Sủi bọt

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Có đôi khi, gió đổi hướng không báo hiệu cho một bầu trời bình lặng mà chỉ là chút xoa dịu viễn vông trước khi một cơn giông lạnh lẽo hơn ập đến. Đã sắp đến hồi chuông đồng đầu tiên đưa học sinh rời khỏi ghế ngồi, và thời gian Vietnam có thể yên tĩnh với ánh nắng cũng cận kề vực thẳm. Anh sẽ không có oán trách nào chỉ vì tâm trạng bản thân đang không tốt, chẳng có gì khiến con người ta quên đi sầu muộn nhanh hơn sự vồn vã của thế gian, bởi khi ấy tâm trí sẽ quá chật chội để dung túng thêm cho bất cứ nỗi buồn nào.

Tựa sống lưng vào tường trong cái bức bối và lầm bầm cùng giọng hát ảo não. Xen trong tiếng gió. Sớm thôi, cả sân trường vắng lặng này sẽ bị vùi dập trong tiếng cười nói, tiếng bước chân, tiếng dầu sôi tí tách và bộ loa nằm gọn ở bốn góc sân lát đá. Không có sự dung thứ nào cho nỗi cô đơn vắng lặng vừa cuồng loạn oanh tạc. Nó sẽ bị đánh đuổi bất kể việc nó mới là kẻ đến trước.

Một minh chứng trừu tượng và mờ nhạt cho sự suy tàn của cán cân công lý.

Ai mà biết được, con người chỉ đơn giản là đuổi theo cái họ cho là đúng và ném ra sau đầu những cái gọi là "lẽ dĩ nhiên". Chẳng có gì to tát, chính anh cũng nghĩ vậy. Nhưng thật tò mò. Nếu đây đã là sự nhìn nhận của một con người bình thường thì rốt cuộc, những kẻ nghĩ nhiều và bị trầm cảm sẽ có cảm nhận uyên thâm thế nào nhỉ?

Và khoảng cách giữa "nạn nhân" và "kẻ đang không chịu lớn" cụ thể là bao nhiêu?

Bấy giờ, hồi chuông Dhammazedi mà Vietnam đã đợi từ lâu cũng vang lên tiếng hát, đưa những hạm đội từ tứ phương đổ xô về. Vị thống đốc đầu tiên đã gầy dựng nên hệ sinh thái này và giờ đây nó đang hoạt động theo phương châm "hỗn độn". Mặc kệ bất kì biến động to lớn nào cũng sẽ bị chà đạp và trở thành giọt dưỡng chất hoặc một liều dopamine cho những sinh vật tồn tại trong hệ sinh thái ấy.

Có lẽ đó là phép ẩn dụ đẹp đẽ nhất mà Vietnam có thể sử dụng rồi.

Người ta bảo trường học là nơi của ước mơ, đáng tiếc thay trong ấn tượng của anh nó lại chẳng khác nào một xã hội thu nhỏ đã được sàng lọc bớt mức độ tàn nhẫn nhất. Tệ nạn: có, phân biệt đối xử: có, chênh lệch "giai cấp": có, tư tưởng bệnh hoạn, suy đồi nhân cách đều có. Thi thoảng là phân biệt vùng miền, miệt thị cả những người mang hội chứng, dị tật bẩm sinh. Giáo viên không trị nổi học sinh thì cũng mặc xác chúng muốn làm gì thì làm. Một khung cảnh mịt mùng, chẳng có gì ấn tượng cả.

Khi bị hỏi tới, chúng sẽ bao che, ngụy biện, đổ ngược lại cho nạn nhân hay thậm chí đánh tráo khái niệm để biến những việc chúng làm thành "lẽ dĩ nhiên". Đến mức những giáo viên không đủ uy quyền hoặc đã lớn tuổi bây giờ cũng có thể trở thành đối tượng cho những "trò đùa" của bọn chúng.

Và như một đường dây đúng nghĩa, những giáo viên yếu thế ấy lại vô thức đè ngược nỗi oán giận lên đầu những học sinh yếu thế hơn. Nếu đem so bì với cái mặt tối của xã hội ngoài kia, phải hay chăng những kẻ lầm than dưới tầng đáy sẽ là những kẻ cam chịu cuối cùng và bị bức đến tro cũng không còn. Đáng nói ở đây là trước khi chúng bị bức ép, có khi chúng cũng đã cười cợt những kẻ bị bức ép trước mình.

Nhưng dường như để tránh việc mất cân bằng ở hệ sinh thái thì trong cả đường dây ấy tồn tại những dây nhánh không bị bức ép. Một là đủ uy quyền để can ngăn, nhưng rồi mọi thứ cũng chỉ như nước đổ đầu vịt, chúng không chống lại được thì lại xem như không nghe thấy. Hai là tầng lớp thượng lưu, không bị bức ép, không tham gia, không đóng vai trò xem kịch mà chỉ đơn thuần là tách biệt bản thân khỏi những thứ ao đột đó và tìm kiếm những cá nhân, tập thể phù hợp với chính họ; hiểu theo một cách khác thì chính là giả điếc và đem phiền phức tránh xa khỏi mình.

Chung quy là dù ở bất cứ trường hợp nào đi nữa thì cũng sẽ không có ai đứng lên - dù có cũng như không - chống lại quy trình vận hành của cái đường dây ấy. Thứ duy nhất xóa nhòa nó cũng chỉ có sự luân chuyển của chuyến tàu thời gian, khi mà mọi vết tích của tư tưởng méo mó kia bị xóa sổ mà không bao giờ được truyền thừa.

"Tao nghĩ là, mày có thể viết hẳn ra một bài nghị luận cho môn văn học mỗi khi mày nghĩ linh tinh rồi đấy."

Chẳng biết từ khi nào, con nhà người ta kiêm bạn thân anh đã có mặt ở đây. Nó nói, lại áp lon coca lạnh buốt từ máy bán hàng tự động vào trán anh, làm Vietnam phải nhíu mày.

"Mày điên à? Tao ngồi đây nãy giờ, đang quen nhiệt độ cao mà mày lại áp lon thiếc lạnh vào đầu tao?"

"Ừ ừ, làm phước mua cho rồi mà còn nói lắm. Tao chưa thu phí là hay rồi đấy. "

"Ai mướn..."

Vietnam liếc xéo Cuba, nói là thế chứ anh cũng nào ác ôn đến mức người ta có lòng mà mình lại đi vứt.

Cẩn thận khui lon coca mát lạnh, tiếng sủi khí tràn vào vành tai anh. Vietnam nhắm mắt lại, kề môi vào miệng lon cho dòng nước thiêu đốt nơi đầu lưỡi. Cảm giác vừa ngọt ngào vừa bỏng rát cuộn trào từ vòm họng trôi xuống thực quản. Đình trệ toàn bộ các tuyến đường đưa lo âu vào não bộ của anh.

"Nhìn mày khá hơn rồi đấy. "

Cuba hờ hững lắc lắc lon xá xị của nó, với gương mặt lờ đờ như kiểu nhìn đời bằng nửa con mắt, Vietnam dám nói hiện tại chẳng ai muốn nói ra nó và người đại diện hội học sinh, cái tên luôn mang hình tượng mỹ miều của con nhà gia giáo là cùng một người.

"Chứ ban nãy tệ lắm à?"

"Đéo, chỉ là tao liên tưởng tới một thằng xui xẻo vừa hay tin mình bị ung thư thôi."

"Thà mày vứt não và làm một thằng thiểu năng còn hơn ở đây với cái mồm như dao cạo. Cút đi. "

"Nah, mày sẽ không tưởng tượng nổi thằng Triều Tiên sẽ làm gì tao khi không lôi được mày xuống đâu."

"Vậy chắc tao bị u bã đậu ấy nhỉ?"

"Chuyện đó thì liên quan gì?"

"Ừ đấy. Thì việc của mày liên quan mẹ gì đến tao?"

"Mày không thấy mày đang là nhân vật chủ chốt trong câu nói của tao à? Giờ thì phắn xuống, chín chục phút là đã quá đủ cho mày rồi. Không phải mày đang muốn cuỗm đẹp cái ghế hội trưởng hội học sinh sao?"

"Sao không thử nghỉ ngơi một chút. Hiện tại chẳng có ai trong nhóm chúng ta nằm ngoài hội học sinh và mày cho rằng điều đó bắt buộc chúng ta không thể nghỉ ngơi trừ khi ở nhà sao?"

"Mày biết mà, để tránh phiền phức và nhiều thứ khác, không thể để điểm trung bình môn tụt dù chỉ là 0,1. Thể chế ngôi trường này vốn là như vậy. "

"Ghét ghê. Sao hồi đấy tao sống chết thi vào đây cho được nhỉ?"

"Tham vọng thôi, và giờ thì xuống phòng họp đi. Thủ quỹ của chúng ta hẳn đang điên tiết vì mày không có mặt."

"Thôi được, tao cũng không muốn mất ghế hội phó."

Như đã nói, dù có thay đổi như thế nào thì họ vẫn là người của hội học sinh. America là hội trưởng, China là thư ký hội học sinh với lí do nếu làm hội phó thì lại quá nhiều việc. Triều Tiên là thủ quỹ, Cuba là người đại diện. Russia lớp bên cũng từng được đề cử nhiều lần nhưng lại từ chối với lí do "ngu gì mà vào để đẻ thêm việc ra?".

Còn về vụ hội trưởng, America tính tới bây giờ vẫn đang dẫn đầu bảng xếp hạng toàn trường và thằng chả hơn Vietnam một tuổi. Để bảo gương mẫu thì chắc chắn không đúng mà gọi là con nhà người ta thì cũng không sai. Thân thiện thì có mà bị ổng nắm thóp thì xác định sống không yên. Dù thực chất America cũng hay "bốc hơi", hết tiết là biến đi đâu mất chẳng ai biết tung tích, bạn cùng lớp cũng không theo dõi kịp là thằng chả đi đâu.

Cơ bản là giống ma trơi, rất là giống ma trơi.

Nhưng với tính cách của hội trưởng thì chắc né được ngôi trường này lúc nào hay lúc đấy. Cũng bởi cái thể chế quá mức khó thở.

Thể chế của ngôi trường này chỉ có một : thành tích càng cao, địa vị càng cao.

Các giáo viên trừ việc dạy học ra chẳng mấy quan tâm học sinh nên hệ quả của thể chế trên càng ngày càng nặng. Nếu không phải Vietnam anh cắm đầu học ngày học đêm để đạt chỉ tiêu dẫn đầu toàn khối thì còn lâu ghế hội phó mới rơi vào tay đứa năm hai như anh.

Vietnam thở dài một hơi rồi đứng dậy cùng Cuba đi tới phòng họp. Nhìn gương mặt nhăn nhó của Vietnam, Cuba lên tiếng :

" À mà... Hôm nay hội trưởng cũng có mặt đấy."

...

Hả?

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro