Điêu Thuyền

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Điêu Thuyền là một nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc .

Điêu Thuyền được mệnh danh là người đẹp bế nguyệt , có sắc đẹp khiến cho trăng cũng phải xấu hổ mà giấu mình đi.
Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc.

Đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng.

Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào,

Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến n ỗ i trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây.

Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là "Bế Nguyệt".

Lúc bấy giờ Đổng Trác lộng hành quá mức, tự xưng là thượng phụ, khi ra vào dùng toàn nghi vệ thiên tử.

Một hôm Trác ra ngoài cửa Hoành Môn, các quan đi tiễn.

Trác mời các quan ở lại uống rượu, đoạn cho gọi mấy trăm hàng binh vừa dụ được ở đất Bắc đến.

Trác sai đem ra trước chỗ ăn tiệc, đứa thì đem chặt chân chặt tay,

đứa thì đem khoét mắt xẻo mũi, đứa thì đem cắt lưỡi, đứa thì đem bỏ vạc dầu đun. Tiếng kêu khóc vang lừng trời đất.
Các quan đang ăn tiệc, thấy thế người nào người nấy đều run cầm cập, đánh rơi cả đũa.

Trác vừa uống rượu vừa cười nói như không.
Quan Tư Đồ Vương Doãn vô cùng căm phẫn muốn diệt Đổng Trác nhưng không biết làm thế nào,

ngày đêm nôn nóng ngồi đứng không yên, nửa đêm thao thức nhìn trời nhìn trăng than khóc một mình.

Tình cờ một đêm Vương Doãn bắt gặp đứa con nuôi trong nhà là Điêu Thuyền đang ngắm trăng,

bèn nảy ra một kế liên hoàn và dạy cho Điêu Thuyền cố gắng thực hiện để cứu lấy sinh linh nhà Hán.

Trước tiên Vương Doãn mời Lữ Bố đến tư dinh của mình để hầu rượu.

Khi rượu đã qua nhiều tuần, Lữ Bố đã ngà ngà say, Vương Doãn cho Điêu Thuyền xuất hiện để hầu rượu tướng quân Lữ Bố:

Thuyền nâng chén rượu mời Bố. Hai bên nhìn nhau, đầu mày cuối mắt

Vương Doãn giả tảng say, nói:

- Con cố mời tướng quân uống vài chén con nhé! Cả nhà ta đều trông nhờ vào tướng quân đấy.

Bố mời Thuyền ngồi, Thuyền giả cách thẹn thùng, muốn lui vào, Doãn nói:

- Tướng quân là bạn chí thân với ta, con cứ ngồi đừng ngại.

Thuyền khép nép, ngồi bên cạnh Doãn.

Lữ Bố nhìn Thuyền chòng chọc, không chớp mắt, lại uống thêm vài chén.

Doãn mới trỏ tay vào Thuyền mà bảo Lữ Bố rằng:

- Lão vẫn có ý cho nó hầu hạ tướng quân làm tỳ thiếp, chưa biết tướng quân có bụng hạ cố thương đến không?

Bố nghe nói vội vàng đứng dậy, ra ngoài chiếu, tạ mà nói rằng:

- Nếu được như thế, tôi xin một đời làm khuyển mã để báo đáp ơn sâu.

Doãn nói:

- Nay mai xin chọn ngày lành tháng tốt, đưa nó đến phủ tướng quân.

Lữ Bố mừng hớn hở, đưa mắt nhìn Ðiêu Thuyền. Ðiêu Thuyền cũng liếc mắt đưa tình đáp lại.
Vài hôm sau Vương Doãn lại đến mời Thừa Tướng Đổng Trác.

Cũng với màn kịch hôm trước với Lữ Bố, Điêu Thuyền xuất hiện với dáng điệu thẹn thùng khép nép.

Trác hỏi:

- Biết hát không?

Doãn sai Ðiêu Thuyền gõ nhịp hát một bài.

Thật là:

Môi son hé nở cánh đào tân

Ngọc trắng hai hàng nhả ánh xuân

Ðầu lưỡi đinh hương đường kiếm sắc

Rắp toan chém cổ kẻ gian thần!

Ðổng Trác khen nức nở. Doãn sai Thuyền dâng rượu.
Trác cầm lấy chén rượu hỏi rằng: - Xuân xanh năm nay bao nhiêu?
Thuyền thưa: - Tuổi tiện thiếp vừa đôi tám.

Trác cười nói rằng: - Thật là người chốn thần tiên!
Doãn đứng dậy thưa rằng:

- Chúng tôi có ý định muốn dâng lên Thái Sư, không biết Thái Sư có nhận cho không.
Ðổng Trác nói:

- Ơn ấy ta biết lấy gì báo lại.

Doãn nói:
- Nếu nó được hầu hạ Thái Sư thì thực phúc cho tôi lắm.

Trác cảm tạ hai ba lần. Doãn lập tức sai đưa Ðiêu Thuyền đến tướng phủ. Trác đứng dậy cáo từ. Doãn đi tiễn Trác đến tận phủ rồi mới về.

Đời sau, có người ái mộ vẽ đẹp của Điêu Thuyền đã tả lại cảnh nàng hát và hầu rượu Đổng Trác:

Rèm châu vừa cuốn lên, thì Điêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y thướt tha, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như tiên nữ nhập động.

Điêu Thuyền lại hát. Nàng vừa cầm phách gõ nhịp cất giọng ca.

Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách.

Như vậy, Theo liên hoàn kế của Tư đồ Vương Doãn,

Điêu Thuyền được gả cho cả 2 cha con nuôi Đổng Trác và Lã Bố để tùy cơ ly gián,

một mặt tỏ vẻ yêu quí Đổng Trác, nhưng khi đến với Lã Bố thì lại ra sức quyến rũ,

khi đến cao trào thì Lã Bố chịu không nổi đả kích giết luôn Đổng Trác .

Mưu sĩ Lý Nho của Đổng Trác biết trước sự nguy hiểm của Điêu Thuyền,

nhưng không sao can thiệp được mà trước đó chỉ biết thốt lên " Bọn ta đều chết cả về tay người đàn bà này " .

Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", Mao Tôn Cương viết về Ðiêu Thuyền như sau:

"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Ðổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Ðiêu Thuyền lại giết nổi Trác.

Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Ðiêu Thuyền thắng nổi.

Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp,

lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ.

Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!"

Có tài liệu cho rằng Điêu Thuyền thời Tam Quốc không có thật.

Đó là La Quán Trung đã hư cấu trong Tam Quốc Diễn Nghĩa dùng hình tượng Điêu Thuyền là con gái nuôi của Tư đồ Vương Doãn làm mỹ nhân kế để ly gián cha con Đổng Trác. liên kết với Lữ Bố làm cuộc đảo chính cung đình, giết Đổng Trác.

Thật ra Điêu Thuyền là nhân vật trong kịch đời nhà Nguyên, tức một nghìn năm sau, chứ không phải ở thời Tam quốc.

Tạp kịch đời nhà Nguyên là Liên hoàn kế, nói Điêu Thuyền họ Nhiệm, con gái Nhiệm Ngang, tên là Hồng Xương,làm nhiệm vụ coi giữ kho mũ lông điêu, nên cô ta có tên là Điêu Thuyền.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro