Hệ thống nữ quan, hoạn quan, thị tỳ thị nữ.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hệ thống giai cấp đặc biệt: Hoạn quan(hoạn: nô tài, tôi tớ) (nguồn từ news.zing)

Cung giám Viện, hay Viện quan giám mà đời Minh Mạng thứ 17, 1836 đã có dụ nay định cấp bậc Thái giám làm 5 cấp(hay còn gọi là năm đẳng) : Thủ đẳng, Thứ đẳng, Trung Dẳng, A(Ái/ Á) đẳng và Hạ đẳng.  Các thái giám được mặc một trang phục riêng, trong đó có chiếc áo dài bằng lụa màu xanh dệt một bông hoa ở mảng trước ngực và loại mũ của họ đội cũng khác các loại quan khác để dễ phân biệt.

Hệ thống sắp xếp các ngạch, bậc và quy định lương bổng bằng lúa và quan tiền của thái giám. Theo đó, Hạng nhất là Thủ đẳng thì cấp bậc là Quảng vụ và Điển sự , số bát gạo hàng tháng được hưởng là 48, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 72. Hạng nhì là Thứ đẳng, cấp bậc là Kiểm sự và Phụng nghi , số gạo hàng tháng được hưởng là 36, số quan tiền hàng tháng được hưởng là 60. Hạng ba là Trung đẳng, cấp bậc là Thừa vụ và Điển thắng , số gạo được hưởng là 36, số quan tiền là 48. Hạng tư là Á đẳng, cấp bậc là Cung vụ và Hộ thảng , số gạo được hưởng là 24, số quan tiền là 36. Hạng Năm là Hạ đẳng, cấp bậc là Cung phụng và Thừa biện , số gạo được hưởng là 24, số quan tiền được hưởng là 24.

Đến thời của Vua Đồng Khánh năm thứ 2 (1887) có một vài thay đổi về lương tính bằng quan tiền được tăng lên. Đến thời Vua Thành Thái năm thứ 2 (1890) lương của hàng tháng nhận bằng lúa và quan tiền bị bỏ hẳn và thay bằng đồng bạc. Đến thời Vua Duy Tân năm thứ 6 (1912) thì lương bổng của được quy định lại như sau: Quảng vụ: 540 đồng/năm; Điển sự: 384 đồng/năm; Kiểm sự và Phụng nghi: 324 đồng/năm; Thừa vụ: 276 đồng/năm; Điển thảng: 264 đồng/năm; Cung vụ và Hộ thảng: 204 đồng/năm; Cung phụng và Thừa biện: 180 đồng/năm.

Trong đời sống và đặc biệt là sau khi Vua Minh Mạng cho ra tờ dụ vào năm 1836, bản thân các không được hưởng bất cứ một vinh dự nào giống như các quan chức khác ở trong cung. Tuy nhiên, các lại mang về cho cho người thân một vài vinh dự. Theo quy định thì các nằm trong 3 hạng trên là Thủ đẳng, Thứ đẳng và Trung đẳng có thể đứng ra xin cho cha họ chức Nhiêu phụ, là chức được vĩnh viễn miễn thuế cũng như xin phong chức Miễn nhiêu (khỏi thuế cả đời) cho anh em hay cho cháu. Các hạng tư (Á đẳng) hay hạng năm (Hạ đẳng) thì không được xin gì cho cha mà chỉ có thể xin một chức Miễn nhiêu cho anh em hay cháu mà thôi...

Hệ thống nữ quan: Lục thượng.

Lục thượng bao gồm Thượng nghi, Thượng thực , (từ thời Triệu Trị đổi làm Thượng diên), thượng trân , thượng y , thượng phục  và Thượng khí . Các cấp bậc cai quản từ cao đến thấp là: Quản sự (管事), Thống sự (統事), Thừa sự (承事), Tùy sự (隨事), Tòng sự (從事) và Trưởng ban (長班). Trong đó, Hoàng quý phi thường giữ vị trí Quản sự, thâu tóm mọi việc, đây là hạ thống đã hoàn thiện dưới thời :

thượng nghi (尚儀): giữ nghi lễ, giấy tờ trong cung.

Bậc đầu gọi là Chưởng nghi (掌儀), Chưởng lễ (掌儀). Bậc thứ gọi là Tư hương (司香), Tư chương(司章), bậc trung gọi là Điển sự (典事).

Thượng diên (尚筵): giữ thức ăn, chè, trà, hoa quả trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng diên (掌筵), Chưởng yến (掌宴). Bậc thứ gọi là Tư trà (司茶), Tư thiện (司膳), bậc trung gọi là Điển soạn (典饌), Điển giai (典揩).

Thượng trân (尚珍): giữ trang sức, châu ngọc trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng châu (掌珠), Chưởng ngọc (掌玉). Bậc thứ gọi là Tư kim (司金), Tư ngân (司銀), bậc trung gọi là Điển mãn (典滿), Điển hoàn (典丸).

Thượng y (尚衣): giữ mũ, giày, áo, xiêm trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng bào (掌袍), Chưởng cừu (掌裘). Bậc thứ gọi là Tư y (司衣), Tư phi (司緋), bậc trung gọi là Điển nhu (典襦), Điển chẩn (典袗).

Thượng phục (尚服): giữ chăn, nệm, giường, màn trong cung. Bậc đầu gọi là Chưởng duy (掌維), Chưởng vi (掌韋). Bậc thứ gọi là Tư thường (司裳), Tư đới (司帶), bậc trung gọi là Điển khâm (典?), Điển nhục (典蓐).

Thượng thản, thượng khí (尚帑): giữ đồ lạ, đồ chơi. Bậc đầu gọi là Chưởng trân (掌珍), Chưởng ngoạn (掌玩). Bậc thứ gọi là Tư thảng (司帑), Tư khí (司器), bậc trung gọi là Điển cẩm (典錦), Điển thái (典采).

(ba bậc cuối gồm hai người, một trên một dưới phụ trách)

Sáu bậc Nữ quan ở các Thượng; quản lý mọi việc là bậc đầu; thâu tóm mọi việc là bậc thứ; cuối cùng thừa hành mọi việc là bậc giữa.

Dưới quyền quản lý của Lục thượng là tám ban cung nữ , gồm có ban Thiều Quang, ban Thuỵ Nhật, ban Kim Hoa, ban Hương Cẩm, ban Tường Loan, ban Nghi Phượng, ban Tiên Quế, ban Ngọc Mai. Đứng đầu mỗi ban là chức Trưởng ban, chức vị dưới Lục thượng Tòng sự. Ngoài ra, trong cung còn có các quan nô tỳ, được gọi là đội Thuận Cần, đứng đầu là Đầu mục Cung nô, ngang chức với Trưởng ban. Hàng nữ tỳ được chia ra làm 6 cấp bậc: Thủ đẳng (首等); Thứ đẳng (佽等); Trung đẳng (中等); Á đẳng (亞等); Hạ đẳng (下等) và Mạt đẳng (末等).

  Từ chức tòng sự trở lên, các nữ quan khi được phong chức đều được ban cáo trục giấy rồng, đặt trong hòm gỗ sơn son, giao cho cung giám (nhà Nguyễn) trao cho nữ quan nhận lĩnh. Nữ quan đến gặp vua tạ ơn, làm lễ ba lần quỳ, sáu lần vái. Các trưởng ban và đầu mục thì do bộ Lễ tuyên sắc.  

Các nữ quan làm việc dưới quyền của thái giám và gồm có năm bậc: Quản sự, Thông sự, Thừa sự, Tùy sự và Tùng sự. Thường thường họ là những người trong Tôn thất, những thiếu phụ góa chồng, hoặc những người chán cảnh chồng con và đều có đôi chút học thức. Nữ quan có một số nô tỳ phục dịch thuộc về Hạ đẳng và gồm có bốn hạng là Lão tỳ, Thị tỳ, Nô nhân và Nê nhân.  

Cung nữ: thường vào cung lúc 9-10 tuổi, rời cung năm 30 tuổi. Có được cuộc sống sung sướng, là người có địa vị cao so với dân thường. Nhưng họa sát thân bất kể lúc nào, và chỉ là nô tài hạng sang. Hình phạt cho cung nữ rất hà khắc.

Tóm lại giai cấp trong hậu cung:

Hạng Nhất: Thủ(đầu) đẳng ( chức vụ:Quản sự/vụ, Điển sự)

Hạng Nhì: Thứ phó) đẳng ( chức vụ: Kiểm/thống sự/vụ, Phụng Nghi)

Hạng Ba: Trung (giữa) đẳng ( chức vụ Thừa vụ/ sự, Điển thắng/thảng)

Hạng Tư: Á đẳng (chức vụ Cung vụ/Tùy sự-nhân viên chính, Hộ thảng- hỗ trợ/trợ lí)

Hạng Năm: Hạ đẳng (chức vụ Cung phụng/Tòng sự, Thừa biện)

Hạng Sáu: Mạt đẳng (quản lí hạng Mạt đẳng là Trưởng Ban -căn cứ chức vụ thấp hơn Tòng sự)

Dàn cung nữ có tám đội nhỏ, có vẻ dàn cung nữ ở hạng Mạt đẳng, trong đó đồi Thuận Cần là các quan nô tỳ. có tận tám ban cung nữ: Thiều Quang, Thụy Nhật, Kim Hoa, Hương Cẩm, Tường Loan, Nghi Phượng, Tiên Quế, Ngọc Mai.

 Binh lính:

Thị vệ gồm có năm đẳng, từ ngũ đẳng đến nhất đẳng. Vào khoảng cuối triều Nguyễn, thị vệ gồm có 65 người, đặt dưới quyền điều khiển của một Thông quản và một Quản lãnh. Hai chức này ngang hàng với Thượng thư và được gọi là Thị vệ đại thần  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro