KT 15' Văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Qua tác phẩm " Chiếc Thuyền Ngoài Xa" chúng ta thấy một sự "thiên nữ tính" hiện lên rất rỏ nét nơi người đàn bà ấy. Mở đầu, ta thấy nhân vật người đàn bà là một người phụ nữ với vẻ ngoài thô kệch, xấu xí, sắc mặt tiều tuỵ trắng bệch vì thức đêm kéo lưới cùng sự nặng triểu nơi cánh mắt như buồn ngủ đang bị người chồng của mình hành hạ đánh đập dã mang mà chỉ biết cam chịu. Nhưng hãy nhìn thật kỉ, bạn sẽ thấy ở người đàn bà ấy một vẻ đẹp nữ tính hoá đặc trưng riêng của người phụ nữ Việt Nam đến từ tâm hồn. Tác giả đã khắc hoạ sự đẹp đẽ đó bằng cách cho người phụ nữ tự mình bộc lộ khi được mời đến toà án Huyện. Ở đấy, khi được chính Đẩu đề nghị ly hôn với người chồng vũ phu, người phụ nữ ấy đã nói rằng:" Con lạy quý toà... quý toà bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được nhưng đừng bắt con bỏ nó." Mấy ai hiểu được rằng, tự tận trong thâm tâm của người phụ nữ ấy luôn yếu mềm và cần một chổ dựa vùng chắc cho cuộc sống giông bão nơi làng chài - " Đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba". Bà cần một người cùng nhau mần lụm chắc chiêu để nuôi đàn con -" nuôi nắng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa". Và như một lẽ hiễn nhiên, bà cũng có những giây phút đẹp đẽ mà người phụ nữ nào cũng mong ước -" có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hoà thuận, vui vẻ". Bên cạnh đó nữa bà đã nói rằng chính người đàn ông đó vốn là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ, và chỉ khi cuộc sống quá khổ cực thì người đàn ông đó mới " xách tôi ra đánh". Chính những biện minh được nêu lên ở trên, người đàn bà đang thể hiện một sự thấu hiểu với người chồng, tự mình tìm ra những lí do khiến cho người đàn ông của mình trở nên hắc hoá thành một con người vũ phu. Không dừng lại ở đó, bà còn là một người phụ nữ biết cảm thông khi nói đề cập tới những hiện thực giả lập để biện minh cho những hành động vũ phu ấy:" Giá mà lão biết uống rượu... thì tôi đở khổ...", " Giá mà tôi đẻ ít đi, hoặc chúng tôi sắm được một chiếc thuyền rộng hơn ...". Thử hỏi nếu đặt chúng ta vào trong hoàn cảnh ấy, chúng ta sẽ làm gì? Chúng ta thừa nhận chí hướng hiện đại, sống trong điều kiện phát triển đầy đủ, có quyền phấn đấu cho tương lai thì trong hoàn cảnh đó ta có dám chấp nhận hiện thực được hay không? Câu trả lời có lẽ là không. Chính sự nhất nhất tồn tại đó đã khiến người phụ nụ thật đẹp đẽ. Và cũng như những người phụ nữ khác, bà cũng là một người biết chia sẽ. Điều đó thể hiện ở việc người phụ nữ tiếp chồng chày lưới suốt đêm khuya, vẽ ngoài mệt mõi tiều tuỵ. Giúp đở những khó khăn của chồng, cũng như trở thành một cái "bao tải thịt người" để thoả qua "cơn khổ cực"; thành một món hàng tiêu khiển của người chồng bị méo mó về tâm lí, bản chất con người. Tóm lại, người đàn bà trong tác phẩm "Chiếc Thuyền Ngoài Xa" của Nguyễn Minh Châu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Ở đó, người phụ nữ hiện lên như một hình mẫu của người phụ nữ Việt Nam đẹp đẽ với với sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẽ được thể hiện rỏ nét qua tính cách và hành động, tâm lí của nhân vật bằng một giọng văn thỏ thẻ tâm tình như mở một không gian thật trước mặt độc giả. Vâng, một người phụ nữ đẹp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#bk