5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Chương 5

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT

5.1 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

5.1.1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng

a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

Đại đoàn kết là một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh. Đó là chiến lược tập hợp mọi lực lượng có thể tập hợp được, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh để chiến thắng kẻ thù của dân tộc và giai cấp. Với ý nghĩa đó, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý " Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt cuả thành công"; " Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi"; " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công, đại thành công"...

b.Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của cách mạng nước ta là xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, nhằm phục vụ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

5.1.2 Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

a. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân

- Khái niệm Dân và Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nội hàm rất rộng, vừa là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa là mỗi con người Việt Nam cụ thể, cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc.

- Theo Hồ Chí Minh đại đoàn kết toàn dân là tập hợp mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung, dựa trên nền tảng khối liên minh công nông vững chắc.

b. Thực hiện đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc; đồng thời phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng, tin tưởng vào nhân dân, tin vào con người

5.1.3 Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc

a. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất

- Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, mọi con dân nước Việt cả ở trong và ngoài nước...đều được coi là Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tuỳ theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng, cương lĩnh, điều lệ, tên gọi của Mặt trận dân tộc thống nhất có thể khác nhau.

b. Một số nguyên tắc cơ bản về xây dựng và hoạt động của mặt trận dân tộc thống nhất

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng khối liên minh công- nông- trí thức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng- đây là nguyên tắc cốt lõi trong chiến đại đoàn kết của Hồ Chí Minh.

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động trên cơ sở bảo đảm lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.

- Mặt trận dân tộc thống nhất phải hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi, bền vững.

- Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.

5.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ

5.2 Sự cần thiết xây dựng đoàn kết quốc tế.

a. Thực hiện đoàn kết nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng.

- Đối tượng đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn:đó là với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính quốc; với Liên Xô, với Lào và Campuchia...

- Mối quan hệ: đại đoàn kết dân tộc là cơ sở cho việc thực hiện đoan kết quốc tế. Nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những nhân tố quyết định, thì đoàn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng đối với thắng lợi của cách mạng.

b. Thực hiện đoàn kết quốc tế, nhằm góp phần cùng với nhân dân thế giới thực hịên thắng lợi các mục tiêu cách mạng

- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết quốc tế là vì chúng ta không chỉ chiến đấu vì độc lập, tự do của đất nước mình mà còn vì độc lập, tự do của các nước khác, không chỉ bảo vệ những lợi ích sống còn của dân tộc mình mà còn vì mục tiêu cao cả của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

5.2.2 Nội dung và hình thức của khối đại đoàn kết quốc tế

a. Các lực lượng cần tập hợp, tranh thủ thực hiện đoàn kết quốc tế

- Nội hàm khái niệm đoàn kết quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, song chủ yếu tập trung vào 3 lực lượng: phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, các lực lượng tiến bộ, những người yêu chuộng hoà bình, dân chủ, tự do và công lý.

b. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết quốc tế

- Tuỳ theo từng thời kỳ, căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh có những hình thức xây dựng những mặt trận đoàn kết thích hợp

5.2.3 Nguyên tắc xây dựng khối đại đoàn kết quốc tế

a. Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích, có lý, có tình

b. Đoàn kết trên cơ sở độc lập, tư chủ, tự lực, tự cường

KẾT LUẬN

- Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, chúng ta phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ và gia nhập thị trường quốc tế, nhưng phải trên cơ sở độc lập tự chủ, phát huy dõy đủ các yếu tụ́ nụ̣i lực, dựa vào các nguồn lực trong nước là Chính, bao gồm nguồn lực con ngươi, đất đai. tài nguyờn, trớ tuệ, truyền thống lich sử và văn hoá.

S0r+yKB4:o


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro