Con cò

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề bàiNgười xưa có câu: "Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc."

Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học của mình, em hãy viết bài văn với nhan đề: Chất nhạc và họa trong thơ.

Lưu ý:

- Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

- Đề cao cách hướng dẫn của thầy cô!

- Bài này... cảm giác như phần giải thích thì còn ổn. Cho đến khi phân tích để chứng minh thì còn nhạt nhòa, không nổi bật ý. Nên là, uhm vẫn chỉ là tham khảo.

- Độ dài: 1926 từ - ngắn chứ không phải là hàm súc, hay ho đâu. Bài này do viết vội, ẩu ẩu tí nên nó thế.

Bài làm

      Thơ có sức gợi là một bài thơ làm lay động lòng người từ ngôn ngữ độc đáo làm độc giả liên tưởng và có thể thưởng thức theo nhiều cách khác nhau. Ngôn ngữ ấy lúc toát lên cảnh tượng nên thơ trữ tình, lúc gợi nhớ từng nốt âm thanh bay bổng. Khi cả hai hòa quyện với nhau sẽ tạo nên chất nhạc và họa trong thơ. Người xưa từng có câu: "Thi trung hữu họa, thi trung hữu nhạc."

    "Thi" là thơ, là dòng chữ tạo nên từ vần điệu qua, là tác phẩm văn học hình thành nên từ tâm hồn lãng đãng và trái tim trắc ẩn của nhà thi sĩ. "Họa" là bức vẽ, bức tranh, là khung cảnh, cảnh tượng tuyệt mỹ trên trang giấy qua đầu cọ của nhà họa sỹ điêu luyện. "Nhạc" là thanh âm mỹ mãn, là lời ca giai điệu tinh tế từ những bản nhạc của người nhạc sỹ tài tình. Thế nhưng, xuyên suốt một thi phẩm, bạn đọc có thể nhìn nhận được những sắc màu đa dạng và cảm nhận được bao âm hưởng khác nhau thì đấy chính là khả năng kết hợp chuẩn mực của nhà thơ. Khi chất liệu riêng biệt của hội họa và thanh nhạc cùng tồn tại trong văn chương với chất liệu là câu từ, đó cũng là sự dung hòa hoàn hảo giữa các loại hình nghệ thuật một cách ấn tượng vào độc đáo. Chất nhạc trong thơ là khi nhắc đến những bài thơ giàu nhạc điệu và tràn ngập tiếng vang. Chất họa trong thơ là những đường nét, những khối hình dường như hiện hữu lên trước mắt độc giả khi đôi mắt lướt qua từng con chữ. Từ cái "chất nhạc và họa trong thơ" ấy đã giúp thơ ca dễ dàng đi sâu vào tâm trí, giúp mọi người đắm chìm và thêm yêu thương, mê mẩn cách thơ như tuôn trào trong lòng lúc nhẹ tênh, lúc nặng trĩu một cách lạ kỳ. Thơ là những rung cảm nội tâm, là những dâng trào của cảm xúc, là tiếng lòng khi gần gũi khi thiêng liêng. Thế nhưng, lại nói "Thi trung hữu họa. Thi trung hữu nhạc" bởi, thơ ca toát lên vẻ đẹp của cuộc sống và âm nhạc giúp dòng chảy thơ ca thêm giàu tình cảm. Đồng thời chất hội họa ẩn chứa trong thơ còn phản ánh thực trạng đời sống, nêu lên những hình tượng, biểu tượng mà nhà thơ nhờ vào ngôn ngữ để lột tả. Sở dĩ, trong thơ lại bao hàm cả chất nhạc bởi thi phẩm luôn luôn giàu đậm cảm xúc và giá trị tác phẩm của thi nhân chính là nằm ở điểm phô diễn được cảm tình, ý nghĩa. Nhờ có thanh âm, nhạc điệu thì mới thổi được chất thơ mạnh mẽ hay dịu dàng làm bùng lên hàm chứa mà bài thơ muốn truyền tải.

    Tác phẩm "Con cò" của Chế Lan Viên là một bài thơ đặc biệt gây ấn tượng từ hình ảnh con cò trong lời ru câu hát quen thuộc để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người. Bên cạnh đó, với phong cách nghệ thuật rất riêng của tác giả. "Con cò" cũng đã trở thành một tác phẩm được kết hợp tài tình cả nhạc lần họa:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay:

"Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò bay từ Cổng Phủ

Con cò Đồng Đăng..."

Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,

Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

"Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng..."

Khi con còn nằm trong nôi, còn nằm lọt vòng tay của mẹ hiền âu yếm, mỗi buổi trưa oi ả, nóng bức, im ắng lại nghe vang cùng khắp tiếng gió quạt từ tay mẹ và cánh môi mẹ ngân nga mãi tiếng ru dài. Mẹ thương con, mẹ yêu con, tình yêu ấy tựa nốt nhạc tha thiết, sâu lắng, dịu dàng hòa vào lời ru của mẹ. Hình ảnh con cò thân thuộc được gợi ra từ "trong lời mẹ hát" và dần dần đi sâu vào giấc ngủ sâu của đứa trẻ qua bao năm tháng tuổi thơ. Con cò ấy hiện hữu từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru: "Con cò bay la/ Con cò bay lả...", "Cò gặp cành mềm/ Cò sợ xáo măng". Giai điệu ngân vang, giọng hát ru của mẹ và hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn, tiềm thức trẻ thơ một cách hồn nhiên, trong sáng nhất. Nhà thơ đã cảm nhận được cái sâu sắc và tinh tế của tấm lòng che chở con qua lời "ầu ơ" ngọt ngào của người mẹ:

Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!

Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,

Con chưa biết con cò, con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

    Bé nhỏ trong sự vỗ về, yêu thương của mẹ chỉ cần ngủ ngoan là đã khiến mẹ vui lòng. Trong lời ru thấm đẫm tình yêu thương như đang trổ hoa, con được hưởng dòng sữa ngọt lành từ mẹ, được chìm trong giấc ngủ nồng say không cần lo sợ, phân vân, bôn ba đi kiếm ăn như con cò. Điệp từ "ngủ yên", "con chưa biết" và "con cò" tựa như được luyến láy rất nhiều lần, bộc lộ tình yêu thiêng liêng, cao cả của mẹ dành cho con. Từ đó, âm vang của cảm xúc lại như được lan truyền đi xa hơn.

    Cánh cò đơn thuần nhờ vào tinh túy trong khả năng kết hợp nghệ thuật hội họa vào thơ ca đã trở thành biểu tượng, trở thành thực tế:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

Mai khôn lớn, con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Lớn lên, lớn lên, lớn lên...

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn...

    Cánh cò trắng lả lướt, mềm mại từ trong nhạc điệu lời ru chầm chập, gần gũi đã đi vào tiềm thức tuổi thơ thắm thiết và dần bước vào cuộc sống của con người. Bằng sự liên tưởng phong phú của nhà thơ, ông đã thổi hồn vào ngôn từ làm bùng dậy sức sống mãnh liệt của cánh cò trắng muốt. Từ đó, cành cò không còn đơn thuần tồn tại trong lời ru chan chứa thương yêu mà còn hiện hữu với con nhỏ theo suốt cuộc đời sau này. Từ cánh cò tuổi thơ hiền hòa bên nôi con ngủ cho đến cánh cò đồng hành theo đoạn đường cùng con yêu đến trường. Đến tương lai xa sau này, nếu con trở thành thi nhân tài ba, cánh cò năm xưa ấy nhất định cũng sẽ cùng con bay vào câu thơ sống động. Cánh cò sát cánh bên con cũng chính là hình ảnh mẹ hiền dấu yêu một lòng bền bỉ dìu dắt, nâng đỡ con – cánh cò ấy sẽ mãi là một hình ảnh lung linh, sẽ luôn ôm ấp, quấn quýt bên con. Điệp ngữ "lớn lên" đã làm cho nhịp thơ nhanh hơn, bày tỏ được lòng háo hức, mong đợi của người mẹ. Khi ấy, điệu nhạc, âm hưởng thiết tha của bài thơ cũng trở nên dồn dập, trầm hùng. Điều đó cho ta thấy rằng, hình ảnh con cò qua sự tuôn trào nhẹ nhàng của ngòi bút, tác giả hoàn toàn làm trỗi dậy cả tiếng vang, nhạc điệu lẫn hình thái, khung cảnh mới lạ ghi dấu ấn đậm về mặt ý nghĩa. Biểu tượng về lòng mẹ bao la, bát ngát nổi lên cũng là khi chất họa trong thơ ghi điểm một cách rõ ràng:

Dù ở gần con

Dù ở xa con

Lên rừng xuống bể

Cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

   Từ trái tim thấu hiểu, tác giả đã viết nên những câu thơ như một lời khẳng định rằng dẫu tương lai có ra sao, có biết bao nhiêu vất vả, có trải qua bao nỗi cực khổ thì người mẹ vẫn mãi luôn bên cạnh con mà trong lòng mẹ nó vẫn luôn là đứa trẻ bé bỏng, non nớt, cần được đón nhận tình thương. Mẹ sẽ luôn dõi theo từng bước chân của con, luôn nâng đỡ, bảo vệ con. Câu thơ giàu tính triết lý của Chế Lan Viên đã được nhìn nhận qua rất nhiều tác phẩm. Tuy nhiên, tính triết lý ở bài thơ cảm động này chính là triết lý ở trái tim nồng nàn, là quy luật của thứ tình cảm bền vững và sâu sắc. Ý thơ rõ ràng nhưng nhịp thơ và nghĩa thơ lại mênh mông, vô tận vô cùng. Đó là khi lời ru thuở lọt lòng của con nhỏ kết thúc nhưng hình ảnh cánh cò và thanh âm vang dội của một trái tim yêu thương của mẹ dành cho con đồng thời là tấm lòng biết ơn của con đối với người mẹ kính yêu vẫn còn đọng lại mãi.

   Xuyên suốt cả bài thơ ta có thể thấy hình tượng trung tâm được nhà thơ Chế Lan Viên liên tục đề cập đến là hình ảnh con cò trắng lam lũ, vất vả. Tuy nhiên, hình ảnh con cò ấy chỉ là khởi điểm, là chỗ dựa cho những liên tưởng, tượng tưởng độc đáo tiếp theo của tác giả. Thực chất, ẩn sâu bên trong đó, dần hiện ra lại là hình ảnh của người mẹ tảo tần luôn hết mực yêu thương con của mình. "Con cò" – bài thơ với thể thơ tự do đã cho phép nhịp điệu, cảm xúc được bộc lộ một cách linh hoạt, rõ nét. Nhiều câu thơ mang dáng dấp thể thơ tám chữ kết hợp với các câu thơ ngắn gọn, đôi chỗ lặp lại ý tứ đã hoàn toàn gợi lên âm điệu của một lời ru. Bài thơ tâm lý, cảm động, giàu tính trí tuệ "Con cò" đã kết thúc viên mãn với hình ảnh và nhạc điệu của tình mẫu tử tràn trề, nồng ấm hiện hữu trong tâm trí độc giả.

    Đọc bài thơ "Con cò" của Chế Lan Viên, từng lời ru câu hát tựa như đang bay bổng, quấn lấy ta đi với đó là hình ảnh người mẹ dịu hiền, cái nôi êm ả như đang tồn tại thực tế mỗi khi ta lướt qua từng câu chữ. Tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời người nhờ vào tài vận dụng ca dao khéo léo của tác giả đã bao hàm được cả những suy ngẫm sâu sắc, giàu triết lý. Chế Lan Viên đã hoàn toàn thành công khi đem được chất nhạc và họa đầy dấu ấn vào trong từng nét thơ độc đáo, sáng tạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro