60: Chuyến đi Nam tuần đã xong.








Có một câu nói như thế này: trộm được bèo trôi thì ngày sau an nhàn.

Nhưng cuối cùng Thúc Thận Huy vẫn bỏ mấy ngày “nhàn” và “trộm” chưa dùng xong đó, ngay trong đêm mưa to như là trút nước kia chưa kịp đợi tạnh mưa mà đã lên đường đi đến Giang Đô.


Bàn tay cản một kiếm kia, sau đó được Lưu Hướng băng bó lại một lần nữa.


 Dù đã cầm máu nhưng vết thương ở tay vẫn khiến y đau từng đợt này đến đợt khác, thật giống như trái tim y vậy.



Sau khi lên đường, cả người y vẫn cứ mãi đắm chìm trong những cảm xúc về chuyện đêm qua mang lại, y hoàn toàn không có cách nào để tự kềm chế những cảm xúc này lại được.



Mỗi lần nàng đến tìm vị hòa thượng kia, rốt cuộc đến cùng là để nói chuyện gì? 


Ở chỗ hắn ta, nàng ấy mới có thể thấy lòng bình yên, mới ngủ được hay sao ?


Nàng ấy thế mà lại vì một người khác mà quỳ xuống trước mặt y, thậm chí còn quyết tuyệt đến mức phải cắt đi tóc của mình xuống.


Nhưng cho dù là nàng ấy giả vờ mở miệng ra hỏi một tiếng xem tay y có đau không, có lẽ lúc đó y cũng sẽ còn giữ lại một tia tình cảm cuối cùng dành cho nàng ấy.

Còn giờ đây, tất cả đã mất hết thật rồi.

Mọi chuyện cứ như vậy đi, y lúc đó đã nói rằng: " nàng có thể quay về Nhạn Môn."


Câu nói cuối cùng kia, y không chỉ là nói cho chính nàng ấy mà cũng là đang nói cho chính mình nghe.

Cả người y bị tâm tình ấy giày vò, lúc thì tức giận, lúc lại mệt mỏi, rồi lại hối hận và thấy khinh thường chính mình.

 Cho đến cuối cùng, y chỉ thấy trong lòng mình đã hoàn toàn nguội lạnh. 

Tâm trạng đó cứ thế mà duy trì đến cả mấy hôm sau, mãi cho đến khi tới Giang Đô.

Cuối cùng mới có thể dời sự chú ý, bắt đầu bận rộn với chuyện của mình.






Hoài Dương vùng đất được ông trời ưu ái  về địa lý và sản vật, cũng là vùng đất đứng đầu thiên hạ phồn thịnh nhất từ xưa đến nay.

 Hôm nay lại càng may mắn hơn, trở thành nơi đầu tiên mà Nhiếp Chính Vương đương triều đi Nam tuần lần này. 

Theo tin tức người đưa tin trước đó, khoảng mấy hôm nữa đoàn người của ngài sẽ đến đây. 

Mấy ngày qua ngay từ sáng sớm, thích sứ và các quan huyện địa phương đã bận rộn chuẩn bị để tiếp giá.

 Bọn họ nào biết rằng, vị Nhiếp Chính Vương này từ sớm đã tách khỏi đoàn người của triều đình mà đã cải trang việc hành đến đây rồi.

Thúc Thận Huy vẫn duy trì công việc  như trước, vẫn xuống ruộng quan sát chuyện trồng trọt của các quận huyện dọc đường đi.




Hôm nay, y đi ngang qua huyện Vĩnh Hưng.

Trong tay Lưu Hướng từ trước đã nắm rõ các danh sách tên các châu huyện ở dọc đường trong chuyến đi Nam tuần lần này, lại phải nói đến huyện Vĩnh Hưng nhân số chưa tới vạn nhà, lại cách xa các con đường lớn nơi này lại là vùng đất khá xa xôi, nếu cưỡi ngựa phải mất hết nửa ngày nên ông hỏi y có phải chăng chúng ta nên bỏ qua nơi này không.

Thúc Thận Huy ngồi trên lưng ngựa, nhìn ra hướng vùng huyện nằm ở phía xa, tự dưng y như nhớ đến một việc gì đó y hỏi: “ Phải chăng huyện lệnh nơi này, là Cao Thanh Nguyên?”.

Lưu Hướng nhìn lại sổ sách, lấy làm giật mình rồi ngẩng đầu đáp lời: “ Đúng vậy ạ. Sao điện hạ lại biết được.”

Thúc Thận Huy không đáp, y chỉ nói: “ Chúng ta đi tới đó xem một chút đi.”

Y đã mở miệng nói, thì dù đường có xa đến đâu Lưu Hướng cũng phải theo y đến cùng.

 Từ buổi sáng xuất phát đi, đến chiều mới tới một thôn rồi thông đến huyện thành. 

Để lại ngựa và hành trang ở lại bên đường, nên chỉ có hai người là Thúc Thận Huy và Lưu Hướng vào thôn, khi đi đến thì cả hai người đều nhìn thấy ruộng lúa xanh mươn mướt, còn các nông dân đang bận cày ruộng bên dưới.

 Có điều hôm qua vừa mới mưa một trận to, đường ruộng rất lầy lội hoàn toàn không có chỗ đặt chân để đi.


Thúc Thận Huy dẫm thử vài bước chchân dưới đất, Lưu Hướng cũng nối gót theo sát phía sau. 

Chưa đến một lúc sau, bên dưới chân của hai người đã dính đầy nước bùn đất. 

Khi đi qua một mảnh ruộng, phía trước có một bờ sông, Lưu Hướng thấy y dừng bước nhìn xung quanh rồi y lại đứng một lát, bỗng dưng y đi đến phía bờ sông.

Ông tưởng Nhiếp Chính Vương muốn đi rửa giày nên cũng đi theo sau. Nào ngờ y chỉ dừng lại ở bờ sông, chỉ đưa mắt nhìn tới phía trước.

Lưu Hướng bèn dõi theo ánh mắt của y, nhìn theo sang.

Mặt sông vô cùng rộng lớn, chỗ cửa sông rộng nhất phía trước cũng rộng cỡ chừng  hai ba mươi trượng.

 Lại dọc theo hai bên bờ sông dài đằng đẵng, có vết tích của việc đào bùn vét cát nạo vét sông và xây dựng bờ đê… 


Nhưng chẳng biết sao, bờ đê hình như đang được xây đến nửa chừng thì đã bị dừng lại, ven bờ sông nào là tre bùn cát và đá các thứ đều đang được chất đống thành một chỗ, bờ sông thì trống trải không thấy một người nào cả.

Lưu Hướng không rõ lắm về chuyện xây đập thuỷ lợi cho nông vụ này nhưng cũng nhìn ra được một vài điểm, địa thế vùng này đang trũng, hiện giờ còn tạm được nhưng đến thời điểm nước từ thượng nguồn chảy xuống e là bờ đê này sẽ bị tràn bờ rồi lúc đó sẽ chảy ngược vào trong đồng ruộng.


Một lão nông dân tóc trắng gánh thùng nước đi tới, dừng bên bờ rồi múc đầy thùng nước xách lên bờ.

 Lão nông dân không hề đề phòng bờ sông bị bùn nhão không chịu được sức nặng, lão lại đi chân trần trơn lại ướt, cả người đứng không vững bị thùng nước kéo nghiêng muốn ngã vào lòng sông. Bỗng sau lưng có một cánh tay kéo ông lão lại.


Lôi người về xong, Lưu Hướng lại với tay đến chụp lại hai thùng nước rồi kéo lên bờ.

Lão nông khi đã đứng vững rồi mới kịp định thần, thì thấy có một hán tử mặt đen ra tay giúp đỡ ông.


 Còn phía bên kia có một thanh niên lên tiếng chào hỏi mình: “ Chắc lão đã bị sợ hãi rồi?”

Người thanh niên này đầu đội nón rộng vành màu xanh, ông nhìn y phục nửa mới nửa cũ xem ra giống người đọc sách ở trong huyện thành. 


Lão nông dân không khỏi câu nệ, líu ríu xoay người nói: “ Lão không sao. Đa tạ hai vị đã giúp đỡ.”

Thúc Thận Huy mỉm cười gật đầu, rồi lại hỏi: “ Xin hỏi lão, mấy năm qua vùng này mùa màng như thế nào? Quan phủ thu thuế mấy thành lận? Vẫn đủ sống chứ?”.

Lão thấy người hán tử mặt đen nhìn cũng giống một nhà nông, nhưng người đọc sách này, mở miệng ra nói lão thấy không phải là người địa phương nơi đây rồi lại hỏi chuyện này. 

Lão nông không khỏi lộ ra vẻ có hơi do dự.

Thúc Thận Huy liền cười rồi nói: “ Hai bọn ta là người từ nơi khác mới tới, hôm nay tình cờ đi ngang qua nơi này. Nghe nói Hoài Dương giàu có nhất thiên hạ, đang định tìm một nghề xem có thể dừng chân sống qua ngày hay không.”

Lão nông thấy y cười hòa nhã, lão liền bỏ đi sự đề phòng rồi nói: “ Tiểu lang quân hỏi chuyện này à, mấy năm qua quan phủ cũng không thu thêm thuế gì. Khó khăn thì có khó khăn, tóm lại vẫn vượt qua được. Sợ là sợ ông trời không để người ta sống yên ổn đó thôi. Năm ngoái trong huyện lũ lụt một lần, thu hoạch tốt lắm cũng chỉ bảy tám phần là cùng. Nộp thuế xong cả nhà bóp bụng, mượn thêm chút lương thực mới sống được. Chỉ mong năm nay ông trời thương tình, đừng gây họa thủy nữa.” Nói xong liền nhìn mặt sông bên cạnh vẻ mặt đầy lo lắng.

Thúc Thận Huy chỉ vào bờ đê đang xây dở dang không xa ngoài kia hỏi: “ Phía bên đó có chuyện gì vậy? Hình như là đang xây một nửa thì lại ngừng thì phải?”.

Lão nông dân thuận theo ngón tay y liếc mắt nhìn một cái, càng thêm cau mày thở dài nói: “ Đừng nhắc nữa, vì nó mà huyện lệnh tôn đại nhân đã  đắc tội quan trên, nên đã rước họa vào thân không biết ngài ấy đã ra sao rồi.”

Thúc Thận Huy vội nói: “ Lão có thể nói rõ hơn được không?”.

Lão nông dường như có phần sợ hãi, nhìn quanh quất hai bên, khoát tay vội nói rằng mình còn phải đi tưới ruộng  rồi gánh nước vội vội vàng vàng mà đi.

Thúc Thận Huy nhìn bóng lưng vội vàng của lão nông rời đi, xoay qua Lưu Hướng nói với ông hãy tìm người nghe ngóng sự việc một cách rõ ràng hơn.  

Dù ông nói khẩu âm vùng khác, nhưng với khuôn mặt đen và khung xương thô như các người nông dân, cũng chẳng phí một sức nào đã nhanh chóng đạt được mục đích.

Địa thế của huyện này nằm ở vùng trũng, mỗi một năm cứ đến tháng tám tháng chín thì đều phải chịu bão từ phía Đông Nam thổi tới, thường gây lũ lụt.

Nhưng vì quá xa xôi, ở đây lại không có nhiều hộ dân sinh sống, không phồn hoa và đông đảo như các quận huyện của Giang Đô, vì chỉ là một huyện nhỏ nhoi nên bên trên luôn ít khi mà coi trọng đến. 

Huyện lệnh vùng này là Cao Thanh Nguyên, ba năm trước mới đây đến nhậm chức là một người siêng năng làm việc, thấy đường sông ở đây đã nhiều năm chưa từng được nạo vét, đê đập lâu năm không được tu sửa, lũ lụt vừa đến là có cũng như không nên khi vừa đến nhậm chức không lâu đã thỉnh xin châu phủ bên trên cấp tiền cho nạo vét đường sông và xây thêm đê đập ngăn nước.


Hàng năm địa phương đều có dự toán riêng do các viên quan Thủy bộ phân phát xuống, nhưng ngược lại viên quan tên Châu Tưởng Chính cứ ậm ờ mãi chỉ nói chỗ khác còn quan trọng hơn, nên mãi không cho câu trả lời dứt khoát. 

Cao Thanh Nguyên đợi hơn hai năm, biết không thể trong cậy vào một ai, muốn trước khi mình hết nhiệm kỳ muốn giúp vùng này giải quyết chuyện này, bèn tự kêu gọi người dân trong huyện gom góp thuế ruộng thay phiên nhau ra sức đắp đập sửa đê ngăn lũ. 

Người dân trong huyện chịu khổ sở vì chuyện đường sông đã lâu, nay lại có một người huyện lệnh dẫn đầu làm thì dĩ nhiên ai nấy đều vui mừng mà hưởng ứng.


 Nạo vét đường sông vừa xong, Cao Thanh Nguyên lại tìm đến học hỏi các người thợ trị thuỷ để thăm dò địa hình, xây thêm đê đắp đập chống lũ. 

Ai mà ngờ nửa tháng trước, bỗng bên trên đưa xuống một mệnh lệnh kêu phải  đình công lại, nói xây dựng con đập ngăn ở đây sẽ làm hỏng mất mạch khí của huyện kế bên, nên huyện lệnh bên kia đã đưa cáo trạng.


 Mà thực tế là, Tưởng Chính nghe đâu đó có lời đồn thổi rằng có người chỉ trích hắn, nên hắn ta cho rằng không ai khác chính là Cao Thanh Nguyên tung ra tin đồn này. 

Hắn ta đã kêu ngừng việc đắp đập sửa đê điều, mà nay Cao Thanh Nguyên lại dám qua mặt hắn cho người kêu gọi dân chúng cả huyện tự xây đê đắp bờ, chẳng phải là đang vả vào mặt hắn ta hay sao? 


Do sự tình này mà ra nên trong lòng hắn nổi lên sự oán hận, nên mới tìm một cái cớ để hạ lệnh cho đình công lại.

Nghe nói hôm đó, Cao Thanh Nguyên đang giám sát ở bờ đê đang xây được một nửa này, sau khi nhận được mệnh lệnh từ bên trên đưa xuống, liền tức giận không thôi ngay tại chỗ liền mắng to cái tên Tưởng Chính này một trận, ông nói do tên tham quan này đã nuốt đi mất khoản tiền mà triều đình vốn dĩ để dùng phát cho công trình thuỷ lợi, ông nói sẽ chờ Nhiếp Chính Vương đi Nam tuần đến đây rồi ông sẽ đi cáo trạng với ngài về chuyện này.

“ Ban nãy lão nông dân kia nói hắn đã tự rước họa vào thân, vậy bây giờ hắn đang ở đâu?” .Thúc Thận Huy nghe xong đầu đuôi mọi chuyện bèn hỏi.

“ Có một số thôn dân rất quan tâm đến chuyện này, nên đã từng đi tới huyện nha xem thử thì thấy cửa chính đóng chặt, có người nói là do mấy hôm trước vị tham quan Tưởng Chính này đã khiển trách hắn tội phạm thượng, bắt hắn phải đóng cửa hối lỗi không được phép tham dự đón nghi giá của điện hạ.”

Thúc Thận Huy vẫn duy trì tư thế đứng trước bờ đê vẫn còn đang xây dang dở, mà nghiêm mặt trầm ngâm.

 Những nông dân làm ruộng kế bên thỉnh thoảng liền quăng ánh nhìn hiếu kỳ sang thư sinh đang đội mũ rộng vành đứng ở bờ sông bên này.

Chân Y đạp bùn, bước đi ra khỏi thôn làng.

Chạng vạng tối, hạ nhân đưa cơm canh tới cho Cao Thanh Nguyên nhưng ông không có lòng dạ nào để ăn uống cho được, ngồi trong sảnh đường của huyện nha mà ông hết cau mày rồi tâm tình cũng dần nặng nề rồi buồn bã. 

Cha của Cao Thanh Nguyên từng là vị viên quan ở Thủy Bộ của địa phương này, từ nhỏ ông đã đi theo cha mình mỗi lần cha ông được bổ nhiệm, ông đã tận mắt nhìn thấy lũ lụt tàn phá khắp nơi làm hỏng vô số ruộng đồng, sự tai họa này vô cùng khủng khiếp cho người dân đến như thế nào.

 Sau khi ông ra làm quan, ông liền lập chí muốn làm một chút việc khả thi gì đó cho dân. 

Mấy hôm trước, ông còn nhận được lời trực tiếp của quan trên truyền xuống, ý tứ trong đó chính là lần này Nhiếp Chính Vương đi Nam tuần tới đây, là vì đại kế muốn Bắc phạt, các địa phương khác nên trên dưới đồng lòng cùng chung tay hợp lực với nhau. 




Nếu ông dám đem chuyện nhỏ nhặt này nói ra làm phá hư cục diện hiện tại, làm mất đi sự hào hứng của Nhiếp Chính Vương thì hãy coi chừng đó.

Đây tuyệt đối, là sự uy hiếp đến trắng trợn.

Không chỉ có thế, cũng vì hôm đó ông ăn nói phạm thượng đã tạm thời bị cách chức, nên ông cũng mất đi tư cách đến đón nghi giá.

Cao Thanh Nguyên ban đầu chỉ là một tiểu thư sinh. Năm hai mươi tuổi, cha ông mất vì nhiệm vụ, ông cũng được thay lên kế tục chức vị của cha mình, nhiều năm qua được điều đi làm nhiệm vụ ở các nơi, ông làm chức vụ Lại chủ quản công trình thuỷ lợi cứ thế mà đã hai mươi năm trôi qua. 


Ba năm trước, triều đình hạ chỉ các quan lại ở mỗi địa phương có thể dùng sự đánh giá thành tích cao hay thấp mà sẽ đặc cách được thăng chức, ông may mắn thay được một viên thượng quan thưởng thức nên đã tự mình đề cử, lúc này mới cuối cùng chuyển từ Lại thành Quan, rồi đến đây làm huyện lệnh.

Hôm đó lúc ở cạnh bờ đê, do ông quá xúc động nên trong lúc tức đúng là đã nói muốn đi tìm Nhiếp Chính Vương cáo trạng hắn ta.


 Nhưng trước đó ông cũng không có cơ hội để gặp mặt điện hạ để nói ra nỗi lòng, cũng không biết đương kim Nhiếp Chính Vương đến cùng là người như thế nào, lần này y đi Nam tuần là thật sự vì dân tình hay chỉ là người thích nổi trội muốn lấy được công to, hay chỉ vì mục đích muốn đi tuyên dương ơn đức của triều đình đối với dân chúng trong chuyến đi xuôi Nam này thôi.

Huống chi hiện giờ, xem như ông muốn xách đầu xông vào cáo trạng cũng không còn có cơ hội nào nữa.

 Bên ngoài huyện nha có kẻ giám sát ông sát sao, ông hiện giờ đang ở trong tình trạng bị giam lỏng. Nhiếp Chính Vương chỉ cần ngày nào chưa đi, sợ là ông sẽ bị giam thêm ở đây ngày đó.

Nhưng nếu ông thật sự chịu khuất phục như thế này, thì một nửa bờ đê đang xây dang dở sẽ bị ném sang một bên thành công dã tràng, sau này nói ông lấy mặt mũi nào để đi đối mặt với các vị nguyên  lão của huyện này lúc trước đây?


Tâm tình Cao Thanh Nguyên đang buồn khổ vô cùng, đi qua đi lại trong sảnh đường không ngừng đang lúc sốt ruột không suy tính gì được, chợt nghe bên phía ngoài đường có tiếng ầm ĩ hình như có ai đó đang đánh nhau.



Ông liền vọt ra chạy nhanh mấy bước, liền trông thấy cửa huyện nha bị mở toang ra có một hán tử xông vào, không thèm quay đầu nhìn về phía sau liền nhấc chân đá người đang đuổi theo ngăn cản ở phía sau, một cước đá văng một tên, đám người kia luôn mồm kêu la thảm thiết liền bay ra ngoài ngã ngổn ngang ra đầy đất rên rỉ không ngừng, ông thấy một trông số người bị đánh có người bị gãy xương cánh tay xem ra có vẻ bị thương không nhẹ đâu.

Hán tử nhanh chóng thoát khỏi những người bám theo kia xong, nhanh chân tiếp tục bước đi sang bên này.

Cao Thanh Nguyên nhìn thấy mà giật mình hoảng sợ, mới đầu ông tưởng rằng tên tham quan Tưởng Chính phái người đến muốn giết mình ngay ở ban ngày ban mặt, quá kinh hãi khi gan của hắn ta đã sắp to bằng trời, nhưng khi nhìn lại thì thấy mấy người bự con đang bị đạp bay ra kia hình như mới là người của Tưởng Chính phái tới để canh chừng ông, trong phút chốc ông cũng hồ đồ ra luôn. 

Thấy người kia đến gần, là một đại nam tử mặt đen, dừng bước rồi hỏi: “ Ông là Cao Thanh Nguyên, huyện lệnh của vùng này có phải không?”.

Cao Thanh Nguyên nhanh chóng phản ứng lại nói. 

“ Ngươi là ai?”.

Người kia ghé đến gần tai ông thấp giọng nói một câu, Cao Thanh Nguyên kinh sợ đến ngây ngẩng cả người, một lúc sau mới kịp tỉnh táo lại mới đầu còn  bán tín bán nghi, rồi ông nhìn ra cổng chính của huyện nha, chần chừ một lúc rồi mới lên tiếng hỏi: “ Xin hỏi, còn tại hạ là ai?”.


Lưu Hướng móc lệnh bài tùy thân chìa ra. 


Lệnh bài được làm bằng đồng thau, chính giữa phía trên khắc đầu một con  quái thú đầy giận dữ trợn mắt, nhe răng bốn phía ở giữa mặt trước khắc chữ nổi đề tên là “ Cấm Quân ti ”, ở mặt sau là chữ chìm hơi nhỏ có tên là  “ Đại Ngụy phụng chỉ chế tạo, khi xuất kinh chuyện dùng”. 



Nhìn thấy vật này, biết không thể nào là giả được, ông không còn nghi ngờ gì nữa, trong lòng âm thầm sợ hãi nhưng lại vui mừng khôn xiết, bèn khom người tạ ơn với người trước mặt rồi cất bước đứng dậy chạy như điên ra ngoài.



 Ông chạy quá nhanh cho nên khi đến ngưỡng cửa bị vấp té ngã nhào ra đất, lại chẳng mảy may thấy đau, lại đứng dậy chạy tiếp ra khỏi cổng chính đại môn, bèn nhìn thấy một người thanh niên thân mặc thường phục đứng ở bên ngoài, đang chắp tay sau lưng mà đứng thân hình như tùng, ánh mắt người này lại trầm tĩnh. 

Trông thấy ông chạy ra, liền nhìn sang.

Cao Thanh Nguyên đương nhiên biết Nhiếp Chính Vương đương triều ngài ấy chưa quá hai mươi bốn hay hai mươi lăm tuổi, đang lúc tuổi trẻ tráng kiện, giờ khi nhìn thấy người trước mặt, rồi lại thấy một đội tùy tùng đứng nghiêm cách người thanh niên này không xa ngoài kia, thầm biết vị này nhất định là người đứng đầu chuyến đi Nam tuần lần này, tâm tình kích động vô cùng vội quỳ xuống hô to: “ Nhiếp Chính Vương ở trên, vi thần là huyện lệnh của Vĩnh Hưng Cao Thanh Nguyên tiếp giá chậm trễ, xin Nhiếp Chính Vương thứ tội ”. Nói xong dập đầu một cái rõ to.

Thúc Thận Huy ra lệnh cho ông mau đứng dậy. 

Cao Thanh Nguyên biết mình không thể quá lỗ mãng, cố hết sức đè nén tâm tình kích động xuống bèn chậm rãi đứng dậy.

Thúc Thận Huy ngưng mắt nhìn ông, bỗng cười nói: “ Bổn vương có nhớ tên của ông. Ba năm trước, triều đình từng đặc biệt thăng chức cho một nhóm quan lại là người có tài, công văn Lại bộ lúc đó là do chính tay bổn vương phê chuẩn, trong đó có tên ông, nghe nói trước kia lệnh tôn vì trị thủy mà mất mạng, ông kế thừa nghiệp của cha tiếp tục làm công trình thuỷ lợi. Lúc ấy bổn vương nhìn qua, cho đến nay vẫn còn có ấn tượng sâu sắc.”

Y gật đầu rồi lên tiếng nói tiếp: “ Ông quả nhiên là chưa từng phụ sự tín nhiệm của triều đình. Khiến bổn vương rất hài lòng.”

Cao Thanh Nguyên nghe vậy lại ngẩn  người ra. 

Ông tuyệt đới không ngờ tới, một cái tên vô cùng nhỏ nhoi của ông vào ba năm trước, mà hơn nữa tên của mình nằm trong giữa ba trăm tên người được ghi chép trong mấy quyển sổ đó, mà người như Nhiếp Chính Vương một ngày có cả trăm công ngàn việc vậy mà đến nay ngài ấy lại vẫn không quên đi cái tên của mình.

Trong giây phút này ông không chỉ kích động, mà là kích động đến nỗi cả người đều phát run, mắt rưng rưng lệ nóng quanh tròng, vừa định đứng dậy lại quỳ thụp xuống đất dập đầu liên tục rồi ông nói trong sự nức nở: “ Nhiếp Chính Vương ngài đã quá khen ta rồi, vi thần đã phụ lại sự tín nhiệm của Nhiếp Chính Vương người rồi. Thần tới đây ba năm, lo liệu chỉ có một con sông lúc nào cũng gây lũ lụt cho dân mà đến giờ vẫn chưa hoàn thành xong. Còn phải nhọc lòng điện hạ trên đường đi Nam tuần, đầy bận rộn mà khiến ngài phải hỏi đến thần. Đó là tội của vi thần.”

Ông đến đây làm quan ba năm, vô cùng công chính liêm minh yêu dân như con, thời gian này do ông đắc tội với thượng quan ở bên trên vì chuyện xây đê, dân trong huyện đều ấm ức lo lắng thay cho ông ấy vì ngày nào cũng luôn có người giám sát ở trước cổng của huyện nha. 

Vừa rồi Lưu Hướng phá cửa mà vào, lại gây ra thêm động tĩnh lớn đến như thế này, xung quanh rất nhanh đã có rất nhiều người bu lại vậy xem. 

Nghe ông lớn tiếng hô to như vậy mới biết đúng là Nhiếp Chính Vương ngài ấy đã đích thân tới đây, tất cả đều theo Cao Thanh Nguyên quỳ xuống.

 Có người chỉ lo dập đầu, cũng có người mong muốn giải thích cho vị huyện lệnh Cao Thanh Nguyên này, có người còn  lớn gan hơn lên án những quan viên ăn hối lộ khác. 

Trong phút chốc, bên ngoài huyện nha rối loạn cả một vùng.


Thúc Thận Huy ra hiệu cho Cao Thanh Nguyên dẫn dân chúng hãy đứng dậy, rồi y nói: “ Thiên tử yêu dân như con. Chuyến này bổn Vương đi Nam tuần là thay Thiên tử nhìn dân chúng sống như thế nào, làm tai mắt cho Thiên tử. Con dân ở sâu ở xa cách mấy cũng là con dân của thiên tử, sao lại phải chịu cảnh bị đối đãi phân biệt giàu nghèo chứ?  Các ngươi lập tức bắt tay vào làm trở lại đê điều, cần phải nhanh chóng làm xong trước khi mùa nước dâng lên năm nay mà sửa cho xong đê đập. Khoản tiền cần thiết cho thủy lợi sông ngòi, trong vòng ba ngày chắc chắn sẽ được phát xuống đây.”




Khắp nơi ở xung quanh tiếng vui mừng reo hò không ngớt. 


Cao Thanh Nguyên dẫn dân của cả huyện khấu đầu tạ ơn Nhiếp Chính Vương, không màng trời đã sắp chạng vạng tối liền cùng mọi người lập tức chạy đến con đê, chuẩn bị bắt tay vào làm tiếp.

Ngày thứ ba, Thích sứ và Thái thú dẫn theo mấy trăm quan viên lớn nhỏ địa phương cùng các thân sĩ có tiếng, cuối cùng chờ đoàn người của triều đình đi Nam tuần ở bến thuyền, lại không thấy Nhiếp Chính Vương đâu. 

Hai bên cũng giật mình, tìm khắp nơi mới biết y đã tới từ trước đó, giờ đang ở bờ sông huyện Vĩnh Hưng, nghe nói y đã ở lại đó được mấy ngày rồi, đang tự mình giám sát công trình xây đê đắp đập.


Đám người nghe vậy quá sợ hãi vội vàng chạy tới nơi, nhưng khi đến nơi thấy có vô số dân chúng đi qua lại ven bờ sông nhiều không kể xiết, khí thế thi công đến ngất trời, còn huyện lệnh Cao Thanh Nguyên đang cùng với Nhiếp Chính Vương đi tuần đọc bờ sông.

Quan viên ai nấy đều lấy làm sợ hãi, ai mà ngờ được Nhiếp Chính Vương chẳng những đến sớm hơn so với dự kiến của họ ngược lại y lại còn lặn lội tự mình đến tận cái huyện nhỏ xa xôi này? 

Cả đám người rối rít thi nhau tiến lên bái kiến y.


 Nhiếp Chính Vương sai người tháo mũ quan và bào phục của Tưởng Chính ngay tại chỗ, thăng chức Cao Thanh Nguyên làm Đông Nam Hà Đạo Đặc sứ, chuyên  quản lý việc đường thủy của các châu huyện phía Đông Nam, lại hạ lệnh nghiêm ngặt điều tra việc tham nhũng của công, điều tra tường tận các quan viên giữ lại khoản tiền dùng để làm thủy lợi này đã đi đâu rồi, có một thì trị một, có tội thêm thì tội liền tăng thêm một bậc, tuyệt đối không nhân nhượng cho bất cứ ai.



Y dừng ở Giang Đô tổng cộng hết nửa tháng.


 Bận rộn trong ngoài ra, ngoại trừ thăng chức cho Cao Thanh Nguyên và hơn mười quan viên khác có công chống lại các tham quan bên ngoài ra, mặc khác giết Tưởng Chính và ba tên quan viên cấu kết dẫn đến lòng dân chúng vô cùng phẫn nộ và răn đe những người khác trước mặt dân chúng. 



Lòng nhân ái của Thiên tử và sự trừng trị của vua được y biểu hiện ra một hồi xong, trong tiếng tán dương của dân chúng Giang Đô y lên đường rời đi, tiếp tục chuyến xuôi Nam của mình, cứ thế một đường đi tuần tra xét rồi trừng trị vô số tham quan, cũng đề bạt được một số vị quan thanh liêm chính trực khác. 


  Chuyến đi đã hết trong hai tháng, đến cuối tháng bảy y đã về đến Tiền Đường.

Quan viên ở những địa phương khác đã nghe phong phanh chuyện y đi Nam tuần, đều biết y ra quyết định gì đều vô cùng nghiêm khắc.

Với câu y đã từng nói : “ thay thế thiên tử nhìn dân, làm tai mắt cho Thiên tử”, thì ai ai cũng đều biết rõ ràng. 


Tuy nói một đường y thăng chức không ít người, nhưng những cái đầu người mà y chặt xuống cũng đều là sự thật, ai biết kế tiếp có thể tới phiên mình hay không. 

Tiếp đón người đến xong, ai nấy đều nơm nớp lo sợ, khắp nơi đều giữ mình, mấy việc phô trương đã chuẩn bị xong từ mấy tháng trước toàn bộ đều bị hủy bỏ hết. 


Triều đình Đại Ngụy hàng năm đều cấp bào phục mới cho quan viên, nhưng hôm đi đón tiếp y,  ai ai đều mặc đồ cũ người ngoài không biết còn tưởng rằng triều đình Đại Ngụy giờ sắp sửa phá sản tới nơi rồi, đến cả y phục cho quan viên cũng không phát ra nổi lấy một bộ cho đàng hoàng.

Nhưng chẳng ai mà ngờ tới, sau ba ngày Nhiếp Chính Vương đi tuần sát xong.

Ngày hôm ấy, bỗng dưng cho người chuẩn bị cả trăm bàn yến tiệc ở hành cung ven hồ, mời các cụ từ bảy mươi tuổi của cả toàn thành đến dự tiệc, yến tiệc được thết đãi ba ngày.



 Y lại tuyên lời nói ra rằng, triều đình muốn Bắc phạt, y mời những người có tuổi đến dự tiệc chính là hy vọng có thể được mọi người góp ý cho một số kế sách hay.


 Đồng thời, không chỉ mời những người lớn tuổi tới dự tiệc, mà mọi người dù có thân phận nào đi nữa, cho dù có là nho sĩ, nông dân hay thương nhân, hòa thượng hoặc đạo sĩ, đều có thể lên tiếng nói nói ra suy nghĩ của mình.


Mấy chục vạn người của toàn thành, ban đầu chẳng ai tin, mãi cho đến ngày thứ hai, có một người thợ rèn lỗ mãng xông ra, tự xưng mình chế tạo được một bộ kính hộ tâm trước sau có thể giúp quân sĩ tác chiến lại có thể đao thương bất nhập. 

Nhiếp Chính Vương nói hắn hãy đem ra xem chút. 

Cứng rắn thì có cứng, nhưng khi người mặc lên như đeo hai cái nồi sắt lớn ở trước sau, đi nhanh một chút là phát ra tiếng vang lạch cạch đương nhiên là không xài được.

 Cả sảnh đường bèn cười to lên, thế mà Nhiếp Chính Vương không có ý trách cứ gì mà ngược lại còn khen thưởng cho người thợ rèn, y còn tặng hắn một tấm biển còn do đích thân y viết tặng có tên là  “ Thiên hạ đệ nhất” cho hắn , người thợ rèn này là người đầu tiên dám can đảm đứng ra hưởng ứng lời nói của Nhiếp Chính vương, hắn còn không phải chính là thiên hạ đệ nhất hay sao ?

Lần này cả một đám người không ngờ được rằng, Nhiếp Chính Vương cũng có một mặt gần gũi với dân chúng như vậy.

Người của cả toàn thành đều chen nhau  tới, đủ mọi nghề nghiệp rồi vô số ý kiến được đề nghị ra đều có đủ. 

Dĩ nhiên phần lớn đều không thể dùng được, không ít ý nghĩ vô cùng hão huyền và nhảm nhí, điển hình như cái nồi sắt lớn của " Thiên hạ đệ nhất " thợ rèn kia, Nhiếp Chính Vương đương nhiên không thể gặp mặt từng người một rồi. 

Nhưng đúng là, có mấy vị thư sinh đọc  sách trổ tài cũng có mấy phần trình độ. 


Gặp được họ Nhiếp Chính Vương tự mình triệu kiến nói chuyện với bọn họ, không tiếc lời ngợi khen, thậm chí còn đặc biệt ban cho công danh đối với một số người nổi bật trong số đó.

Mấy người này sống ở một vùng đất ở phía Đông Nam, xem như giờ đây gia tộc đã lụn bại nhưng nội tình trong đó đến cùng vẫn còn mấy phần có thể phát huy, còn có vô số đồng môn trải rộng khắp các nơi trong thiên hạ. 

Bọn họ nhận được đãi ngộ như thế, đều cảm thấy vô cùng lấy làm vinh dự. 

Mới mấy ngày ngắn ngủi, mà có vô số các văn chương ca ngợi công lao vì trận xuất binh chiến đấu của triều đình, đã vô hình trung biến thành một niềm tin trong  lòng dân chúng.


Cuối hành cung bên bờ hồ có vô số người chen chúc nhau phóng mắt ra nhìn đâu đâu cũng toàn là người với người, trên mặt hồ cũng có vô số thuyền lớn thuyền nhỏ vô cùng đông đảo, mạn thuyền này sát bên mạn thuyền kia, những đứa trẻ nhỏ còn có thể chạy nhảy đi chơi qua lại trên mặt hồ cứ như đang ở trên mặt đất bằng phẳng vậy.


Đêm đó, nếu như không phải không gian bên dưới của hành cung có hạn, quả thật là người của toàn bộ thành trì đều đã đến đây hết vậy. 


Đang lúc quần chúng đang cực kỳ kích động, bỗng dưng thấy một người ở trên một chiếc thuyền khác cao giọng hô to: “ Điện hạ… Thảo dân thay mặt toàn thể dân chúng của vùng Đông Nam ta chờ đợi  để biểu hiện một lòng trung tâm với Đại Ngụy, cam tâm tình nguyện nạp thuế ruộng vì đại kế Bắc phạt của triều đình ta. Mong triều đình nhận giúp cho.”

Lời vừa nói ra, một đường được truyền đi rất nhanh sau đó, cả toán người mới vừa rồi còn kích động chỉ trong chớp mắt tất cả toàn bộ đều giữ im lặng. 

Cả đám quay đầu nhìn lại, thì thấy người lên tiếng đúng là một phú thương nổi tiếng trong vùng. 

Gã vóc người cao to đứng trên đầu thuyền nhà mình, vừa nói dứt lời liền hướng về phía của hành cung mà dập đầu hành lễ bình bịch.

Nhiếp Chính Vương đang ngồi trên một đài quan sát ở hành cung giữa lưng chừng núi, xung quanh y đều là các quan viên trong vùng ngồi hầu cùng với y.

 Ngồi ở đây, y có thể nhìn thấy cả đám người dưới núi mà đám người ở dưới nhìn lên cũng có thể thấp thoáng thấy bóng hình đội mũ vàng lưng rộng của y.

Vị phú thương kia nhanh chóng được truyền đến trước mặt Nhiếp Chính Vương.

 Lúc này, toàn bộ ven hồ đã là khung cảnh hoàn toàn yên lặng, cả vạn người đều im lặng như tờ.


Ban đầu y còn ngồi, một lát sau dưới ánh nhìn của vạn dân chúng y liền chậm rãi đứng lên, bước tới mấy bước rồi dừng lại, nhìn về phía đám người bên dưới rồi cao giọng hô: “ Đêm nay là ngày tốt, Hoàng đế bệ hạ mắc cho người đang ngồi trong cung cấm, chưa thể chính tai nghe được lời nói chân thành như thế này, nhưng bệ hạ nhất định có thể cảm nhận được lòng trung thành của chư vị hương lão đối với triều đình. Bổn vương cũng rất cảm động.”

Y ngừng một đoạn rồi đưa mắt nhìn quanh một lần, rồi nói tiếp: “ Trước khi rời kinh lần này, Hoàng đế bệ hạ có rất nhiều lời căn dặn với bổn vương, trong đó có một câu mà bổn vương nhất định phải nói cholà các vị nghe: vĩnh viễn không tăng thuế.”


“ Bệ hạ liên tục căn dặn, nói bổn vương phải thay người truyền đạt câu ấy cho bàn dân thiên hạ để người người được biết. Sự thái bình như thế này, cho dù có gặp chiến tranh đi nữa, mọi việc sẽ vẫn như hiện tại, triều đình có khó khăn cũng sẽ không kêu gọi thiên hạ bá tánh hoặc các con dân Đông Nam các người, chịu thêm nửa phần thuế má nào. Cũng tuyệt đối không có chuyện sẽ tăng thuế.”


Giọng y từ cao cho đến thấp, từ gần rồi đến xa, từ giữa lưng chừng núi rồi được truyền đến chân núi, lại theo gió bay ra khắp mặt hồ và cả bốn phía, giọng nói thuần hậu mà vang dội, trong đó có sự uy nghiêm mà bình thản.


Người người đều ngẩng đầu, nín thở nhìn về hướng bóng người đang đứng ở lưng chừng núi.


“ Ngày xưa thánh hiền có câu: " đạo giả đi xa, cần mượn nhờ xe ngựa. Người muốn vượt  biển, cần mượn nhờ thuyền bè " . Hôm nay cũng giống như cây nói này vậy, chuyện triều đình muốn làm cần phải có con dân thiên hạ che chở. Con dân các người, ai nấy lo chức vụ của người đó. Người làm ruộng thì lo cày cuốc, người nuôi tằm thì cho ra tơ, người làm buôn bán thì trao đổi hàng, đem một phần thuế của các người sớm kịp giao nộp cho triều đình sớm ngày quy về quốc khố, đó chính là lòng trung thành lớn nhất đối với triều đình, cũng là sự ủng hộ lớn nhất đối với đại kế Bắc phạt ”.


Lời y vừa dứt, sự yên lặng ngắn ngủi qua đi, bỗng dưng bên dưới núi và trên mặt hồ, tiếng hô " vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế " vang lên từng đợt không thôi, rồi tiếp đó là tiếng hô " thiên tuế thiên tuế thiên thiên tuế" , âm thanh đó làm chấn động giữa núi sông cũng làm rung chuyển lòng người.


Sự tình nguyện phục tùng trong niềm vui vẻ này, không cần nói cũng biết là việc thành công đến chừng nào.

Nhiếp Chính Vương nói xong, cũng cười ngồi trở về chỗ mình.


Đợi âm thanh reo hò dưới núi ngừng hẳn, vị Thái Thú đến bên cạnh Nhiếp Chính Vương, cũng mở miệng ra góp lời nói thêm nay lòng dân các nơi đều đã hướng về, sĩ nông công thương và vùng đất phía Đông Nam và mọi nơi, người người đều muốn góp một phần sức lực vì triều đình.


 Đã có câu " vĩnh viễn không tăng thuế " , sao không tiếp nhận quyên tặng, miễn cho việc cô phụ đi tấm lòng của mọi người.

 Nếu như muốn biểu hiện sự khen ngợi có thể đưa tên những người quyên tặng vào sách tuyên dương, phong thưởng cho những người đã tích cực ra sức, hay ví dụ như: trao vinh hàm cho họ.


Thái Thú nói xong lời, mọi người xung quanh đều nói chủ ý này rất tốt nên làm như vậy. 

Nhiếp Chính Vương cũng gật đầu đồng ý với ý kiến này. Thái Thú lập tức sai người truyền lời xuống dưới cho thực hiện ngay.


Trong lòng vô số người dưới núi đều có chút chột dạ sợ Nhiếp Chính Vương thuận thế nói được, bèn âm thầm mắng tên phú thương là cái đồ đần độn máu nóng dồn lên đầu nói mà không có suy nghĩ. 


 Rất nhiều địa chủ và các gia tộc quyền thế đều đã hạ quyết tâm, nếu triều đình thật sự tăng thuế lên vậy nhất định họ phải tìm cách đánh thuế thêm lên đầu các tá điền, cái cách này ở đường cùng cực chẳng đã bọn họ mới phải dùng đến nó thôi. 


Đến một lúc sau, cả đám người đều nghe nói nếu có thể quyên tặng với số lượng nhiều, tương ứng sẽ được triều đình khen ngợi và trao tặng cho vinh hàm, như vậy thì tình hình sẽ hoàn toàn khác đi.


Tin tức vừa truyền ra không bao lâu, không ít người xôn xao bàn tán rôm rả, tên phú thương kia là người đầu tiên nhảy dựng lên, nói rằng hắn muốn quyên tặng mười vạn lương thực, thỉnh cầu duy nhất của hắn chỉ là hy vọng rằng Nhiếp Chính Vương cũng ban thưởng cho hắn vài chữ, giúp hắn đề tấm biển rồi đặt trước cửa hàng mà hắn vừa mới khai trương.

Nhiếp Chính Vương cho người dẫn người phú thương tới, chẳng những chính miệng y ngợi khen cũng đồng ý đề tên cho tấm biển, còn gọi người ghi tên hắn vào sách nhận vinh hàm.


Như thế nếu lần sau Hoàng đế bệ hạ hay y có đi Nam tuần lần nữa, phú thương này sẽ có tư cách cùng các vị quan viên cùng gặp mặt họ.


Vị phú thương nghe thếnhạc đều cảm động đến rơi nước mắt, dập đầu một hơi đến tận mười mấy cái rồi đi xuống, trong ánh mắt đầy hâm mộ của đám đông mà dương dương đắc ý rời đi.


Sau đó, Nhiếp Chính Vương tự mình mời một ly rượu với các bô lão, rồi kết thúc chuyện của y vào đêm nay.

Trong tràng cung tiễn sau lưng, y quay người đi vào hành cung.


Lưu Hướng đi sát phía sau Nhiếp Chính Vương.

Nói thật, mọi chuyện xảy ra trong đêm nay dường như cũng nằm trong dự liệu của bọn họ, vô cùng phù hợp với kỳ vọng lý đầu của bọn họ sở dĩ nói đúng như những kỳ vọng, đó là vì ở giữa đúng là có  bất ngờ không nhỏ. 


Đó chính là Lưu Hướng ban đầu vốn đã âm thầm sắp xếp một người khác ăn mặc như phú thương, người này sẽ đứng ra đề nghị góp thêm tiền của cho triều đình rồi sau đó Nhiếp Chính Vương sẽ bác bỏ, người mà ông còn chưa mở miệng nói thì trong số những người ở địa phương này đã có vị phú thương ban nãy tự dưng  lên tiếng trước rồi.

Ngày mai, e là các nhân sĩ của vùng Đông Nam phải bận rộn giấy mực một phen rồi.


Trong lòng ông, không khỏi càng thấy bội phục đối với vị Nhiếp Chính Vương này.

Ông đưa Nhiếp Chính Vương đi vào tẩm các, nhìn cửa cung đóng lại rồi mới quay người rời đi, cho các cung nhân giải tán đi hết.


Cửa cung nặng nề đóng lại, khi đóng thật chặt lại ở sau lưng mọi âm thanh ồn ào cũng đều bị ngăn cách ở bên ngoài hết.

Nụ cười trên mặt Thúc Thận Huy cũng biến mất theo đó, y đi thẳng một mạch về tẩm điện mình ở trong lần này.

Y không ở Giám Xuân các đã từng ở hai tháng trước, mà là một gian điện khác nằm ở phía Tây.


Còn chưa tới lúc đi nghỉ ngơi, y ngồi vào bàn theo thói quen lật tấu chương được chiến mã đưa từ Trường An đến, lúc giơ tay phải lên y liền nghĩ tới một người.

Y bèn dừng tay lại, chậm rãi nhìn vào vết thương trong lòng bàn tay mình.

Nàng ấy đã rời đi đã được hai tháng, chắc hẳn là đã về tới Nhạn Môn từ lâu rồi.

Giờ này vào đêm nay, y đã về lại nơi đây, còn nàng không biết nàng đang ở đâu? 

Đại doanh Nhạn Môn, hay nàng sẽ ở Thanh Mộc doanh? 

Nàng ấy, vào lúc này đang làm gì?

 Đang phóng ngựa rong ruổi cùng các tướng sĩ bên cạnh nàng, hay là nàng đã đi nghỉ ngơi rồi, có đang nằm trong doanh trướng của mình hay không?

Chắc là sau khi quay về đó, nàng cũng chẳng nhớ đến y đâu nhỉ.

 Còn y thế mà lại, cứ nghĩ đến nàng không thôi.

Vết thương tuy đã lành, nhưng cứ nhìn thấy nó, nói sao y có thể không nhớ đến nàng cho được đây ?

Tâm tình Thúc Thận Huy lại trở nên buồn bực không sao mà nói ra được.

Y đặt tay xuống tấu chương, chậm rãi siết chặt lòng bàn tay lại rồi lại buông tay ra, nắm chặt rồi lại cứ thế buông ra, làm như thế là có thể lấy đó để xoa dịu vết thương trong lòng bàn tay y vậy…


Bỗng nhiên, y dừng động tác ở tay lại.

Y liền nhớ tới một vật.

Y chần chừ một lúc sau. 

Vốn không định đi, nhưng cuối cùng vẫn không kìm chế được ra khỏi Tây điện, mà đi đến Giám Xuân các nơi mà hai tháng trước đó y đã ở cùng cô, đẩy cửa ra y đi vào.



Cung nhân tiến lên thắp nến rồi rời khỏi. 

Y nhìn xung quanh một vòng, lập tức mở hết các ngăn kéo, tìm kiếm mọi chỗ có thể đừng để cất đồ, nhưng vẫn không tìm thấy.

Y gọi người cung nhân phụ trách quét dọn nơi đây tới hỏi: “ Hai tháng trước, lúc Vương phi rời đi, ngươi quét dọn chỗ này, ngươi có thấy một chiếc hộp ở đây không?” . Y miêu tả kích thước rồi kiểu dáng của chiếc hộp.

Người cung nhân lắc đầu nói: “ Nô tài, chưa từng nhìn thấy.”

Thúc Thận Huy cho người lui ra ngoài, y bèn chậm rãi đi tới trước cửa sổ phía Nam, mở cửa nhìn ra bên ngoài.

Nàng ấy đã mang đồ đi rồi sao?

Không… không… không có khả năng đó được.

Nàng là một người tuyệt tình đến thế, y đã nói đến mức như vậy, tất nhiên nàng ấy đã vứt đi rồi cũng nên.

Đúng là vô cùng có khả năng như y nghĩ đến, chắc lúc rời đi nàng đã tiện tay vứt luôn vào mặt hồ dưới chân núi rồi cũng nên.

Y đã cố hết sức để kìm nén sự xúc động đến tột cùng trong lòng, y muốn ngay lập tức sai người xuống nước tìm cho ra chiếc hộp kia ý nghĩ này chỉ vừa mới nảy ra trong lòng khi y nhìn ra hướng mặt hồ ngoài kia.

Ở dưới chân núi cùng trên mặt hồ đang dần tụ lại một đám người, Lưu Hướng cùng với một người chỉ huy khác đang chỉ huy một đám người bên dưới, rồi mọi người nhanh chóng theo thứ tự chậm rãi giải tán rời đi.

 Nơi xa xa có ánh đèn tạo thành nhiều điểm sáng ở phía xa, xen lẫn giữa các tiếng cười đầy ồn ào theo gió đầy mơ hồ tiến vào hành cung.



Thúc Thận Huy đứng đó một lúc lâu, rồi y chậm rãi quay lại nhìn bốn phía xung quanh.

Tấ cả vật dụng đều như trước đây. 

Giường được khắc bằng ngà voi, màn trướng được rũ xuống, chiếc giường mỹ nhân được đặt trước cửa sổ, có chiếc bàn con ở trên giường…

Cuối cùng y cởi áo, nằm lên chiếc giường đó, chiếc giường mà y đã từng cùng nàng ấy ngủ qua.

Phải ngủ đi thôi.

Y mệt, rất mệt mỏi.

Y nhắm mắt lại cố gắng để tĩnh tâm lại. Sau một chốc lát, trong hơi thở y như phảng phất đã ngửi thấy được một mùi hương của cô còn vương lại trong màn trướng nơi đây. 

Lúc này có người gõ nhẹ cửa. 

Y không muốn tiếng gõ cửa đó làm phiền y.

Y càng không muốn cảm giác y vừa mới nắm bắt được này lại bị mất đi. Nhưng người kia vẫn tiếp tục gõ cửa, như rằng nếu y không mở sẽ không bỏ qua mà vẫn tiếp tục gõ vậy.

Y mở choàng mắt ra đầy giận dữ, xoay người xuống giường bước nhanh đi ra mở phắt cửa ra.

Lưu Hướng đứng ở bên ngoài.

“ Có chuyện gì?” .Thấy là Lưu Hướng, y cố đè nén cơn giận xuống, nhưng ngữ khí có chút không vui vẻ gì.

Lưu Hướng vội hành lễ rồi nói: “ Vi thần xinxinđã tạ tội, vì đã quấy rầy điện hạ nghỉ ngơi. Là thần vừa mới nhận được công văn khẩn cấp của Khương Đại tướng quân từ Nhạn Môn gửi thẳng đến bằng khoái mã tấm trăm dặm. Vi thần nghĩ chắc rất quan trọng, nên không dám làm trễ nãi nên bèn tự mình đưa tới. Mời điện hạ đích thân xem qua.”

Một bức thư tín được niêm kín bằng chu sa, được hai tay dâng lên vô cùng cung kính hiện ra trước mặt Thúc Thận Huy.





Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro