Chương 1: Bà cả, bà hai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Ngày xửa ngày xưa, ở một thôn Lĩnh nọ, có nhà phú ông họ Nguyễn cực kì giàu có. Nhà phú ông có đến bốn người con. Cậu cả Nguyễn Nghĩa là con của bà cả Ngọc Lan. Còn cậu hai, cô ba, cô tư lần lượt là Nguyễn Dũng, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Thư là con của bà thứ Minh Nguyệt. Nói là bà thứ, là vợ hai nhưng ngược đời thay, lại sống sung sướng hơn bà cả. Quanh năm suốt tháng luôn được ăn ngon, mặc đẹp và hơn hết là được phú ông thương yêu hết mực. Còn với bà cả, cuộc đời bà kể từ khi bước chân vào căn nhà này, chưa một lần biết được thế nào là cảm giác được chồng yêu thương, trân quý. Không phải vì bà xấu xí, hay tính nết chanh chua độc ác. Ngược lại, bà cả lại rất xinh đẹp, đoan trang, mẫu mực. Điều đó chẳng có gì khi bà cả Ngọc Lan chính là con gái của quan Thái Phó. Bà, đường đường là một tiểu thư cành vàng lá ngọc như thế. Nay lại chịu cái danh phận bà cả mà không ra bà cả. Trong căn nhà này, điều ngược đời vẫn luôn ngấm ngầm chảy. Đó là khi vợ cả cũng phải dè chừng lễ phép với vợ hai.

Con Sen thân thiết nhất với bà còn nói tại sao bà phải khổ thế? Ừ, bà biết chứ, biết rõ là đằng khác. Nhưng nếu bà không nhún nhường thì cậu cả, con trai của bà chắc sẽ không sống yên được tới bây giờ. Bà cũng biết rõ rằng bản thân mình không nằm trong trái tim của người chồng ấy. Và bà cũng biết rằng chính bà là nguyên do khiến người chồng ấy không thể cho người ông yêu một cái danh phận xứng đáng với tình yêu của hai người. Có lẽ, cô Nguyệt đã căm giận bà lắm. Ở trong ngôi nhà này, bà hoàn toàn đơn độc.

Nghĩ ngợi xong, bà cả thôi thẫn thờ. Quay mặt vào trong, lặng lẽ nhìn đứa con trai bé bỏng của mình. Tay bà khẽ vuốt ve mái tóc đen rồi tới cái má bầu bĩnh hồng hào của cậu mà lòng bà lại êm dịu trở lại. Từ khi Nguyễn Nghĩa chào đời, bà đã cảm thấy những gì mình chịu đựng đã không còn vô nghĩa.

Nói thêm về cậu cả Nguyễn Nghĩa, năm nay cậu vừa tròn bốn tuổi. Là con cả nhưng chỉ được cái danh phận như người mẹ của mình. Cậu cả ít tuổi hơn cậu hai, cụ thể là ba tuổi, cậu cả bằng tuổi với cô ba Nguyễn Ngọc còn cô tư Ngọc Thư năm nay mới vừa tròn một tuổi. Bà cả tuy được rước về trước bà hai tận ba tháng, nhưng mãi ba năm sau mới có một người con với phú ông và tới bây giờ vẫn không có thêm một người con nào khác. Chỉ có bà hai là con cái đề huề sung túc, nhìn vào cũng thấy được bà hai và phú ông hạnh phúc tới nhường nào. Nghĩ mà thấy tủi cho số phận của bà quá. Không nghĩ đến thì thôi, mà nghĩ đến nước mắt lại cứ vô thức chảy ra thành hàng.

Ngoài kia, lễ lộc linh đình, hôm nay là ngày mừng thôi nôi cô tư Nguyễn Thư. Nói đến thôi nôi, cả ba người con của bà hai đứa nào cũng được phú ông quan tâm, chăm chút hết mực cho buổi lễ. Nhớ về ngày thôi nôi của con bà, phú ông có thể không bao giờ bận trong thôi nôi các con của bà hai, còn với cu Nghĩa thì ông đã bảo bận từ mấy ngày trước. Cách ông "yêu thương" thằng bé chỉ như một cơn mưa nhỏ hiếm hoi trong mùa hạn hán.

- Chị Ngọc Lan.

Bà hai xống xếnh áo váy lung linh, đẹp đẽ từ đâu bước vào. Gái ba con nhưng dáng dấp vẫn đầy đặn nở nang như thuở đầu tiên cô ấy về nhà này. Tính ra, phú ông chăm bà hai cũng tốt thật.

- Mợ hai có việc gì à?

- Chả có gì lớn lao đâu. Em muốn nhờ chị làm giúp em vài củ khoai tây để nấu canh xương. Ngoài kia ai cũng bận tay bận chân hết cả, có riêng chị là rảnh rỗi ngồi không. Nên em mới quá phận nhờ chị làm giúp. Con em cũng là con chị, con chị cũng là con em, chị Lan nhỉ?

Bà cả Ngọc Lan nhìn bà hai Minh Nguyệt váy áo đẹp đẽ, bàn tay nhẵn nhụi sạch bong. Giọng nói lúc nào cũng ngọt ngào, dễ nghe nhưng từng câu từng chữ lại chứa đầy những ẩn ý xâu xa và thật biết cách làm kẻ khác phải nghe lệnh mình. Dù cho không muốn cũng phải làm cho vừa cái gọi là đạo lí thường tình của cô ả.

- Được rồi, mợ hai cứ để đấy, tôi gọi cu Nghĩa dậy cho cái Sen trông rồi tôi ra.

- Ấy, biết chị là bà cả, em nào dám để chị xuống bếp chung gian với đám kẻ hầu kẻ hạ hả chị. Bay đâu, mang khoai vào cho mợ cả!

Bà hai nãy vừa mới nhẹ nhàng giãi bày với bà cả, sau đã lập tức đổi giọng ra lệnh với kẻ hầu. Liền sau đó, là một anh hầu gầy nhom, nặng nhọc khom người vác bao khoai to gần bằng mình thẳng vào trong gian mợ cả. Dao gọt và khoai đã bày ra sẵn, mợ chỉ việc bắt tay vào làm thôi. Trộm vía, bà hai cũng chu đáo quá. Chị cũng không cần tốn lời gọi cu Nghĩa dậy, bởi vì tiếng ra lệnh của mợ hai lúc nào cũng to và rõ ràng, nên thằng bé cũng giật mình mà tự dậy luôn.

Cu Nghĩa đờ đẫn ngồi dậy, có vẻ nó hãy còn mơ ngủ nên đôi mắt vẫn còn díu lại, miệng thì không nói tiếng nào. Bà hai đứng đấy chỉ cười khẩy, rồi chêm vào một câu:

- Em không biết chị như thế nào, chứ con cái thì nên dạy dỗ đến nơi đến chốn chị ạ. Gặp người lớn, đàng này lại là "mẹ" nó mà nó không chào em nổi tới một câu. Chị Lan, có phải chị bất mãn em điều gì không? Cớ sao từ khi nó sanh ra đến giờ, một câu chào em thôi nó cũng không nói hả chị. Câm với điếc thì cũng không phải...

- Cô Nguyệt có vẻ rảnh rỗi nhỉ, nếu không làm gì thì mau ngồi xuống đây, chị em mình cùng làm cho nhanh?

Cảm thấy bà hai ngày một đưa mồm đi hơi xa, bà cả mới liền ngắt lời em Nguyệt. Đang được đà nhục mạ hai mẹ con, lại bị nhảy vào họng như thế, lòng bà hai có chút bực bội. Nhưng vẫn phải giữ cho mình cái cốt đoan trang, mẫu mực nên không dám ầm ĩ lên. Hơn hết là còn có phú ông ở đây, bà làm sao có thể vì chuyện vặt vãnh này mà tự làm xấu mình. Nghĩ thế, bà hai vội vàng kiếm cớ là đi tiếp khách bên ngoại ở ngoài sân. Nghe câu đuổi khéo của mợ cả rồi nhìn đống khoai bẩn toàn đất thì bà chẳng dám nán lại lâu nữa, vừa nói xong cái thì bỏ đi mất dạng.

Cuối cùng phòng mợ cả cũng chỉ còn hai mẹ con bà và một bao khoai lớn. Cậu cả Nguyễn Nghĩa bấy giờ cũng đã tỉnh ngủ, cậu mon men lại gần chỗ bu Ngọc Lan, sự chú ý của cậu dồn hết thảy vào đống khoai tây trước mặt.

- U ơi, u phải làm hết chỗ này hả u?

Nguyễn Nghĩa hướng đôi mắt ngây thơ nhìn lên gương mặt hiền từ của mẹ mà hỏi. Bà cả cũng chỉ cười rồi gật đầu với con, sau đó cầm dao lên mà lặng lẽ gọt khoai. Cu Nghĩa cũng ngoan ngoãn ngồi cạnh mẹ, cầm củ khoai lên rồi tự chơi một mình. Cậu đẩy củ khoai lăn ra xa rồi lấy lại cứ thế lặp đi lặp lại liên tục. Như thế cũng đủ thành một trò chơi hấp dẫn một đứa trẻ cô độc trong chính ngôi nhà của mình rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro