vấn đề 6 - công ty NN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VĐ 6. MỘT SỐ ĐẶC THÙ CỦA CTY NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm và đặc điểm của DNNN

a. Khái niệm

          Doanh nghiệp NN là tổ chức kinh tế do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty NN, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

            Một số khái niệm có liên quan

1. Công ty NN là doanh nghiệp do NN sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật này. Công ty NN được tổ chức dưới hình thức công ty NN độc lập, tổng công ty NN.

2. Công ty cổ phần NN là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty NN hoặc tổ chức được NN uỷ quyền góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của NN là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của NN chiếm trên 50% vốn điều lệ, NN giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

4. Doanh nghiệp có một phần vốn của NN là doanh nghiệp mà phần vốn góp của NN trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.

b. Đặc điểm của DNNN:

- Một là, DNNN là doanh nghiệp do NN chiếm 100 % cổ phần,  hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối à vốn của DNNN thuộc sở hữu của nhà nước hoặc cơ bản thuộc về nhà nước.

- Hai là, vì đây là DN do NN chiếm 100 % cổ phần, hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối do đó NN sẽ có quyền quyết định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Có toàn quyền qđịnh với điều lệ hđộng, việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý chủ chốt; đối với việc tổ chức quản lý và các quyết định quản lý quan trọng khác của doanh nghiệp.

- Ba là, đây là loại hình DN phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hoạt động kinh doanh. Dn phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về số vốn mà nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước khách hàng bằng tài sản của DN.

- Bốn là, hình thức tồn tại  DNNN hiện nay rất đa dạng: tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty NN, CT cổ phần NN, cttnhh NN 1 thành viên, CTTNHH NN 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp có cổ phần vốn góp chi phối của NN.

- Năm là, DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện kinh doanh lấy thu bù chi  và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về mọi họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

à DNNN độc lập cả về kinh tế và pháp lý.

2. Các lọai DNNN theo Luật DNNN năm 2003:

a.Dựa theo hình thức tổ chức, DNNN chia ra các lọai:

+ Công ty NN: là DN do NN sở hữu tòan bộ 100% vốn điều lệ. Hình thức tồn tại:  công ty NN  độc lập và tổng công ty NN .

+ Công ty cổ phần NN: Là CTCP mà tòan bộ cổ đông là các cty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn được tổ chức và hđộng theo luật DN.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn NN một thành viên là Cty TNHH do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, đc quản lý và đký họat động theo qđịnh của LDN.

+ Công ty TNHH NN 2 thành viên trở lên là cty TNHH trong đó tất cả các thành viên đều là cty nhà nước hoặc có thành viên là cty nhà nước hoặc thành viên khác được nàh nước ủy quyền góp vốn đc tổ chức hoạt động theo luật Dn.

+ Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của NN là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của NN chiếm trên 50% vốn điều lệ, NN giữ quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.

+ Doanh nghiệp có 1 phần vốn góp của NN là doanh nghiệp mà phần vốn góp của NN trong vốn điều lệ chiếm từ 50% trở xuống.

b. Dựa theo nguồn vốn:

- NN sở hữu 100% vốn

- Doanh nghiệp do NN có cổ phần, vốn góp chi phối

c. Dựa theo mô hình tổ chức quản lý:

- DNNN có hội đồng quản trị: là Dn ở đó Hội đồng quản trị là cquan đại diện trực tiếp chủ sở hưữ nhà nước thực hiện các chức năng quản lý hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nứớc về kết quả hoạt động kdoanh của doanh nghiệp.

- DNNN không có hội đồng quản trị: là Dn ở đó Giám đốc doanh nghiệp được nhà nước bổ nhiệm hoặc thuê để điều hành hoạt động của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước nhà nứớc về kết quả hoạt động kdoanh của doanh nghiệp.

Vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường:

-   DNNN thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô nền kinh tế;

-   DNNN giúp NN khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường;

-   DNNN giúp NN khắc phục được sự phát triển không đồng đều giữa thành phố và nông thôn, miền ngược và miền xuôi;

-  DNNN duy trì và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực kinh doanh ít mang lợi lợi nhuận  hoặc không có lợi nhuận  hoặc những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức để đầu tư giúp nền kinh tế VN có thể cạnh tranh được với các DN, tập đoàn trên thế giới.

3. Thành lập mới và đăng lý kinh doanh DNNN

a. Ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới công ty NN (Điều 6)

- Ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội;

- Ngành, lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi đầu tư lớn;

-Ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao;

- Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

b. Trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 1: Đề nghị thành lập mới công ty NN (Điều 7)

       Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) là người đề nghị thành lập mới công ty NN (sau đây gọi là người đề nghị).

     Người đề nghị phải căn cứ vào danh mục những ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập mới công ty quy định tại Điều 6 của Luật này và quy hoạch sắp xếp và phát triển công ty NN trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, ở các ngành, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 của Luật này để xây dựng đề án và lập hồ sơ thành lập mới công ty NN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định tại Điều 9 của Luật này.

Đề án thành lập mới công ty NN phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

A) Sự cần thiết thành lập công ty; danh mục sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; tình hình thị trường, nhu cầu và triển vọng thị trường về từng loại sản phẩm, dịch vụ do công ty cung ứng; khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty và luận chứng khả thi về khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ của công ty;

B) Địa điểm đặt trụ sở chính của công ty hoặc địa điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh và diện tích đất sử dụng;

C) Khả năng cung ứng lao động, nguyên liệu, vật liệu, năng lượng và các điều kiện cần thiết khác để công ty hoạt động sau khi thành lập;

D) Dự kiến tổng vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư ban đầu của NN; nguồn và hình thức huy động số vốn còn lại; phương án hoàn trả vốn huy động; nhu cầu và biện pháp tạo vốn lưu động đối với công ty;

Đ) Luận chứng khả thi về hiệu quả kinh tế - xã hội và sự phù hợp của việc thành lập công ty với quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế;

E) Báo cáo đánh giá tác động môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường;

G) Dự kiến mô hình tổ chức quản lý công ty và thời hạn hoạt động;

H) Đối với công ty cần tiến hành đầu tư xây dựng khi thành lập mới thì đề án thành lập mới phải bao gồm cả dự án đầu tư thành lập mới. Nội dung dự án đầu tư thành lập mới công ty NN theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Bước 2: Lập hồ sơ thành lập mới công ty NN gồm

A) Tờ trình đề nghị thành lập công ty;

B) Đề án thành lập mới công ty quy định tại khoản 3 của Điều này;

C) Dự thảo Điều lệ của công ty;

D) Đơn xin giao đất, thuê đất;

Đ) Đơn đề nghị ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư (nếu có).

Bước 3: Thẩm quyền quyết định thành lập mới công ty NN (Điều 9).

Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập mới công ty NN đặc biệt quan trọng, chi phối những ngành, lĩnh vực then chốt, làm nòng cốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng góp lớn cho ngân sách NN.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập mới công ty NN không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

Người quyết định thành lập mới công ty NN phải lập Hội đồng thẩm định để thẩm định đề án thành lập mới công ty NN. Hội đồng thẩm định đề án là cơ quan tư vấn cho người quyết định thành lập công ty; người quyết định thành lập chịu trách nhiệm về quyết định thành lập mới công ty NN.

Quyết định thành lập mới công ty NN đồng thời là quyết định dự án đầu tư thành lập công ty NN. Công ty NN mới được thành lập là chủ đầu tư đối với dự án này.

Việc thẩm định dự án đầu tư thành lập công ty NN và thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Khi quyết định thành lập mới công ty NN phải đồng thời tiến hành bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị; quyết định việc bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng với Giám đốc công ty không có Hội đồng quản trị.

Điều 8. Điều kiện thành lập mới công ty NN

Việc quyết định thành lập mới công ty NN phải căn cứ vào các điều kiện sau đây:

Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này;

Bảo đảm đủ điều kiện về vốn; mức vốn điều lệ phù hợp với ngành, nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định;

Dự thảo Điều lệ của công ty không được trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật;

      Đề án thành lập mới công ty phải bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu về trình độ công nghệ tiên tiến do NN quy định, thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn được thành lập mới, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của NN, quy định của NN về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật.

Bước 4. Đăng ký kinh doanh công ty NN (Điều 10).

Thủ tục đăng ký kinh doanh công ty NN được quy định như sau:

       - Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định thành lập, công ty phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp;

     - Công ty NN có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty mới được tiếp nhận vốn đầu tư từ ngân sách NN hoặc huy động vốn để đầu tư, xây dựng doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh; công ty được kinh doanh những ngành, nghề có điều kiện khi được cơ quan NN có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh ngành, nghề có điều kiện hoặc có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;

            Bước 5: Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

         Việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về nội dung đăng ký kinh doanh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

 

4. Tổ chức quản lý cty NN

Mô hình tổ chức quản lý công ty NN (Điều 21)

Công ty NN được tổ chức quản lý theo mô hình có hoặc không có Hội đồng quản trị. Các tổng công ty NN, công ty NN độc lập sau đây có Hội đồng quản trị:

- Tổng công ty do NN quyết định đầu tư và thành lập;

- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn NN;

- Công ty NN độc lập có quy mô vốn lớn giữ quyền chi phối doanh nghiệp khác

4.1. Cty NN không có hội đồng quản trị

Tổ chức quản lý của công ty NN không có Hội đồng quản trị (Điều 22)

        Công ty NN không có Hội đồng quản trị có cơ cấu quản lý gồm:

-         Giám đốc;

-         Các Phó giám đốc;

-         Kế toán trưởng

-         Bộ máy giúp việc.

Giám đốc, các Phó giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc (Điều 23).

Giám đốc là người điều hành công ty, đại diện theo pháp luật của công ty và chịu trách nhiệm một mình trước người bổ nhiệm, người ký hợp đồng thuê và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền, nhiệm vụ được giao.

Giám đốc cty nhà nước ko nhất thiết phải là người của nàh nước mà có thể là bất cứ người nào, kể cả người nước ngoài.

Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc (Điều 26)

Giám đốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Nhận và sử dụng có hiệu quả vốn do NN đầu tư và các tài sản, đất đai, tài nguyên, các nguồn lực khác do NN giao, cho vay, cho thuê;

2. Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn của công ty, dự án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của công ty trình người quyết định thành lập công ty;

3. Quyết định các dự án đầu tư, các hợp đồng bán tài sản có giá trị đến 30% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ kế toán của công ty hoặc tỷ lệ nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; các hợp đồng vay, cho vay, thuê, cho thuê và hợp đồng kinh tế khác do Điều lệ công ty quy định nhưng không vượt quá mức vốn điều lệ của công ty;

4. Điều hành hoạt động của công ty; tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư, các quyết định của chủ sở hữu quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật này; đại diện công ty ký kết và chỉ đạo thực hiện các hợp đồng kinh tế, dân sự;

5. Ban hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương áp dụng trong nội bộ công ty phù hợp với quy định của NN;                                                            

6. Trình người quyết định thành lập công ty việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, kế toán trưởng;

7. Báo cáo người quyết định thành lập công ty và cơ quan tài chính về kết quả hoạt động, kinh doanh của công ty;

8. Quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức danh tương đương trong công ty, người đại diện phần vốn góp của công ty ở các doanh nghiệp khác; quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong công ty, kể cả cán bộ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của mình;

9. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan NN có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

10. Được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do người quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vào cuối năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng trưởng của cả nhiệm kỳ;

11. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác quy định tại Điều lệ công ty.

Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc (Điều 24)

Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn Giám đốc:

Ø    Có năng lực kinh doanh và tổ chức quản lý công ty; có trình độ đại học; có chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh doanh chính của công ty; có ít nhất ba năm kinh nghiệm tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của công ty;

Ø    Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết; hiểu biết pháp luật và có ý thức chấp hành pháp luật; thường trú tại Việt Nam.

      Những đối tượng sau đây không được tuyển chọn để bổ nhiệm, ký hợp đồng làm Giám đốc:            

Ø    Người đã làm Giám đốc công ty NN nhưng vi phạm kỷ luật đến mức bị cách chức, miễn nhiệm hoặc để công ty lâm vào tình trạng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 25 của Luật này;

Ø     Thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng (Điều 25)

      Người quyết định thành lập công ty quyết định việc tuyển chọn để bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Giám đốc công ty NN; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với Phó giám đốc, kế toán trưởng công ty NN trên cơ sở đề nghị của Giám đốc.

-  Quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, ký hợp đồng với Giám đốc được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Giám đốc được bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng theo thời hạn không quá năm năm và có thể được bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.

Giám đốc bị miễn nhiệm, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong các trường hợp sau đây: (Điều 25)

- Để công ty lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn NN đầu tư hai năm liên tiếp hoặc ở trong tình trạng lỗ lãi đan xen nhau nhưng không khắc phục được, trừ các trường hợp lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn NN đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; lỗ hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn NN đầu tư có lý do khách quan được giải trình và đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận; đầu tư mới mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ;

- Công ty lâm vào tình trạng phá sản nhưng không nộp đơn yêu cầu phá sản;

- Không hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chỉ tiêu do người bổ nhiệm, tuyển dụng giao hoặc không hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng;

- Không trung thực trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thu lợi cho bản thân hoặc cho người khác; báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;

- Bị Toà án kết án bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty; giúp Giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc, các Phó giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

4.2. Công ty nhà nước có Hội đồng quản trị (điều 28)

     Cơ cấu quản lý của tổng công ty NN, công ty NN độc lập có Hội đồng quản trị bao gồm:

-         Hội đồng quản trị,

-         Ban kiểm soát,

-         Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng

-         Bộ máy giúp việc.

a. Hội đồng quản trị (Điều 29)

      Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu NN tại tổng công ty NN, công ty NN độc lập có Hội đồng quản trị, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập tổng công ty NN, công ty NN độc lập có Hội đồng quản trị, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của tổng công ty, công ty.Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu NN tại tổng công ty NN, công ty NN độc lập có Hội đồng quản trị, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước người quyết định thành lập tổng công ty NN, công ty NN độc lập có Hội đồng quản trị, người bổ nhiệm và trước pháp luật về mọi hoạt động của tổng công ty, công ty.

b. Cơ cấu thành viên, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thay thế thành viên Hội đồng quản trị (Điều 32).

        Hội đồng quản trị gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị có thành viên chuyên trách và có thể có thành viên không chuyên trách. Chủ tịch Hội đồng quản trị và Trưởng ban kiểm soát phải là thành viên chuyên trách. Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quản trị. Số lượng thành viên Hội đồng quản trị không quá 7 người, do người quyết định thành lập công ty quyết định.

Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị do người quyết định thành lập công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc thay thế, khen thưởng, kỷ luật.

Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

c. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Hội đồng quản trị (Điều 31)

1. Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam;

2. Có trình độ đại học, năng lực quản lý và kinh doanh. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải có kinh nghiệm ít nhất ba năm quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc ngành, nghề kinh doanh chính của công ty;

3. Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức chấp hành pháp luật;

4. Không thuộc đối tượng bị cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

d. Chế độ làm việc của Hội đồng quản trị (Điều 34)

Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ tập thể; họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét và quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình; đối với những vấn đề không yêu cầu thảo luận thì Hội đồng quản trị có thể lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản. Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị đề nghị.

Các cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên của Hội đồng quản trị hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị tham dự. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có hiệu lực khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản trị biểu quyết tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì bên có phiếu của Chủ tịch Hội đồng quản trị là quyết định. Thành viên Hội đồng quản trị có quyền bảo lưu ý kiến của mình.

e. Chủ tịch Hội đồng quản trị (Điều 33)

Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:

-   Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu NN đầu tư cho công ty; quản lý công ty theo quyết định của Hội đồng quản trị;

-   Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn, dự án đầu tư quy mô lớn, phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty để trình Hội đồng quản trị;

Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc công ty.

- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;

- Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;             

- Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;

- Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị, người quyết định thành lập công ty.

f. Ban kiểm soát (Điều 37).

1. Hội đồng quản trị thành lập Ban kiểm soát để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.

2. Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị.

3. Ban kiểm soát gồm Trưởng ban là thành viên Hội đồng quản trị và một số thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định. Tổ chức Công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này tham gia thành viên Ban kiểm soát.

4. Thành viên Ban kiểm soát phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

- Thường trú tại Việt Nam;

- Có sức khoẻ, phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật;

Có trình độ về nghiệp vụ kinh tế, tài chính - kế toán, kiểm toán hoặc chuyên môn, nghiệp vụ;

- Thành viên Ban kiểm soát làm việc theo chế độ chuyên trách không đồng thời đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo trong bộ máy NN;

- Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Ban kiểm soát không được giữ chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, kế toán trưởng, thủ quỹ tại cùng công ty.

g. Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và bộ máy giúp việc (Điều 38)

1. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo mục tiêu, kế hoạch, phù hợp với Điều lệ công ty và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

2. Phó tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành công ty theo phân công và uỷ quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

3. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc uỷ quyền.

4. Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc.

* Đặc điểm :

- Mức độ sở hữu vốn của nhà nước trong doanh nghiệp.  Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần góp vốn chi phối . Vốn của nó thuộc sở hữu nhà nước hoặc cơ bản thuộc về nhà nước

  - Quyền quyết định và quyền chi phối đối với doanh nghiệp:Nhà nước có toàn quyền định đọat đối với  tài sản doanh nghiệp, đối với điều lệ hoạt động và các quyết định quản lý quan trọng khác.

- DNNN hiện nay rất đa dạng: tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như công ty nhà nước, CT cổ phần nhà nước, CTTNHH nhà nước 1 thành viên, CTTNHH nhà nước 2 thành viên trở lên , doanh nghiệp có cổ phần vốn góp chi phối của nhà nước.

- DNNN là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân , thực hiện kinh doanh lấy thu bù chi  và phải đảm bảo có lãi để tồn tại và phát triển doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm về mọi họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Các loại DNNN theo Luật DNNN năm 2003:

a. Dựa theo hình thức tổ chức , DNNN chia ra các lọai :

+ Công ty nhà nước: nhà nước sở hữu tòan bộ 100% vốn điều lệ. công ty nhà nước  tồn tại độc lập dưới 2 hìnhthức : ctnn độc lập và tổng công ty nhà nước .

+ Công ty cổ phần nhà nước

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên

+ Công ty TNHH nhà nước 2 thành viên trở lên

+ Doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước

+ Doanh nghiệp có 1 phần vốn góp của nhà nước

b. Dựa theo nguồn vốn:

- Nhà nước sở hữu 100% vốn

- Doanh nghiệp do nhà nước có cổ phần, vốn góp chi phối

c. Dựa theo mô hình tổ chức quản lý :

- DNNN có hội đồng quản trị

- DNNN không có hội đồng quản trị

* Vị trí, vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường:

- Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần , DNNN giữ vai trò chủ đạo, nó tồn tại và phát triển ở những  ngành, những lĩnh vực then chốt, quan trọng trong nền kinh tế để thực hiện chức năng điều tiết vĩ mô, can thiệp vào thị trường , khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. DNNN là công cụ vật chất để nhà nước can thiệp vào nền KTTT

- DNNN duy trì và phát triển ở những ngành, những lĩnh vực kinh doanh ít mang lợi lợi nhuận  hoặc không có lợi nhuận  hoặc những lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi vốn lớn mà các thành phần kinh tế khác không đủ sức để đầu tư.

 

II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA DNNN :

1 Quyền và nghĩa vụ trong quản lý vốn và tài sản của Công ty Nhà nước:

- Vốn công ty bao gồm:giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, tài sản lưu động.

* Quyền của Công ty nhà nước:

- Chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản  của công ty để kinh doanh, thực hiện lợi ích hợp pháp từ vốn và tài sản của công ty

- Định đoạt đối với  vốn và tài sản của công ty theo qđinh pháp luật

- Sử dụng và quản lý tài sản nhà nước giao, cho thuê đất đai, tài nguyên theo quy định  (đối với tài sản đặc biệt này , công ty nhà nước không có quyền định đọat)

* Công ty Nhà nước có nghĩa vụ :

- Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước và vốn công ty  tự huy động,

- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số tài sản của công ty

- Định kỳ đánh giá lại tài sản của công ty  theo quy định của Chính phủ.

2. Quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh của Công ty nhà nước :

* Công ty có quyền:

- Chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả,.

-  Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và nhu cầu của thị trửờng;

- Tự tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng,

- Tự quyết định giá mua, giá bán sản phẩm, dịch vụ, trừ những sản phẩm, dịch vụ công ích và những sản phẩm, dịch vụ do nhà nước định giá thì theo mức giá hoặc khung giá do nhà nước quy định

- Quyết định các dự án đầu tư có giá trị dưới 31% tổng giá trị tài sản còn lại trên sổ sách kế tóan của Công ty nhà nước không có Hội đồng quản trị và dưới 51% đ/c Công ty nhà nước có HĐQT, sử dụng vốn, tài sản của công ty để liên doanh, liên kết, góp vốn vào Doanh nghiệp khác, thuê mua 1 phần hoặc toàn bộ công ty khác.

- Sử dụng vốn công ty  để thành lập CTTNHH nhà nước 1 thành viên, tham gia thành lập Công ty Cổ phần, CTTNHH 2 thành viên trở lên

- Mở chi nhánh, văn phòng đại diện trong và ngoài nước

- Tuyển dụng lao động, lựa chọn hình thức trả lương

* Công ty có nghĩa vụ:

-  Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng k‎í , đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện theo tiêu chuẩn đã đăng k‎í.

- Đối mới, hiện đại hoá công nghệ và phư|ơng thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

- Bảo đảm quyền và lợi ích của ng|ời lao động theo quy định của pháp luật về lao động,

- Tuân thủ quy định nhà nước về quốc phòng, an ninh, trật tự atxh, bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán và báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo yêu cầu của pháp luật và theo yêu cầu của chủ sở hữu nhà nước.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của chủ sở hữu nhà nước , chấp hành các quyết định về thanh tra của cơ quan tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Chịu trách nhiệm trước người đầu tư vốn về việc sử dụng vốn để đầu tư thành lập DN khác .

- Thực hiện nghĩa vụ khác trong kinh doanh theo quy định của pháp luật

3.Quyền và nghĩa vụ của DNNN trong lĩnh vực tài chính:

-  Phát hành trái phiếu và cổ phiếu dn

- Vay vốn của các tổ chức tín dụng (Ngân hàng th­ương mại, công ty tài chính...), các DN khác, các cá nhân để đầu tư­ phát triển.

- Có quyền chủ động sử dụng vốn và các lọai quỹ công ty theo quy định pháp luật

- Được quyền trích các khấu hao tài sản theo quy định pháp luật

- Được hưởng các chế độ trợ cấp, trợ giá hoặc các chế độ ưu đãi khác của nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ hoạt động công ích,

- Có quyền chi thưởng sáng kiến đổi mới , cải tiến kỹ thuật, công nghiệp

- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư , tái đầu tư theo quy định pháp luật

* Nghĩa vụ của DNNN::

- DNNN kinh doanh có lãi, bảo đảm chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước đầu tư; đăng ký, kê khai và nộp đủ thuế; thực hiện nghĩa vụ đối với chủ sở hữu và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Quản lí‎ và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh

 - Chấp hành đầy đủ chế độ quản lí‎ vốn, tài sản, các quỹ, chế độ chế độ hạch toán kế toán, kiểm toán; chịu trách nhiệm về tính trung thực và hợp pháp đối với các hoạt động tài chính của công ty.

- Báo cáo tài chính, công khai tài chính hàng năm và cung cấp các thông tin cần thiết để đánh giá trung thực về hiệu quả hoạt động của công ty.

IV. CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU CÔNG TY NHÀ NƯỚC .

Theo luật Doanh nghiệp 2005, có hiệu lực vào tháng 7/2006, nhà nước thực hiện theo lộ trình chuyển đổi, nhưng chậm nhất trong thời hạn bốn năm kể từ ngày luật DN có hiệu lực, các Công ty nhà nước thành lập theo quy định của luật DNNN trước năm 2003 phải chuyển đổi thành Công ty TNHH hoặc CTCP.  Trong thời hạn chuyển đổi, những quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 được tiếp tục áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước

1. Mục tiêu, yêu cầu của việc chuyển đổi sở hữu Công ty nhà nước:

- Cơ cấu lại sở hữu của công ty mà nhà nước thấy không cần nắm giữ nữa hoặc không cần giữ 100% vốn điều lệ để sử dụng có hiệu quả hơn số tài sản nhà nước đã đầu tư ở công ty.

- Huy động vốn của cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và ngoài nước để tăng năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của nền kinh tế.

- Tạo điều kiện cho người lao động  góp vốn thực sự làm chủ công ty và có việc làm

- Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đ/v dn. bảo đảm lợi ích hài hoà của nhà nước, DN, nhà đầu tư và người lao động

2. Các hình thức chuyển đổi sở hữu Công ty nhà nước:

a. Cổ phần hoá Công ty nhà nước:

- Giữ nguyên vốn hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu  thu hút thêm vốn ( áp dụng đ/v Công ty cổ phần hóa có nhu cầu tăng thêm vốn điều lệ)

- Bán 1 phần vốn nhà nước hiện có tại Công ty

- Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại Công ty

- Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3  kết hợp với phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn.

b. Bán toàn bộ công ty nhà nước

c. Giao công ty nhà nước cho tập thể người lao động trong công ty

IV. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CHỦ SỞ HỮU DNNN ĐỐI VỚI CÔNG TY NHÀ NƯỚC  VÀ ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC Ở CÁC DOANH NGHIỆP KHÁC:

1. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đ/v Công ty nhà nước:

a. Quyền của chủ sở hữu nhà nước đ/v Công ty nhà nước:

- QĐ thành lập, tổ chức lại, giải thể, chuyển đổi sở hữu công ty, qyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty , tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương, thưởng của HĐQT, Giám đốc công ty, phê duyệt nội dung, sửa đổi  điều lệ công ty,

- QĐ mục tiêu chiến lược phát triển công ty , quyết định các dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 30% tổng giá trị tài sản trên sổ kế tóan đối với CTNN  không có HĐQT và giá trị trên 50% đối với Công ty  có HĐQT

- QĐ mức vốn đầu tư ban đầu, vốn điều lệ, quyết định dự án vay có giá trị trên mức phân cấp cho HĐQT hoặc giám đốc (đối với công ty không có HĐQT)

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả họat động kinh doanh của công ty

- Với tư cách chủ sở hữu Công ty nhà nước, nhà nước có tòan quyền định đọat số phận của CTNN.

b. Nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đ/v Công ty nhà nước:

- Đầu tư đủ số vốn điều lệ cho công ty

- Tuân theo điều lệ công ty.

- Chịu trách nhiệm về các khỏan nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty  trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

- Tuân theo các quy định của pháp luật về hợp đồng trong việc mua, bán , vay, cho thuê giữa công ty và chủ sở hữu

- Bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm của công ty , không trực tiếp can thiệp vào hoạt động kinh doanh của công ty

- Thực hiện các nghĩa vụ  khác theo quy định pháp luật

2 Quyền và nghĩa vụ của đại diện Chủ sở hữu đ/v vốn nhà nước đầu tư ở các Doanh nghiệp khác :

Vốn nhà nước đầu tư ở các Doanh nghiệp khác gồm:

- vốn bằng tiền, giá trị quyền sử dụng đất hoặc thuê đất, giá trị tài sản thuộc sở hữu CTNN đầu tư hoặc góp vốn vào công ty.

- vốn từ ngân sách nhà nước đầu tư , góp vào công ty khác giao cho CTNN quản lý

- giá trị cổ phần hoặc vốn góp vào CTNN đã được cổ phần hóa, CTTNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên.

-  vốn do công ty nhà nước vay để đầu tư .

- Lợi tức được chia và được dùng để tái đầu tư vào công ty đó và  các lọai vốn khác.

Đại diện chủ sở hữu đ/v vốn nhà nước đầu tư ở các DN khác chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc bảo toàn và phát triển các loại vốn nói trên, phải tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

- Có quyền cử người của mình tham gia vào các qơ quan quản lý của các DN này và phải chịu trách nhiệm  trước cq đại diện chủ sở hữu về việc thực hiện nhiệm vụ được giao .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro