Quy chế hậu cung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



CẤP BẬC TRONG HẬU CUNG

Nguồn Wikipedia, Internet.

Nhà Nguyễn thường để khuyết ngôi vị hoàng hậu với nhiều lí do. Duy chỉ có hai bà là vợ của Gia Long - người thành lập ra nhà Nguyễn, và bà Nam Phương - vợ của Bảo Đại, vua cuối cùng. Các vị vua khác đều kén người hiền đức giữ ngôi Phi đứng đầu giúp việc nội trị. Còn người khác là hoàng tẩu của vua Hiệp Hòa được phong là Khiêm hoàng hậu theo cố mệnh của vua Dực Tông (Tự Đức).

*Note: (Chú thích của người viết) Có vẻ như, mỗi một bậc phân vị, đều có ba người. Ba người trong cùng một bậc không ngang nhau, mà phân vai vế lớn nhỏ dựa trên thứ tự. Mỗi một người sẽ được ban tên chức danh riêng, giống như bây giờ phân ra Lớp trưởng, Lớp phó, tổ trưởng, tố phó. Nhưng tên gọi của từng người, được đặt theo một chữ cái nào đó, chứ không phải tên thật, cũng không phải tên tục thường gọi lúc bé, hay là lấy tên chức danh đặt cho họ. Ví dụ như thầy Việt dạy Toán thì không gọi là thầy Toán, người có vị trí cao thứ nhì trong lớp, lớp phó thì không gọi tên thật (kị húy, kị gọi tên thật, tên cúng cơm), mà gọi bằng tên do cô giáo đặt, ví dụ như người giữ vị trí bí thư lớp có tên Tiệp Như, thì không gọi trực tiếp Tiệp Như, và cũng không gọi là bí thư, mà gọi là  phó Cẩn chẳng hạn. Mỹ danh này hẳn chứa một hàm ý gì đó nhất định. Ví như vì bí thư là nằm ở trong nội bộ giúp đỡ cho lớp trưởng (có thể nội bộ này gồm nhiều người từ gồm lớp phó các mảnh: văn thể mỹ, học tập, nề nếp, bí thư, thư kí - bí thư và thư kí không phải lớp phó nhưng đảm nhiệm những mảng riêng biệt nên có quyền lực và tính nể trọng tuy dưới các lớp phó khác một chút những vẫn nằm dưới và trong nội bộ cơ quan đầu não của lớp) nên có thêm tiền tố gọi là phó để phân biệt với người khác, mà thường chức vị bí thư thường phải đảm nhiệm viết sổ đầu bài nên đòi hỏi cẩn thận, vở sạch chữ đẹp, tỉ mỉ. Do đó, người giữ chức vị bí thư sẽ có biệt danh là phó Cẩn.

cung giai cố định, dưới Hoàng quý phi  đặt ra các bậc:

Tần ngự có sách phong:Nhất giai Phi (一階妃).Nhị giai Phi (二階妃).Tam giai Tần (三階嬪).Tứ giai Tần (四階嬪).Ngũ giai Tần (五階嬪).Lục giai Tiệp dư (六階婕妤).Thất giai Quý nhân (七階貴人).Bát giai Mỹ nhân (八階美人).Cửu giai Tài nhân (九階才人).Tài nhân vị nhập giai (才人未入階).Tần ngự không có sách phong:Cung nhân (宮人).Cung nga (宮娥).Thị nữ (侍女). (***)Dưới cùng là các bậc Nữ quan cùng cung nữ , có trách nhiệm quản lý phục dịch trong cung ở Lục thượng (六尚).

(***): Danh vị này từng bị nhầm thành [Thể nữ]. Nhưng tra xét lệ cung ứng quần áo theo mùa của Nội vụ phủ trong Khâm định, cũng như bài vị của các cung phi trên lăng viên vua chúa triều Nguyễn thì đích xác là [Thị nữ].
Có lẽ Thể nữ  là cách gọi chệch đi thời Vãn kỳ, do Cảnh Tông vốn có tên cũ là [Ưng Thị], dù vậy cách viết vẫn không đổi )

Bậc Tần trở lên, qua các triều sẽ định riêng các huy hiệu, trước sau sẽ phân cao thấp trong cùng một bậc. 

Các ví dụ trong wikipedia.

Con dâu hoàng gia: Hoàng tử nhà Nguyễn khi đến tuổi trưởng thành được ban , phải xuất phủ kén vợ gọi là nạp phi hay nạp thiếp. Nàng dâu được triều đình cưới hỏi gọi là Phủ thiếp (府妾), nàng hầu gọi là Đằng thiếp (藤妾) hay Dắng thiếp (媵妾).

Về lương bổng: có bảng quy định lương bỗng riêng (nguồn tham khảo, wiki).  Theo lệ, ai được tấn phong trong tháng giêng sẽ phát một lần cho cả năm. Còn lại được tấn phong trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 7 thì cho lấy ngày mồng một tháng 7 làm ngày bắt đầu, cấp thêm 6 tháng. còn tấn phong sau tháng 8, thì phải đợi đến tháng giêng năm sau mới được cấp.

Trong cung đình, Nội vụ phủ sẽ cung cấp đồ dùng và lương thực cho cả Lục việc theo mùa hoặc theo tháng. Họ sẽ cấp áo quần theo hai mùa: xuân và đông. Từ tần ngự cho đến Thị nữ đều được phân phát, chất liệu vải đa dạng. Nhìn chung được chia như sau: bậc phi bốn tám quần tám áo, bậc tần tám áo bảy quần, bậc Tiệp dư 7 áo 6 quần, quý nhân và mỹ nhân sáu áo sáu quần, tài nhân (cả bậc Tài nhân nhập vi giai) 6 áo 5 quần. 




Cung nhân: Cung nga, Thể nữ, thị nữ thị tỳ.


Cung nữ dọn dẹp hầu hạ trong nội cung gọi là thỵ tì, thị nữ.]

***

Qua năm Minh Mạng thứ 19 (1838), ông lại có sự thay đổi nhỏ về thứ bậc: Nhị giai Đức phi cải thành Nhị giai Gia phi; Ngũ giai Tần vốn có thứ tự là Lệ tần, An tần, Hòa tần được định lại là An tần, Hòa tần, Lệ tần. Sau đó lại định lại như sau:

Nhất giai Phi: Quý phi, Đoan phi, Lệ phi;

Nhị giai Phi: Thành phi, Tính phi, Thục phi;

Tam giai Tần: Quý tần, Lương tần, Đức tần;

Tứ giai Tần: Huy tần, Ý tần, Nhu tần;

Ngũ giai Tần: Nhân tần, Nhã tần, Thuận tần.

(Từ Lục giai trở xuống vẫn giữ nguyên không đổiqua các lần sửa đổi sau này).

***


Mỗi bà phi đều có một điện riêng.

Các phi là vợ chính thức. cấp sau thì được coi là vợ không chính thức.

Các phi và cung tần, là con của các đại thần trong triều., đến tuổi gả chồng thì cha dâng tiến cho vua. Có một ban tuyển chọn, được nhận thì mỗi người một buồng.

Các cung nữ xuất thân dân thường được xã trưởng hương trưởng chọn đưa vào danh sách tâu vua.

HỆ THỐNG NỮ QUAN VÀ CUNG NỮ:   

Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ mới có ghi chép cụ thể, cứ theo đó thì ta biết rằng hệ thống nữ quan và cung nữ được gọi là Lục thượng (六尚), tương đồng quy chế thời Đường. Người đứng đầu hệ thống này chính là các phi tần. Thời Thiệu Trị, Nghi Thiên Chương Hoàng hậu Phạm thị, khi ấy còn là Quý phi, đã được giao trọng trách cai quản viện Thượng nghi, cũng như Nhiếp quản lục thượng. Thời Tự Đức, Hoàng quý phi Vũ Thị Duyên cai quản Lục thượng. Sau vì việc quản lý của bà chưa được chu toàn, cung nhân tiến cơm trưa chậm làm trái ý vua nên bị giáng làm Trung phi, tước bỏ quyền cai quản Lục thượng.

Thời Đồng Khánh, Hoàng quý phi Nguyễn Hữu Thị Nhàn được ban kim bài chiều ngang khắc chữ "Đồng Khánh sắc tứ", chiều dọc khắc chữ "Kiêm nhiếp lục viện". Giai phi Phăn Văn thị cũng được phong làm Quyền nhiếp lục viện, cai quản lục viện cùng Hoàng quý phi. Còn Quán phi Trần Đăng thị, Chính tần Hồ Văn thị, Nghi tần Nguyễn Văn thị, Dự tần Trần Văn thị cũng được phân ra cai quản Lục thượng viện. Sau vì cư xử không đúng mực, Quán phi, Chính tần và Nghi tần bị giáng xuống làm Tùy tần, Mỹ nhân và Tài nhân cũng như mất quyền cai quản Lục thượng.

Lục thượng bao gồm Thượng nghi, Thượng thực (từ thời Triệu Trị đổi làm Thượng diên), Thượng trân, Thượng y, Thượng phục và Thượng khí. Các cấp bậc cai quản từ cao đến thấp là: Quản sự (管事), Thống sự (統事), Thừa sự (承事), Tùy sự (隨事), Tòng sự (從事) và Trưởng ban (長班). Trong đó, Hoàng quý phi thường giữ vị trí Quản sự, thâu tóm mọi việc, đây là hạ thống đã hoàn thiện dưới thời Thiệu Trị[7][8]:

Thượng nghi (尚儀): giữ nghi lễ, giấy tờ trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng nghi (掌儀), Chưởng lễ (掌儀). Bậc thứ gọi là Tư hương (司香), Tư chương (司章), bậc trung gọi là Điển sự (典事).

Thượng diên (尚筵): giữ thức ăn, chè, trà, hoa quả trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng diên (掌筵), Chưởng yến (掌宴). Bậc thứ gọi là Tư trà (司茶), Tư thiện (司膳), bậc trung gọi là Điển soạn (典饌), Điển giai (典揩).

Thượng trân (尚珍): giữ trang sức, châu ngọc trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng châu (掌珠), Chưởng ngọc (掌玉). Bậc thứ gọi là Tư kim (司金), Tư ngân (司銀), bậc trung gọi là Điển mãn (典滿), Điển hoàn (典丸).

Thượng y (尚衣): giữ mũ, giày, áo, xiêm trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng bào (掌袍), Chưởng cừu (掌裘). Bậc thứ gọi là Tư y (司衣), Tư phi (司緋), bậc trung gọi là Điển nhu (典襦), Điển chẩn (典袗).

Thượng phục (尚服): giữ chăn, nệm, giường, màn trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng duy (掌維), Chưởng vi (掌韋). Bậc thứ gọi là Tư thường (司裳), Tư đới (司帶), bậc trung gọi là Điển khâm (典?), Điển nhục (典蓐).

Thượng thảng (尚帑): giữ đồ lạ, đồ chơi. Bậc đầu gọi là Chưởng trân (掌珍), Chưởng ngoạn (掌玩). Bậc thứ gọi là Tư thảng (司帑), Tư khí (司器), bậc trung gọi là Điển cẩm (典錦), Điển thái (典采).

Sáu bậc Nữ quan ở các Thượng; quản lý mọi việc là bậc đầu; thâu tóm mọi việc là bậc thứ; cuối cùng thừa hành mọi việc là bậc giữa.

Dưới quyền quản lý của Lục thượng là tám ban cung nữ, gồm có ban Thiều Quang, ban Thuỵ Nhật, ban Kim Hoa, ban Hương Cẩm, ban Tường Loan, ban Nghi Phượng, ban Tiên Quế, ban Ngọc Mai. Đứng đầu mỗi ban là chức Trưởng ban, chức vị dưới Lục thượng Tòng sự. Ngoài ra, trong cung còn có các quan nô tỳ, được gọi là đội Thuận Cần, đứng đầu là Đầu mục Cung nô, ngang chức với Trưởng ban. Hàng nữ tỳ được chia ra làm 6 cấp bậc: Thủ đẳng (首等); Thứ đẳng (佽等); Trung đẳng (中等); Á đẳng (亞等); Hạ đẳng (下等) và Mạt đẳng (末等).

Từ chức tòng sự trở lên, các nữ quan khi được phong chức đều được ban cáo trục giấy rồng, đặt trong hòm gỗ sơn son, giao cho cung giám (hoạn quan nhà Nguyễn) trao cho nữ quan nhận lĩnh. Nữ quan đến gặp vua tạ ơn, làm lễ ba lần quỳ, sáu lần vái. Các trưởng ban và đầu mục thì do bộ Lễ tuyên sắc.


***

PHÂN CHIA CUNG

Hoàng Quý phi ở tại điện Cao Minh Trung Chính, là chính điện của cung Khôn Thái. Cung Khôn Thái nằm ngay đằng sau điện Càn Thành, tẩm điện của Hoàng đế.

Các bậc Nhất, Nhị giai Phi ở tại điện Trinh Minh. Điện Trinh Minh nằm về phía Đông điện Càn Thành.

Các bậc Tam, Tứ, Ngũ giai Tần ở tại Viện Thuận Huy nằm về phía Đông cung Khôn Thái.

Từ Lục giai Tiệp dư đến Cửu giai Tài nhân chia nhau ở tại 3 viện ở phía Tây Bắc cung Khôn Thái: Đoan Tường, Đoan Thuận, Đoan Hòa.

Các cung nhân chưa được sắc phong, thị nữ hầu hạ, thái giám thì chia nhau ở tại 2 viện: Đoan Huy và Đoan Trang. Viện Đoan Trang còn là nơi dạy lễ nghi cung đình cho các cung nhân mới nhập cung.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro