Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

     Văn học thế kỉ XVIII là văn học của những tiếng nói cảm thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ. Những người thi nhân đã gửi gắm tâm sự, nỗi bất bình của mình vào các bài thơ, khúc ngâm, nổi bật là Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du,... Thế nhưng, ta không thể không nhắc đến tác phẩm "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn với vị trí quan trọng, mở đường cho đề tài về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Lần đầu tiên, người phụ nữ đã đứng lên dõng dạc đường hoàng, trực tiếp bộc lộ những tiếng lòng tâm tư thầm kín, những khát vọng về hạnh phúc gia đình, lứa đôi. Cả tác phẩm chính là tiếng lòng thiết tha, thổn thức của người vợ khi có chồng phải ra chiến trận. Tâm trạng lẻ loi ấy đã được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ"

Chinh phụ ngâm ra đời vào tầm khoảng thế kỷ XVIII, đầu đời Lê Hiển Tông, trào lưu khởi nghĩa nông dân diễn ra liên miên, triều đình điều binh lính đi dẹp loạn. Từ đấy nhiều gia đình chịu cảnh chia lìa, kẻ ở người đi, không hẹn ngày tái ngộ. Có thể nói, chính hoàn cảnh sáng tác ấy đã phần nào thể hiện nội dung tác phẩm. Đó là sự phơi bày hiện thực xã hội phong kiến đương thời cũng như tố cáo chiến tranh phi nghĩa, tàn ác đã chia cắt hạnh phúc gia đinh. Xót xa cho những phân người nhỏ bé là nạn nhân trong cái xã hội phong kiến mục ruỗng lại tàn lúc bấy giờ, nhiều cây bút của văn học trung đại trong đó có Đặng Trần Côn - đã chấp bút viết nên tuyệt tác. Trong khúc ngâm của Đặng Trần Côn có 476 cấu thơ làm theo thể trường đoàn củ. Sau được Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ Nôm đã chuyển tác phẩm về thế thơ song thất lục bát, dùng âm điều réo rất, thiết tha của thơ dân tộc để góp phần thể hiện tình cảnh và tâm trạng của người vợ có chồng đi lính. Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ viết về hoàn cảnh và tâm trạng cô đơn buồn tủi kéo dài của người chinh phụ xa chồng.

Mở đầu đoạn thơ là hình ảnh người chinh phụ bơ vơ chốn khuê phòng vắng lặng, lạnh lẽo. Nỗi khổ tâm của nàng được bộc lộ qua từng hành động cũng như không gian u buồn:

"Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương."

Chỉ qua những dòng thơ đầu tiên, bạn đọc đã có thể cảm nhận tâm trạng của người chinh phụ được chất chứa trong những hành động lặp đi lặp lại. Người chinh phụ "dạo", "thầm reo từng bước". Đó là những bước đi chậm chạp, nặng nề, những bước tiến đầy âm thầm, lặng lẽ, cô đơn lẻ bóng. Hết dạo hiên, nàng lại "ngồi rèm thưa", "rủ thác đòi phen". Trong không gian khuê phòng chốn hạnh phúc vợ chồng, lẽ ra người chinh phụ phải được đắm chìm trong niềm vui sướng, hạnh phúc như bao người con gái khác, thế nhưng nàng chỉ còn biết ngồi kéo rèm, buông rèm. Hành động lặp đi lặp lại "rủ thác đòi phen" thật đơn điệu, nhàm chán trong vô thức. Qua đó, tác giả đã khắc họa thật chân thực hình ảnh người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Đó là nỗi niềm mong ngóng khắc khoải, âu lo. Nàng kéo rèm lên, như để hi vọng được thấy người chồng trở về, trông chờ vào những tin tức thắng trận. Ấy thế mà nàng chỉ thấy một không gian cô quạnh hiu hắt nơi "hiên vắng". Thất vọng, chán chường, nàng lại buông rèm xuống. Nhà thơ đã thật khéo léo kết hợp bút pháp miêu tả tâm lí ngoại hiện với nhịp thơ chậm, khiến không gian và thời gian dường như ngưng đọng lại. Những hành động buông, thả rèm tưởng chừng như rất đỗi bình thường được lặp lại như một vòng xoáy bất tận nhấn chìm người chinh phụ trong nỗi cô đơn, tuyệt vọng, trống trải. "Thước" vốn là loài chim báo những tin lành, ấy vậy mà giờ đây, loài chim ấy lại được cạnh bên từ phủ định "chẳng". Người vợ ngóng chông ngày đoàn tụ với chồng mình bao nhiêu, thì trái lại, càng thất vọng đến bấy nhiêu. Đó là sự chờ đợi trong vô vọng, bởi lẽ "Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?". Nàng như chết dần chết mòn vì sự bi thiết trong lòng, vì nỗi chờ mong cô lẻ triền miên. Trong đêm tối cô đơn tĩnh mịch, người chinh phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác để bầu bạn. Hình ảnh cây đèn dầu đã từng xuất hiện trong văn học trung đại Việt Nam. Ca dao có câu "đèn thương nhớ ai/ mà đèn không tắt", thể hiện nỗi nhớ nhung tha thiết của người con gái với những người mình yêu. Quá cô tịch, người chinh phụ đã bất giác "hỏi đèn". Câu hỏi tu từ đã lột tả nỗi nhớ triền mien dày vò người con gái đến tận nửa đêm. Nàng hi vọng, mãnh liệt khao khát có người cùng sẻ chia, cho vơi bớt phần nào cảm xúc u buồn. Thế nhưng đối diện với nàng chỉ là ngọn đèn dầu vô tri giác, thế nên dù có biết cũng "dường bằng chẳng biết". Nàng vừa hỏi đèn, cũng tự phủ nhận khả năng thấu hiểu của đèn. Kết hợp với biện pháp điệp từ "đèn", bạn đọc như cảm nhận rõ nội tâm đầy mâu thuẫn, dằn vặt luẩn quẩn, lủi than của người chinh phụ. Chính sự mâu thuẫn ấy càng làm nổi bật them sự cô lẻ đơn bóng của nàng. Người chinh phụ thao thức suốt đêm. Hình ảnh "đèn" lại xuất hiện một lần nữa trong tác phẩm: "hoa đèn". Đặng Trần Côn đã mượn cây đèn đang tàn mà ẩn dụ sự trôi đi nhanh chóng của thời gian, sự tàn lụi, héo hon của kiếp người. Người chinh phụ như nhìn thấy bản thân mình trong ấy, bị nỗi nhớ, nỗi cô đơn hủy hoại tinh thần, bị thời gian hủy hoại đi tuổi xuân, nhan sắc. Nàng tự thương cho số phận của mình, thương cho bản thân không được hưởng hạnh phúc như bao người con gái khác. Có lẽ, lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, người phụ nữ đã thương lấy mình. Đó chính là biểu hiện của giá trị tinh thần, giá trị nhân văn sâu sắc mà sau này càng được bộ lộ rõ nét hơn qua những sáng tác của Nguyễn Du cũng như Hồ Xuân Hương,... Một hình ảnh đặc biệt nữa cũng xuất hiện trong dòng thơ: hình ảnh "cái bóng". Đến đây, người đọc lại nhớ đến hình tượng cái bóng đã từng xuất hiện trong "Chuyện người con gái Nam Xương". "Cái bóng" ấy xuất hiện như một cách để Vũ Nương tự an ủi bản thân khi Trương Sinh đi lính. Như vậy, "cái bóng" trong câu thơ càng tô đậm them nỗi cô đơn lẻ bóng của người chinh phụ.

Nỗi sầu muộn triển miền của người chinh phụ xuyên qua cả không gian, thời gian. Khung cảnh trong mắt nàng giờ đây thật buồn bã, tàn phai:

"Gà eo óc gáy sương năm trống,

Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.

Khắc giờ đằng đẵng như niên,

Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa."

Trong bốn câu thơ, tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tinh kết hợp với những tính từ láy thật tinh tế để làm nổi bật lên thời gian chờ đợi dài vô tận trong không gian lạnh lẽo. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, qua cảm nhận của người phụ nữ khổ đau lại thật "eo óc", tang thương. Người chinh phụ đã phải thức đến canh giờ nào vì nỗi mông nhớ, trằn trọc sầu tủi của chính minh mới có thể nghe được những âm thanh ấy. Tiếng gà ấy không chỉ diễn tả sự lạnh lùng của thời gian, mà còn là sự giày vò cho lòng người. Biết bao đêm một mình lẻ bóng, nàng đã phải thổn thức khi nghe tiếng "gà eo óc gáy" ấy? Không có sự sống nào có thể đối chọi với thời gian năm tháng, cả bóng cây hòe nay cũng rủ bóng thật lặng lẽ, im lìm, không gian như càng them hắt hiu. Từ láy "phất phơ" thiếu sức sống vốn diễn tả bóng cây hòe, nhưng ta như cảm thấu cả tâm tư đau đớn tột cùng của người chinh phụ. Trong thế giới nội tâm của nàng, một khắc giờ dường như dài tựa cả năm, một mối sầu triền mien sâu tựa biển khơi. Tác giả đã khéo léo vận dụng những từ láy biểu cảm "đằng đẵng" lột tả sự lê thê không dứt, "dằng dặc" miêu tả sự kéo dài mãi, không cùng không tận kết hợp với biện pháp so sánh, qua đó khắc họa nên một bức tranh thấm đẫm những nỗi buồn, nỗi nhớ chồng da diết của người chinh phụ. "Mối sầu", vốn là một thứ cảm xúc vô hình, vô định, giờ đây lại được sánh ngang vưới "miền biển xa" vô tận, hữu hình. Mối sầu hiện lên nặng trĩu đến không nguôi, bao trùm cả không gian vốn dĩ tinh lặng. Bằng bút pháp ước lệ, Đặng Trần Côn đã biến thời gian thực thành thời gian tâm lí, biến cả không gian chốn khuê phòng thành không gian ngập tràn cảm xúc. Đêm trôi qua báo hiệu bằng tiếng gáy của gà, ngày tiếp nối chỉ còn bóng cây hỏe phất phơ. Không gian não nùng, quạnh hiu cùng thời gian như vô tận càng làm cho người chinh phụ triển miền trong nỗi sầu muộn. Nàng cố tìm cách như để gắng gượng vượt qua nỗi cô đơn:

"Hương gượng đốt hồn đà mê mải
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng."

Người chinh phụ cố gắng tìm mọi cách để thoát khỏi nỗi cô đơn đầy đán sợ bủa vây bằng những hành động thường ngày của mình. Nàng đốt hương với mong muốn xóa tan ưu phiền, thế nhưng lại mê man trong những kí ức đẹp đã xa vời. Càng tiếc nuối quá khứ tươi đẹp, nhân vật trữ tình càng thấm thía thảm kịch hiện tại. Nàng trơ trọi, bơ vơ trong sự thật hiển nhiên: những mặn nồng xưa kia không thể lấy lại được. Việc đốt hương vốn để tìm lại niềm thanh thản trong tâm hồn lại khiến người phụ nữ bé nhỏ, đáng thương và bơ vơ thêm thống khổ. Người chinh phụ đành tìm cách khác để giải tỏa tâm sự: nàng soi gương. Thế nhưng khi soi gương, nhìn thấy mình nhạt sắc phai hương vì thời gian, tiều tụy vì nỗi nhớ thương da diết, nàng lại xót thương cho chính số phận mình mà không kìm được nước mắt. Nhưng những giọt lệ nào có thể giúp nàng cứu vãn được tình cảnh bi đát này. Nhà thơ đã kết hợp thật tinh sảo biện pháp liệt kê cùng điệp từ "gượng" cho thấy sự cố gắng nỗ lực gượng gạo, miễn cưỡng đến tuyệt vọng ở người chinh phụ, nàng vùng vẫy trong nỗi cô đơn nhưng lại bị chính nỗi cô đơn bóp chặt. Những thú vui của tầng lớp quý tộc kia giờ đây lại không thể đem lại cho nàng thú vui mà ngược lại càng khiến nàng them khổ đau, nỗi buồn lại càng them chồng chất. Khi cảm thấy việc đốt hương hay soi gương không thể giúp quên đi chuyện buồn, người chinh phụ tìm về tiếng đàn. Tác giả sử dụng một loạt hình ảnh ước lệ như "sắt cầm", "dây uyên", "phím loan" tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, cho vợ chồng hòa hợp. "Sắt cầm" chỉ dàn cầm và dàn sắt - vốn đĩ hai loại dàn được gảy cùng nhau tạo nên hòa âm - thường để ví cảnh vợ chồng hòa thuận. Đó đã từng là thú vui tạo nhã, ấy vậy mà giờ hành động ấy lại thật miễn cưỡng. Gắng gượng đánh đàn nhưng lại không dám gảy, bởi người chinh phụ sợ dây đàn sẽ đứt, sợ phím loan sẽ chùng. Bằng cách mượn điển tích về dây đàn uyên ương và phím đàn loan phượng, tác giả đã lột tả tâm trạng lo lắng, sợ hãi phập phồng cho mối tình duyên của người chinh phụ. Đó là dự cảm về cuộc chia li, về bi kịch của mối tình giữa nàng và người chồng. Đặng Trần Côn đã thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật rất tinh tế. Người chinh phụ cổ gắng thoát khỏi nỗi sợ hãi nhưng bất thành, giờ đây nàng chỉ còn cách luần quẫn trong vòng tuần hoàn lo âu và sợ sệt.

Khi mọi cố gắng đều không thoát được nỗi cô đơn của thực tại, nàng chỉ còn cách gửi nỗi nhớ thương cũng như khát vọng hạnh phúc lứa đôi của mình vào những ngọn gió, những mong những cảm xúc của mình sẽ đến được người chồng nơi xa:

Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.

Trong câu thơ, tác giả đã sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng: gió đông. "Gió đông" chính là ngọn gió của mùa xuân, an lành, mang lại hạnh phúc, niềm vui, sự an yên cho con người. Người chinh phụ đã nhờ ngọn gió của mùa xuân gửi đến nơi biên ải xa xôi, nơi người chồng đang chinh chiến tấm lòng trân quý tựa nghìn vàng. Đó là cả một nỗi nhớ thương da diết vô bờ bến, là nỗi cô đơn sầu tủi một mình, là nỗi âu lo, sợ hãi cho sự bình an của người chinh phu, và còn là cả khát vọng được đoàn tụ, hạnh phúc gia đinh. Nàng khao khát được sẻ chia, được thấu hiệu, đắm chìm trong thú vui nghi gia nghi thất. Thế nhưng, nơi biên ải xa xôi, không thể gửi được bằng những phương tiện liên lạc bình thường. Người chinh phụ đã phải nhờ đến gió đông, một phương tiện vô hình vốn không thể gửi gắm điều gì. Nàng không còn cách nào khác ngoài việc đưa tấm lòng mình vào những cơn gió. Đọc dòng thơ, ta như thấy được sự bất lực, tuyệt vọng trong mọi nỗ lực vượt thoát khỏi nỗi cô đơn khốn cùng đeo bám từng phút giây. Đặng Trần Côn đã mượn điển tích "non Yên", nhằm thể hiện mong muốn hoà bình, chiến thắng, đánh đuổi giặc để được đoàn tụ với người chồng. Bên cạnh đó còn thể hiện không gian biên ải xa xôi chia cắt đôi tình lữ. Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Nhà thơ đã sử dụng tính từ láy "thăm thẳm" qua đó khắc họa một cách cụ thể chiều dài nỗi nhớ của người chinh phụ. Bạn đọc như cảm nhận được nỗi nhớ triền mien không thể ngăn cách, tỉ lệ thuận với không gian biên ải, chiều sâu bầu trời. Đó còn là tấm lòng thủy chung son sắt không sờn cũng như tình yêu mãnh liệt của người chinh phụ dành cho chồng. Tấm lòng ấy còn được khắc họa qua 2 câu thơ sau:

"Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.

Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đó là nỗi lòng mà đến trời xanh cũng không thể thấu hiểu. Đến đây, giọng thơ như chùng xuống, ngôn ngữ độc thoại nội tâm da diết. Bằng tính từ láy "đau đáu" cùng nghệ thuật đối, Đặng Trần Côn đã lột tả sự đau đớn, xót xa dày vò người chinh phụ. Để rồi, khung cảnh thiên nhiên trong đôi mắt nàng hiện lên thật ảm đạm, lạnh lẽo:

"Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun."

Đúng như Nguyễn Du đã từng viết:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"

Hai nhà thơ lớn ở hai thời đại khác nhau, khi viết về người phụ nữ, họ đều đã có những cảm nhận giống nhau: Đó là sự xót xa, tấm lòng cảm thông cũng như ca ngợi người phụ nữ. Trong những dòng thơ cuối, bút pháp tả cảnh ngụ tình một lần nữa được tác giả sử dụng đầy tinh tế. Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cảnh buồn với sương đượm cành, thanh âm của tiếng côn trùng réo rắt, mưa phùn mênh mang như chính lòng người thiếu phụ lúc này: buồn ưu, cay đắng, đơn côi giữa dòng đời.

"Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" tạo nên những ấn tượng trong lòng bạn đọc không chỉ bởi tấm lòng, nỗi nhớ thương chồng da diết của người chinh phụ mà còn bởi những giá trị nghệ thuật sâu sắc. Tác giả đã sử dụng phong phú các từ ngữ gợi hình, gợi cảm, kết hợp với thể thơ song thất lục bát với âm điệu réo rắt, thiết tha, qua đó góp phần khắc họa thật tài tình nội tâm dày vò với những cảm xúc đan xen hỗn loạn của người chinh phụ. Các hình ảnh ước lệ tượng trưng cùng những biện pháp tu từ được sắp xếp một cách tinh tế cũng là điểm nhấn giúp "Chinh phụ ngâm" vang danh muôn đời.

Tâm trạng đau đớn, tấm lòng của người chinh phụ đã để lại trong tâm người đọc nhiều dư âm thâm thúy về nỗi buồn tủi, cô độc, lẻ loi của người phụ nữ có chồng đi linh. Đoạn trích đề cao khát vọng được sống, được yêu của lứa đôi. Đó còn là lời tố cáo đanh thép dành cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa, lên án cơ chế phong kiến mục nát đã gây nên những thương tồn sâu sắc trong tâm hồn, những vết thương không thể chữa lành và những trống vắng khó có thể bù đắp của con người. Đoạn trích đã thể hiện được đầy đủ giá trị nhân đoạn của cả tác phẩm, tư tưởng của tác giả và cả bóng dáng của thời đại qua những trang văn học đương thời.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro