Nghịch khôn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nói như vậy chắc chỉ học sinh 8A hiểu thôi nhỉ. Vì chắc chỉ có cô là bảo các em hãy cứ nghịch đi thôi. 
Ngay sau tuần học lớp mình xếp thứ nhất thì các em có hàng loạt tội được lưu lại trong sổ đầu bài. Cô biết nhưng cô lờ đi, giả bộ không quan tâm. Còn các em, có mấy bạn tự khai là cảm thấy lo lắng chờ đợi giờ sinh hoạt sắp tới, chuẩn bị tai để nghe cô mắng, rồi tưởng tượng những án phạt mà cô đưa ra. Còn cô, cô thấy biện pháp lờ đi của cô đôi phần cũng mang lại hiệu quả. Đó là vì cô kiềm chế được cảm xúc của cô,  giảm bớt sự tức giận. Cô tưởng tượng ra là nếu ngay lúc đó mà cô gọi các bạn "gây sự" đến tra hỏi thì không biết cô sẽ điên tiết lên và cáu gắt như thế nào nhưng vì cô lờ đi và cuối tuần quay lại thì đúng là nguồn cơ sự việc đã được giải tỏa, cô bình tĩnh hỏi han lý do của từng bạn. Kết quả ai cũng có lý do biện minh hợp lý cho mình. Kiểu như "em đánh bạn vì bạn trêu em" "em chỉ đùa bạn tí"...Cô kết luận các em còn trẻ con, cái tuổi hồn nhiên vô tư. Thích nói là nói, thích làm là làm, các em chưa ý thức được là việc làm đó là sai như thế nào? Hậu quả của nó ra sao? Đến khi các em biết được thì đã lại nói hoặc làm mất rồi. Không quay lại được nữa. Thế mới là trẻ con. Là trẻ con thì phải nghịch, nghịch nghĩa là các em đang khám phá. Kết quả của sự khám phá ấy có thể là đúng hoặc sai. Từ đó các em biết nếu sai thì lần sau không làm như vậy nữa. Dĩ nhiên cũng không phải ai cũng biết sửa sai ngay sau lần vi phạm thứ nhất. Có nhiều người phải sai hai, ba, bốn...thậm trí là rất nhiều lần sau đó họ mới biết sửa. Nên cô không cấm các em nghịch. Ngược lại cô còn khuyến khích để sao cho các em năng động và tự tin hơn. Nhưng cô chỉ mong sao nếu đã chọn nghịch thì các em hãy chọn nghịch khôn. Nghĩa là nghịch ở cái mức độ có thể sửa chữa được, nghịch mà không làm tổn thương người khác, nghịch mà không vi phạm những quy định của lớp,  của trường hoặc có đi chăng thì cũng đừng để ai biết.
Cô đã hỏi các em: Tại sao cô là giáo viên chủ nhiệm của các em. Có phải việc của cô chỉ là lên sinh hoạt lớp, ghi lại lỗi của học sinh, tìm học sinh mắc lỗi và dùng hình phạt để xử lý cho học sinh ấy sợ, xin chừa và không bao giờ vi phạm nữa. Cô phải vậy không cả lớp? Với các em cô vẫn luôn nói rằng. Cô chỉ như là một người hướng dẫn giúp các em phân biệt việc làm đúng / sai, tìm biện pháp sửa lỗi sai, phát triển cái đúng để các em tự hoàn thiện bản thân mình, và dần trường thành hơn. Cô chỉ là cái cầu nối giữa các em với nhà trường. Nếu nhà trường có kế hoạch hay yêu cầu gì với các em. Cô sẽ truyền đạt và giúp các em thực hiện. Còn các em nếu có ý kiến gì với nhà trường thì cũng hãy trình bày với Cô. Với phụ huynh học sinh là các Bố mẹ của các em thì cô vẫn bảo cô coi các em như những đứa con của mình. Con làm đúng, làm tốt thì cô khuyến khích, tuyên dương. Con mắc lỗi thì an ủi, động viên và giúp con tự hoàn thiện mình.
Cô tự dặn lòng mình phải luôn kìm nén cảm xúc vì cô nghĩ tất cả công việc mà xử lý trong lúc nóng giận đều không bao giờ mang lại kết quả tốt.
Các em biết không bên cạnh việc cô lờ mọi chuyện đi để cô kiềm chế được cảm xúc của bản thân thì cô nghĩ việc cô làm đó cũng chính là cô đang dành thời gian cho các bạn mắc lỗi tự kiểm điểm bản thân mình trong khoảng thời gian chờ đến giờ sinh hoạt. Cô biết là khi ấy có những bạn tránh va mặt với cô. Có bạn còn nghỉ luôn buổi học thứ 7. Có nghĩa là các bạn cũng đã ý thức được việc làm của mình là sai. Đấy cũng chính là hình phạt cho các bạn ấy rồi...nên sau giờ sinh hoạt của lớp có nhiều bạn bất bình, không đồng ý với quyết định của cô. Có bạn còn nhắn tin cho cô bảo cô là cô phải phạt các bạn ấy chứ. Nếu là thầy giáo chủ nhiệm trước thì thầy sẽ không để yên như vậy đâu. Cô chỉ nhắn lại cho bạn ấy là ok e. Nhưng rồi sau khi phạt bạn ấy thì kết quả có thay đổi được không? Em có chắc chắn là từ giờ bạn ấy sẽ không vi phạm nữa không? Tại sao em không đưa ra ý kiến bảo vệ, giúp đỡ bạn? Khuyên bảo hoặc ngăn cản bạn trước khi bạn ấy làm. Thực ra thì đằng sau câu chuyện mà cả lớp biết thì cô đã hẹn gặp riêng bạn ấy. Cho bạn ấy cơ hội giải thích và hứa với cô sẽ thay đổi. Rồi cô âm thầm đưa các bạn ấy vào danh sách theo dõi. Nếu các bạn ấy có biểu hiện tiến bộ cô luôn khuyên khích, động viên, tuyên dương trước lớp. Còn không hoặc còn vi phạm thì cô lại gặp riêng và không quên gọi điện cho Bố / mẹ bạn nhắc nhở. Các em chẳng sợ nhất là khi cô gọi điện cho Bố mẹ các em là gì? Lúc đó Bố mẹ các em sẽ có hình phạt với các em. Vậy cớ sao cô phải sử dụng hình phạt. Nhưng trong suốt năm học đã có bạn nào bị cô gọi điện cho Bố /mẹ. Có lẽ là vì các em đã biết nghịch khôn hơn rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#8ats