Bạch Đằng Giang phú - NV "khách"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Trong văn học trung đại Việt Nam, thiên nhiên từ lâu đã là một đề tài quen thuộc, trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao nhiêu nhà văn lớn. Mỗi tâm hồn tìm đến thiên nhiên với một tâm trạng khác nhau. Nếu như Cao Bá Quát đến với thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng chua xót bất đắc chí. Nguyễn Bỉnh Khiêm thì đến với thiên nhiên để bày tỏ đạo lí thanh cao trước thói đời bon chen danh lợi... thì ở bài Phú sông Bạch Đằng,

"Bạch Đằng giang phú" được Trương Hán Siêu viết trong 1 lần dạo chơi. Đây là nơi ghi dấu nhiều chiến công lẫy lừng của dân tộc: Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, Lê Hoàn chiến thắng quân Tống, Hưng Đạo Vương đánh tan quân Nguyên Mông,... Có thể nói, bài thơ vừa là niềm tự hào trước lịch sử hào hùng của dân tộc, vừa là sự hoài niệm trước một thời vẻ vang của nhân dân ta.

Mở đầu bài phú, hình tượng nhân vật "khách" hiện lên gây ấn tượng trong mỗi chúng ta bởi thú tiêu dao. "Khách" dạo chơi phong cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, để nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức. Tư thế của "khách" là tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn lao:

Nơi có người đi đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết

Cái tráng chí của "khách" thực ra cũng chính là tráng chí của Trương Hán Siêu. Bằng thủ pháp tượng trưng, tác giả đã dựng lên cái "tráng chí bốn phương" ấy qua những địa danh nổi tiếng. Có những địa danh "khách" chỉ đi qua bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng:

"Giương buồn dong gió chơi với

Lướt bể chơi trăng mải miết

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên, Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ Huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt",

Không gian "khách" đi qua thường là không gian rộng lớn như biển lớn, sông hồ ... Các từ "chơi vơi", "mải miết" tạo cho người đọc một cảm giác mới mẻ về nhân vật khách, một bậc tài tử lãng du cùng với thú vui sơn thủy, đắm chìm trong không gian rộng lớn, thơ mộng khoáng đạt. Thiên nhiên mây, gió, trăng bỗng trở thành người bạn của nhân vật. Biện pháp liệt kê một loạt những địa điểm nổi tiếng: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô,... cho thấy khả năng đi nhiều, biết nhiều và một tâm hồn thích ngao du sơn thủy cũng như yêu thiên nhiên tha thiết. .Ông dạo chơi thiên nhiên để thưởng thức cảnh đẹp, để mở mang cũng như bồi bổ tri thức. Tuy dạo chơi những cảnh đẹp Trung Quốc, ông vẫn không quên yêu những thắng cảnh của đất nước mình. Và đó là lí do "khách" dùng chân ở sông Bạch Đằng:

"Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

...

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu"

Khác với "Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt", Trương Hán Siêu đã thực sự đặt chân lên song Bạch Đằng. Trước hình ảnh Bạch Đằng "bát ngát sóng kình muôn dặm" , " thướt tha đuôi trĩ một màu" với " nước trời...", " phong cảnh...", " bờ lau...", " bến lách..." như đẩy lòng người rơi vào bức tranh tâm trạng với nỗi buồn vui man mác. Vui trước cảnh sắc thiên nhiên, trước những chiến công hiển hách, lẫy lừng thế nhưng ta cũng thoáng nhận ra nỗi buồn. Nhà thơ đã sử dụng những động từ: "buồn vì"; "đứng lặng"; "thương nỗi"; "tiếc thay" nhằm gợi ra cảm xúc người "khách". Nỗi buồn thương nuối tiếc khi vẻ ảm đạm xóa mờ đi dấu tích củ chiến trường xưa, khi yên bình hôm nay phải đánh đổi bằng máu xương của bao thế hệ cha ông ta. Đó là niềm xót thương, cũng là sự câm lặng nén chặt đau thương khi nghĩ đến những người anh hung, những người chiến sĩ đã hi sinh, đã ngã xuống Đó là phút trầm mặc để tri ân, để tưởng niệm về những cống hiến và sự hi sinh vĩ đại của họ. Những dấu vết xưa còn lưu lại như một gợi nhắc về dấu phong xưa, về quá khứ vàng son của lịch sử dân tộc, đồng thời là một điểm tựa lịch sử để thế hệ sau noi gương, trau mình. Như vậy, sự xuất hiện của nhân vật "khách" đã thể hiện tâm hồn lãng mạn và lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của nhân vật hay cũng chính là của Trương Hán Siêu.

Ở phần tiếp của bài ca, nhà văn đã để nhân vật "khách" đối thoại với các bô lão xung quanh chủ đề: cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân đội nhà Trần trước quân Nguyên Mông. "Khách" được các bô lão kể về chiến tích Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã. Sau lời kể về trận chiến là lời bình luận và suy ngẫm của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng. Trong cuộc đốì thoại, nhân vật "khách" đóng vai trò là người lắng nghe câu chuyện, đồng thời là người nói lời cuối cùng, kết lại lời kể và bình luận của các bô lão:

Anh minh hai vị thánh quân,

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.

Giặc tan muôn thuở thăng bình,

Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.

Có thể nói tư tưởng nhân văn của Trương Hán Siêu được thể hiện đậm nét trong những câu ca này và chính "khách" là người phát ngôn thay cho tác giả. Hai vị thánh quân" được nhắc đến trong câu thơ là vua Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2 và lần thứ 3 giành thắng lợi. Trương Hán Siêu ca ngợi sự anh minh của 2 vị vua có tài có đức, luôn đặt quyền lợi của quốc gia lên trên quyền lợi của cá nhân. Nhờ những bậc nhân tài như thế, đất nước được "điện an"; Đại Việt được "thanh bình muôn thuở". Điều đó cho thấy, chiến thắng không phải chỉ do thuận lợi về địa thế hiểm trở mà quan trọng nhất là ở con người, ở cái "đức cao" lòng yêu thương con dân, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc. Đó mới chính là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng lầy lừng và vẻ vang nhất.

Bài phú song Bạch Đằng lay động đến người đọc không chỉ bởi những hình ảnh thiên nhiên, những chiến thắng lẫy lừng của quân ta mà còn bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật sống động. Trương Hán Siêu đã xuất xắc dựng lên hình tượng nhân vật khách với thú vui tiêu dao, ngao du sơn thủy cùng tấm lòng yêu thiên nhiên, tự hào trước những chiến công lịch sử của đất nước.

Như vậy, nhân vật "khách" xuất hiện trong tác phẩm cùng với những ý nghĩa quan trọng. Đây chính là hình ảnh trữ tình của nhà văn Trương Hán Siêu. "Khách"vừa là hình tượng nhân vật trong bài phú, vừa thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc cũng như tinh thần nhân văn cao cả. Từ nhân vật này, ta có thể hình dung một cách rõ ràng về nội dung tư tưởng của sáng tác và tấm lòng yêu nước của Trương Hán Siêu.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro