tuan12345

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I - Cơ khí hóa và tự động hóa

v     Cơ khí hóa chính là quá trình thay thế tác động cơ bắp của con người khi thực hiện các quá trình công nghệ chính hoặc các chuyển động chính bằng máy. Sử dụng cơ khí hóa cho phép nâng cao năng suất lao động, nhưng không thay thế được con người trong các chức năng điều khiển, theo dõi diễn tiến của quá trình cũng như thực hiện một loạt các chuyển động phụ trợ khác.

v     Tự động hoá quá trình sản xuất là giai đoạn phát triển tiếp theo của nền sản xuất cơ khí hoá. Nó sẽ thực hiện phần công việc mà cơ khí hóa không thể đảm đương được đó là điều khiển quá trình. Tự động hóa quá trình sản xuất là tổng hợp các biện pháp được sử dụng khi thiết kế quá trình sản xuất và công nghệ mới ,tiến hành các hệ thống có năng suất cao ,tự động thực hiện các quá trình chính và phụ bằng các cơ cấu và thiết bị tự động ,mà không cần đến sự tham gia của con người.

II - Cảm biến

1. Khái niệm chung

   Là những thiết bị có khả năng cảm nhận những đại lượng điện và không điện, chuyển đổi chúng thành những tín hiệu điện phù hợp với thiết bị thu nhận tín hiệu

    Là những thiết bị không thể thiếu trong các hệ thống tự động hóa và sản xuất công nghiệp.

2. Phân loại cảm biến

a. Theo tín hiệu ra

Có 3 dạng tín hiệu: - Cảm biến ON/OFF

                                 - Cảm biến tương tự

                                 - Cảm biến số

b. Theo tín hiệu vào

Ta có các cảm biến sau:

- Cảm biến vị trí                                 - Cảm biến nhiệt độ

-         Cảm biến khối lượng, lực                - Cảm biến nồng độ

-         Cảm biến áp suất                               - Cảm biến lưu lượng

-         Cảm biến vận tốc, gia tốc…

c. Theo bản chất, cấu tạo:

Ta có các cảm biến sau:

- Cảm biến quang điện                      - Cảm biến tiệm cận điện từ

  - Cảm biến tiệm cận điện dung       - Cảm biến Lazer

  - Cảm biến siêu âm                          - Cảm biến điện cảm

  - Cảm biến nhiệt ……

3. Một số loại cảm biến

Ø     Công tắc, nút bấm

Công tắc tay

Công tắc tay thường có 2 trạng thái: đóng (ON ) và ngắt (OFF). Một số công tắc có nhiều hơn 2 trạng thái, còn một số khác chỉ có 1 trạng thái ( nút bấm ).           

Công tắc liên kết người vận hành với hệ thống sản xuất tự động

Công tắc hành trình ( giới hạn - Limit switch )

Sự khác nhau của công tắc hành trình so với công tắc thường là nó chịu tác động từ quá trình hoạt động của hệ thống chứ không phải do người vận hành.

Đây là loại công tắc được sử dụng rộng rãi cho các quá trình tự động có chuyển động của thiết bị chấp hành. Cuối hành trình, thiết bị chấp hành tác động lên công tắc để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của chu trình công tác.     

Kiểu tác động của công tắc hành trình:

- Tác động tức thời: Khi nhận được tác động thì tiếp điểm thường đóng NC sẽ mở ra, còn tiếp điểm thường mở NO sẽ đóng lại tức thời.

- Tác động có trễ: Tạo ra 1 khoảng thời gian trễ đủ nhỏ giữa 2 loại tiếp điểm

a. Cảm biến vị trí

Cảm biến vị trí có nhiệm vụ phát hiện sự có mặt của vật thể thực như chi tiết, cơ cấu máy. Có rất nhiều loại cảm biến để phát hiện vị trí:

 - Cảm biến quang điện                    

 - Cảm biến tiệm cận

v     Cảm biến tiệm cận

Đặc điểm:      - Phát hiện vật không cần tiếp xúc

                        - Tốc độ đáp ứng cao

                        - Đầu sensor nhỏ có thể lắp ở nhiều nơi

                        - Có thể sử dụng trong môi trường khắc nghiệt.

Phân loại: Loại cảm ứng từ và loại điện dung

ü      Cảm biến tiệm cận điện từ: Là loại cảm biến được sử dụng rộng rãi để phát hiện sự có mặt của vật liệu dẫn điện không qua tiếp xúc.

+ E2E phát hiện vật kim loại

- Khoảng cách cảm nhận từ 0,6 – 20 mm

- Nguồn điện: 12-24 VDC, 24 – 240 VAC. Có loại DC 2, 3 dây; AC 2 dây.

Nhận biết các loại vật liệu:

      - E2E: phát hiện sắt từ

      - E2EY: phát hiện nhôm, đồng

      - E2EV: phát hiện tất cả kim loại

      - E2F: cảm biến có thể ngâm trong nước

ü      Cảm biến tiệm cận điện dung:

Là loại cảm biến sử dụng trường tĩnh điện để phát hiện vật thể dẫn điện hoặc không dẫn điện.

Cảm biến sử dụng vật thể dẫn điện hoặc không dẫn điện như môt cực của tụ điện. Vật thể càng gần cảm biến thì dung lượng của tụ điện càng cao. 

- E2KC phát hiện mọi vật thể (Chế độ Light On, Chế độ Dark On)

+ Khoảng cách cảm nhận từ 3 – 25 mm

+ Nguồn điện: 10-40 VDC, 90 – 250 VAC.

+ Có thể phát hiện vật thể qua lớp cách ly ( không phải là kim loại ) như nước trong thùng nhựa, ống thủy tinh ( chất lỏng phải có hằng số điện môi cao hơn vỏ thùng )

+ Môi trường làm việc phải khô, bởi vì khi có chất lỏng trên bề mặt cảm biến, cảm biến có thể sẽ tác động nhầm

+Theo chức năng phân làm hai loại là PNP, NPN

- E2EV là cảm biến tiếp cận điện từ 

  + Phát hiện sự có mặt của các lon một cách chính xác

  + Khoảng cách đo của sensor có thể tới 10 mm.

- E2CY-C2A là sensor tiệm cận điện từ chuyên để phát hiện vật thể bằng nhôm ( không phát hiện được sắt ) với độ tin cậy cao. Rất dễ cài đặt sensor, chỉ cần ấn nút TEACH trên bộ khuếch đại.

- E2C-T là loại cảm biến tiệm cận có bộ khuyếch đại rời có chức năng Teach. Chúng ta có thể set được chính xác vị trí điểm cần cảm biến. Sensor có thể phân biện được khoảng cách nhỏ tới 0.1mm.

- E2K-C là sensor tiệm cận điện dung công suất lớn  có thể phát hiện được chất lỏng bên trong hộp có hay không.

- E2KQ Là cảm biến điện dung, không bị ảnh hưởng bởi bọt khí nhờ chỉnh được độ nhạy của sensor

CB1 (Cb điện dung): Dark On

CB2 (CB điện dung): Light

v     Cảm biến quang điện         

-  Cảm biến quang là loại cảm biến đo vị trí và dịch chuyển theo phương pháp quang hình học gồm nguồn phát sáng ánh sáng kết hợp với một đầu thu quang (thường là tế bào quang điện).. Cấu tạo cảm biến gồm 1 thiết bị phát và 1 thiết bị thu.

- Phân loại: + Thu pháp độc lập + Thu phát chung + Khuếch tán

ü      Cảm biến thu phát độc lập:

- Ứng dụng: + E3S-C phát hiện gãy mũi khoan

                    + E3C- phát hiện linh kiện điện tử

                    + E3JK-SM phát hiện vật lớn   + E3C- phát hiện vật nhỏ

- Đặc điểm:

- Độ tin cậy cao

- Khoảng cách phát hiện xa

- Không bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc vật

- E3Z-T61, với tia sáng mạnh có thể xuyên qua vỏ bọc giấy bên ngoài và vì vậy có thể phát hiện được sữa / nước trái cây tại thời điểm hiện tại cũng như phát hiện được mức của chất lỏng này.

ü      Cảm biến thu phát chung:

Đặc điểm:

-          Độ tin cậy cao

-          Giảm bớt dây dẫn

-          E3S-R12 Có thể phân biệt được vật trong suốt, mờ, bóng loáng

+ E3Z-B là loại sensor mới của Omron chuyên dùng để nhận biết  các chai trong suốt. Bạn cũng có thể dùng model cũ là E3S-CR67 .

ü      Cảm biến khuếch tán:

+ Đặc điểm:

- Dễ lắp đặt. Bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc vật, nền, …

+ Z4W-V là loại Laser sensor và nó có thể phát hiện được chiều cao của bánh được làm ra với độ  chính xác tới vài micromet.

+ E3C-VM35R rất nhỏ và có thể phát hiện vật thể có kích thước nhỏ đến 0,2 mm. Nó cũng phân biệt được sự khác biệt rất nhỏ về màu sắc.

b, Cảm biến màu

- Cảm biến màu phát các ánh sáng đỏ (R), xanh lá (G), xanh dương (B) tới vật cảm biến, sau đó nhận ánh sáng phản xạ về, phân tích tỉ lệ các ánh sáng R, G, B để phân biệt màu của vật.

- Đặc điểm:

-  Độ tin cậy cao.  Dễ sử dụng. Có thể dạy cho cảm biến biết màu của vật (chức năng teach).

- E3MC là loại sensor  màu và nó rất dễ dàng nhận biết các màu theo yêu cầu.

C, Cảm biến sợi quang:

 Các cảm biến sợi quang gồm 1 bộ phát, 1 bộ thu và 1 cáp quang để truyền tín hiệu.

- Đặc điểm:

-        Hoạt động ổn định trong môi trường khắc nghiệt, nhiệt độ cao

-        Dễ lắp đặt, chỉ cần không gian nhỏ

-        Có thể phát hiện các vật nhỏ

D, Cảm biến laser

Laser là nguồn sáng đơn sắc, độ chói lớn, rất định hướng và đặc biệt là tính liên kết mạnh (cùng phân cực cùng pha ).

 Đặc điểm chính của tia laze là có bước sóng đơn sắc hoàn toàn xác định, thông lượng lớn, có khả năng nhận được chùm tia rất mảnh với độ định hướng cao và truyền đi trên khoảng cách lớn.

  Cấu tạo cảm biến laser: Cảm biến gồm phần tử phát laser, phần tử cảm nhận và gương. Nguồn sóng phát ra xuyên qua gương 1 phần và chiếu vào đối tượng. Sóng phản hồi từ đối tượng sẽ giao thoa với sóng phát ra. Nếu các đỉnh sóng trùng nhau, thì sóng giao thoa sẽ có biên độ gấp đôi biên độ ban đầu. Nếu sóng phản hồi lệch pha 180° thì biên độ sóng giao thoa sẽ bằng 0.

E, Cảm biến siêu âm

Cảm biến siêu âm là thiết bị dùng để xác định vị trí của các vật thông qua phát sóng siêu âm.

Cảm biến siêu âm gồm 2 bộ phận: phát siêu âm thu siêu âm

   Bộ thu sóng có nhiệm vụ chuyển đổi sóng cơ thành tín hiệu điện và truyền đến bộ khuếch đại.

F. Cảm biến hồng ngoại

Cảm biến hồng ngoại phản ứng với các nguồn ánh sáng hồng ngoại gần với phía ánh sáng nhìn thấy về phía đỏ.

 Năng lượng hồng ngoại bị hấp thụ và phản xạ khác nhau trên các vật liệu khác nhau. Màu sắc vật liệu cũng làm thay đổi phần trăm phản xạ.

Ø     Ứng dụng của cảm biến hồng ngoại

-        Cảm biến hồng ngoại ứng dụng để phát hiện và kiểm tra các đối tượng nóng hoặc các đối tượng phát ra hồng ngoại.

-        Trong gia công cắt gọt cảm biến hồng ngoại phát hiện ra vùng gia công mà nhiệt độ quá cao ( do mòn dụng cụ ). Cảm biến loại này không bị nhiễu bởi vùng ánh sáng nhìn thấy.

-        Trong chế tạo robot: cuộc thi robocon…

      -    Trong chế tạo các thiết bị cảm ứng hồng ngoại : cửa tự động, thang máy …

G. Cảm biến thông minh

     Cảm biến thông minh là sự kết hợp giữa µP và các mạch vi điện tử với cảm biến thông thường để thực hiện được các chức năng mới mà các cảm biến thông thường không thực hiện được. Là loại cảm biến thế hệ mới cho phép đo chiều dài, khoảng cách, mức chênh lệch, độ dày với mức độ chính xác cao nhất (µm).

Ø     Ứng dụng của cảm biến thông minh

Sensor laser với tia sáng song song Z4LC là loại cho phép đo đường kính ống với độ chính xác cao mà không cần tiếp xúc.

Đo độ dày của vật đang chuyển động

Bằng cách kiểm tra độ lõm của nắp. Sensor lazer ZX có thể phân biệt được độ chênh lệch chiều cao rất nhỏ, do vậy khi nắp bị dẹp(do thủng lỗ) hay lồi lên, đầu ra sẽ được cảnh báo ngay với tốc độ hoạt động khá cao

H. Cảm biến đo nhiệt độ

         Nhiệt độ là đại lượng chỉ có thể đo gián tiếp trên cơ sở tính chất của vật liệu phụ thuộc vào nhiệt độ. Tính chất đó là khi nhiệt độ tác dụng vào vật liệu  thay đổi thì độ dẫn điện của vật liệu hay điện trở của chúng thay đổi theo

         Để chế  tạo các bộ cảm biến nhiệt độ người ta sử dụng nhiều nguyên lý khác nhau như các nhiệt điện trở; nhiệt ngẫu; phương pháp quang dựa trên phân bố phổ bức xạ do dao động nhiệt…

         Phân loại cảm biến đo nhiệt độ:

Ø       Cảm biến điện trở kim loại.

Ø       Cảm biến nhiệt điện trở.

Ø       Cảm biến bán dẫn.

v       Cảm biến điện trở kim loại

 Cảm biến điện trở kim loại RTD (Resitive Temperature Detector) là loại cảm biến mà nhiệt độ tăng thì điện trở tăng.

  Kim loại dùng để chế taọ cảm biến có thể là platin, niken , đồng hay volfram.Các cảm biến platin có miền đo khá rộng với nhiệt độ từ -2000C đến 10000C.

v     Cảm biến Nhiệt điện trở

       Nhiệt điện trở là loại cảm biến nhiệt độ mà khi nhiệt độ tăng thì điện trở giảm.

4. Cơ Cấu Chấp Hành

- Cơ cấu chấp hành có thể hiểu là bộ phận máy móc, thiết bị có khả năng thực hiện một công việc nào đó dưới tác động của tín hiện phát ra từ thiết bị điều khiển.

- Các Loại Cơ Cấu Chấp Hành: Các thiết bị điện. Các loại động cơ điện .Các loại ly hợp .Các phần tử thủy khí.

- Các thiết Bị Điện:Nam châm điện . Rơ le công suất . Cuộn từ

- Yêu Cầu Động Cơ Điện:Trong các hệ thống điều khiển tự động, điều khiển đông cơ nhằm đạt các yêu cầu sau:

-         +Đạt độ chính xác về vòng quay hoặc góc quay.

-         +Đổi chiều động cơ và hãm động cơ nhanh.

-         +Thay đổi tốc dễ dàng và chính xác .

-Các loại động cơ điện thường dùng:

-         động cơ một chiều

-         động cơ bước (Stepping Motor).

-         Động cơ Servo ( Servomotor).

-Cơ Cấu chấp hành bằng thủy lực:

-         Các loại bơm thủy lực.

-         Các loại van thủy lực.

-         Các loại van XiLanh – Động cơ thủy lực.

5. THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN

-  Thiết bị điều khiển trong hệ thống tự động làm nhiệm vụ thu thập các thông tin từ cảm biến, từ chương trình điều khiển, từ các phần tử điều khiển bằng tay sau đó xử lý các thông tin đó theo một thuật toán định trước và ra lệnh cho cơ cấu chấp hành thao tác đúng trình tự công nghệ.

Phân loại thiết bị điều khiển theo phương pháp:

1.      Điều khiển servo

2.      Điều khiển tương tự

3.      Điều khiển số.

Phân loại thiết bị điều khiển theo cấu tạo:

1.      Điều khiển bằng cơ khí.

2.      Điều khiển bằng khí nén

3.      Điều khiển băng cơ – điện.

4.      Điều khiển bằng điện tử.

5.      Hệ thống điều khiển PLC.

6.      Vi xử lý và vi điều khiển.

                                  II - CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG

1. Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG

Cấp phôi là quá trình chuyển phôi từ ổ chứa phôi qua máng dẫn và từ một số bộ phận khác tới vị trí gia công .

Việc cấp phôi có ý nghĩa to lớn sau

Biến máy bán tự động thành máy tự động. Dây chuyền sản xuất thành đường dây tự động .

Mang lại hiệu quả kinh tế nhờ giảm tổn thất về thời gian.

Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân ,đặc biệt trong môi trường độc hại ,nhiệt độ cao, phôi có trọng lượng lớn …..

2.PHÂN LOẠI CÁC HỆ THỐNG CẤP PHÔI TỰ ĐỘNG

Dựa vào dạng phôi ta chia ra 3 hệ thống cấp phôi chính:

Hệ thống cấp phôi cuộn .

Hệ thống cấp phôi dạng thanh.

Hệ thống cấp phôi rời từng chiếc.

a. Hệ thống cấp phôi cuộn

Phôi cuộn là dây thép tròn có đường kính nhỏ hoặc những lá thép mỏng được cuộn tròn vào tang  Mỗi lần gia công phải kéo ra và nắn thẳng để đưa tới vị trí gia công 

b. Hệ thống cấp phôi thanh

Phôi thanh dài từ 1 –5m có thể tròn hoặc vuông được nắn thẳng, có độ chính xác

cao và độ bóng tốt .

Cấp phôi có hai phương pháp :

-Dùng tải trọng để đẩy phôi tới cữ chặn.

-Dùng chấu phóng phôi .

c. Hệ thống cấp phôi rời

Phôi rời có 3 loại chủ yếu :

+ Chi tiết có trọng lượng lớn như các loại hộp.

+ Chi tiết có trọng lượng lớn và quay khi gia công như các loại trục lớn.

+ Các chi tiết nhỏ, hình dáng đơn giản, dùng chế tạo các chi tiết tiêu chuẩn.

YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG CẤP PHÔI  RỜI

Dự trữ đủ số lượng phôi theo yêu cầu gia công của máy, nghĩa là năng suất của hệ thống phải phù hợp với khả năng của máy.

Đảm bảo phôi có vị trí xác định trong không gian trước khi đưa vào vùng gia công

Vận chuyển phôi  vào vị trí gia công đúng nhịp do máy yêu cầu  .

Đảm bảo phôi không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

III -KIỂM TRA TỰ ĐỘNG

1. VỊ TRÍ, TÁC DỤNG CỦA KIỂM TRA

Là một lĩnh vực quan trọng của tự động hoá . Chức năng của nó là thu thập các thông tin về trạng thái các thiết bị về tiến trình của các qui trình công nghệ.

Nếu không có những thông tin đó thì không thể thực hiện được bất kỳ một sự điều khiển nào. Việc kiểm tra như vậy cần có ở mọi giai đoạn của quá trình sản xuất, từ khâu nhận nguyên liệu tới khâu phân phối sản phẩm

* Kiểm tra tự động ứng dụng ở đâu ?

- Kiểm tra phôi trước khi gia công .

- Kiểm tra tình trạng thiết bị khi khởi động máy (bôi trơn, che chắn, mức điện áp).

- Kiểm tra an toàn trong khi gia công.

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong và sau khi gia công.

2.PHÂN LOẠI CÁC THIẾT BỊ KIỂM TRA TỰ ĐỘNG

Tuỳ thuộc vào mục đích kiểm tra kích thước mà chia ra hai loại :

-Thiết bị kiểm tra thụ động .

-Thiết bị kiểm tra tích cực .

a. KIỂM TRA THỤ ĐỘNG LÀ GÌ ?

Khi một loạt chi tiết vừa chế tạo xong . Thiết bị kiểm tra phân chúng ra thành hai loại ( thành phẩm và phế phẩm ) hoặc nhiều nhóm.

Đó là thiết bị kiểm tra thụ động .

Đại diện là máy chọn tự  động.

b.KIỂM TRA TÍCH CỰC LÀ GÌ ?

Là một phương pháp kiểm tra hoàn chỉnh. Dựa vào kết quả đo lường, thiết bị kiểm tra tự động có thể điều chỉnh máy, điều chỉnh lại qui trình công nghệ hoặc dừng máy.

Phương pháp này làm giảm lượng phế phẩm ở mức thấp nhất

3. Máy chọn tự động

a, Nhiệm vụ

Theo dõi  kích thước chi tiết đã gia côngvà phần chúng ra thành các nhóm :

Chia thành hai nhóm :”phế phẩm“và“thành phẩm”

Chia thành ba nhóm :”phế phẩm +”,“ phế phẩm–”,”thành phẩm “

Ngoài việc chia phế phẩm còn chia thành phẩm ra nhiều nhóm để tiện cho việc lắp ghép.

b.Ưng dụng

+ Phân loại  những sản phẩm lắp chọn theo nhóm.

+ Máy chọn tự động thích hợp với các chi tiết nhỏ vừa , hình dáng đơn giản : bi cầu, chốt côn , bạc vòng bi …v.v..

+ Máy chọn tự động cần thiết khi phải kiểm tra 100% sản phẩm.

c.Máy chọn tự động gồm những bộ phận

Ngoài các bộ phận cơ bản như cảm biến,  mạch điều khiển, cơ cấu chấp hành.

Máy chọn tự động còn có cơ cấu cấp phôi , cơ cấu gá đặt chi tiết để đo, có cấu vận chuyển, cơ cấu quay chi tiết, cơ cấu nhớ tín hiệu và các thùng chứa sản phẩm sau khi phân loại .

4. KIỂM TRA TÍCH CỰC

A KHÁI NIỆM

Mức độ duy trì kích thước.

Mức độ điều khiển thiết bị gia công.

Mức độ duy trì kích thước

Thiết bị kiểm tra kích thước ngay trong quá trình gia công để phát lệnh điều khiển bàn dao hay ụ đá mài tiến vào để khử sai số hệ thống thay đổi do mòn dung cụ cắt  gây ra.

Như vậy lúc này làm việc gián đoạn còn thiết bị công nghệ đã được điều khiển ban đầu.

B. MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH KHI THIẾT KẾ THIẾT BỊ KIỂM TRA TÍCH CỰC

Phân tích nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra. Lựa chọn phương án. Tính toán và thiết kế cụ thể. Lắp ráp và vận hành thử.

Phân tích nhiệm vụ của hệ thống kiểm tra

Trước khi thiết kế cần nghiên cứu chi tiết về quá trình công nghệ .

Nắm vững thiết bị gia công và mục tiêu cần kiểm tra là gì ?.

Kiểm tra để điều khiển thông số nào ?.

Thiết bị kiểm tra phát huy tính hiện đại,  chính xác, công nghệ ổn định, sai số hình dáng hình học nhỏ. Lựa chọn phương án. Thu thập các tài liệu liên quan đến máy cắt, liên quan đến hệ thống kiểm tra đã có. Lựa chọn phương án đo .

Lựa chọn mức độ tự động hoá. Xác định tính vạn năng của hệ thống kiểm tra. Xác định điểm đặt thiết bị đo.

Tính toàn và thiết kế cụ thể

Khi tính toán và thiết kế cần đảm bảo: Độ chính xác cần thiết của thiết bị .Độ an

toàn của thiết bị. Sử  dụng thuận tiện, nhanh chóng và dễ điều chỉnh.

Phù hợp với máy cắt .Dễ chế tạo,  giá thành rẻ.

Lắp ráp và vận hành thử

Thông qua quá trình lắp ráp trên máy , cho làm việc thử, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống và có thể sửa đổi thiết kế vì có một số điểm không thuận tiện và không hợp lý.

         CIM có những ưu điểm sau

1 - Tính linh hoạt cao của sản phẩm, của sản lượng và cả của vật liệu.

2 - Nâng cao năng suất và chất lượng gia công.

3 - Quan hệ chặt chẽ và trực tiếp giữa thiết kế và sản xuất.

4 - Giảm cả lao động trực tiếp và gián tiếp.

5 - Thiết kế có năng suất và độ chính xác cao.

6 - Tiêu chuẩn hóa cao và sử dụng vật liệu hợp lý.

7 - Tiết kiệm thời gian và mặt bằng sản xuất.

8 - Tạo cơ sở dữ liệu chung để loại trừ các bộ phận chứa dữ liệu độc lập.

9 - Loại trừ các công việc lặp lại không cần thiết.

10 - Giảm thời gian giám sát sản xuất và số nhân sự thực hiện công việc này.

 11 - Cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ.

III -TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH LẮP RÁP

1. Khái niệm .

  Tự động hóa quá trình lắp ráp là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất để thực hiện liên kết các chi tiết và cụm chi tiết với nhau để tạo ra sản phẩm yêu cầu .

2. Hệ thống công nghệ lắp ráp.

  Là tập hợp của các phần tử và cơ cấu, được thiết lập để hoàn thành một nhiệm vụ lắp ráp đã định trước .

a . Các công đoạn trong quá trình lắp ráp

-         Tiếp nhận chi tiết cơ sở và chi tiết lắp ráp đưa vào vị trí công tác .

-         Gá đặt chi tiết cơ sở và định vị sơ bộ chi tiết lắp ráp.

-         Định vị chính xác chi tiết cơ sở và chi tiết lắp ráp.

-         Liên kết các chi tiết

-         Kiểm tra vị trí tương quan chính xác của chi tiết cơ sở và chi tiết lắp ráp.

-         Đưa sản phẩm ra khỏi vị trí lắp ráp.

b . Sơ đồ hệ thống lắp ráp cơ bản

CTCS :chi tiết cơ sở.       TLR :chi tiết lằp ráp.

VC :cơ cấu vận chuyển.  ĐVLR :đơn vị lắp ráp.    NL: năng lượng.

TH : tín hiệu.                   VLP : vật liệu phụ.

ĐG : đồ gá.                      DC :dung cụ.        

3 . Nhiệm vụ tự động quá trình lắp ráp.

-         Xác định mức độ ảnh hưởng của quan hệ lắp ráp trong các mối lắp cố định tới các bề mặt thực hiện chuyển động công tác chính.

-         Xác định tải trọng vận hành tới chuỗi kích thước công nghệ khép kín khi lắp ghép.

-         Xác định và đánh giá các sai số công nghệ lắp ráp trên mối lắp cố định , tìm kiếm các phương pháp hợp lý nhằm loại bỏ chúng, nâng cao chất lượng của mối lắp và sản phẩm.

-         Sử dụng gia công cơ để loại bỏ ảnh hưởng của quan hệ lắp ghép và tải trọng vận hành cũng như sai số công nghệ khi vận hành.

4. Độ chính xác của hệ thống lắp ráp

  Là sai số tương quan của các bề mặt lắp ghép, kích thước lắp ghép, các sai lệch này làm ảnh hưởng tới vị trí tương đối của các chi tiết lắp ráp

5. Năng suất của hệ thống lắp ráp tự động.

  Năng suất Q của hệ thống tự động là số lượng sản phẩm đạt chất lượng được lắp ráp trong một đơn vị thời gian .

tcb:thời gian cơ bản .

 tph :thời gian phụ không trùng do thực hiện các hành trình phụ .

 tcb :mất mát không có chu kỳ cho một đơn vị sản phẩm.

6. Phương hướng phát triển tự động hoá quá trình lắp ráp.

-         Thiết lập các hệ thống lắp ráp linh hoạt để thực hiện các quá trình lắp ráp khi sản phẩm thay đổi

-         Thiết lập cơ sở khoa học và kinh tế cho quá trình rôbôt hoá các quá trình lắp ráp tự động .

-         Hoàn thiện phương pháp tính chế độ lắp ráp và lượng phôi dự trữ trước khi thực hiện lắp ráp .

-         Tổ chức sản xuất tập trung các modun tiêu chuẩn có tính tới nhu cầu thực tế

-         Xây dựng và hoàn thiện kỹ thuật thiết kế cho các thiết bị lắp ráp điều khiển theo dây chuyền .

-         Thiết kế và chế tạo các rôbôt và môdun lắp ráp chuyên dùng điều khiển thích nghi

Nghiên cứu thiết lập các phương pháp lắp ráp mới với các điều kiện khác nhau

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro