hợp tác xã

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VĐ 7. QUY CHẾ PHÁP LÝ VỀ HỢP TÁC XÃ

1. Khái niệm và đặc điểm của HTX

a. Khái niệm

      Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật này để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, vì:

+ Đây là một loại hình kinh tế tự chủ, họat động trong cơ chế thị trường như các loại doanh nghiệp khác.

+ Việc HTX có những nghị quyết là chính sách pháp luật riêng  vì HTX có những tính chất ngành nghề và lĩnh vực hoạt động cũng như có sự tham gia của các xã viên.

 + Điểm giống cơ bản với doanh nghiệp là HTX sử dụng chức năng của doanh nghiệp là kinh doanh để phục vụ với lợi ích xã viên.

+ Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp và hợp tác xã: là mục đích của DN là lợi nhuận, các quan hệ về ktế, phân phối và quản lý DN đều dựa trên ngtắc đối vốn là chủ yếu còn mục đích của NTX cũng là lợi nhuận nhưng bên cạnh đó còn là phát huy sức mạnh tập thể, nâng cao đsống v/chất tinh thần của xã viên. à HTX chú trọng nhiều vào yếu tố xã hội còn DN chú trọng nhiều vào ytố kinh tế.

b. Đặc điểm

-          Đặc trưng của HTX là hthức sở hữu tập thể và dựa trên sở hữu của các xã viên HTX, từ đó mà phát sinh quan hệ quản lý và quan hệ phân phối tương ứng.

-          HTX là một hình thức của quan hệ kinh tế hợp tác tự nguyện, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các chủ thể ktế.

-          Mục tiêu của HTX là kết hợp các sức mạnh của tập thể để giải quyết tốt hơn những vấn đề sản xuất kdoanh, đsống ktế và hiệu quả hđộng, lợi ích của mỗi thành viên.

-          HTX mang tính chất xã hội sâu sắc thể hiện trong nguyên tắc tổ chức và hđộng của HTX (nhằm tạo đk cho LĐ, sx nhỏ lẻ phát triển, giảm gánh nặng cho XH, nâng cao tinh thần hợp tác cho xã viên...)

-          HTX Là tổ chức kinh tế hoạt động mang tính tự nguyện và bình đẳng.

-          HTX là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Vì:

+ HTX là tổ chức ktế đc thành lập theo thủ tục pháp lý nhất định, có đký kdoanh tại cơ quan nhà nước.

+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

+ Có tsản tách biệt với tsản của xã viên HTX .

+ Có thẩm quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật.

-          HTX hoạt động theo nguyên tắc tự chủ tự chịu trách nhiệm, lấy lợi ích kinh tế làm chính  đồng thời coi trọg lợi ích của các xã viên..

-          Mqh giữa HTX và xã viên dựa trên vị trí tương đối độc lập nhưng lại gắn bó sâu sắc, quyền độc lập tự chủ của xã viên luôn đc coi trọng.

-    HTX thực hiện phân phối theo lao động và mức độ tham gia dịch vụ. Do loại hình HTX đc quyết định ko phải bới yếu tố vốn mà bởi ytố xã viên HTX.

-          HTX phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản cũng như các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi phần vốn đã góp vào DN.

-          Các xã viên HTX có quyền ngang nhau trong biểu quyết.

-          Hình thức sở hữu trong HTX gồm hai phần: sở hữu tập thể và sở hữu mang tính chất cổ phần.

2. Nguyên tắc hoạt động của HTX

            a. Khái niệm:  là các qui tắc bắt buộc mà các bên tham gia vào vào HTX phải tuân theo trong tất cả các giai đoạn hoạt động của HTX từ khi thành lập đến khi chấm dứt sự hoạt động.

* Các nguyên tắc giúp cho HTX định hướngđc đường lối phát triển, phù hợp với điều kiện ktế xã hội và đường lỗi c/sách của Đảng, Nhà nứơc.

b. Các nguyên tắc:

            - Tự nguyện:

            + Việc gia nhập hay ra khỏi HTX đều đc quyết định bởi sự tự nguyện của các đối tượng, ko chịu sự áp đặt của bất cứ ai.

+ Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, cán bộ, công chức nhà nước có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, tán thành Điều lệ hợp tác xã và có đơn xin gia nhập hoặc xin ra hợp tác xã.

Đối với xã viên của các hợp tác xã đã đăng ký và hoạt động theo Luật Hợp tác xã năm 1996 được miễn trừ đơn xin gia nhập hợp tác xã, nhưng nếu xin ra hợp tác xã thì phải có đơn; 

+ Việc hợp tác xã tham gia liên hiệp hợp tác xã phải được Đại hội xã viên biểu quyết thông qua.

è YN: + KĐ bản chất pháp lý của HTX là đc thành lập trên cơ sở tự nguyện gia nhập của các xã viên.

               + Tạo tiền đề thúc đẩy các đối tượng tham gia HTX, nhất là các đtượng có đkiện ktế nhất định.

            - Dân chủ, bình đẳng và công khai:

+ Tất cả xã viên cùng tham gia quản lý hợp tác xã thông qua biểu quyết, quyết định các vấn đề của hợp tác xã. Biểu quyết của xã viên có giá trị như nhau;

+  Xã viên có quyền đề đạt và yêu cầu Ban quản trị, Ban kiểm soát giải thích và trả lời về những vấn đề xã viên quan tâm. Trường hợp không được trả lời, xã viên có quyền đưa ra Đại hội xã viên để giải quyết;

+ Hợp tác xã công khai tới xã viên trong Đại hội xã viên hoặc thông báo bằng văn bản định kỳ trực tiếp tới từng xã viên, nhóm xã viên cùng sinh sống theo địa bàn hoặc thông tin trên bản tin hàng ngày tại trụ sở hợp tác xã về: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; việc trích lập các quỹ; chia lãi theo vốn góp, theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã; các đóng góp xã hội; các quyền lợi, nghĩa vụ của từng xã viên, trừ những vấn đề thuộc về bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ sản xuất do Đại hội xã viên quy định.

è YN: KĐ quyền của xã viên đối với hoạt động tổ chức của HTX

              KĐ ytố đối nhân quyết định đến thành lập và hoạt động của HTX bên cạnh ytố đối vốn

              KĐ sự khác biệt gữa HTX với các loại hình DN khác.

-          Tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi:

+ Cơ sở: HTX có trách nhiệm ko chỉ đối với xã viên của mình mà còn có trách nhiệm với nhà nước và toàn XH.Nội dung:

+ Hợp tác xã tự quyết định: lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh; phân phối kết quả sản xuất, kinh doanh; lập và mức trích lập các quỹ; mức tiền công, tiền lương đối với những người làm việc cho hợp tác xã;

+ Hợp tác xã tự lựa chọn và quyết định: hình thức, thời điểm huy động vốn; chủ động sử dụng vốn và tài sản của mình; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; tổ chức thực hiện hợp đồng và chịu trách nhiệm theo pháp luật về hợp đồng đã ký kết;

            + Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm về những rủi ro trong quá trình hoạt động. Mỗi xã viên trong hợp tác xã cùng chịu trách nhiệm về những rủi ro của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp của mình, cùng nhau quyết định những giải pháp khắc phục rủi ro;

            + Việc phân chia lợi nhuận trong HTX phải đbảo lợi ích của HTX và xã viên à đây là điểm khc biệt chỉ có trong hthức ktế tập thể.

            - Nguyên tắc hợp tác và phát triển cộng đồng:

            + ND: các xã viên HTX cần có ý thức tinh thần xây dựng tập thể, cũng hợp tác với nhau trong nội bộ HTX và trong cả trong và ngoài nước, các xã viên phải cống hiến hết mình nhằm xây dựng HTX phát triển nói riêng và hệ thống HTX nói chung.

            + YN: nt này đặt ra trách nhiệm đối với xã viên HTX: trách nhiệm phải phái ý thức phát huy tinh thần xây dựng tập thể và hợp tác với nhau trong hựop tác xã, cộng đồng xã hội

            3. Thành lập và đăng ký kinh doanh hợp tác xã

            a. Xã viên

-  Điều kiện trở thành xã viên

+ Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có góp vốn, góp sức, tán thành Điều lệ hợp tác xã, tự nguyện xin gia nhập hợp tác xã có thể trở thành xã viên.

+ Cán bộ, công chức được tham gia hợp tác xã với tư cách là xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã nhưng không được trực tiếp quản lý và điều hành hợp tác xã.

+ Hộ gia đình, pháp nhân có thể trở thành xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi tham gia hợp tác xã, hộ gia đình, pháp nhân phải cử người đại diện có đủ điều kiện như đối với cá nhân tham gia.

  Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cấm.

            b. Hội nghị thành lập HTX

- Sáng lập viên là cá nhân, hộ gia đình hoặc pháp nhân khởi xướng việc thành lập hợp tác xã và tham gia hợp tác xã.

- Sáng lập viên báo cáo bằng văn bản với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi dự định đặt trụ sở chính của hợp tác xã về việc thành lập, địa điểm đóng trụ sở, phương hướng sản xuất, kinh doanh và kế hoạch hoạt động của hợp tác xã.

- Sáng lập viên tiến hành tuyên truyền, vận động các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nhu cầu tham gia hợp tác xã; xây dựng phương hướng sản xuất, kinh doanh; dự thảo Điều lệ hợp tác xã và xúc tiến các công việc cần thiết khác để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã.

- Hội nghị thành lập hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức. Thành phần tham gia hội nghị bao gồm sáng lập viên và cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khác có nguyện vọng trở thành xã viên.

 - Hội nghị thảo luận và thống nhất về phương hướng sản xuất, kinh doanh; kế hoạch hoạt động của hợp tác xã; dự thảo Điều lệ hợp tác xã; tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã và lập danh sách xã viên.

            Hội nghị thảo luận và biểu quyết theo đa số các vấn đề sau đây:

- Thông qua danh sách xã viên; số lượng xã viên từ 7 trở lên;

- Thông qua Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;

- Quyết định thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã.

- Đối với hợp tác xã thành lập một bộ máy vừa quản lý vừa điều hành thì bầu Ban quản trị và Chủ nhiệm; Chủ nhiệm hợp tác xã đồng thời là Trưởng Ban quản trị; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã.

 -  Đối với hợp tác xã thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành thì bầu Ban quản trị và Trưởng Ban quản trị trong số thành viên Ban quản trị; quyết định bầu hoặc thuê Chủ nhiệm hợp tác xã; quyết định số lượng Phó chủ nhiệm hợp tác xã;

- Bầu Ban kiểm soát và Trưởng Ban kiểm soát trong số thành viên của Ban kiểm soát;

- Thông qua biên bản hội nghị thành lập hợp tác xã.

            c. Hồ sơ đăng ký kinh doanh

- Đơn đăng ký kinh doanh;

- Điều lệ hợp tác xã;

- Số lượng xã viên, danh sách Ban quản trị, Ban kiểm soát của hợp tác xã;

- Biên bản đã thông qua tại Hội nghị thành lập hợp tác xã.

            d. Nơi đăng ký kinh doanh

- Hợp tác xã đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp tỉnh hoặc cấp huyện nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính, tuỳ theo điều kiện cụ thể của hợp tác xã.

- Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh đã chọn và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của hồ sơ đăng ký kinh doanh.

            đ. Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ theo quy định tại Điều 13 của Luật này;

- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;

- Tên, biểu tượng (nếu có) của hợp tác xã quy định tại Điều 8 của Luật này;

- Có vốn điều lệ. Đối với hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề mà Chính phủ quy định phải có vốn pháp định thì vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định;

- Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.

            e. Thời hạn giải quyết

- Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải xem xét hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản;

- Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và có quyền hoạt động kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đối với những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà hợp tác xã đăng ký hoạt động thì hợp tác xã được kinh doanh những ngành, nghề đó kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Trường hợp không đồng ý với quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này, người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã sẽ thành lập có quyền khiếu nại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án theo quy định của pháp luật.

3. Quyền và nghĩa vụ của xã viên (Điều 18)

3.1. Quyền của xã viên (Điều 18)

Được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và được trả công lao động theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Hưởng lãi chia theo vốn góp, công sức đóng góp và theo mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã;

Được hợp tác xã cung cấp các thông tin kinh tế - kỹ thuật cần thiết; được hợp tác xã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ;

Hưởng các phúc lợi của hợp tác xã; được hợp tác xã thực hiện các cam kết kinh tế;

Được khen thưởng khi có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển hợp tác xã;

Dự Đại hội xã viên hoặc bầu đại biểu dự Đại hội xã viên, dự các hội nghị xã viên để bàn bạc và biểu quyết công việc của hợp tác xã;

Ứng cử, bầu cử vào Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát và những chức danh được bầu khác của hợp tác xã;

Xin ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Được trả lại vốn góp và các quyền lợi khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã và pháp luật có liên quan;

Đề đạt ý kiến với Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát của hợp tác xã và yêu cầu được trả lời; yêu cầu Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã, Ban kiểm soát triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo quy định tại khoản 4 Điều 21 của Luật này;

Chuyển vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

3.2. Nghĩa vụ của xã viên (Điều 19)

Chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã, các nghị quyết của Đại hội xã viên;

Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; mức vốn góp không vượt quá ba mươi phần trăm vốn điều lệ của hợp tác xã;

Đoàn kết, hợp tác giữa các xã viên, học tập nâng cao trình độ, góp phần thúc đẩy hợp tác xã phát triển;

Thực hiện các cam kết kinh tế với hợp tác xã;

Trong phạm vi vốn góp của mình, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ, rủi ro, thiệt hại, các khoản lỗ của hợp tác xã;

Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã.

3.3. Chấm dứt tư cách xã viên Điều 20

Xã viên là cá nhân chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; xã viên là hộ gia đình không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; xã viên là pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc không có người đại diện đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Xã viên đã được chấp nhận ra hợp tác xã theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Xã viên đã chuyển hết vốn góp và các quyền lợi, nghĩa vụ của mình cho người khác theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

Xã viên bị Đại hội xã viên khai trừ;

Các trường hợp khác do Điều lệ hợp tác xã quy định.

Lưu ý: Việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này do Điều lệ hợp tác xã quy định.

            4. Quy chế pháp lý về cđộ tsản của HTX:

            - Ts của HTX bao gồm: Ts cố định, ts lưu động và các loại quỹ.

            - Ts của HTX thuộc quyền sở hữu của HTX và đc hình thành từ vốn hoạt động của HTX, gồm:

            + Nguồn vốn góp của xã viên:

                        Nó có thể bằng tiền hoặc tư liệu sx, có thể đc góp 1 lần hoặc nhiều lần.

                        Mức vốn góp ko thấp hơn mức tối thiểu nhưng ko đc quá 30% vốn điều lệ của HTX

                        Nguồn vốn góp này đc trả lại cho xã viên nếu ho bị mất năng lực HV dân sự, đc chấp nhận cho ra khỏi HTX hoặc bị khai trừ khỏi HTX.

                        Y/n của loại tsản này: > XĐ tư cách xã viên HTX.

                                                            > Hìh thành nên tsản của HTX.

                                                            > Là cơ sở để HTX tồn tại, hđộng, sx kdoanh.

                       

            + Vốn tích lũy của HTX: là những tsản HTX mua được từ nguồn lợi nhuận HTX thu được trong quá trình sxkd à đây là nguồn vốn tự có của HTX, là thước đo đánh giá hiệu quả hđộng sxkd của HTX

            + Vốn vay:   

> Nguồn vay: Ngân hàng, tổ chức tín dụng, tổ chức cá nhân khác, thành viên HTX…

                        > HTX có quyền tự chủ sử dụng các nguồn vốn trên vào hoạt động sxkd và dv của mình.

                        > HTX ko đc tự mình chuyển quyền sở hữu đối với nguồn vốn do nhà nước cung cấp.

5. Quy chế pháp lý về tài chính của HTX.

            + Vốn điều lệ của HTX là vốn đc đóng góp bởi xã viên HTX và đc ghi trong điều lệ của HTX.

            + Phương thức huy động vốn của HTX: có thể dưới nhiều phương thức, như:

-          Vay vốn ngân hàng.

-          Huy động bổ sung vốn góp của xã viên theo quyết định của đại hội xã viên.

-          Được nhận và sử dụng vốn, trợ cấp của nàh nước.

-          Đc nhận và sử dụng vốn trợ cấp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

à HTX có quyền huy động vốn, và nguồn huy động vốn chủ yếu đc huy động từ các tổ chức tín dụng, cá nhân, tổ chức.

            + HTX có quyền sử dụng nguồn vốn do mình huy động nhưng có nghĩa vụ bào tòan và phát triển nguồn vốn đó.

            + TRong quý trình kdoanh, HTX phải tự hạch toán ktế, tức lấy thu bù chi để đbảo có lãi.

            + Phân phối lợi nhuận của HTX, (đ37 luật HTX):

-          ĐK phân phối:

Ø  sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế nhà nước.

Ø  Đbảo sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của tập thể và lợi ích của NLĐ và lợi ích của xã viên HTX.

-          Phân phối:

Ø  Trả bù các khoản lỗ của năm trước (nếu có) theo qđịnh của PL về thuế.

Ø  Trích lập các quỹ của HTX.

Ø  Chia lãi cho xã viên HTX theo vốn góp, công sức đóng góp.

Ø  Phần còn lại chia cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ của HTX

4. Tổ chức và qun lý hợp tác xã

4.1. Đại hội xã viên (Điều 21)

Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã.

Hợp tác xã có nhiều xã viên thì có thể tổ chức Đại hội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại biểu xã viên do Điều lệ hợp tác xã quy định. Đại hội đại biểu xã viên và Đại hội toàn thể xã viên (sau đây gọi chung là Đại hội xã viên) có quyền và nhiệm vụ như nhau.

Đại hội xã viên thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:

1. Quy định tiêu chuẩn xã viên khi tham gia hợp tác xã;

2. Báo cáo tình hình sản xuất, kinh doanh trong năm của hợp tác xã, báo cáo hoạt động của Ban quản trị và của Ban kiểm soát;

3. Báo cáo công khai tài chính, dự kiến phân phối thu nhập và xử lý lỗ, các khoản nợ;

4. Phương hướng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh;

5. Vốn tối thiểu; tăng, giảm vốn điều lệ; thẩm quyền và phương thức huy động vốn;

6. Xác định giá trị tài sản chung của hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật này;

7. Phân phối lãi theo vốn góp, công sức đóng góp và mức độ sử dụng dịch vụ của các xã viên; các quỹ của hợp tác xã;

8. Thành lập riêng hay không thành lập riêng bộ máy quản lý và bộ máy điều hành hợp tác xã theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 11 Luật này;

9. Bầu, bãi miễn Ban quản trị, Trưởng Ban quản trị, Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát;

10. Thông qua việc kết nạp xã viên mới và cho xã viên ra hợp tác xã; quyết định khai trừ xã viên;

11. Tổ chức lại, giải thể hợp tác xã;

12. Sửa đổi Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;

13. Mức tiền công, tiền lương và tiền thưởng cho Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác của Ban quản trị, Chủ nhiệm và các Phó chủ nhiệm hợp tác xã, Trưởng Ban kiểm soát, các thành viên khác của Ban kiểm soát và các chức danh khác của hợp tác xã;

14. Các đối tượng được hợp tác xã đóng bảo hiểm xã hội theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc của Nhà nước;

15. Những vấn đề khác do Ban quản trị, Ban kiểm soát hoặc có ít nhất một phần ba tổng số xã viên đề nghị.

Đại hội xã viên thường kỳ họp mỗi năm một lần do Ban quản trị triệu tập trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày khoá sổ quyết toán năm.

Đại hội xã viên bất thường do Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát của hợp tác xã triệu tập để quyết định những vấn đề cần thiết vượt quá quyền hạn của Ban quản trị hoặc của Ban kiểm soát.

- Đại hội xã viên phải có ít nhất hai phần ba tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên tham dự; trường hợp không đủ số lượng xã viên thì phải tạm hoãn Đại hội xã viên; Ban quản trị hoặc Ban kiểm soát phải triệu tập lại Đại hội xã viên.

- Quyết định sửa đổi Điều lệ, tổ chức lại, giải thể hợp tác xã được thông qua khi có ít nhất ba phần tư tổng số xã viên hoặc đại biểu xã viên có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành. Các quyết định về những vấn đề khác được thông qua khi có quá một phần hai tổng số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.

-  Việc biểu quyết tại Đại hội xã viên và các hội nghị xã viên không phụ thuộc vào số vốn góp hay chức vụ của xã viên trong hợp tác xã. Mỗi xã viên hoặc đại biểu xã viên chỉ có một phiếu biểu quyết.

4.2. Ban quản trị hợp tác xã (Điều 25)

Ban quản trị hợp tác xã là bộ máy quản lý hợp tác xã do Đại hội xã viên bầu trực tiếp, gồm Trưởng Ban quản trị và các thành viên khác. Số lượng thành viên Ban quản trị do Điều lệ hợp tác xã quy định.

Nhiệm kỳ của Ban quản trị hợp tác xã do Điều lệ hợp tác xã quy định nhưng tối thiểu là hai năm và tối đa không quá năm năm.

Thành viên Ban quản trị phải là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã.

Thành viên Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) do Điều lệ hợp tác xã quy định

- Ban quản trị hợp tác xã họp ít nhất mỗi tháng một lần do Trưởng Ban quản trị hoặc thành viên Ban quản trị được uỷ quyền triệu tập và chủ trì. Ban quản trị hợp tác xã họp bất thường khi có một phần ba thành viên Ban quản trị hoặc Trưởng Ban quản trị, Trưởng Ban kiểm soát, Chủ nhiệm hợp tác xã yêu cầu. Cuộc họp của Ban quản trị hợp tác xã hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số thành viên Ban quản trị tham dự. Ban quản trị hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số. Trong trường hợp biểu quyết mà số phiếu tán thành và không tán thành ngang nhau thì số phiếu biểu quyết của bên có người chủ trì cuộc họp là quyết định.

Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban quản trị hợp tác xã (Điều 26)

Thành viên Ban quản trị phải là xã viên, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ, năng lực quản lý hợp tác xã.

Thành viên Ban quản trị không đồng thời là thành viên Ban kiểm soát, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ; các tiêu chuẩn và điều kiện khác (nếu có) do Điều lệ hợp tác xã quy định.

4.3. Ban kiểm soát (Điều 29)

Ban kiểm soát là bộ máy giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của hợp tác xã theo đúng pháp luật và Điều lệ hợp tác xã.

Ban kiểm soát do Đại hội xã viên bầu trực tiếp. Số lượng thành viên Ban kiểm soát do Điều lệ hợp tác xã quy định; hợp tác xã có ít xã viên có thể chỉ bầu một kiểm soát viên.

Tiêu chuẩn thành viên Ban kiểm soát như tiêu chuẩn thành viên Ban quản trị. Thành viên Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban quản trị, kế toán trưởng, thủ quỹ của hợp tác xã và không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của họ.

Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban quản trị.

Ban kiểm soát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:

1. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên;

2. Giám sát hoạt động của Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã và xã viên theo đúng pháp luật và Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;

3. Kiểm tra về tài chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của hợp tác xã, sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;

4. Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của hợp tác xã; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;

5. Dự các cuộc họp của Ban quản trị;

6. Thông báo kết quả kiểm tra cho Ban quản trị hợp tác xã và báo cáo trước Đại hội xã viên; kiến nghị với Ban quản trị, Chủ nhiệm hợp tác xã khắc phục những yếu kém trong sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã và giải quyết những vi phạm Điều lệ, Nội quy hợp tác xã;

7. Yêu cầu những người có liên quan trong hợp tác xã cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;

8. Chuẩn bị chương trình nghị sự và triệu tập Đại hội xã viên bất thường khi có một trong các trường hợp sau đây:

               A) Khi có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ, Nội quy hợp tác xã và nghị quyết của Đại hội xã viên, Ban kiểm soát đã yêu cầu mà Ban quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn;

               B) Ban quản trị không triệu tập Đại hội xã viên bất thường theo yêu cầu của xã viên quy định tại khoản 4 Điều 21 của Luật này.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro