Mở cho đề lí luận về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


1. Muốn văn hay phải hiểu biết và từng trải nhiều. Văn chương chữ nghĩa không phải là lời nói suông. Lê Quý Đôn tin rằng: " Trong bụng không có ba vạn quyển sách, trong mắt không có núi sông kì lạ của thiên hạ thì không thể làm văn được" để nói rằng sự am hiểu về cuộc sống là điều căn cốt để nghệ thuật ra đời. Mỗi tác phẩm muốn trở thành " tiếng sáo thổi lòng thời đại, thành giao liên dẫn dắt đưa đường" thì nhà văn phải có ý thức thâm nhập vào đời sống của dân tộc mình, nhân dân mình...
( dẫn tiếp vào đề )

2.  Nhà thơ Chế Lan Viên từng đau đáu câu hỏi với kiệt tác "Truyện Kiều"_ Nguyễn Du: " Có phải mỗi trang Kiều đều có mưa phùn thời đại nhuốm vào chăng?" Không chỉ trang thơ của đại thi hào dân tộc mà mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật chân chính đều mang " mưa phùn thời đại" như thế. Bởi lẽ, người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật luôn ý thức về tầm quan trọng của hiện thực và họ luôn tự nhắc nhở :" Hãy cố gắng đứng ở thời đại chúng ta cho đến khi chúng ta không còn nữa" ( Musset )
( dẫn tiếp vào đề )

3. Nhà nghệ sĩ không có quyền luôn luôn ở trên mấy tầng mây cao thẳm, lãnh đạm ngắm những cảnh phong ba dữ dội ở đời cũng bởi vì "chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép", cũng bởi vì "ở đâu có sự sống là ở đó có thơ ca". Thơ ca nói riêng hay văn học nghệ thuật nói chung đều bắt nguồn từ cuộc đời. Và từ đây, nhà nghệ sĩ phải có ý thức về cảm xúc thời cuộc trong mỗi tác phẩm của mình...
( dẫn tiếp vào đề )

4. Trái Đất rộng ra một phần vì bởi các trang thơ" cũng bởi vì ở đó ta nhìn thấy những cuộc đời riêng biệt, những ấn tượng về cảnh vật và con người mà nhà văn in dấu lên trang sách. Đứng trước cuộc sống muôn màu muôn vẻ, nhà văn phải đóng vai " người thư kí trung thành của thời đại " để mỗi tác phẩm khi viết ra mang hơi thở của thời cuộc để người đọc có thể bắt gặp dáng dấp và nhịp sống của họ trên trang sách...
( dẫn tiếp vào đề )

5. " Nhà thơ phải siêng năng, cần mẫn, phải hướng cánh bay đến những mùa thu, đến những khu rừng chứ không phải chỉ vù vù quẩn quanh bên ngoài cái tổ mật ồn ào mà trống rỗng." Xuất phát từ suy nghĩ mỗi tác phẩm nghệ thuật phải là kết quả của quá trình nhà văn thâm nhập đời sống mà Chế Lan Viên đã đưa ra kinh nghiệm ấy. Nhà nghệ sĩ không thể cậy ở thiên tài vì thiên tài chỉ cho anh nghệ thuật, sống mới cho anh nội dung. Nội dung là trí tuệ của quần chúng, không có bột thì dẫu có tài giỏi anh cũng không thể gột nên hồ...
( dẫn tiếp vào đề )
#mơbaililuanvanhoc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro