bảo đảm tín dụng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Khái niệm:

Bảo đảm tín dụng là việc thiết lập các cơ sở kinh tế và pháp lý tạo điều kiện cho ngân hàng thỏa mãn nhu cầu thu hồi tín dụng đã cấp trong trường hợp người vay không thực hiện trả nợ theo quy định.

2. ý nghĩa của bảo đảm tín dụng:

-giúp ngân hàng có nguồn thu nợ thứ hai

- gắn trách nhiệm vật chất của người đi vay trong quá trình sử dụng vốn.

- bổ sung điều kiện để khách hàng được vay.

3. các hình thức bảo đảm tín dụng

3.1 bảo đảm bằng tài sản

-thế chấp,

-cầm cố

-chuyển nhượng các khoản phải thu

3.2 bảo lãnh

* đảm bảo bằng tài sản

+điều kiện pháp lý:

Thuộc quyền sử hữu hợp  pháp, quyền sử dụng hợp pháp của người đi vay hoặc của bên thứ 3.

Tài sản không tranh chấp

Tài sản không giao dịch

Tài sản được mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật

+điều kiện thị trường

Tính trị trường cao (tính thanh khoản cao)

Giá trị đủ lớn để bảo đảm

Giá trị tương đối ổn định

4. thế chấp tài sản

Khái niệm: thế chấp tài sản là việc bên  thế chấp  dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc của bên thứ 3 để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận thế chấp . (chỉ chuyển nhượng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp)

Phân loại:

Thế chấp pháp lý và thế chấp công bằng

Thế chấp pháp lý: người đi vay (người thế chấp) thoả thuận chuyển quyền sở hữu cho ngân hàng khi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ.  khi người đi vay không thanh toán được nợ, ngân hàng được quyền bán tài sản hoặc cho thuê  với tư cách là người sở hữu mà không cần thực hiện bất kì một thủ tục tố tụng nào.

Thế chấp công bằng: là thế chấp mà người đi vay(người thế chấp) chỉ chuyển giao giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất đẻ đảm bảo cho món vay. Nếu như người đi vay không trả được nợ , việc xử lý tài sản sẽ phụ thuộc vào sự thoả thuận của ngân hàng và khách hàng hoặc nhờ đến toà án.

Thế chấp thứ nhất và thế chấp thứ hai:

Thế chấp thứ nhất  là việc thế chấp tài sản để bảo đảm cho món nợ thứ nhất hay thế chấp cho khoản vay đầu tiên đang tồn tại được gọi là thế chấp thứ nhất.

 Thế chấp thứ hai  là hình thức thế chấp, trong đó người đi vay sử dụng phần giá trị chênh lệch giữa giá trị tài sản thế chấp và khoản vay thứ nhất được bảo đảm bằng tài sản đó để bảo đảm cho khoản nợ thứ hai.

Thế chấp toàn bộ và thế chấp một phần

Thế chấp toàn bộ bất động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản cũng thuộc tài sản thế chấp.

Nếu thế chấp 1 phần bất động sản  có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp nếu có thỏa thuận. Trong thực tế các ngân hàng chỉ chấp nhận thế chấp toàn bộ bất động sản.

5. cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là việc bên đi vay giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên cho vay để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ.

đặc điểm của tài sản cầm cố:

-giá trị ổn định

- dễ thực hiện chuyển giao

- hàng hoá được phép lưu thông và khách hàng được phép sử dụng hàng hoá đó.

6. bảo lãnh

Có ít nhất 3 bên tham gia:

-bên được bảo lãnh: người có nghĩa vụ trả nợ (ng đi vay)

-bên bảo lãnh (người đứng ra thực hiện nghĩa vụ cho người được bảo lãnh nếu…)

-bên nhận bảo lãnh: ngân hàng

Khái niệm: bảo lãnh là người thứ 3 (bên bảo lãnh) đứng ra cam kết với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu khi đến hạn mà bên có nghĩa vụ khoogn thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

7. quy trình đảm bảo tín dụng

7 bước:

1.Nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ bảo đảm

2. thẩm định tài sản đảm bảo

3. định giá tài sản đảm bảo

4. xác định mức cho vay

5. lập hợp đồng cấm cố , thế chấp

6. tái định giá tài sản  và xử lý sau tái định giá

7. giải chấp

8. thẩm định tsbđ

-thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên BĐ

- không có tranh chấp và được phép giao dịch

-được mua bảo hiểm đối với những tài sản nhà nước quy định phải mua bảo hiểm

-xem xét đánh giá tính thị trường của tài sản

9. định giá tài sản   BĐ

Pp1: so sánh giá bán (pp thị trường

   Giá được phản ánh thông qua các vụ mua bán tài sản tương tự tại khu vực trong thời gian gần đây

 Pp2: phương pháp theo chi phí

       Tính chi phí để hình thành nên tài sản

Pp3: phương pháp theo thu nhập

      Giá trị được thể hiện = việc vốn hoá theo một tỷ lệ hợp lý.

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro