🍀 TRAO DUYÊN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Hoài Thanh đã từng nói rằng: “ Nếu cảm hứng nhân bản nghiêng về đồng cảm với những khát vọng rất người của con người, cảm hứng nhân văn thiên về ca ngợi vẻ đẹp của con người thì cảm hứng nhân đạo là bao trùm”. Trong dòng chảy văn học Việt Nam, có lẽ cái tên Nguyên Du không còn xa lạ gì nữa bởi ông chính là một nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thể giờ, một bậc thầy về ngôn ngữ và hơn cả là một người có quan điểm tư tưởng tiến bộ bậc nhất trong xã hội phong kiễn đương thời. Cuộc đời ông là những trải nghiệm của cuộc sống phong trần từ chốn quan trường xa hoa cho đến nông thôn nghèo khó đã giúp Nguyễn Du nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian “thôn ca sơ học táng ma ngữ” qua đó hình thành phong cách ngôn ngữ trong các sáng tác bằng chữ Nôm của ông đặc biệt là tác phẩm “Đoạn trường tân thanh”. Tác phẩm là những dòng thơ lục bát đầy tinh tế nói về cuộc đời nàng Kiều với biết bao cay đắng, tủi hờn và có lẽ đoạn trích “Trao duyên” là một trong những phân đoạn hay nhất của tác phẩm. Chỉ với 12 dòng thơ đầu đoạn trích đã cho người đọc thấy bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh cà nhân cách cao đẹp của nàng Kiều khiến ta không khỏi mà nhỏ lệ tiếc thương!
Đoạn trích nằm ở câu thơ 723 đén câu 756 trong phần gia biến và lưu lạc. Đây cũng chính là quãng thời gian khép lại cuộc sống êm đềm, hạnh phúc của Kiều, mở ra đoạn đời nổi lênh, phiêu bạt, đắng cay, đau khổ dằng dặc trong suốt 15 năm lưu lạc. Sau đêm thề nguyền, Kim Trọng phải về gấp để chịu tang chú ở Liêu Dương còn gia đình Kiều cũng chẳng được bình yên khi gặp vô vàn những biến cố: cha và em thì bị bắt, của cải thì bị cướp Kiều đành bán mình cho Mã Giám Sinh để chuộc cha vì thế mà nàng chẳng thể giữ trọn lời thề với chàng Kim một nỗi đau khôn cùng:
“Một mình nàng ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt lệ, tóc se mái sầu”
Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của nàng Kiều được thể hiện rất rõ trong 12 câu thơ đầu:
“Cậy em em có chịu lời
………………………………….
…………………………………
Ngậm cười chính suối hãy còn thơm lây”
Xã hội phong kiến xưa đầy rẫy bất công với người phụ nữ và chính Thúy Kiều đã phải thốt lên rằng:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
Ngay cả nàng cững chẳng thể thoát được cái hiện thực bất công ấy. Nàng phải đem tình yêu đầu đời vẫn còn mặn nồng để trao cho em nhưng “ép dầu ép mỡ ai lỡ ép duyên”, chuyện vợ chồng là việc hệ trọng cả đời, không yêu sao có thể lấy làm chồng ấy vậy mà Kiều đành thương cha bán mình, thương người tình nàng đành cậy em:
“Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”
Từ những dòng thơ đầu đã thấy sự thông minh của Kiều qua cách sử dụng từ ngữ đầy khéo léo. Nàng “Cậy em” chứ không phải “nhờ”, một thanh trác với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói trước việc vô cùng tế nhị. Trong hoàn cảnh ấy, dường như Vân chính là niềm an ủi cuối cùng mà Kiều có thể bấu víu vào để vượt qua cơn thác lũ của số phận oan nghiệt. “Cậy” không chỉ mang ý là nhờ vả nhưng bao trùm lên cả nó chính là sự tin cậy, trông cậy, hi vọng, ủy thác và cả sự phó mặc. Bên cạnh đó Kiều còn khéo léo sử dụng từ “chịu” thay vì từ “nhận”. Bằng việc sử dụng từ trên, ta có thể thấy rõ Kiều hiểu em mình đang trong tình huống khó xử như thế nào, “chịu” là bị ép buộc, bắt buộc phải chấp nhận điều mình không mong muốn. Nó gợi lên rõ sự thiệt thòi của Thúy Vân, thế mới thấy, Kiều đâu chỉ đơn thuần thuyết phục em mà còn đặt mình vào vị trí của Vân để hiểu được rằng Vân chẳng mấy vui vẻ, hài lòng. Điều ấy đã giúp người đọc hình dung ra một nàng Kiều ngay trong lúc đau đớn nhất vẫn nghĩ đến nỗi đau của người khác, một nàng Kiều vị tha, sâu sắc. Phải chăng đó chính là nhận cách cao đẹp của nàng? Nguyễn Du đã chọn lọc từ ngữ chính xác, phù hợp với hoàn cảnh nhân vật. Song, không chỉ là từ ngữ, ông cũng chú trọng vào hành động của Thúy Kiều: “lạy” và “thưa”. Trong xã hội phong kiến xưa, đó là những hành động của kẻ bề dưới với người bè trên, của con cái với ông bà, cha mẹ, với tổ tiên, trời đất nhưng đây tại sao Thúy Kiều lại lạy Thúy vân? Nàng vốn sinh ra trong một gia đình gia giáo, một xã hội coi trọng lễ nghi, rõ ràng Kiều là bề trên của Vân, cái “lạy” đó thật trái với lẽ thường tình nhưng ta lại không biết rằng nàng tinh tế đến nhường nào. Hành động ấy một lần nữa giúp ta thấu tỏ hơn về một nàng Kiều ngay trong cơn thác lũ của cuộc đời, nàng vẫn thấu lí đạt tình. Kiều hiểu rằng chỉ có thành tâm, cúi mình thì mới đặt Vân vào vị trí không thể từ chối lời khẩn cầu của mình. Một câu chuyện khó nói phải mở lời một cách tế nhị. Một trách nhiệm nặng nề phải được đặt vấn đề một cách trang trọng. Kết hợp cách ngắt nhịp và giọng thơ nhẹ nhàng mà tha thiết giúp ta cảm nhận được sự nghẹn ngào, sự nấc nghẹ trong cảm xúc của nàng. Hai câu thơ mở đầu đã gợi ra một không khí thiêng liêng, trang trọng, ở đó khắc họa lên một Thúy Kiều thông minh, khéo léo, chu toàn mà chẳng kém phần tinh tế.
Tình yêu ai mà chẳng từng có những kỉ niệm đẹp, những lời hẹn ước, thề nguyền nhưng với Kiều đó chỉ là quá khứ mà thôi và rồi khi nàng quay lại thực tại thì nó mới bẽ bàng, xót xa làm sao:
“Giữa đường đắt gánh tơ duyên
Keo loan chấp mối ơ thừa mặc em
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đem chén thề
Sự đâu sáng gió bất kì
Hiếu tình khôi lẽ hai bề vẹn hai”
Đúng như Mộng Liên Đường Chủ Nhân từng nói rằng: “Tài mà không gặp gỡ, tình mà không được hả hê. Đây là cai căn nguyên của hai chữ đoạn trường”. Bi kịch tình yêu của Kiều được nàng tâm sự với Vân chỉ mong em mình có thể cảm thông, sẻ chia. Nàng chọn cacsi nói điểm xuyết phải chăng là để tránh đau thương giằng xé hay là để Vân không cảm thấy khó xử? Điệp từ “khi” thể hiện sự cất hà giữa kí ức và thực tại, đẩy đời Kiều vào miền kí ức đau thương dù cho nàng cố kìm nén. Dùng từ “khi” đẻ diễn tả sự tan vỡ là điều ta luôn bắt gặp trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du:
“Khi tình rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Nhờ điệp từ nối tiếp, chúng ta có thể cảm nhận sự dở dang, bẽ bàng đến xót xa của tình yêu giữa chàng Kim. Hơn cả, nàng còn sử dụng từ ngữ chỉ thời gian: “ngày” , “đêm”. Nó chính là hoán dụ cho những kí ức tươi đẹp và rực rỡ ngày nào, cùng với đó là hình ảnh ước lệ “quạt ước”, “chén thề” làm cho những miền kí ức ấy dù chỉ điểm xuyết nhưng cứ như những cơn sóng dâng trào mãnh liệt trong nàng. Kiều không chỉ kể cho Vân nghe câu chuyện tình yêu của mình trong quá khứ mà còn tâm sự cho Vân nghe câu chuyện bi kịch của tình yêu trong thực tại. Thành ngữ “gánh tương tư” vốn để diễn tả tình yêu trai gái tha thiết, amwjn nồng với nỗi nhớ da diết, khắc khoải không thôi. Cũng bởi vậy mà “tương tư” đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca như Nguyễn Bình từng viết rằng:
“Nắng mưa là việc của trời
Tương tư là chuyện của tôi yêu nàng”
hay như cao dao có câu:
“Nhớ ai bồi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than”
“tương tư” đẹp đến vậy lại được Kiều dùng cùng từ “đứt” làm cho người đọc thấy chua xót trước mối tình dở dang của chàng Kim và nàng. “Keo loan là thứ máu của chim loan mà giờ đây nàng phải dùng nó để chấp mối tơ thừa”. Duyên ấy trong chị, tình ấy trong chị là mối tình khắc cốt ghi tâm vậy mà khi song Vân lại thành “mối tơ thừa”, ta đâu ngờ rằng, để gắn “mối tơ thừa” ấy với Kim Trọng nàng đã phải dùng chính thứ máu của tình chị em ruột thịt thế mới thấy Kiều đau đớn nhường nào, Vân xót xa đến ra sao. Ngay cả lúc đang kể về mối tình của mình, Kiều vẫn không quên việc thuyết phục Vân. Dù trái tim đang chịu những giằng xé, nàng vẫn phải tỉnh táo trong việc lựa chọn từ ngữ để nói với Vân. “Mặc em” chính là sự tin tưởng, ủy thác, trong đó có cả tình chị em thân thiết. Nếu quá khứ chỉ hiện lên qua các sự kiện thì hiện tại lại được Kiều nói lên bằng những điển tích, điển cố giàu sức gợi vì vậy mà ta mới thấu hiểu bi kịch tình yêu của nàng chua xót, đắng cay khôn cùng!
Kiều không chỉ dùng câu chuyện tình yêu để lay động em gái, Kiều còn dùng những lí lẽ tình và lý để thuyết phục Vân đồng ý:
“Sự đâu sóng gió bất kì
Hiều tình khôn lẽ hai bề vẹn hai
Ngày xuân em hãy còn dài
Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
“Sóng gió bất kì” là những biến cố mà gia đình Kiều phải đón nhận. nó liên tục xảy ra và rồi dần đẩy nàng vào chỗ bế tắc của cuộc đời. Là người chị cả, Kiều đành hy sinh bản thân mình để gia đình được yên ổn, êm ấm bởi lẽ: “có ba trăm lạng việc này mới xuôi”. Chữ Hiếu là một phạm trù đạo đức trong nho giáo, vì hiếu con người ta có thể phải dẹp bỏ tình riêng và Kiều cũng vậy, nàng không cho phép mình trở thành một người con bất hiếu. Nàng đành chôn vui tình cảm riêng tư để báo hiếu cho cha, cho mẹ:
“ Nỗi riêng riêng những bàng hoàng
Dầu chong trắng đĩa lệ tràn thấm khăn”
Ở đời phàm, người ta thường hi sinh tất cả vì tình yêu bởi ai chẳng khát khao được gắn bó với người mình yêu, được hạnh phúc bên cạnh họ. Nhưng với Kiều, khát khao ấy lại mãnh liệt gấp bội, vì tình yêu mà nàng đã từng vượt qua cả lễ giáo phong kiến khắt khe để: “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” vậy mà giờ đây đành lòng vứt bỏ thật đau đớn xiết bao! Nhưng vì:
“Duyên hội ngộ, đứt cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?”
Có lẽ chỉ có những người con gái mang trong mình nhên cách cao đẹp như Kiều mới đủ sức mạnh để làm những điều tưởng chừng khó khăn nhất như thế! Ta đều biết rằng chị em Thúy Kiều đều là những thiếu nữ tuổi mười tám đôi mươi: “Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê” nhưng rồi trong đên trao duyên ấy nàng Kiều lại nhắn nhủ với Vân rằng: “Ngày xuân em hãy còn dài” phải chăng nàng có ẩn ý gì? Và rồi khi ta biết được cái ẩn ý ấy thì mới thật chua xót làm sao! Với Kiều, Vân đang được tự do, ngày tháng tuổi trẻ vẫn còn rộng, còn dài nhưng với Kiều nàng đã phải bán mình chuộc cha chẳng khác nào bán đi chính tuổi xuân, hạnh phúc của đời mình? Tính từ “xót” mang sắc thái đặc biệt diễn tả mối quan hệ ruột thịt, cùng huyết thống, khi dùng tính từ ấy, Kiều như lay động tấm chân tình, như chạm đến tình máu mủ thiêng liêng vậy thì sao Vân không động lòng chứ? Từ “xót” ở đây còn giúp ta hiểu được Vân nhận lời trao duyên vì xót thương cho chị chứ không phải vì tình yêu, còn với Kiều, nàng xót vì Vân phải “lấy người mình không yêu – lấy người không yêu mình”. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du cũng từng dùng từ “xót” khi thể hiện nỗi lòng của cha mẹ Kiều khi nhớ thương con cái đang biền biệt phương xa:
“Xót con lòng nặng chề chề”
Lời lẽ thuyết phục như chạm vào các khung bậc cảm xúc để ngân vang lên âm thanh của sự đồng cảm khiến nàng như được an ủi phần nào trước cái bi kịch tình yêu, trước thân phận bất hạnh của chính mình. Cùng với việc sử dụng phép đối “Tình máu mủ - lời nước non” thể hiện tình cảm sâu nặng của Kiều và Vân, việc Vân chấp nhận lời trao duyên có ý nghĩa như việc nước thế mới thấy Kiều trân trọng em mình ra sao. Không chỉ vậy, các thành ngữ dân gian: “thịt nát xương mòn”, “ngầm cười chín suối” như là những dự cảm không lành nhưng cũng đồng thời cho ta hiểu được rằng: chỉ cần Vân nhận lời trao duyên thì nàng có chết cũng cam lòng, cũng mãn nguyện mà ra đi thanh thản. Cách nói mỗi lúc một nặng, khiến Vân hiểu rõ được điều mình nên làm qua đó một lần nữa cho người đọc thấy sự nhạy bén, thông minh của Kiều trong những lập luận khéo léo, uyển chuyển và sắc bén của mình.
Khép lại 12 dòng thơ đầu ta đã thầy những biểu hiện tư tưởng nhận đạo sâu sắc của Nguyễn Du, đó là sự đồng cảm, xót xa trước nỗi đau khi tình yêu tam vỡ của Kiều, là sự ngợi ca phẩm chất tốt đẹp về một nàng Kiều vừa có hiếu, vừa có tình, biết cảm thông, biết hi sinh. Bằng tài năng miêu tả nội tâm nhận vật, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học đồng thời sử dụng hình ảnh giàu giá trị biểu cảm qua đó nàng Kiều hiện lên như một lý tưởng, một khát vọng của thời đại. Vì thể ta mới hiểu đước tại sao Huỳnh Thúc Kháng sau này có viết rằng:“Tuyện Kiều về mặt mỹ thuật rõ là cực tốt, mà ở trong đựng nhân vật có chất độc”
Nếu như đương thời chỉ có một Hồ Xuân Hương “học rộng mà thuần thục, dùng chữ ít mà đầy đủ, từ mới lạ mà đẹp đẽ, thơ đúng phép mà văn hóa” hay một Phạm Thái tài hoa mà ngang tàn, ngang tàn mà chân thực, chân thực mà ngông nghênh, bảo thủ và đương nhiên cũng chỉ có một Tố Như “lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy”, một Tố Như “có con mắt trọng thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” mới có thể tạo nên một “Đoạn trường tân thanh” bất hủ đến vậy!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro