chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chương 1

CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.1.1 Cơ sở khách quan

a. Bối cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh

*Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

+ Nhà Nguyễn đầu hàng Thực dân Pháp, thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Đông Dương.

+ Cuộc khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp tác động mạnh mẽ đến sự chuyển biến về kinh tế- xã hội Việt Nam, tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước- giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX...

*Bối cảnh quốc tế

+ CNTB phát triển xác lập quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới và trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa.

+ Cách mạng tháng Mười Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức " mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc"

+ Quốc tế cộng sản ra đời( 3/ 1919)

b. Những tiền đề tư tưởng lý luận

*Giá trị truyền thống dân tộc

Lịch sử dựng nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Việt Nam.

- Đó là truyền thống yêu nước kiên cường bất khuất. Truyền thống yêu nước là tư tưởng tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất, là cội nguồn của trí tuệ sáng tạo và lòng dũng cảm của con người Việt Nam, cũng là chuẩn mực đạo đức cơ bản của dân tộc.

- Là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, tinh thần cố kết cộng đồng, là ý thức vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách, là trí thông minh sáng tạo, quý trọng hiền tài

*Tinh hoa văn hoá nhân loại

- Tư tưởng và văn hoá phương Đông

+ Trước hết là tư tưởng Nho giáo. Trong nhiều tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều mệnh đề của Nho giáo và đưa vào đó những nội dung và ý nghĩa mới mang tính cách mạng và thời đại. Trong Nho giáo có yếu tố duy tâm, lạc hậu, phân biệt đẳng cấp, coi khinh lao động và phụ nữ mà Hồ Chí Minh lên tiếng phê phán, bác bỏ. Nhưng Nho giáo cũng có nhiều yếu tố tích cực, đó là triết lý hành động " hành đạo giúp đời"; triết lý nhân sinh chủ trương từ thiên tử đến thứ dân ai cũng phải lấy tu thân làm gốc; lý tưởng về một xã hội thái bình trị, thế giới đại đồng, "thiên hạ là của chung"; đề cao văn hoá, lễ giáo, tạo ra một truyền thống hiếu học trong nhân dân...Người đã lựa chọn mặt tích cực của Nho giáo để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.

+ Thứ hai, Phật giáo. Phật giáo vào Việt Nam rất sớm và ảnh hưởng rất mạnh trong nhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hoá Việt Nam. Đó là tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân; đó là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; đó là tinh thần bình đẳng, chống lại mọi phân biệt đẳng cấp: đó là tư tưởng đề cao lao động, chống lười biếng; đó là cuộc sống gắn bó với nhân dân, với đất nước...

Ngoài những mặt tích cực trong tư tưởng phương Đông, phương Tây và cả chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn cũng được Hồ Chí Minh tìm thấy "những điều thích hợp với điều kiện nước ta".

- Tư tưởng và văn hoá phương tây

Trong những năm tháng bôn ba vừa kiếm sống vừa tham gia hoạt động cách mạng trên khắp 4 châu lục, Người đã tận mắt chứng kiến cuộc sống của nhân dân từ các nước tư bản phát triển như Mỹ, Anh, Pháp... đến các nước thuộc địa. Đó là những điều kiện thuận lợi để Người nhanh chóng chiếm lĩnh vốn kiến thức của thời đại, đặc biệt là truyền thống dân chủ và tiến bộ, cách làm việc dân chủ và sinh hoạt khoa học của nước Pháp.

* Chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa Mác- Lênin là bộ phận tinh tuý nhất của nhân loại, là đỉnh cao của tư tưởng loài người. Có thể nói, chủ nghĩa Mác- Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển về chất của tư tưởng Hồ Chí Minh vì:

+ Đem lại cho người phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hoá dân tộc, truyền thống tốt đẹp của cha ông, cũng như tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Nhờ có chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã chuyển hoá được những yếu tố tiến bộ tích cực của truyền thống dân tộc cũng như tinh hoa văn hoá nhân loại để tạo ra tư tưởng của mình.

+ Tìm thấy quy luật phát triển tất yếu của nhân loại: Sớm hay muộn các dân tộc sễ đi đến CNXH

+ Nhờ có chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã tổng kết được kinh nghiệm của cách mạng thế giới và thực tiễn đấu tranh giải phóng dân tộc

+ Nhờ có chủ nghĩa Mác, Hồ Chí Minh đã thấy con đường dân tộc Việt Nam phải đi và cái đích phải đến. Đó là con đường cách mạng vô sản và cái đích của nó là chủ nghĩa xã hội, CNCS

1.1.2 Nhân tố chủ quan

- Khả năng và tư duy trí tuệ của Hồ Chí Minh: đó là tư duy độc lập sáng tạo và óc phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu am hiểu các vấn đề

- Đó là sự khổ công học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu nướ, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành sẵn sàng hy sinh cao nhất vì độc lập tự do của tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân

- Là bản lĩnh kiên định luôn tin vào nhân dân, khiêm tốn bình dị, ham học hỏi, nhạy bén với cái mới, có phương pháp làm việc biện chứng, có đầu óc thực tiễn

Chính những phẩm chất cá nhân đó đã quyết đinh việc nguyễn ái Quốc- Hồ Chí Minh tiếp thu chon lọc , chuyển hoá tinh hoa văn hoá của dân tộc và thời đại thành tư tưởng của mình

1.2 QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.2.1 Thời kỳ hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng( trước năm 1911)

Đây là giai đoạn Hồ Chí Minh tiếp nhận truyền thống yêu nước và nhân nghĩa của dân tộc; hấp thụ vốn hán học, Quốc học bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương tây; chứng kiến cuộc sống khổ cực của nhân dân và tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh hình thành nên hoài bão cứu nước của mình.Giai đoạn này gia đình, nhà trường, quê hương là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành nhân cách của Hồ Chí Minh

1.2.2 Thời kỳ xác định con đường cứu nước, giải phóng dân tộc( 1911-1920)

Đây là giai đoạn bôn ba tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn này Người đã tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới và khảo sát cuộc sống của nhân dân các dân tộcbị áp bức và nhân dân lao động chính quốc

- Tháng 7/ 1920 Người được tiếp xúc luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa " Luận cương về những vấn đề dân tộc và thuộc địa đến với người như một ánh sáng kỳ diệu nâng cao về chất tất cả những hiểu biết và tình cảm cách mạng mà Người hằng nung nấu"

- Việc biểu quyết tán thành thành lập quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp( 12/ 1920) đánh dấu bước chuyển về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác- Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản

1.2.3 Thời kỳ hình thành tư tưởng cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam( 1921- 1930)

Đây là thời kỳ Hồ Chí Minh hoạt động thực tiễn và lý luận cực kỳ sôi nổi và phong phú để tiến tới thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

- Người tham gia hoạt động tích cực trong ban nghiên cứu thuộc của Đảng cộng sản Pháp, tham gia sáng lập hội liên hiệp thuộc địa; tham gia các đại hội và hội nghị quốc tế; viết nhiều bài báo tố cáo chủ nghĩa thực dân;Người viết những tác phẩm có tính chất lý luận chứa đựng những nội dung sau đây:

+Chỉ ra bản chất của CNTB là " ăn cướp" " giết người"; là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới

+ Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản

+Cách mạng giải phóng dân tộc có thể bùng nổ và giành thắng lợi trước cách mạng vô sản chính quốc

+ cách mạng giải phóng dân tộc cần phải thu phục, lôi cuốn được nông dân đi theo, cần xây dựng khối liên minh công- nông làm động lực cho cách mạng

+ Cách mạng muốn thành công phải do Đảng lãnh đạo

+ Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân chứ không phải của một vài người

1.2.4 Thời kỳ vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác định, tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam( 1930- 1945)

Do không nắm được tình hình thực tế ở Việt Nam và các nước thuộc địa phương Đông, lại bị chi phối bởi khuynh hướng " tả" lúc bấy giờ, Quốc tế cộng sản đã chỉ trích và phê phán đường lối của Hồ Chí Minh vạch ra trong Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị TW tháng 10/ 1930 của Đảng ta, theo chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản đã ra " án Nghị quyết" thủ tiêu chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương. trong thời gian đó Nguyễn ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản phê phán là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Ngoài việc học tập Người không được giao công tác nào khác

Trong hoàn cảnh đó, Nguyễn ái Quốc vẫn bình tĩnh nhưng kiên quyết giữ vững quan điểm của mình.

Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản( 1935) đã có sự chuyển hướng chiến lược và sách lược. Năm 1936 đề đề ra " Chính sách mới" phê phán những biểu hiện " tả khuynh" cô độc, bè phái trước đây. Trên thực tế, từ đây Đảng đã trở lại với Chính cương, Sách lược vắn tắt của Hồ Chí Minh

- 9/ 1938 Quốc tế Cộng sản điều động Nguyễn ái Quốc về công tác ở Mặt trận Đông Dương.

Hội nghị TW Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ 6( 11/ 1939) khẳng định " Đứng trên lập trường giải phóng dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc là tối cao, tất cả mọi vấn đề của cách mệnh, cả vấn đề điền địacũng phải nhằm mục đích ấy mà giải quyết"

Hội nghị TW lần thứ Tám đánh dấu sự thay đổi chiến lược đúng đắn, sáng tạo theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Cách mạng tháng 8/ 1945 với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cách mạng Việt Nam và thế giới đã chứng minh giá trị và sức sống mãnh của tư tưởng Hồ Chí Minh là hoàn toàn đúng đắn.

1.2.5 Thời kỳ tiếp tục bổ sung, phát triển và hoàn thiện tư tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội( 1945- 1969)

Sau khi giành được chính quyền Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở Miền Bắc, vừa đấu tranh giải phóng Miền Nam. đây là thời kỳ tư tưởng Hồ Chí Minh được bổ sung, phát triển và hoàn thiện trên một loạt những vấn đề cơ bản sau:

- Về đường lối chiến tranh nhân dân " toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh"

- Về xây dựng CNXH ở một nước vốn là một nước thuộc điạ nửa phong kiến, quá độ lên CNXH không trải qua chế độ TBCN, trong điều kiện đất nước bị chia cắt và có chiến tranh

- Về xây dựng Đảng với tư cách Đảng cầm quyền

- Về xây dựng nhà nước kiểu mới của dân, do dân, vì dân

- Về củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong phong trào cộng sản quốc tế và nhân dân các nước đấu tranh cho hoà bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Trước khi qua đời Hồ Chí Minh đã để lại "Di Chúc" thiêng liêng. Di chúc nói lên tình sâu nghĩa nặng của Người đối với dân, đối với nước, đồng thời vạch ra những định hướng mang tính chất cương lĩnh cho sự phát triển của đất nước và dân tộc sau khi kháng chiến thắng lợi

Đảng và nhân dân ta ngày càng nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn di sản tinh thần vô giá mà Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta. Đại hội đại biểu toàn quốc VII của Đảng đã khẳng định: " Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động"

Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nguồn trí tuệ, nguồn động lực to lớn soi sáng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đổi mới và phát triển đất nước với mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ văn minh"

1.3 GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc

a. Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời đại, nó trường tồn bất diệt, là tài sản vô giá của dân tộc ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn " Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới, rút ra từ thực tiễn sinh động"

Nét đắc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh là những vấn đề xung quanh việc giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc. Tư tưởng của Người gắn liền với chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tiễn cách mạng nước ta

b. Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam

Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho Đảng và nhân dân ta trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi

1.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự phát triển thế giới

a. Phản ánh khát vọng của thời đại

C.Mác khái quát " Mỗi thời đại xã hội đều cần những con người vĩ đại của nó và nếu không có những con người vĩ đại như thế thì thời đại sẽ sáng tạo ra những con người như thế".

Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử vĩ đại, không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân Việt Nam mà còn là sản phẩm của dân tộc, của nhân loại tiến bộ

b. Tìm ra các giải pháp đấu tranh giải phóng loài người

Đóng góp lớn nhất của Hồ Chí Minh đối với thời đại là từ việc xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đến việc xác định được một con đường cách mạng, một hướng đi, một phương pháp để thức tỉnh hàng trăm triệu con người bị áp bức

Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đã, đang và sẽ mãi là chân lý sáng ngời, góp phần vào sự kiến tạo và phát triển của nhân loại. Đó là một sự thật lịch sử

c. Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả

Trong lòng nhân dân thế giới , Hồ Chủ tịch là bất diệt. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Hồ Chí Minh là "lãnh tụ của thế giới thứ ba". Tuy Người đã mất nhưng " tư tưởng chỉ đạo của Người vẫn mãi mãi soi sáng cuộc đấu tranh cho tới khi tất cả bọn xâm lược và bọn áp bức bị đánh bại hoàn toàn"( Trích điện văn của Tổng thống nước Cộng hoà thống nhất Tan- da- ni- a Gu- li- ut Ni- rê- rê)

" Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày nay là ngôi sao trên bầu trời cách mạng XHCN, của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, đang chỉ đường cho chúng ta bằng ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong sự nghiệp của chúng ta nhất định Người sẽ sống mãi ( R. A- rix- men đi Tổng bí thư Đảng Cộng sản U- ru- goay)

p�:�c�


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro