Trang phục

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 Tham khảo nguồn: Khâm định Ðại Nam hội điển sự lệ:  quyển 78 và quyển 242 : ăn mặc của các bậc đế, hậu, hoàng tử, công chúa, quan lại... triều Nguyễn, từ trang phục dùng trong các dịp triều lễ, khánh tiết, tết nhứt, cho đến thường phục, kể cả nội y, "phụ kiện"...

Trang điểm hậu cung :

Cách trang điểm (trông hơi buồn cười) trong những dịp đại kị (lễ cúng lớn). Chủ yếu là để che đi mặt thật vì quan niệm: sau khi lấy chồng thì ngoài chồng con, không ai được thấy mặt thật nữa, kể cả cha ruột. Hơi hướng giống geisha Nhật, chủ yếu là để dấu mặt thật, để trăm người như một.

Cuối Nguyễn triều thì các Hoàng Thái hậu và các bà Hậu, Phi trong Tam cung (tức 3 cung: Khôn Thái, Diên Thọ, Trường Sanh) không phải đánh phấn trắng lối này. Lục viện (tức từ tước Tần trở xuống) mới phải đánh mặt trắng. Ba viện trên được đánh sáp môi lên môi trên và một chấm sáp giữa môi dưới. Ba viện dưới đánh trắng môi trên với một chấm son giữa môi dưới...

Cách đánh như sau: Mặt trắng, má hồng, môi điểm nụ.

Mặt đánh trắng bệch như vôi trừ cổ và hai tai (phấn nụ hòa nước -> sền sệt). Giống như đang trét lên một lớp mặt nạ dù da đã trắng nhưng vẫn tương phản rõ nét so với mặt phấn.

Gò má thoa một khoảng phấn hồng.

Môi đều đánh trắng. Môi trên tô sáp son ở môi trên,chấm một điểm ở môi dưới -> để chúm chím như một nụ hoa.

Lông mày cũng bị đánh bằng phấn. Sau đó dùng bút lông vẽ lại bằng than gỗ điên điển (hoặc là nút bấc).

Tóc thì rẽ giữa, khi bịt cái khăn lên đầu phải để hai mái hơi vòng xuống như hình cánh cung. Bà nào trán quá cao, không để thấy hai vành tóc thì tự cho là mất hết vẻ đẹp

Quần áo:  

Trang phục của các bậc vua chúa nhà Nguyễn cũng có nhiều loại và mỗi loại lại có tên gọi riêng, màu sắc riêng và chỉ mặc trong những dịp cụ thể: trang phục đại triều; trang phục thường triều; trang phục nghi lễ, thường phục; trang phục xuân hạ; trang phục thu đông... 

  Các loại vải thường dùng để may áo mũ cho đế hậu là sa (để may áo bào), đoạn (may thường phục), tơ (để trang trí, may bít tất), lụa (may áo thường triều, khăn choàng)  

Ở nội, áo quần toàn dùng màu sắc, nhất là màu đỏ và màu lục(xanh lá), trừ màu vàng là màu của vua. Màu đen không được dùng. Màu trắng chỉ dùng làm áo lót khi mặc áo mớ ba.  

Màu sắc quy định cấp bậc:

Vua: luôn dùng màu vàng (có cả màu cam)

Hoàng thái hậu: màu vàng, màu cam.

Hoàng hậu/ hoàng quý phi: màu vàng.

hoàng tử/ công chúa: dùng màu đỏ. Thái tử dùng rồng, hoàng tử dùng mãnh, công chúa dùng phượng.

Áo nhật bình: Theo "Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ" thì áo Nhật Binh được quy định là thường phục cho Hậu Phi, Công chúa.

Áo Nhật Bình có nguồn gốc từ áo Đối Khâm Phi Phong đời Minh là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản, dùng dây buộc 2 vạt áocác bậc phi và tần trở lên mặc, ngoài ra còn có các mệnh phụ phu nhân, cấp bậc tương đương.

Hoàng Thái hậu/ Hoàng hậu/ Hoàng Quý phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi vàng(áo màu vàng, chất liệu sa- một loại vải tơ tằm dệt rất thưa), có thêu phượng ổ.

Công chúa: Nhật Bình thêu bằng sa sợi đỏ thêu phượng ổ. (Áo màu đỏ, vải sa)

Nhị giai Phi: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu xích đào thêu loan ổ. (xích đào là một màu hồng sắc đỏ- có thể là màu đỏ hồng, xích nghĩa là đỏ)

Tam giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím chính sắc thêu loan ổ.

Tứ giai Tần: Nhật Bình thêu bằng sa sợi màu tím nhạt thêu loan ổ.

  - Hoàng hậu:
+) Mũ: 2 chiếc Cửu long kim ước phát, 1 cửu phượng kim ước phát, 8 trâm phượng bằng vàng.
+) Y phục: 1 áo bào Nhật Bình làm bằng sa sợi vàng thêu 20 hình rồng phượng, loan, trĩ, 1 thường may bằng tơ Bát ti trắng thêu rồng phượng.

- Công chúa:
+) Mũ: 1 Thất phượng Kim ước phát, 12 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình may bằng sa sợi đỏ, thêu phượng ổ.

- Cung tần nhị giai:
+) Mũ: 1 chiếc Ngũ phượng Kim ước phát, 10 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu xích đào thêu loan ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tam giai:
+) Mũ: 1 chiếc Tam phượng Kim ước phát 8 trâm hoa.
+) Y phục: Áo Nhật bình làm bằng sa màu tím chính sắc thêu phượng ổ, 1 thường làm bằng tơ Bát ti trắng thêu loan ổ.

- Cung tần tứ giai:
+) Mũ: 1 chiếc nhất Phượng kim ước, 8 trâm hoa.
+) Y phục: 1 áo Nhật bình bằng sa màu tím nhạt, 1 thường bằng tơ Bát ti trắng thêu loan.

Tới năm Thiệu Trị thứ 6 (1846): lại quy định các cấp cung tần nhât và nhị giai đều đội mũ Kim phượng có 3 bác sơn, nhất giai 8 phượng, nhị giai 7 phượng, tam giai búi tóc cài trâm phượng, tứ - ngũ giai 0 cài trâm.

 Khăn vành dây (Gọi tắt là khăn vành) là khổ vải dài chừng 8 -10 m, rộng khoảng 30 cm, được quấn gấp nếp nhiều vòng quanh đầu có lúc lên tới 20 -30 vòng, sau này loại khăn vành này được sử dụng cả trong dân gian làm lễ phục,   

Áo Tất: Áo Tấc rất thông dụng, được mặc trong các lễ yết miếu, từ đường, việc hỷ, cũng như các việc thăm viếng quan trọng.

Áo sa kép:

Áo ngũ thân/lục thân/tứ thân:

Áo ống cồn

Áo triều phục:

áo lễ tịch điền: màu hỏa hoàng (cam vàng).

Áo thường triều:Áo thường triều được xử dụng khi chầu vua trong các ngày 5, 10, 20 và 25 mỗi tháng tại điện Cần Chánh

Mũ thiết đại triều: mũ cửu lỏng, áo: long bào

Mũ Thiết thường triều: Mũ bình thiên; áo hoàng bào

Mũ tế lễ: mũ Miện, áo cổn.

  Về đề tài trang trí, sự phân chia thứ bậc theo chủ đề được tuân thủ nghiêm ngặt. Áo vua thêu rồng, áo hoàng tử trang trí lân, áo hoàng hậu công chúa thêu hoa và chim phượng (có 3 dải đuôi), áo công chúa thêu chim loan (giống như chim phượng nhưng chỉ có 1 dải đuôi). Mũ đại triều của vua có 9 hình rồng hướng thiên bằng vàng. Mũ của hoàng thái hậu chỉ thêu 9 con phượng; mũ của cung giai thì tùy theo thứ bậc mà có từ 1 chim phượng đến 7 chim phượng...  

Trên áo mũ của hoàng thái hậu và hoàng hậu trang trí đồ án hoa đoàn phượng (là bông hoa tròn trong có hình hai con phượng). Phượng hoàng trên áo của cung giai chỉ là những hình ảnh giản lược, cách điệu và số đồ trân châu đính kèm cũng ít hơn.

Cũng là đề tài rồng nhưng rồng trên áo vua thì có 5 móng; còn rồng trên áo của hoàng thái tử chỉ là rồng mặt nạ, không được trang trí phi long hay hồi long triều nhậtvà chỉ có 4 móng. Và nếu trên áo vua, hậu trang trí những con rồng có dáng vẻ uy nghi, đường bệ thì trên áo mũ của hoàng thân, tôn tước chỉ là những con mãng, con giao (các hóa thân ở thứ bậc thấp hơn của rồng). Trên áo mão của hoàng thái hậu và hoàng hậu trang trí đồ án hoa văn đoàn phượng (đồ án chim phượng múa lượn trong hình tròn), với những nét dệt, đường thêu rất sống động và công phu thì trên áo của công chúa và cung giai hình chim phượng đã được giản lược, và cách điệu thành chim loan, số đồ trân bảo đính kèm cũng ít hơn.  

  Chỉ có trên áo vua, hậu người ta mới trang trí thêm các hoa văn tứ thời, bát bửu, còn trên áo mão của vương tôn và cung giai, bát bửu được thay thế bằng những cổ đồ.Ngay cả chữ Hán trang trí trên áo mão cũng có sự phân biệt. Áo vua thường thêu nổi các chữ Phúc, Lộc, Thọ đại tự theo lối chữ triện, trong khi các chữ Phúc, Lộc, Thọ trên áo phụ nữ thường nhỏ hơn và dệt chìm trên mặt vải, không nạm trân châu hay thêu kim tuyến như trên áo mũ của vua và thường thể hiện theo lối chữ chân.  

  Mỗi nhóm trang phục bao gồm: áo, mũ, đai, xiêm, hốt, hia, hài... được may theo cách thức riêng, có tên gọi riêng và khác nhau về màu sắc, hoa văn. Mũ thiết đại triều của vua gọi là mũ cửu long; áo gọi là long bào, thêu hình rồng ngang 5 móng. Phục trang kèm theo long bào còn có xiêm, đai, hốt ngọc và đôi hia thêu cặp rồng bằng kim tuyến nạm vàng. Mũ thiết thường triều của vua gọi là mũ bình thiên, áo gọi là hoàng bào, thêu viên long nạm trân châu, tơ vàng. Đi kèm với hoàng bào là đôi hài thêu rất cầu kỳ. Mũ dùng trong dịp vua tế Nam Giao là miện, áo gọi là cổn, màu đen, tay thụng thật lớn, thêu lưỡng long triều nhật dọc hai thân trước. Áo vua mặc đi cày ruộng tịch điền là áo sa kép màu gạch non, thêu các hình rồng nhỏ ẩn trong các cụm mây. Trong khi đó, mũ của thái tử, tuy rất giống mũ bình thiên của vua nhưng lại gọi là mũ bình đính, để phân biệt giai tầng, thứ cấp.  

Trong khi trang phục của vua chúa cầu kỳ, rườm rà là vậy, thì quần áo của dân chúng lại hết sức giản dị: Triều đình bắt buộc: mũ thì dùng mũ phong cân sắc đen, không trang sức, áo thì dùng áo giao lĩnh, sắc đen, hài tất đều đen. Lạ một điều là trong bộ trang phục đen tuyền đó, thần dân của nhà vua người nào cũng giống như người nào nhưng trong những cuộc tuần du ra miền thôn dã, chỉ thoáng nhìn nhà vua đã biết ngay ai đẹp, ai xấu để tuyển chọn mỹ nhân đưa về cung cấm để "dùng" dần. Hóa ra câu người đẹp vì lụa xem ra không đúng lắm, đúng ra phải là người ta đẹp trong mắt những kẻ đa tình. Mà những kẻ đa tình ở đây là những ông vua triều Nguyễn nên trong hoàng cung Huế mới luôn đầy ắp những cung tần mỹ nữ và dấu tích của tam cung lục viện vẫn còn đến tận bây giờ.

  Các hoàng đế mặc áo dài gấm, đoạn, sa dệt hay thêu hoa văn trang trí họa tiết vạn thọ. Nền vải chuộng các màu vàng, đen, bửu lam (lam đậm), hay quan lục (xanh nõn chuối) dệt hoa văn thất thể (7 màu). Các quan mặc áo dài với họa tiết dệt bách thọ, tứ thời, tứ tiết, và mầu sắc với hoa văn dệt ngũ thể. 

 Hoàng đế khi mặc hoàng bào ngự lễ đại triều thì đội mão xung thiên. Khi ra ngoài duyệt binh, ngự lễ tịch điền, v.v., thì mặc áo long trấn tay chẽn, đội mão Đường cân. Khi mặc áo cổn để tế Giao thì đội miện bình thiên có 24 tua rủ (gọi là châu), 12 phía trước và 12 đằng sau. Với cả ba trang phục này các hoàng đế đều đi hia bằng đoạn đen, thêu nổi rồng mây bằng chỉ kim tuyến vàng và gắn kim sa vàng.

  Khi thiết đại triều hoàng đế cầm trấn khuê làm bằng ngọc mầu trắng mỡ. Các quan lớn cầm hốt ngà và các quan nhỏ cầm hốt gỗ bạch.

  Cái áo long bào này được các vua Nguyễn mặc truyền nối từ thời Minh Mạng đến Đồng Khánh. Chỗ cột thủy (sọc dọc đa sắc dưới gấu áo) được gấp lên hoặc hạ xuống tùy chiều cao của người mặc và đính vào phía trong áo, không được cắt. Hoàng đế đội mão xung thiên với trang phục này. Tay các loại áo lễ luôn phải dài bằng gấu áo, chứ không ngắn ngang cổ tay như thấy trong các phim truyền hình dài tập Trung Quốc.

  Nhà vua mặc long bào (hoàng bào), đầu đội mão xung thiên, tay cầm trấn khuê. Hoàng hậu mặc phượng bào (nữ bào) và xiêm, đầu đội mão thất phụng, chân đi hài phượng. Hôm hôn lễ hoàng hậu Nam Phương mặc áo nữ bào mầu hỏa hoàng (da cam), nhưng sau này khi đã sinh được tự quân rồi thì đổi sang mặc áo bào sắc vàng. 

 Vua Đồng Khánh trong phút thư giãn. Vua mặc áo tấc, đầu vấn lửng sơ sài khăn kiểu chữ nhất theo lối võ ban (khi mặc lễ phục hay vấn khăn, các hoàng đế đều theo quy chế võ ban)

Những cái tên tham khảo hình ảnh:

  Áo sa kép xuân hạ công chúa.  Áo sa kép của hoàng thái tử.Áo sa kép xuân hạ của hoàng hậu.Áo đoàn phượng nhật bình của hoàng hậu, mặc lúc thiết thường triều.Áo đoàn phượng nhật bình của hoàng hậu, mặc lúc thiết thường triều.

  Thái giám trong nội cung mặc áo dài mầu lam hay lục dệt hoa văn chữ thọ và hoa cỡ nhỏ mầu trắng, bạc độc sắc. Họa tiết hoa văn nhỏ dệt đơn sắc dành cho quân hầu và thái giám.

  Tất cả các khăn vấn hay khăn xếp đội đầu ngày xưa của phái nam theo đúng lệ đều mầu đen, chứ không theo màu áo dài như bây giờ. Riêng hoàng đế vấn hay đội khăn vàng hoặc đen tùy trường hợp.   

trang sức:

kim bài, kim khánh, kim bội ngọc bội. Đó không phải là thứ trang sức thông thường của vua chúa, quý tộc hay đình thần, mà là những phục trang thể hiện danh phận, quyền uy và vinh hạnh của người phục sức. Đó còn là những kỷ vật ghi nhận công trạng hay sự ân thưởng của nhà vua đối với những người có công lao với quốc gia và triều đình.  

Kim bài là những chiếc thẻ bài làm bằng vàng hình chữ nhật (8,5cm x 5cm), phía trên tạo hình tựa chiếc khánh, có lỗ để xâu dây đeo. Dưới triều Gia Long (1802 – 1820), triều đình cấp cho các quan trong Cơ Mật viện những chiếc thẻ bài bằng bạc (ngân bài) như một thứ "giấy thông hành" để họ ra vào Đại Nội. Đến năm 1834, vua Minh Mạng (1820 – 1841) bắt đầu cấp các thẻ bài bằng vàng (kim bài) có khắc 4 chữ Hán Cơ Mật đại thần thay cho các ngân bài được cấp trước đây. Với các chức quan không thuộc Cơ Mật viện, thì tùy theo chức tước và phẩm hàm, thẻ bài cấp cho họ có thể làm bằng vàng, bằng bạc mạ vàng hay bằng bạc.

Kim bài quý nhất là của nhà vua, có khắc dòng chữ Hán Thái bình thiên tử trên nền hoa văn "lưỡng long" và có gắn 10 viên kim cương, bên ngoài có 3 đường viền kết bằng ngọc trai. Ngoài ra, nhà vua còn có kim bài khắc dòng chữ Hán Đại bang duy bình và có gắn 10 viên hồng ngọc.

Kim khánh cũng được làm bằng vàng, được vua ban cho các tướng lĩnh, quan lại cao cấp vì những công lao của họ đối với triều đại và đất nước. Dưới triều Gia Long và Minh Mạng, kim khánh chỉ được thưởng cho các thành viên hoàng gia và các quan lại có điện hàm đại học sĩ (Tứ trụ).

Từ năm 1873 trở đi, vua Tự Đức (1848 – 1883) còn ban thưởng kim khánh cho các quan chức cao cấp người Pháp ở Đông Dương để tỏ tình giao hảo. Từ triều Hàm Nghi (1884 – 1885) trở về trước, kim khánh chỉ có 2 hạng: đại hạng kim khánh (kim khánh hạng lớn) và kim khánh (kim khánh hạng thường), đều làm bằng vàng 8,5 tuổi nhưng khác nhau về kích thước, trọng lượng và hoa văn trang trí. Sang triều Đồng Khánh (1885 – 1889), kim khánh được phân thành 4 hạng: đại (hạng lớn), trung (hạng vừa), thứ (hạng dưới trung bình) và tiểu (hạng nhỏ). Đến năm 1900, vua Thành Thái (1889 – 1907) quy định kim khánh chỉ có 3 hạng, đều khắc dòng chữ Hán Thành Thái sắc tứ ở mặt trước, nhưng mặt sau thì phân biệt bởi các dòng chữ Hán: Báo nghĩa thù huân (hạng nhất), Gia thiện sinh năng (hạng hai) và Lao năng khả tưởng (hạng ba). Mỗi kim khánh đều có một chùm tua kết bằng các hạt ngọc trai, mã não và cườm nhiều màu nhập từ Ấn Độ. Đặc biệt, kim khánh của triều Khải Định (1916 – 1925) thường có các chữ Hán Khải Định ân tứ hoặc Ân tứ khắc chìm và được khảm ngọc trai trong lòng chữ. Những kim khánh này được đựng trong những chiếc hộp bằng bạc, chính giữa khắc 4 chữ Hán Khải Định niên tạo và có chữ ký nghệ nhân chế tác kim khánh khắc ở phía dưới. Riêng những kim khánh vua ban cho phái nữ thì các hoa văn hình rồng được thay thế bằng hình chim phụng.

Kim bội là vật trang sức hoàng gia, chỉ xuất hiện từ năm 1889 trở đi. Kimvàng, bộiđeo, treo. Kim bội là (vật bằng) vàng để treo, đeo. Kim bội dáng hình thuẫn hoặc hình chữ nhật cách điệu ở 4 góc. Một mặt của kim bội khắc các dòng chữ Hán ghi niên hiệu của vua như: Thành Thái niên tạo, Duy Tân niên tạo..., mặt kia khắc dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảo. Lúc đầu, vua Thành Thái cho đúc kim bội để thưởng cho những người có công, nhưng về sau kim bội chỉ được ban tặng cho phụ nữ, chủ yếu là các công chúa, để làm vật trang sức và thể hiện danh phận của họ. Do vậy nên dòng chữ Hán Quỳnh diêu vĩnh hảotrên kim bội được thay bằng các dòng chữ Hán: Hoàng trưởng nữ công chúa, Hoàng thứ nữ công chúa, hay Hoàng thứ nữ. Hoa văn trang trí trên kim bội thường là thuộc đề tài hoa thảo hay các dạng hồi văn chữ Thọ, chữ Công liên hoàn.

Ngọc bội có hình dáng tương tự kim khánh nhưng được làm bằng ngọc quý, chủ yếu là bằng cẩm thạch. Một mặt của ngọc bội khắc chìm dòng chữ Hán thếp vàng Thụ thiên vĩnh mệnh, mặt kia khắc niên hiệu của vị vua đang tại vị như Thiệu Trị trân bửu, Khải Định trân bửu... Thời Nguyễn sơ, ngọc bội được coi là hàm tước danh dự hay quan huy và được ban thưởng cho cả nam lẫn nữ. Từ triều Khải Định trở đi, ngọc bội chỉ còn là một thứ trang sức biểu trưng cho vương gia và quyền quý.

Việc chế tác kim bài, kim khánh, kim bội, ngọc bội dưới thời Nguyễn do Kim ngân tượng cục thực hiện. Kim ngân tượng cục là quan xưởng do vua Minh Mạng cho lập vào năm 1834 đặt dưới sự cai quản của Sở Nội tạo. Đây là nơi tập trung những người thợ kim hoàn giỏi nhất trong nước, chuyên chế tác các vật dụng bằng vàng, bạc và đá quý để phục vụ cho nhu cầu của hoàng gia và triều đình. Ngoài Kim ngân tượng cục, triều Nguyễn còn cho mở thêm hai tượng cục khác để chế tác các vật dụng có liên quan đến vàng bạc. Đó là Kim mạo tượng ty chuyên chế tạo mũ mão bằng vàng cho vua và hoàng gia và Kim tương tượng ty chuyên chế tạo các vật phẩm có thếp vàng.

Vua, hoàng gia và đình thần thường đeo kim bài, kim khánh, kim bội và ngọc bội trong các dịp quốc lễ, triều hội hay trong những dịp nghinh tiếp quốc khách. 

Trang phục của thái giám: mầu lam (hoặc lục), hoa văn chữ thọ mà trắng, bạc độc sắc... Khăn vấn (khăn xếp) phái nam luôn màu đen, ngoại trừ hoàng đế lúc tùy lúc sẽ dùng vàng hoặc đen.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro