Quy cách nếp sống hậu cung

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cung cách của người quyền thế quý tộc:

Sống thanh cao, gọn gàn sạch sẽ.

Chơi cơ bạc thời thượng ngày xưa ấy là gì: đầu hồi là trò chơi chính thức trong dịp tết (quăng mũi tên-dẻo vào những chiếc bình), bài tụ tam,

Sử dụng thứ tuy tầm thường những lúc nào cũng cầu kì và cái gì cũng phải luôn ở mức tinh tế nhất. Ví dụ: Trăng nơi đáy giếng.

Nề nếp và tư tưởng thấu tình đạt lí, không tranh chấp hèn kém, biết nghĩ cho lễ nghĩa, chú trọng đạo đức hơn cảm tính, tình cảm.

Đặc điểm: Những người quân tử thanh cao thì thường rất yếu ớt, dễ tổn thương, hay đặt nặng thanh danh, tránh đàm tiếu dị nghị.


Quy tắc trong cung:

dịu dàng, nhỏ nhẹ, bước rón rén, không nói to, thô tục.

 Hoạt độn trong cung:

trước Tết cả tháng, cung nữ ở trong cung phải lo chuẩn bị đồ cúng cũng như các lễ phẩm phục vụ cho việc ăn Tết của vua, hoàng hậu, hoàng thái hậu cũng như các hoàng tử, công chúa. Không khí trước Tết trong hoàng cung rất nhộn nhịp. Các cung điện, kỳ đài, cửa kinh thành đều treo cờ.

Sau khi làm lễ tế cuối năm tại các miếu trong cung, 12h trưa ngày 30 Tết, vua ra ngự tại điện Thái Hòa phía sau cửa Ngọ môn làm Lễ thượng nêu (dựng cây tre đực được chặt bỏ cành, chỉ để lại phần ngọn) tại kinh thành, sau đó tại các phủ, miếu và dân chúng ngoài thành mới dựng nêu.

trên cây nêu trong cung, người ta treo cau trầu cùng nhiều vật phẩm quý khác. Những lễ vật cao quý từ khắp nơi trong cả nước cũng được bỏ trong một cái giỏ nhỏ, cột lên đầu cây tre.

Mở đầu cho Tết là lễ Ban sóc, tức là lễ ban lịch năm mới, được tổ chức vào ngày 1/12 âm lịch. Lịch sau khi soạn được dâng cho nhà vua xem. Sau khi vua duyệt, Nội các ban lịch cho các quan tại khu vực trước và hai bên điện Thái Hòa phía sau cửa Ngọ Môn. Còn địa phương đến nhận lịch tại trụ sở các tỉnh để mọi người biết ngày tháng trong năm.

"Sau lễ Ban sóc là lễ Tiến xuân hay còn gọi là lễ cúng đất được tổ chức vào đúng tiết lập xuân, nhưng quan trọng hơn cả là lễ Phất thức được tổ chức vào khoảng ngày 20/12 âm lịch",

"Đúng 7h sáng mùng 1 Tết trong hoàng cung cửhành lễ thiết triều tại điện Thái Hòa, nơi có đặt ngai vàng của vua. Các triềuthần mặc lễ phục hội tụ về, đứng theo thứ tự lần lượt từ quan nhất phẩm trở xuống.Đội nhạc của cung đình đứng hầu. Là nghi lễ quan trọng nhất nên khi vua đội mũcửu long, người mặc hoàng bào, thắt đai ngọc lên ngồi ở ngai vàng, ở cửa NgọMôn nổi lên 3 hồi trống cùng tiếng súng Thần công nổ vang trời. "Sau khi đội nhạctấu bài Lý bình, các quan cùng dâng những tờ hạ biểu (viết lời chúc phúc) và lạyđủ 5 lạy, đồng thanh tung hô: "Chúng thần cầu chúa thượng vạn tuế, vạn tuế".Sau lễ, theo lệ vua và các quan ai về nhà nấy. Trong những ngày Tết, các vuaNguyễn thể hiện sự hiếu thảo bằng việc tổ chức lễ mừng Thái hậu. Riêng con cháuhoàng tộc như ông Hiền lúc bấy giờ, ngày Tết được vào cung, thả sức chạy nhảyvà được ăn những món ngon. "Ngày đầu năm nhà vua mừng tuổi cho những người vàocung một đồng tiền vàng tùy theo thứ bậc. Riêng các quan đại thần được vua banquà Tết, thường là bộ y phục hoặc một xấp vải dệt hoa để các quan tự may áo.Quà được bỏ trong những cái tráp thếp vàng chạm hình rồng rất đẹp", Đến mùng 7Tết, trong cung làm lễ hạ nêu, Tết mới kết thúc. Nhưng phải sau lễ "Khai ấn"vào thượng tuần tháng giêng, các công việc trong cung mới bắt đầu trở lại. 

----

Tác giả Tôn Thất Bình trong "Đời sống trong Tử Cấm thành" ghi lại:

Điện Càn Thành là nơi vua ăn ngủ. Thường lệ vua ăn mỗi ngày 3 bữa vào lúc 6h30; 11h và 17h, thức ăn do đội Thượng Thiện nấu. Thực đơn mỗi bữa chính gồm 50 món khác nhau, đời vua lại chỉ có 35 món, mỗi món do một đầu bếp phụ trách, thức ăn đựng trong một bình kín, ngoài có nhãn ghi tên món ăn. Theo tiền lệ, vua chỉ ăn một mình và có 5 cung nữ phục vụ, riêng vua là vua đầu tiên phá lệ này, vua cho phép vợ là bà cùng ăn chung mâm, vua cùng ăn chung với và các hoàng tử, công chúa.

Hàng ngày, có 30 cung nữ được chọn để phục dịch đức vua, họ chia nhau canh gác xung quanh hậu cung và chỉ có năm người luôn ở cạnh vua, luân phiên săn sóc, trang điểm, thay quần áo, chải chuốt móng tay, xức dầu thơm, vấn khăn lụa..., 5 cung nữ này cũng là người lo hầu cơm nước cho vua. Khi vua "ngự ngơi" (nghỉ về ban ngày), 5 người này có phận sự riêng như quạt hầu, đấm bóp, têm trầu, vấn thuốc... một cung nữ chực đợi vua sai gì thì làm ngay và một cung nữ hát nhè nhẹ để ru vua ngủ.

----

Phi, Tần, Mỹ nữ

Trong Tử Cấm thành, Hoàng quý phi ở trong , vị trí và cuộc sống Hoàng quý phi là cao nhất trong các phi tần.

Điện chính của cung Khôn Thái là điện Cao Minh Trung Chính được xây năm 1804 tức năm Gia Long thứ 3. Chính tịch 7 gian, tiền tịch, hậu tịch đều 9 gian, diện làm theo kiểu "trùng thiềm trừng lương", lợp ngói âm dương. Cung Khôn Thái ở vị trí ngay sau lưng điện Càn Thành.

Về thứ tự cấp bậc phi tần, Minh Mạng năm thứ 17 đặt làm chín bậc: Hoàng quý phi ở trên bậc nhất giúp Hoàng thái hậu trông coi lương thực và chỉnh tề công việc bên trong cung. Quý phi, Hiền phi, Thần phi bậc nhất hay là "nhất giai phi". Đức phi, Thục phi, Huệ phi bậc nhì hay là "nhị giai phi". Quý tần, Hiền Tần, Trang tần bậc ba hay là "tam giai tần". Đức tần, Thục tần, Huệ tần bậc bốn hay là "tứ giai tần". Lệ tần, An tần, Hoà tần làm bậc năm hay là "ngũ giai tần". Tiệp dư làm bậc sáu hay là "lục giai tiệp dư". Quý nhân làm bậc bảy hay là "thất giai quý nhân". Mỹ nhân làm bậc tám hay là "bát giai mỹ nhân", và Tài nhân làm bậc chín hay là "cửu giai tài nhân". Dưới tài nhân là "tài nhân vị nhập giai", là những người được tuyển chọn để làm tài nhân, kế dưới là cung nga thể nữ. Để tuyển cung phi, triều đình thường chọn các con gái của quan đại thần trong triều, con của người nào có phẩm trật cao thì được tuyển vào cấp bậc cao, phẩm trật thấp thì cấp bậc thấp. Con của thường dân được tuyển vào cung là những trường hợp đặc biệt, phải đẹp và khi mới tuyển thì chưa được xếp vào cửu giai mà chỉ được gọi là "tài nhân vị nhập lưu"

Cung Khôn Thái là nơi dành riêng cho Hoàng quý phi ở, điện Trinh Minh là nơi ở của các bà phi, viện Thuận Hy là nơi các bà Tần ở, ngoài ra còn có viện Đoan Huy, Đoạn Thuận, Đoan Hoà, Đoan Trang và Đoan trường là chỗ ở của các bậc Tiệp dư, Tài nhân, Mỹ nhân, Quý nhân cùng những tài nhân vị nhập giai, các viện trên gọi là "lục viện". Để tổ chức mọi việc liên quan đến sự quản lý, dạy dỗ các cung phi và giữ gìn các dồ vật trong nội cung, triều đình đặt ra chức Lục Thượng, do các quan nữ đảm nhận. Quan nữ thường là các bà trong nội cung được vua tin tưởng hay do triều đình tuyển dụng, người đứng đầu tổ chức nữ quan là Hoàng quý phi. Nữ quan cũng được chia thành 6 bậc là Quản sự, Thống sự, Thừa sự, Tùy sự, Tòng sự và Trưởng ban.

Cuộc sống, công việc của các phi tần trong Tử Cấm thành nhàn hạ, no đủ về vật chất tuy nhiên địa vị phụ thuộc cấp bậc của mình và sự yêu mến của vua. Trong thời gian mới thu nhận vào Tử Cấm thành, họ phải tập trung tại Đoan Trang viện để học mọi phép tắc, luật lệ, nghệ thuật xử thế, các điều cấm kị, học nghệ thuật phục vụ vua, ăn nói, đi đứng.v.v... Cung nữ có thể giải trí, hóng mát, xem hoa tại các vườn thượng uyển hay câu cá, sáng tác thơ ca, đọc truyện... hay trong kỳ đại lễ cũng được xem tuồng cùng vua. Khi vua băng hà, các bà phi phải lên chăm lo hương khói tại lăng vua, sau hai năm lại trở về cung Diên Thọ để phục vụ Hoàng thái hậu.

Các cung phi may mắn được phục vụ và được vua yêu mến sẽ được tấn phong đến chức cung giai cao nhất, tuy nhiên số này hiếm hoi, phần đông phải chịu thân phận bỏ rơi trong lục viện. Kể từ khi được tuyển hay tiến cung, các phi tần không được gặp cha mẹ, người thân trừ một vài trường hợp đặc biệt được nói chuyện với mẹ qua bức màn sáo che, còn người cha phải đứng ngoài sân. "Đưa con vô nội" là câu nói người với hàm ý như đã "mất con rồi". Trong , có 2 lần cung phi được thoát khỏi Tử Cấm thành, lần thứ nhất vào năm Minh Mạng thứ sáu (triều đình cho ra 100 người để giải trừ thiên tai) và năm 1885, khi kinh đô thất thủ, tất cả cung phi đều chạy thoát ra khỏi hoàng thành..

Thái giám

Trong Tử Cấm thành, lo việc tổ chức quản lý cung tần mỹ nữ nơi hậu cung. Công việc của họ là hầu hạ nhà vua trong các việc liên quan đến chuyện gối chăn, thái giám lo sắp xếp thứ tự, lên danh sách các phi tần và sắp xếp giờ để vua gặp gỡ, ghi chép lại danh tánh các bà phi đó cùng với giờ giấc, ngày tháng cẩn thận để sau này nếu bà phi có con với vua sẽ được xác nhận. Một số thái giám khác được điều sang phục dịch, hầu hạ các cung phi goá bụa của vua đời trước tại các lăng tẩm nhưng chố ăn, ở và phục dịch thường xuyên của họ vẫn là Tử Cấm thành. Để phân biệt, thái giám được cấp trang phục riêng bằng lụa xanh dệt hoa trước ngực, đội một thứ mũ cứng hoặc khăn đóng. Khi sống, họ lo phục dịch trong Tử Cấm thành hoặc lăng tẩm, khi già yếu, họ buộc phải rời Đại Nội, ra dưỡng bệnh hoặc nằm chờ chết tại một tòa nhà ở phía bắc Hoàng thành, đó là cung Giám Viện.

____

Lễ nghi và yến tiệc

Trong Tử Cấm thành, điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều hay tổ chức lễ Khánh thọ đại khánh, lễ tấn phong đông cung thái tử, lễ khải hoàn, sách phong cung giai... Triều Nguyễn còn đặt ra nhiều yến tiệc với những lễ nghi, quy chuẩn rất phong phú và cụ thể để mừng một dịp tiết lễ hay một sự kiện trong thời đại nào đó, vừa để ban thưởng cho những hoàng thân quốc thích hay những bề tôi có công giúp rập vương triều phong kiến trong việc "bình hồ, trị quốc".

Lễ thường triều

Nghi lễ thiết triều diễn ra vào ngày sóc, ngày vọng. Đến ngày lễ, trân thiết nghi lễ thường triều tại sân điện Càn chánh. Hoàng tử, hoàng thân, quan văn từ ngũ phẩm, quan võ từ tứ phẩm trở lên đều mặc áo mũ thường triều đứng theo ban thứ. Vua lên bảo toạ, bách quan vào chầu lạy xong thì nha lục bộ, viện Đô sát, nội các tiếp theo thứ tự tâu việc, sau đó lĩnh chỉ vua để tuân theo làm.

Lễ ngày thường vua ngự điện nghe chính sự

Ngoài lễ nghi thiết triều, hàng tháng, vào ngày lẻ vua ngự điện Cần Chánh nghe chính sự, hoặc ngày thường vua ngự điện riêng (như Văn Minh, Vũ Hiển) triệu các quan vào hỏi. Những viên quan nhỏ như Đốc, Phủ, Đề đốc, Bố, Án, Đốc học... thỉnh thoảng được cũng được dự vào triều tham để thỏa lòng thành.

Tiệc yến

Tổ chức vào ngày mồng 1 Tết ở điện Cần Chánh và Tả Vu, Hữu Vu ban cho thân phiên (vua các nước chư hầu), hoàng thân, quan lại cao cấp... và ngày mồng 2 Tết tại Viện Ðãi Lậu cho quan văn từ lục phẩm và quan võ từ ngũ phẩm trở xuống cùng với ủy viên các tỉnh. Sau yến tiệc, mỗi người đều được thưởng một đồng tiền vàng hay bạc tùy theo thứ bậc.

Tiệc yến tết Ðoan dương

Tổ chức sau tết Ðoan dương (5 tháng 5 âm lịch) một ngày tại điện Cần Chánh và Tả Vu, Hữu Vu, ban cho các quan võ từ phó vệ úy, hiệp quản; quan văn từ khoa đạo viên ngoại lang trở lên. Tặng phẩm ban thưởng sau yến tiệc là trà, quả hộp, khăn mặt, quạt bằng tre hoa tùy theo thứ bậc.

Tiệc yến tiết Vạn Thọ

Nhân sinh nhật vua hàng năm, triều đình ban yến trước một ngày chợ thân phiên, hoàng thân và quan văn tòng ngũ phẩm, quan võ tòng chánh tứ phẩm trở lên ở điện Cần Chánh và hai nhà Tả Vu, Hữu Vu. Ngày chính tiệc thì ban yến cho quan văn chánh lục phẩm, quan võ chánh ngũ phẩm và ủy viên ở Viện Ðãi Lậu. Tùy theo thứ bậc mà tặng thêm đồ vật: đồng tiền vàng bạc, khánh vàng, bạc hoặc hầu bao bằng gấm. Sau lễ yến, còn mời đến Thanh Phong Các xem trò vui.

Tiệc yến tiết Vạn thọ đại khánhQuang cảnh lễ Tứ Tuần Đại Khánh vua vào tháng 9-10 năm 1924 tại sân điện Cần Chánh

Ðây là yến tiệc lớn nhất mà triều đình tổ chức để mừng thọ nhà vua nhân các dịp tròn năm (tứ tuần, ngũ tuần...). Nhà vua ban yến cho hoàng tử, thân công, bách quan, văn từ 6 bộ, phủ Nội vụ, Vũ Khố, Thái Thường, Quang Lộc, Hàn Lâm từ chánh thất phẩm trở lên; Từ Tế, Khâm Thiên Giám, Tào Chính, Thương Bạc, Thái Y, Quốc Tử Giám, Hộ Thành binh mã từ chánh lục phẩm trở lên; võ từ thực thụ suất đội trở lên... đều được dự yến một lần và thưởng cấp lụa màu và bạc nén. Riêng các ấm sinh ở Quốc Tử Giám thì cũng được dự yến ở Duyệt Thị Ðường. Ðến thời Thiệu Trị, năm 1846, lễ Tứ tuần đại khánh của nhà vua gặp vào năm có tháng nhuận, tổ chức đến hai lần. Quan lớn thì ăn yến ở sân rồng; quan ở xa không về dự thì được tặng quà bằng lụa và bạc. Dân kỳ lão 70 tuổi trở lên, nếu ở kinh thì cho ăn yến trong ba ngày; ở các tỉnh thì cho ăn yến một ngày.

Tiệc yến tiết Trùng dương

Hàng năm, nhân tiết Trùng cửu (ngày ), vua ban yến tiệc ở cho thân phiên và hoàng thân, các quan văn từ tứ phẩm, ấn quan; võ từ tòng nhị phẩm, đình nghị trở lên; cùng các tôn tước quận công, thống chế đến chầu thăm tại Tả Vu và Hữu Vu, lại thưởng cho đồng tiền vàng hoặc bạc; cái bàn bằng gỗ đào có khắc bốn chữ: "tị ác diên thọ" (trừ cái xấu để dài tuổi thọ), cờ đuôi nheo có chữ cát tường, cái túi đựng thuốc thù du và cái kim có quấn chỉ ngũ sắc. Sau yến tiệc, vua chuẩn cho các thân công, đình thần theo chân lên vãn cảnh. Ðến thời Thiệu Trị, ngoài núi Ngự Bình, nhà vua còn sai sắm xa giá lên gác Hải Tĩnh Niên Phong để thưởng lãm.

Tiệc yến hoàn thành lễ cày ruộng tịch điền

Vào mùa xuân, triều đình thường tổ chức lễ diễn canh, sau đó đích thân nhà vua sẽ xuống ruộng cày để khuyến nông và cầu cho mùa màng được phong đăng hòa cốc. Sau lễ ấy nhà vua trở về vườn Thường Mậu, ban yến một lần cho thân phiên, hoàng thân, quan văn từ tòng tứ phẩm, quan võ từ hiệp quản trở lên. Sau đó lại thưởng thêm sa, đoạn cho họ, tùy theo thứ bậc để thưởng nhiều hay ít.

Tiệc yến mở Sử quán để làm sử cáo thành

Năm 1821, vua Minh Mạng cho dựng để biên soạn quốc sử, thực lục. Nhà vua gia ân ngày 6 tháng 5 âm lịch là ngày mở sử nên ban yến một lần. Những viên chức công tác trong Quốc sử quán không được dự yến thì được ban thưởng theo thứ bậc.

----

10 tuổi không cần đến giảng đường.

Trên 15 tuổi cưỡi ngựa bắn cung 3 lần mỗi tháng, vào các ngày 1, 11, 21.

Đến chỗ cưỡi voi tập bắn cung, có thêm một hai quan thị vệ chỉ bảo.

Ngày còn nhỏ chịu sự dạy dỗ của các phi tần có địa vị cao và thầy dạy học.

Sau 15 16 tuổi thì lập phủ riêng mời thầy về dạy.


Mỗi bà phi đều có một điện riêng.

Các phi là vợ chính thức. cấp sau thì được coi là vợ không chính thức.

Các phi và cung tần, là con của các đại thần trong triều., đến tuổi gả chồng thì cha dâng tiến cho vua. Có một ban tuyển chọn, được nhận thì mỗi người một buồng.

Các cung nữ xuất thân dân thường được xã trưởng hương trưởng chọn đưa vào danh sách tâu vua.

Hoàng tử nhà Nguyễn khi đến tuổi trưởng thành được ban Thân công, phải xuất phủ kén vợ gọi là nạp thiếp, nạp phi. Dâu được triều đình cưới hỏi gọi là Phủ thiếp, nàng hầu gọi là Đằng thiếp.

Các lễ cúng được tổ chức trong cung:

Tháng giêng: 

ngày 2 Đản của Giản Tông Nghị hoàng đế (tức Kiến Phúc).

ngày 4 Đản của Cung Tông Huệ hoàng đế (tức Dục Đức), ngày 10 Anh Tông Hiếu (tức Tự Đức),

ngày 12 Đản của Cảnh Tông Thuần hoàng đế (tức Đồng Khánh)

 ngày 15 Đản của Thế Tổ Cao hoàng đế (tức Gia Long),

ngày 23 Đản của Triệu Tổ Tĩnh hoàng hậu (tức Gia Dụ hoàng hậu vợ của Nguyễn Hoàng, Gia Long là cháu đời thứ 10 của họ, có lẽ Nguyễn Hoàng khởi đầu thế lực Nguyễn trong phân tranh với Trịnh).

Tháng 2: 

ngày 3, kỵ Thừa Thiên Cao hoàng hậu (tức vợ cả của Gia Long),

ngày12 Hiếu Minh hoàng hậu,

 ngày 22 Vạn Thọ Khánh Tiết (có lẽ làm ngày làm thọ cho hoàng hậu, thái hậu, vua?),

ngày 26 kỵ Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế( Nguyễn Phúc Lan, tức Thượng vương).

Tháng 3:

19 kỵ Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế (Nguyễn Phúc Tần, tức Hiền Vương),

21 kỵ Hiếu Triết hoàng hậu, 22 kỵ Hiếu Nghĩa hoàng hậu

Tháng 4: Mồng 1 :Hạ hưởng (?);

mồng 5 Nghi Thiên Chương hoàng hậu,

ngày 20 Hiển Tông Hiếu Ninh hoàng đế,

ngày 27 kỵ Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế( Minh Vương Nguyễn Phúc Chu),

ngày 23 Đản của Thánh Tổ Nhân hoàng đế.

Tháng 5: mồng 2 Hưng quốc Khánh niệm,

mông 9 Thiên Thu Đại Khánh Tiết,

ngày 11 Đản của Hiến Tổ Chương hoàng đế (Thiêu Trị),

ngày 16 Kỵ Gia Dũ hoàng hậu,

ngày 17 kỵ Hiếu Chiêu hoàng hậu,

ngay 19 Đản của Nghi Thiên Chương hoàng hậu,

ngày 20 kỵ Triệu Tổ Tĩnh hoàng đế (Tĩnh Vương Nguyễn Kim sinh thời không xưng danh chúa) ,Thế Tông Hiếu Vũ hoàng đế (Nguyễn Phúc Khoát Vũ Vương),

ngày 23 kỵ Thiên Nhân hoàng hậu, 

Tháng 6:

mồng 6 kỵ Cung Tông Huệ hoàng đế(vua Dục Đức),

mồng 10 kỵ Hưng Tổ Hiếu Khang hoàng đế (Khang vương Nguyễn Phúc Luân cha của Gia Long), ngày 14 kỵ Hiếu Khang hoàng hậu,

ngay 18 kỵ Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế (Định vương Nguyễn Phúc Thuần),kỵ Thuận Thiên Cao hoàng hậu, 

ngay 20 kỵ Hoằng Tôn Tuyên hoàng đế (vua Khải Định),

ngay 27 kỵ Hiến Tổ Chương hoàng đế (vuaThiệu Trị)

Tháng 10: 

mồng 1 Đông hưởng,

mồng 6 kỵ Hiếu Vũ hoàng hậu,

mồng 10 kỵ Hy Tông Hiếu Văn đế (Sãi Vương Nguyễn Phúc Nguyên),

14 kỵ Phụ Thiên Thuần hoàng hậu

Tháng 11:

mồng 1 Đản của phụ Thiên Thuần hoàng hậu,

mồng 5 Đản của Tá Thiên Cao hoàng hậu,

mồng 9 kỵ Hiếu Văn hoàng hậu,

12 Kỵ Từ Minh Huệ hoàng hậu,

ngày 21 kỵ Hiếu Triết hoàng hậu,

ngày 27 Đản của Thuận Thiên Cao hoàng hậu.

Tháng 12:

19 Kỵ Thế Tổ Cao hoàng đế (Gia Long),

ngày 22 Hợp hưởng tại các miếu,

ngày 25 Đảnh của Thừa Thiên cao hoàng hậu, 

27 ky Cảnh Tông Thuần hoàng đế (vua Đồng Khánh), \

ngày 28 kỵ Thánh Tổ Nhân hoàng đế (Minh mạng).


Các thuật ngữ xưng hô

Vua gọi là "mệ", hoàng tử con vua là "mụ".

Người đứng đầu như hoàng quý phi, hoàng hậu gọi là Chính cung.

Người đứng kế gọi là Nhị/Tam cung, cung kính hơn gọi là Đệ Nhị/Tam Cung.

Thái hậu hoàng quý phi, hoàng tử, gọi là "Đức, Ngài hoàng, các Ngài".

vua lúc băng gọi là hoàng khỏan, hoàng hậu gọi là hoàng tỉ.

Hoàng nam: nghe như tên của người hoàng tộc là nam, vậy mà hoàng nữ lại được dùng để chỉ con gái vua, còn công chúa thì phải được phong thì mới được gọi là công chúa.

Từ hàng Tiệp Dư trở lên gọi bà, Quý nhân trở xuống gọi chị.

phi tần tiền triều: Tiền triều nội cung Tiệp Dư Dương thị.

***

  Tài liệu của Công sứ A.Laborde đã công bố trong tập san "Những người bạn Cố đô Huế - B.A.V.H - tập 5 - 1918":  hầu cận vua đi vào một phòng kín; tại đây có một tập thẻ ngọc, mỗi thẻ có ghi bằng chữ vàng tên của một cung tần. Sở thích của vua được biểu lộ rõ rệt vào lúc ban ngày trên một thẻ nào đó, tấm thẻ được úp sấp lại. hiểu và đi đến khuê phòng của người mỹ nữ đã được chỉ định, treo một cây đèn ú màu đỏ.

Trong khi người đàn bà được chờ đợi ấy cởi áo quần thì lập tức bước vào, cầm một áo khoác màu đỏ không có tay. Người mỹ nữ trần truồng run rẩy trước cái nhìn của một sinh vật vô giác, nhưng cánh tay mạnh mẽ đã quấn nàng vào trong áo choàng, và một sự xiết chặt có vẻ nóng hổi phủ trên mình. Những hành lang có âm vọng của bước chân đi qua, bước nhanh, ôm chặt trên ngực của báu ấy lại cái lạnh lẽo của một căn phòng. Dừng chân lại. Ánh sáng lờ mờ, hơi thơm thoang thoảng, đặt khối nặng ấy vào trong cái mơn man của nhung lụa trên một cái giường. Sáng hôm sau, người đứng canh trong đêm, mang mỹ nữ đang thiêm thiếp trở lại khuê phòng.

lại làm tờ trình để xác nhận trong trường hợp xảy ra thụ thai. Điều bắt buộc trước lúc trở lại khuê phòng là người phụ nữ đã được vua "ngự dâm" ấy nằm trong áo choàng và được đưa đến trình diện nơi một cái bàn thờ để cầu thần phù hộ cho việc làm của vua.

  Việc chọn lựa người để ân ái là do vua quyết định. Nhưng các cũng có nhiều "mánh khóe" để có thể "tiếp thị" với nhà vua nên chọn bà nào. Do đó, nhiều hay được các bà đút lót quà bánh để được vua "sủng ái" nhiều lần. Có nhiều bà do khinh thường nên suốt cả cuộc đời ở trong cung cấm vẫn không một lần được thấy mặt vua... 

 là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các trong cung cấm, nhà Nguyễn đã sử dụng hệ thống trong cung vào những việc sai vặt chứ nhất định không cho can dự vào triều chính.

  dưới triều Minh Mạng. Từ đó, các làm việc, hầu hạ trong cung cấm không phụ thuộc vào bất cứ một quy tắc pháp luật nào cụ thể cả, họ sống ngoài lề so với các quan chức khác trong cung, đi lượm nơi này, nơi kia chút ít ân huệ để làm vui cho cuộc sống.  

  "Triều đình có xây một tòa nhà gọi là cung Giám Viện ở phía ngoài Hoàng thành, góc Tây bắc. Cạnh đó, còn có một cung khác gọi là cung Bình An Đường. Cung Bình An Đường dành cho các nữ quan, nữ tì, cung phi khi đau ốm thì ra đó dưỡng bệnh hoặc chờ chết thì cũng ở ngoài Hoàng thành. Sau lưng Bình An Đường là cung Giám Viện dành cho các thái giám khi đau ốm thì ra đó để thuốc men. Nếu khỏe mạnh thì trở lại phục vụ trong Tử cấm thành. Nếu chết thì phải chết bên ngoài Hoàng cung. Trường hợp chết bất đắc kỳ tử thì sao? Thì quan tài không được đi ra bằng bất cứ bốn cửa nào của Hoàng thành. Cửa Ngọ Môn dành cho nhà vua; còn các cửa Hiển Nhân, Chơn Đức, Hòa Bình cũng không được. Vậy thì lúc ấy các nữ tì, thái giám chết chết được bó vào chiếu rồi chuyển qua thành để đưa ra ngoài"

Hoàng tử công chúa.

Lúc còn nhỏ, các hoàng nữ và hoàng tử sẽ ở với mẹ.

Khi lớn lên Hoàng nam ở hoàn toàn ở các khu dành cho hoàng tử, hoàng nữ ở với mẹ nhưng phải đến các nơi học như hoàng nam. Con gái học ít hơn con trai ở trường học. Hai tuần sẽ có một bài kiểm tra cho tất cả học sinh.

Hoàng nam, hoàng tử:

Tùy vào mức độ sủng ái của vua, khoảng từ 4 đến 8 tuổi sẽ bắt đầu đển ở tại Dưỡng Chính Đường, Minh Thiện Đường,... (một kiểu đi học nội trú). Vua càng xem trọng thì càng phải ly mẫu sớm để học tập rèn luyện.

Khoảng 12 tuổi thì sẽ được lập phủ bên ngoài rồi mới cưới vợ, nạp thiếp. Vua thương thì sẽ cho lập phủ sớm.

Ví như thời vua Minh Mạng có vị hoàng tử văn thơ xuất chúng, đc vua cho đi học lúc 5 tuổi, 8 tuổi đã theo vua đi tế lễ, 13 tuổi đc phong tước lập phủ tham dự triều chính, có vẻ rất đc sủng ái. Nhưng cùng thời cũng có vị khác tính tình an ổn có vẻ cũng đc vua thương nhưng 8 tuổi mới đc vua cho đi học, 29 tuổi mới đc lập phủ riêng. Nhưng qua sử sách có vẻ vị này vẫn rất đc vua yêu quý.

Hoàng nữ:

Họ sống trong phủ của anh trai cùng mẹ cho đến khi xuất giá. Họ xuất giá khá trễ khoảng 23 tuổi. Mình ấn tượng nhất là 1 trong 3 vị xuất giá năm 26 27 tuổi. 

Lễ xuất giá của 1 hoàng nữ khá tốn kém. Chi phí các bữa ăn của vua trong 1 tháng chỉ khoảng 50 lạng vàng. Thì 1 hoàng nữ xuất giá phải mất 20.000 lạng vàng. Trước khi lấy chồng gọi là hoàng nữ, sau khi lấy chồng gọi là công chúa, về già thì chỉ gọi là chúa thôi ạ.

Lưu ý: bộ Hoàng Việt luật, ban hành thời Gia Long.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro