Part 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3.3. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG MÔ HìNH NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM à à

Từ những năm cuối của thế kỉ XX, có một số vấn đề nổi lên, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà tâm lí học, giáo dục học, xã hội học không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới là vấn đề mô hình nhân cách con người đáp ứng yêu cầu xã hội khi loài người bước vào thế kỉ XXI. Hàng loạt nghiên cứu được tiến hành, nhiều mô hình khác nhau được đưa ra, tuỳ thuộc vào những đặc trưng của xã hội cụ thể. Tuy nhiên, tất cả các nhà nghiên cứu đều đề cập đến những thách thức mà con người và các quốc gia tiên thế giới sẽ phải đối mặt trong thế kỉ XXI để từ đó khẳng định cho tính đúng đắn của mô hình nhân cách mà mình đưa ra. Đó là: sự cạnh tranh toàn cầu, ảnh hưởng của công nghệ thông tin, sự thay đổi và định nghĩa lại thế giới nghề nghiệp do sự chuyển từ sản xuất sản phẩm sang cung cấp dịch vụ rồi sự thay đổi quy mô cửa các công ty... Ở Mĩ, một số nhà tâm lí học, thuộc lĩnh vực Tâm lí học tổ chức lao động công nghiệp đã nghiên cứu đề xuất mô hình nhận cách người lao động Mĩ đáp ứng yêu cầu xã hội của thế kỉ XXI. Trong tình hình cạnh tranh với các nước trên thế giới như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore... đòi hỏi người lao động Mĩ phải được đào tạo và phát triển nghề nghiệp tốt dựa trên cơ sở phát triển tốt của các tổ chức. Một vài phẩm chất quan trọng của người lao động Mĩ được nhấn mạnh là:

- Có các kĩ năng lao động phát triển cao

– Có tính độc đáo sáng tạo

- Có khả năng thích ứng cao

– Có khả năng làm việc theo nhóm

– Có thái độ tích cực đối với lao động

Mô hình nhân cách chung của người lao động được đưa ra không chỉ để đào tạo và phát triển, mà còn là cơ sở để tuyển chọn và đánh giá thành tích nghề nghiệp.

Một số các nhà tâm lí học lao động Nga, khi đề cập đến các chiến lược tâm lí – giáo dục chủ yếu của việc đào tạo nghề cũng đưa ra chiến lược phát triển nhân cách nghề nghiệp, trong đó có nhấn mạnh rằng hạt nhân đạo đức là cơ sở của nhân cách nghề nghiệp và được hình thành trong quá trình giáo dục có định hướng. Các nhà nghiên cứu (A. K. Marcôva,...) có đưa ra một loạt yêu cầu về các phẩm chất cần có của một người lao động trong giai đoạn phát triển hiện nay, như:

– Là người phát triển hài hoà

- Có những mối quan tâm hứng thú vượt ra khỏi phạm vi nghề nghiệp

- Là người sáng tạo, sáng kiến

- Là người hoài nghi

– Là người luôn hướng tới sự tự hoàn thiện bản thân với tư cách là người lao động.

- Là người luôn biết rõ vị trí của mình

– Là người có khả hăng làm việc theo nhóm.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đào tạo nghề không phải chỉ là cung cấp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, hình thành những phẩm chất nhân cách nghề nghiệp, mà quan trọng hơn là phải làm thế nào đề trên cơ sở những cái đó hình thành được ở con người tính sáng tạo, sự tự thể hiện mình và lòng mong muốn tự hoàn thiện bản thân.

Trong những năm gần đây một số nhà nghiên cứu của châu Á, trong đó có Trung Quốc cũng rất quan tâm vấn đề này. Chẳng hạn, theo Ihang Lyhai Hunkai, mô hình nhân cách lí tưởng của thời đại kinh tế tri thức gồm có những đặc trưng sau đây:

+ Khám phá, coi trọng thực tế, phê phán, đổi mới, không ngừng tiến thủ (tố chất nhân cách có tinh thần khoa học).

+ Tôn trọng giới tự nhiên và quy luật sinh thái, yêu quý môi trường (giá trị phát triển hài hoà giữa con người và tự nhiên).

+ Đoàn kết, hợp tác, quan tâm, yêu mến người khác (thực hiện sự phát triển hài hoà giữa con người và xã hội, thúc đẩy sự vận động lành mạnh của xã hội).

+ Không ngừng vươn lên, tự hoàn thiện mình.

Từ khoảng cuối thế kỉ XX, cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, các nghiên cứu lí luận và thực tiễn về hiện đại hoá đã được tiến hành. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều nhất trí rằng, trong tiến trình hiện đại' hoá, CNH 'à khởi nguồn, là nội dung, là động lực gốc. Còn hiện đại hoá là sự biến đổi toàn diện đời sống xã hội, là một tiến trình đa diện bao gồm những thay đổi của con người trong các lĩnh vực tư tưởng và hành động. Một số tác giả khác lại phân chia tiến trình hiện đại hoá thành 3 tầng là: tầng vật chất (ngoài cùng); tầng chế độ (nằm ở giữa) và tầng quan niệm hành vi (tầng sâu, trong cùng). Trong 3 tầng đó, tầng quan niệm hành vi là then chốt, là hạt nhân của hiện đại hoá, đồng thời cũng là điều khó hình thành nhất. Để đáp ứng hiện đại hoá, các nhà nghiên cứu đã đưa ra 12 đặc trưng cơ bản của con người hiện đại và có thể quy chúng vào 4 nhóm phẩm chất là:

– Mưu cầu biến đổi

– Trọng tri thức

- Tự tin

– Cởi mở

Trong số 12 phẩm chất đưa ra, có những phẩm chất cụ thể như:

- Sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới, những tư tưởng mới và những phương thức hành vi mới.

– Sẵn sàng tiếp thu những cải cách và biến đổi.

– Có thái độ tôn trọng những cách suy nghĩ, những cách nhìn nhận khác nhau trong mọi mặt.

- Tôn trọng tri thức, dốc hết khả năng thu nhận tri thức.

- Chú trọng đến hiện tại và tương lai, đúng giờ, quý thời gian.

- Có kế hoạch.

- Hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng, tự trọng.

- ...

Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH. Sự nghiệp hiện đại hoá đất nước chỉ có thể thành công khi nó được những con người hiện đại hoá thực hiện. Điều này đặt ra cho các nhà giáo dục một nhiệm vụ quan trọng là hình thành, giáo dục nhân cách con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, cần phải có nguồn nhân lực phát triển ở trình độ cao, luôn luôn đổi mới và có phong cách sống mới.

Vì thế, một loạt nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đề xuất những mô hình nhân cách của con người Việt Nam cần được giáo dục, hình thành và phát triển trong giai đoạn mới.

Chẳng hạn, các nhà nghiên cứu chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước "Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội" đã đưa ra những định hướng cơ bản về nhân cách con người Việt Nam như sau:

+ Con người có niềm tin vững chắc và quyết tâm cao thực hiện CNH, HĐH đất nước bằng ý chí và tài năng trí tuệ, bằng khoa học và công nghệ.

+ Con người đậm đà bản sắc dân tộc, có tinh thần yêu nước, yêu độc lập tự do, có lòng tự hào dân tộc, có tinh thần tự lực tự cường, có tinh thần hoà hợp, hoà bình, hữu nghị.

+ Con người có bản chất nhân văn, nhân đạo, nhân ái trong quan hệ người - người; có ý thức cộng đồng; có ý thức trách nhiệm trước đất nước gia đình, bản thân; coi trọng chữ tín, có tinh thần làm chủ.

+ Con người khoa học: phát triển cao về trí tuệ, ham khoa học, tiếp thu tinh hoa nhân loại; có ý thức nghiên cứu, khai thác các di sản văn hoá dân tộc; có tư duy tổng hợp, linh hoạt, sáng tạo.

+ Con người công nghệ: được đào tạo, có tay nghề cao, năng động, tự chủ, làm việc có tính đến hiệu quả có đầu óc quản lí kinh doanh; có ý thức tiết kiệm, làm giàu chính đáng cho bản thân, cho gia đình, cho đất nước; có tác phong công nghiệp; có khả năng thích ứng cao.

+ Con người có thể lực cường tráng; có kiến thức, kĩ năng rèn luyện thân thể; biết tổ chức cuộc sống có văn hoá...

+ Con người công dân: có ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, hiểu biết và sống, làm việc theo Pháp luật: có ý thức bảo vệ môi trường...

+ Con người có cá tính và bản sắc riêng, hoài bão, tự chủ, năng động; có tinh thần tôn trọng, hợp tác với người khác...

Tương tự, khi đề cập đến con người Việt Nam thế kỉ XXI, ngay từ năm 1999, một số nhà khoa học đã nhấn mạnh đến những phẩm chất sau đây:

- Yêu nước

- Đạo đức

- Tinh thần khoa học

- Độc lập suy nghĩ

– Ý thức kỉ luật

– Con người hạnh phúc, tự do

– Khả năng thuyết phục

- Tài năng đích thực toàn theo.

Trên cơ sở phân tích, bổ sung, khái quát các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài "Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kì CNH, HĐH đất nước" đã đề xuất một mô hình nhân cách phát triển toàn diện gồm các phẩm chất sau:

+ Có lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đạo đức trong sáng, giữ gìn phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có nghị lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;

+ Có ý chí kiên cường, hoài bão lớn lao, phát huy tiềm năng của dân tộc và tính tích cực của cá nhân;

+ Có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm, có kĩ năng thực hành giỏi, tay nghề cao, tác phong công nghiệp, tinh thần tồ chức kỉ luật cao, tinh thần trách nhiệm cao;

+ Có lòng nhân ái, tôn trọng và hợp tác được với người khác.

+ Có sức khoẻ, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng, năng động và thích ứng.

+ Có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý thức bảo vệ môi sinh, biết yêu cái đẹp.

Một số tác giả khác lại phác thảo mô hình nhân cách con người Việt Nam gồm 5 thành phần cơ bản là:

– Con người nhân văn và xã hội

- Con người công nghệ

– Con người thích nghi cao

– Con người thiên nhiên (có sức khoẻ, có thể lực)

- Con người sáng tạo.

Qua những ví dụ nêu ra trên đây, có thể nói, trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, có sự khác nhau về trọng tâm và mức độ, nhưng các mặt cơ bản tạo nên mô hình nhân cách con người phát triển toàn diện của các quốc gia hiện nay là tương tự như nhau và tập trung vào các mặt: trí tuệ, cảm xúc, tinh thần, thể chất, hay nói một cách khác, là tổng hợp của tâm lực trí lực, thể lực.

Gần đây, trong một chương trình nghiên cứu độc lập cấp Nhà nước do Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện "Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học cho quy trình phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài phục vụ CNH, HĐH đất nước" có một nhánh mang tên "Cơ sở khoa học và xây dựng các tiêu chí phát hiện, tuyển chọn nhân tài khoa học – công nghệ, lãnh đạo quản lí và kinh doanh" do PGS. TS Nguyễn Huy Tú làm chủ nhiệm. Trên cơ sở phân tích các lí thuyết khác nhau trong Tâm lí học về tài năng, nhân tài, một mô hình nhân cách nhân tài đã được đề xuất. Đó là một cấu trúc gồm 6 thành tố có quan hệ hữu cơ với nhau và có thứ bậc chặt chẽ:

– Thái độ tích cực đối với sự tiến bộ xã hội.

- Mục đích sống riêng vững bền, cao cả, trong sáng.

- Động cơ và hứng thú mạnh mẽ.

– Trí tuệ cao (tư duy sáng tạo, trí tuệ xã hội, trí tuệ cảm xúc).

- Tri thức rộng và kĩ năng thành thạo.

- Các bền vững tương ứng hay còn gọi là những phẩm chất nhân cách đặc biệt.

Mô hình chung này được đưa vào áp dụng trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể từ đó đề xuất mô hình nhân tài của lĩnh vực tương ứng. Chẳng hạn, mô hình nhân tài khoa học – công nghệ bao gồm các phẩm chất sau:

+ Có thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

+ Am hiểu triết học, đặc biệt triết học Mác–lênin, kinh tế, chính trị học Mác–Lênin.

+ Có thái độ đồng thuận, tán thành, ủng hộ tuyệt đối công cuộc đổi mới kinh tế, xã hội ở Việt Nam hiện nay.

+ Có mục đích sống riêng kiểu "Sống để làm việc" chứ không phải "Sống để hưởng thụ".

+ Có vốn tri thức khoa học rộng và vốn tri thức sâu rộng trong ngành khoa học – công nghệ yêu thích. Am hiểu lịch sử và hiện trạng công nghệ – sản xuất trên thế giới, khu vực và Việt Nam.

+ Say mê khoa học và công nghệ, dùng hầu hết thời gian cho khoa học – công nghệ yêu thích. Biết tổ chức lao động một cách khoa học.

+ Năng lực nhận thức, trí thông minh IQ trên trung bình.

+ Năng lực sáng tạo CQ trên trung bình.

+ Năng lực toán học và lôgic học trên trung bình.

+ Có trí tuệ xã hội SQ trên trung bình.

+ Một số phẩm chất nhân cách đặc biệt thuận lợi cho nhận thức tri thức và sáng tạo công nghệ (năng lực tập trung, tính kiên định mục đích, cởi mở thông thoáng, hài hước, quảng giao, sẵn sàng đương đầu với thử thách, rủi ro...

Gần đây, nhóm nghiên cứu còn đưa ra mô hình nhân tài trong lĩnh vực lãnh đạo – quản lí, lĩnh vực kinh doanh...

Việc đề xuất xây dựng các mô hình lí thuyết như thế có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận dạng, tuyển chọn đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH


Chương 4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TÂM Lí HỌC NHÂN CÁCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY à

Lịch sử nghiên cứu trong lĩnh vực Tâm lí học nhân cách đã có trên 100 năm. Trong hơn 100 năm đó, các nhà bác học đã đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi về bản chất của nhân cách, về thế giới nội tâm của con người về những yếu tố quy định sự phát triển nhân cách và hành vi con người, về những hành vi riêng lẻ và con đường sống nói chung. Sự tìm tòi đó hoàn toàn không chỉ có giá trị lí thuyết. Ngay từ đầu, các nghiên cứu nhân cách đã gắn bó chặt chẽ với những nhu cầu giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn khác nhau. Ngày nay, thực tế này ngày càng được thể hiện rõ rệt, trong phạm vi quan tâm của Tâm lí học nhân cách nói riêng cũng như của Tâm lí học nói chung không chỉ có các tổ chức và tập thể, mà còn có cả những cá nhân riêng lẻ với những vấn đề cuộc sống của riêng họ.

Khi Tâm lí học lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là một khoa học, người ta đã nhấn mạnh vào tính chất khoa học thuần tuý của nó – nghĩa là sự đạt được tri thức mà không quan tâm gì đến tính hữu dụng của nó. Ngày nay Tâm lí học chuyển sự chú ý vào các quá trình của con người có liên quan đến sự sống còn, hay cho phép con người sống hiệu quả hơn. Sự nhấn mạnh của Tâm lí học ngày nay vào các quá trình nhận thức một phần là do những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sự giúp đỡ thiết thực của Tâm lí học cho con người có thể thấy được một cách trực tiếp thông qua các kết quả của công tác trị liệu tâm lí, của công tác tư vấn tâm lí. Đây cũng là những hướng nghiên cứu đặc biệt đang thu hút những nhà Tâm lí học trẻ. Quả là, nếu thiếu thực tiễn, Tâm lí học đã bị tước mất ý nghĩa và giá trị chủ yếu của mình là nhận thức con người và phục vụ con người. Sự định hướng vào thực tiễn không những không làm suy giảm ý nghĩa của sự phát triển lí luận Tâm lí học mà còn củng cố nó bởi vì để thành công trong công tác thực tiễn, cần phải tích lũy những kĩ năng thực hành và kinh nghiệm làm việc. Chẳng hạn, trong Tâm lí học phương Tây, chính sự phát triển mạnh mẽ của thực hành Tâm lí học đã thu hút những vấn đề về cuộc sống, mà chính chúng cũng là những vấn đề của Tâm lí học nhân cách, và nằm ở nền tảng của bất cứ công tác thực hành nào, dù là tư vấn, trị liệu hay chính trị... thì cũng đều có một mô hình lí thuyết để giải thích nhân cách và ít nhiều được mô tả một cách cụ thể, chi tiết.

Khó có thể tìm thấy một lĩnh vực hoạt động nào mà trong đó việc sử dụng các kiến thức và các phương pháp Tâm lí học lại không gắn bó chặt chẽ với sự cần thiết phải tính đến toàn bộ nhân cách với tư cách là chủ thể và khách thể của sự tác động qua lại về mặt tâm lí.

Trong thực hành Tâm lí học, không thể làm việc chỉ với một phần nào đó của nhân cách, hay chỉ với một quá trình riêng lẻ nào đó, trong khi không đụng chạm đến toàn bộ nhân cách và không thay đổi gì trong hệ thống quan hệ, hệ thống động cơ hay hệ thống các trải nghiệm xúc cảm của nhân cách. Đây cũng chính là một khó khăn thực sự của các nhà nghiên cứu, thực hành trong lĩnh vực Tâm lí học nhân cách.

Với tư cách là một đối tượng nghiên cứu, nhân cách là duy nhất trong toàn bộ tính phức tạp của nó. Tính phức tạp này trước hết nằm ở chỗ, trong nhân cách, các lớp khác nhau của đời sống một con người cụ thể được thống nhất lại (từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần) thành một cơ thể sống như là một chủ thể có ý thức, tích cực, như là một thành viên của xã hội.

Trong Tâm lí học phương Tây, trong một thời gian dài, vấn đề cơ sở quy định đời sống con người đã được giải quyết trên nguyên tắc đối lập "cái bên ngoài" với "cái bên trong", các quan điểm tiếp cận cá nhân và hoàn cảnh đối lập với nhau. Ngày nay, sự sai lầm của bất cứ một quan điểm tiếp cận cực đoan nào về vấn đề này đều rất rõ ràng. Việc tìm kiếm đưa ra những quan điểm tích hợp được xem là có hiệu quả, cho phép nhìn nhận mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố hoàn cảnh và "xuyên" hoàn cảnh theo một cách mới.

Theo ý kiến của một số tác giả, ngày nay cách định nghĩa Tâm lí học đã thay đổi vì tiêu điểm của Tâm lí học đã thay đổi. Vào những giai đoạn khác nhau trong lịch sử, Tâm lí học từng được định nghĩa như là môn học về tâm hồn, về tinh thần hay ý thức và gần đây hơn, là môn học hay khoa học về hành vi con người. Điều này cho thấy môn học này cũng xưa như con người vậy.

Nội dung cuốn sách này lấy Tâm lí học hiện tại làm định hướng để trình bày những kết quả tổng quan về Tâm lí học nhân cách. Điều đó không có nghĩa muốn ám chỉ rằng Tâm lí học hiện tại là Tâm lí học tốt nhất. Hiện nay Tâm lí học nhân cách đang khai thác rất nhiều đề tài, phương pháp nghiên cứu và những giả định khoa học.

Mặc dù Tâm lí học nhân cách hiện tại cung cấp thông tin cho chúng ta biết gồm có những cá nhân nào, ý tưởng nào, sự kiện nào, nhưng vẫn phải lựa chọn các thông tin đó như thế nào. Thực tế cho thấy, hiếm khi một cá nhân duy nhất lại là nguồn gốc tạo ra một ý tưởng hay một khái niệm. Nói đúng hơn là, các cá nhân chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Các cá nhân vĩ đại là những người tiêu biểu đã biết tổng hợp các ý tưởng mơ hồ hiện có để biến chúng thành một quan điểm rõ ràng, thuyết phục. Ít khi xảy ra trường hợp một ý tưởng vừa xuất hiện đã đầy đủ rồi, mà phần nhiều là phải trải qua một thời gian dài mới được phát triển. Việc xem xét các ý tưởng sẽ giúp đánh giá đầy đủ hơn nội dung của Tâm lí học nhân cách hiện nay. Tuy nhiên, việc xem xét các vấn đề và các thắc mắc đang được Tâm lí học giải quyết với tư cách là những vấn đề và thắc mắc kéo dài nhiều thế kỉ qua là một công việc đôi khi làm người ta dễ chán nản và thất vọng. Vì, xét cho cùng, khi chúng đã được mổ xẻ lâu như vậy thì liệu bây giờ chúng ta có giải quyết được không? Nhưng khi biết được rằng, việc nghiên cứu của mình hôm nay đã từng được chia sẻ và đóng góp bởi những bộ óc vĩ đại nhất trong lịch sử loài người thì cũng là một điều rất thú vị. Ngoài ra, điều này còn giúp chúng ta hiểu biết về Tâm lí học nhân cách nói riêng và Tâm lí học nói chung.

Khi đánh giá về sự phát triển của Tâm lí học nhân cách, một số tác giả phương Tây cho rằng cho đến nay chưa có khoa học về nhân cách mà mới chỉ có các lí thuyết về nhân cách mặc dù trong Tâm lí học đã có những trường phái rõ rệt. Về ý kiến này có lẽ chúng ta không dừng lại để bình luận. Chỉ biết rằng, đã từ lâu, trong các đại hội Tâm lí học quốc tế do Hiệp hội Tâm lí học quốc tế tổ chức thường xuyên theo định kì thì những vấn đề của Tâm lí học nhân cách chiếm một vị trí quan trọng. Các báo cáo đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau, từ quan điểm phương pháp luận, các phương pháp tiếp cận nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, đến các kết quả nghiên cứu thực nghiệm (về sự tổ chức, chức năng, thành phần cấu trúc của nhân cách...) đã được đem ra thảo luận tại các hội thảo chuyên đề. Dĩ nhiên những điều này có liên quan đến hướng phát triển của Tâm lí học nhân cách. Đó là việc tích hợp các kết quả của những nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào khái niệm chung và làm rõ mối quan hệ giữa các quá trình nhận thức, xúc cảm, động cơ – ý chí trong sự tác động qua lại của nhân cách với môi trường bên ngoài và sự phát triển tích hợp của nó trong quá trình phát sinh cá thể. Theo ý kiến của A. Kossakowski, sự phát triển của Tâm lí học nhân cách được đánh giá như là một sự chuyển đổi từ một nền Tâm lí học nhân cách ích kỉ, tự nhiên sang một sự phân tích nhân cách dựa trên mối tác động qua lại giữa cá nhân và môi trường. Nhân cách được hiểu như là một chủ thể có ý thức, được quy định về mặt xã hội. Đó chính là phương pháp tiếp cận hoạt động. Tương tự, sự phát triển nhân cách được hiểu như là sự phát triển của các cấu trúc thành phần: nhận thức, xúc cảm, động cơ – ý chí, cho phép cá nhân điều chỉnh hoạt động với sự gia tăng tính độc lập và phản ánh cách thức cá nhân thích nghi với những yêu cầu của môi trường hoặc cách thức cá nhân làm thay đổi môi trường. Trong quá trình phát triển, các cấu trúc điều chỉnh được thay đổi về chất dưới sự tác động qua lại hiệu quả giữa các điều kiện bên trong và bên ngoài.

Tâm lí học hiện nay phản ánh lịch sử lâu dài và đa dạng của nó. Khi nghiên cứu lịch sử phát triển Tâm lí học, chúng ta thấy rõ rằng, ở vào các thời đại khác nhau, người ta đã dùng các triết lí khác nhau để nhận thức và giải thích về con người. Các tư tưởng triết học đó trở thành cơ sở của các trường phái Tâm lí học như: Tâm lí học chức năng, Tâm lí học hành vi, Tâm lí học cấu trúc Tâm lí học nhân văn... Các phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để nghiên cứu con người là phương pháp nội quan, phương pháp quan sát thường nghiệm và phương pháp thực nghiệm. Những dư âm phương pháp luận còn tồn tại trong Tâm lí học hiện nay nói chung và trong Tâm lí học nhân cách nói riêng.

Khi xem xét sự phát triển của Tâm lí học hiện nay, B.R. Hergenhahn đã cho rằng trong lịch sử lâu đời của Tâm lí học, chưa có thời nào mà tất cả các nhà Tâm lí học cùng chấp nhận một khuôn mẫu duy nhất. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Tâm lí học hiện náy với các trường phái Tâm lí học đã từng tồn tại là sự chung sống tương đối hoà bình giữa các nhà Tâm lí học thuộc các quan điểm khác nhau. Chẳng hạn, vào những thập niên 20, 30 của thế kỉ trước, khi có nhiều trường phái khác nhau cùng tồn tại, người ta thấy luôn luôn nảy sinh sự thù nghịch công khai giữa các trường phái. Ngày nay, không còn các trường phái nữa mà có sự trội vượt của tinh thần chọn lọc. Đó là cách mà các nhà Tâm lí học ngày nay thường sử dụng trong nghiên cứu: lựa chọn từ các nguồn khác nhau những kĩ thuật có hiệu quả nhất trong việc giải quyết một vấn đế – vấn đề tìm hiểu con người. Trong những năm cuối thế kỉ XX, vấn đề này đã được đề cập đến một cách nghiêm túc trong giới Tâm lí học. Một số khía cạnh mới đã được đề cập đến như là những vấn đề chung của Tâm lí học thế giới, như: "những viễn cảnh quốc tế trong Tâm lí học", "tiến tới một nền Tâm lí học toàn cầu", "một nền Tâm lí học chung"... ý tưởng được đưa ra ở đây là hướng tới xây dựng một nền Tâm lí học chung, mang tính toàn cầu để đáp ứng những yêu cầu của một thế giới đang thay đổi. Trong tình hình đó, Tâm lí học cần phải có những thay đổi về lí luận và thực hành. Thế giới ngày nay đang đặt ra cho con người nhiều thách thức mới mà Tâm lí học cần tham gia giải quyết (vấn đề sở hữu công nghệ, sự phát triển mâu thuẫn của các chiến lược quản lí để cùng chung sống hoà bình với những người xung quanh mà những hành vi, niềm tin, hệ giá trị của họ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tôn giáo, văn hoá, dân tộc và những hoàn cảnh kinh tế – xã hội). Có ý kiến cho rằng, hiện có 3 thế giới nghiên cứu và thực hành Tâm lí học. Thứ nhất là thế giới của những kiến thức và ứng đụng Tâm lí học từ trong lòng nước Mĩ. Thứ hai là thế giới những kiến thức và thực hành Tâm lí học được phát triển ở những nước công nghiệp phát triển khác. Thứ ba là kiến thức và thực hành Tâm lí học ở các nước đang phát triển. Giữa ba thế giới Tâm lí học này, nhìn chung, đã có sự trao đổi về các tri thức, ý tưởng, thực hành Tâm lí học thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị khoa học, thông qua việc công bố các kết quả nghiên cứu, việc phối hợp triển khai nghiên cứu và thực hành tư vấn. Như vậy, sự trao đổi trực tiếp giữa các nhà Tâm lí học từ các nước khác nhau với tư cách là một nhu cầu nghiên cứu hay một cơ hội nghiên cứu đã được thừa nhận từ lâu. Trong bối cảnh chung của thế giới hiện nay, các cuộc hội thảo, hội nghị quốc tế, những nhóm nghiên cứu xuyên quốc gia và những khoá đào tạo định kì nhằm nâng cao tay nghề Tâm lí học đang đóng một vai trò tích hợp quan trọng trong cuộc sống nghề nghiệp của các nhà Tâm lí học ở nhiều nước cũng như ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. Xu hướng này ngày nay đã trở nên một nhu cầu bức thiết như là kết quả của sự phát triển kinh tế và chính trị hướng tới sự toàn cầu hoá (khối cộng đồng chung châu âu EU; khối Mậu dịch tự do AFTA; khối mậu dịch tự do bắc Mĩ NAFTA...). Rõ ràng là, trong xu thế chung này của Tâm lí học thì Tâm lí học nhân cách không là ngoại lệ.

Phần II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCHChương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH
1.1. LỊCH SỬ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH à à

Tâm lí học Nhân cách trở thành một khoa học thực nghiệm trong những thập niên đầu thế kỉ XX. Sự hình thành của Tâm lí học Nhân cách gắn liền với tên tuổi của các nhà khoa học như A.F. Lazurski, G. Allport, R. Cattell v.v... Nhưng những nghiên cứu lí luận trong lĩnh vực tâm lí học nhân cách đã được tiến hành khá lâu từ trước đó. Theo lịch sử của những nghiên cứu tương ứng, thì ít nhất có thể chia làm 3 thời kì như sau: thời kì nghiên cứu qua văn học và triết học, thời kì nghiên cứu lâm sàng và thời kì nghiên cứu thực nghiệm. Thời kì đầu tiên được bắt đầu từ các tác phẩm của những nhà tư tưởng cổ đại và được tiếp tục mãi đến đầu thế kỉ XIX.

Trong những thập niên đầu của thế kỉ XIX, cùng với các nhà triết học và các nhà văn, những thầy thuốc tâm thần cũng đã quan tâm đến những vấn đề nhân cách của con người. Họ trở thành những người đầu tiên tiến hành quan sát một cách có hệ thống nhân cách của bệnh nhân trong nhưng điều kiện lâm sàng, họ nghiên cứu tiểu sử của người bệnh để hiểu rõ hơn hành vi quan sát được ở bệnh nhân. Đồng thời họ không chỉ đưa ra những kết luận chuyên môn, liên quan đến việc chẩn đoán và chữa chạy các bệnh tâm thần, mà còn đưa ra những kết luận khoa học chung về bản tính nhân cách của con người. Thời kì này được gọi là thời kì lâm sàng. Mãi tới đầu thế kỉ XX, cách tiếp cận triết học – văn học và lâm sàng đối với nhân cách vẫn còn là những nỗ lực duy nhất để thâm nhập sâu vào bản chất của nhân cách.

Trong những thập niên đầu thế kỉ XX, các nhà tâm lí học chuyên nghiệp mới bắt đầu nghiên cứu nhân cách, còn trước đó họ chú ý chủ yếu đến việc nghiên cứu các quá trình nhận thức và các trạng thái tâm lí của con người. Họ đã cố gắng nghiên cứu nhân cách bằng thực nghiệm, đưa vào những nghiên cứu đó việc xử lí các tài liệu bằng toán thống kê nhằm kiểm tra chính xác giả thuyết đưa ra và để thu được những sự kiện tin cậy, trên cơ sở đó mà sau này có thể xây dựng được các lí thuyết về nhân cách được kiểm tra bằng thực nghiệm, chứ không phải bằng suy diễn.

Việc xây dựng các phương pháp đánh giá nhân cách bình thường bằng trắc nghiệm tin cậy và ứng nghiệm đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của thời kì thực nghiệm trong việc nghiên cứu nhân cách.

Trong thời kì triết học – văn học của việc nghiên cứu nhân cách thì các vấn đề về bản tính đạo đức và xã hội của con người, về hành vi cử chỉ của họ là những vấn đế cơ bản của tâm lí học nhân cách. Những.định nghĩa đầu tiên về nhân cách là khá rộng. Chúng chứa đựng trong mình tất cả những gì có ở con người, và tất cả những gì mà con người có thể được mệnh danh là của riêng mình, là nhân cách: sinh học, tâm lí, tài sản, hành vi văn hoá... của họ. Cách hiểu nhân cách như vậy phần nào tồn tại mãi cả đến bây giờ.

Cách giải thích quá rộng về nhân cách như thế là có cơ sở của nó. Thực tế, nếu ta thừa nhận rằng "nhân cách" là một khái niệm nói lên đặc tính của con người và hoạt động của họ nói chung, thì cần phải đưa vào nó tất cả những gì con người làm ra, thuộc về họ, có liên quan tới họ. Trong sáng tạo nghệ thuật trong triết học và các khoa học xã hội khác, thì cách hiểu nhân cách như thế là hoàn toàn hợp lí. Nhưng trong tâm lí học, loại khoa học mà ở đó có nhiều khái niệm khác không phải là nhân cách, hàm chứa những nội dung khoa học – cụ thể, thì định nghĩa trên là quá rộng.

Trong thời kì lâm sàng của việc nghiên cứu về nhân cách thì biểu tượng về nhân cách như là một hiện tượng đặc biệt đã được thu hẹp lại so với thời kì triết học – văn học. Trung tâm chú ý của các nhà tâm thần học là các đặc điểm của nhân cách thường được thấy ở người bệnh. Sau này, người ta đã xác nhận rằng, những đặc điểm đó đều có, nhưng được thể hiện một cách điều hoà ở tất cả mọi người khoẻ mạnh, còn ở những người bệnh thì chúng thường được tăng lên quá mức. Thí dụ, đối với tính hướng ngoại và tính hướng nội, tính lo âu và tính cứng rắn, tính hưng phấn và tính ức chế là như vậy. Các định nghĩa về nhân cách mà các thầy thuốc tâm thần đưa ra dưới các dạng thuật ngữ như là các nét nhân cách đều có thể sử dụng để mô tả những nhân cách bình thường lẫn nhân cách bị bệnh và nhân cách bị tăng lên quá mức (như là một biến thái cực cùng của chuẩn mực).

Cách định nghĩa như thế tự mình là đúng đắn để giải quyết các nhiệm vụ tâm lí trị liệu. Thiếu những phẩm chất của nhân cách được nói đến trong định nghĩa đó thì không thể tìm ra được bất kì một định nghĩa tâm lí học nào khác về nhân cách. Vậy thiếu sót của các định nghĩa này là ở chỗ nào? Đó chính là ở chỗ, định nghĩa ấy quá hẹp để mô tả hoàn chỉnh tâm lí cửa một nhân cách bình thường. Những phẩm chất của nhân cách mà trong bất kì điều kiện nào, thậm chí cả khi chúng được thể hiện ở mức độ cực cùng, cũng luôn luôn là dương tính, "bình thường" đã không được đưa vào định nghĩa ấy. Ví dụ đó là các năng lực, tính ngăn nắp, lương tâm, tính trung thực và một loạt các thuộc tính nhân cách khác.

Thời kì thực nghiệm trong việc nghiên cứu nhân cách đã được bắt đầu vào lúc mà người ta đã đạt được những thành tựu cơ bản trong việc nghiên cứu quá trình nhận thức chủ yếu. Nó trùng hợp về thời gian với sự khủng hoảng chung của khoa học tâm lí, mà một trong các nguyên nhân của sự khủng hoảng này là sự thiếu căn cứ của tâm lí học lúc đó trong việc cắt nghĩa các hành vi hoàn chỉnh. Quan điểm nguyên tử thống trị trong tâm lí học lúc đó đã đòi hỏi phải phân chia tâm lí con người thành các quá trình và trạng thái riêng lẻ. Rốt cuộc là nó đã dẫn đến chỗ con người tựa như là một toàn bộ của các chức năng tâm lí riêng lẻ, mà nhân cách của họ có thể được lắp ráp từ tổng số các chức năng ấy và khó có thể hiểu được các hình thức hành vi xã hội ít nhiều phức hợp của nó. Một trong những người tiên phong của cách tiếp cận thực nghiệm trong nghiên cứu nhân cách là nhà tâm lí học Anh R. Cattell đã so sánh tình huống của tâm lí học nhân cách được hình thành ở thời điểm ấy với vở kịch " Hamlet" mà thiếu mất hoàng tử Đan Mạch: trong nó có tất cả mọi thứ, trừ nhân vật chính – nhân cách.

Đồng thời, vào thời gian này, thực nghiệm và bộ máy thống kê toán học cũng đã được vận dụng rộng rãi trong tâm lí học chức năng, nguyên tử. Lĩnh vực tri thức mới – tâm lí học nhân cách – trong những điều kiện đó không thể được xây dựng trên một cơ sở già cỗi, tư biện hay trên một nền tảng của một tài liệu duy nhất, được thu nhận trong lâm sàng, không được kiểm tra. Đã đến lúc cần phải, thứ nhất, có một bước ngoặt quyết định từ nhân cách người bệnh sang nhân cách người khoẻ mạnh; thứ hai, có những phương pháp mới, chính xác hơn và tin cậy hơn để nghiên cứu nhân cách; thứ ba, có thực nghiệm khoa học, đáp ứng được những đòi hỏi được chấp nhận như khi nghiên cứu cảm giác, tri giác, trí nhớ và tư duy.

Những nghiên cứu thực nghiệm về nhân cách đã được bắt đầu ở Nga bởi A.F. Lazurski, ở phương Tây bởi H. Eysenck và R. Catten. A.F. Lazurski đã xây dựng kĩ thuật và phương pháp tiến hành những quan sát khoa học có hệ thống về nhân cách, cũng như thủ tục tiến hành thực nghiệm tự nhiên, mà nó có thể cho phép thu nhận và khái quát những tài liệu liên quan đến tâm lí và hành vi của nhân cách người khoẻ mạnh. Cống hiến của H. Eysenck là đã xây dựng được các phương pháp và kĩ thuật xử lí bằng toán học các tài liệu có được bằng quan sát, bằng phiếu hỏi và kĩ thuật phân tích các tư liệu về nhân cách thu được từ những nguồn khác nhau. Do việc xử lí như vậy mà ta thu được các sự kiện có tương quan (có liên quan về mặt thống kê) với nhau, nói lên những nét nhân cách chung, phổ biến nhất và những nét cá biệt ổn định.

G. Allport đã xây dựng cơ sở cho một lí thuyết mới về nhân cách gọi là "Thuyết về các nét của nhân cách", còn R.Cattell sau khi sử dụng phương pháp của H.Eysenck, đã đem lại tính chất thực nghiệm cho các nghiên cứu về nhân cách, được tiến hành theo khuôn khổ của lí thuyết về các nét nhân cách. Ông đã đưa vào kĩ thuật nghiên cứu nhân cách phương pháp phân tích nhân tố (factor – analysis), đã tách ra, mô tả và xác định được một loạt các nhân tố, hay nét nhân cách có thực. Ông cũng đã đặt nền móng cho môn trắc nghiệm học nhân cách hiện đại sau khi đã xây dựng một trong những trắc nghiệm đầu tiên về nhân cách được gọi bằng tên ông (Bảng hỏi Cattell về 16 nhân tố của nhân cách – Sixteen Personality Factor Questionnaire of Cattell).

Trong tất cả những định nghĩa về nhân cách được đưa ra trong buổi đầu của thời kì nghiên cứu nhân cách bằng thực nghiệm thì định nghĩa do G. Auport đưa ra là đạt nhất: nhân cách là một toàn bộ các hệ thống tâm sinh lí – nét nhân cách độc đáo được hình thành một cách cá thể trong đời sống, chúng quy định tư duy và hành vi độc đáo đối với người đó.

1.2. CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH à à

Tổng kết các công trình nghiên cứu về nhân cách ở phương Tây, R. Meili đã nêu ra 3 loại mô hình về nhân cách: mô hình phân kiểu học, mô hình nhân tố và mô hình động thái. Dĩ nhiên những mô hình đó không thể là những mô hình tuyệt đối, chúng không thể chứa đựng những thành phần nào đó mà các mô hình khác cũng có ở mức độ như nhau. Sự khác biệt giữa các mô hình trên đây trước hết là ở sự khác biệt giữa các đặc tính trung tâm của chúng.

Quan niệm phân kiểu học (W.H. Sheldon, E. Kretschmer, C.G. Jung) là sự tri giác toàn bộ nhân cách và sau đó quy tính đa dạng của các hình thức cá thể vào một số lượng không lớn các nhóm, được thống nhất lại xung quanh một kiểu đại diện (hay tiêu biểu). Tiếp theo sau công việc chuẩn bị nhằm mô tả và phân loại, cần phải giải thích tại sao lại có thể phân nhóm như vậy, và phải xác định các biến số cho phép mô tả đặc điểm của mỗi kiểu. Kretschmer và Sheldon đã đưa ra các nhân tố thể tạng, mà cho đến nay vẫn còn chưa rõ ràng. Jung cũng lấy nhân tố sinh lí làm cơ sở cho sự phân chia của mình thành các kiểu nhân cách hướng nội và hướng ngoại, nhưng ông đã xem xét quá trình hình thành chúng trên bình diện động thái. Mặc dù không nên đánh giá xấu những kết quả nghiên cứu của các nhà phân kiểu học như một số người ủng hộ môn đo lường tâm lí (tâm trắc) đã làm, nhưng cho đến nay quan niệm phân kiểu học vẫn chưa cho phép ta thu được một biểu tượng chính xác về cấu trúc của nhân cách.

Quan niệm nhân tố (J.P. Guiford, H.J. Eysenck, R.B. Cattell) đã xích gần đến mô hình kinh điển về nhân cách, xem nhân cách như là một tổng hoà các phẩm chất bẩm sinh. Phương pháp nghiên cứu theo quan niệm này có nhiệm vụ phải vạch ra bằng những đo lường khách quan các thông số cơ bản của nhân cách. Nhưng các kết quả nghiên cứu đã vượt ra khỏi quan niệm khởi đầu. Guilford, và đặc biệt là Eysenck, với những thứ bậc các nhân tố của mình, ông đã bị xếp vào lập trường của các nhà phân kiểu học trong một mức độ nào đó. Mặt khác, Cattell đã buộc phải đưa ra khái niệm "động lực tâm lí" để giải thích một loạt các nhân tố của mình. Những kết quả này, dù là chưa hoàn thiện, còn có tính chất bước đầu, thì chúng cũng chỉ ra rằng: các thông số nhất định về thể trạng là cơ sở của cấu trúc nhân cách.

Ít nhất, về nguyên tắc thì các quan niệm phân kiểu học và nhân tố đều có tính chất thống kê. Các kiểu và nhân tố đều có nhiệm vụ mô tả hình thức của nhân cách. Trái lại, quan niệm động thái lại xuất phát từ biểu tượng về những lực, mà sự tác động qua lại của chúng với nhau và với môi trường bên ngoài đã tạo nên cấu trúc của nhân cách. Dưới dạng hiện đại của mình, lí thuyết này có nguồn gốc phân tâm học, nhưng nó đã được phát triển trên một cơ sở rộng lớn hơn nhờ các nhà tâm h học như H.A. Murray (1938), O.H. Mower (1944), J. Nuttin (1955) v.v... Xuất phát từ lí thuyết Gestalt, độc lập với phân tâm học, K. Lewin (1935) đã đề ra những quan niệm động thái mà sau này đã khiến E.C. Tolman (1952) tiến hành những nghiên cứu có hệ thống. Năm 1947, G. Murphy đã viết cuốn "Một quan điểm sinh vật – xã hội đối với nhân cách" (New York, Harper, 1947), trong đó tổng hợp tất cả những tri thức tâm lí học có liên quan đến động thái của nhân cách. Nhưng tất cả những lí thuyết đó đều đã không đề ra các biến số có thể kiểm tra được dễ dàng bằng thực nghiệm, và đều không được xem xét gắn liền với những vấn đề của tâm lí học sai biệt.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu thận trọng nếu trên cơ sở đó mà kết luận về tính chất sai lầm của những lí thuyết tương ứng hoặc vấn đề thực nghiệm hoá trong lĩnh vực này – nhằm vạch ra những thể hiện đặc trưng của nhân cách – về nguyên tắc là không thể có được. Nhưng, những khái niệm mà các lí thuyết đó dựa vào, phần lớn đều quá rộng và không xác định, mà khả năng phân biệt và chính xác hoá chúng lại gắn liền với chính việc tiến hành các thực nghiệm. Những khái niệm như "Cái Tôi" (Ego), "Cái ấy" (Id) và "cái siêu tôi" (Super Ego) – là cơ sở chính của cấu trúc nhân cách – mặc dù với tất cả sự dung dị đến quyến rũ của chúng, rõ ràng không thể kiểm tra được bằng thực nghiệm. Chúng có vẻ tương ứng với những thực tế rất phức tạp mà ta không thể xử sự với những thực tế đó như là với những biến số độc lập được.

Trên cơ sở phân tích những nghiên cứu thực nghiệm về nhân cách, R. Meili đã kết luận rằng cần phải xem cấu trúc của nhân cách như là một kết cấu, hay một tổ chức, mà nó là kết quả của sự tác động qua lại giữa những tố chất bẩm sinh và những điều kiện bên ngoài. Sự phân tích nhân tố cho chúng ta một thông tin sơ bộ nào đó đối với những tố chất bẩm sinh. Có những cơ sở để cho rằng, những tố chất đó hầu như không bao giờ được thể hiện trực tiếp trong hành vi được đo lường, nhưng lại quy định cấu trúc của nó. Bởi vậy không loại trừ rằng những nghiên cứu về di truyền và sự tiến hộ của tâm lí dược học (Psychopharmacology), mà những kết quả của nó vẫn còn chưa chiếm một vị trí cần thiết trong tâm lí học nhân cách, trong tương lai sẽ có đóng góp lớn vào việc giải quyết các vấn đề mà chúng ta đang xem xét. Dĩ nhiên, cần phải xếp các kích thích có nguồn gốc cơ thể vào những tố chất cơ bản, nghĩa là những nhân tố mà tự nó không phải là sản phẩm của kinh nghiệm. Nhưng ở đây chúng ta bước vào lĩnh vục động cơ. Hoàn toàn rõ ràng là, để hiểu cấu trúc của nhân cách thì cần phải nghiên cứu sâu sắc và chi tiết về động cơ.

Các lí thuyết về nhân cách trong tâm lí học Xô viết đều dựa trên quan điểm Mác – Lê nin về bản chất xã hội của con người. X L. Rubinstêin đã khẳng định rằng khái niệm nhân cách là một phạm trù xã hội chứ không phải là một phạm trù tâm lí. Tuy nhiên điều đó không loại trừ rằng, bản thân nhân cách như là một hiện thực có những thuộc tính nhiều mặt – cả những thuộc tính tự nhiên, chứ không phải chỉ những thuộc tính xã hội – là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau, mà mỗi khoa học ấy đều nghiên cứu nhân cách trong những mối liên hệ và quan hệ đặc trưng của mình đối với nó. Trong số những khoa học ấy cần phải kể đến tâm lí học, vì rằng không thể có nhân cách mà lại không có tâm lí, hơn nữa, không có ý thức được. Trong đó mặt tâm lí của nhân cách không phải được xếp đặt bên cạnh những mặt khác – các hiện tượng tâm lí được kết bện một cách hữu cơ trong đời sống hoàn chỉnh của nhân cách... Đối với con người như là một nhân cách thì ý thức – không chỉ với tư cách là tri thức, mà cả với tư cách là thái độ nữa – có một ý nghĩa cơ bản... Trong khi nhấn mạnh vai trò của ý thức, cần phải đồng thời tính đến nhiều mặt của cái tâm lí đến sự diễn biến của các quá trình tâm lí ở những mức độ khác nhau... Nội dung tâm lí của nhân cách con người không phải được chấm dứt bằng sự đa dạng của các khuynh hướng không được ý thức – những thúc đẩy hoạt động không chủ định của họ.

1.3. CÁC NGUỒN DỮ LIỆU VỀ NHÂN CÁCH à à

Việc đánh giá và đo lường nhân cách bắt đầu với việc xác định các nguồn dữ liệu về nhân cách – những nơi chốn mà từ đó chúng ta thu nhận được thông tin về nhân cách.

Có 4 nguồn dữ liệu chính về nhân cách: tự báo cáo (self – report), báo cáo của người quan sát (Observer report), các trắc nghiệm trong phòng thí nghiệm (Laboratory tests) và các kết quả trong lịch sử đời sống (Life history outcomes).

* Dữ liệu tự báo cáo (S – Data) có thể thu nhận được qua nhiều cách khác nhau, bao gồm: phỏng vấn (đề ra các câu hỏi cho cá nhân), các báo cáo định kì của các cá nhân ghi lại các sự kiện xảy ra với họ, và các loại bảng hỏi khác nhau. Phương pháp bảng hỏi mà trong đó các cá nhân trả lời một loạt các câu hỏi đòi hỏi những thông tin về bản thân. Có nhiều lí do để sử dụng hình thức tự báo cáo. Lí do rõ rệt nhất là các cá nhân đã có được nhiều thông tin phong phú về bản thân mình mà không một ai khác có thể có được. Họ có thể báo cáo về những cảm xúc tình cảm, mong muốn, niềm tin và những kinh nghiệm của riêng mình. Họ có thể báo cáo về những điều thầm kín của mình, cũng như những sự tri giác của họ về những điều thầm kín mà họ tin là những người khác đang nắm giữ. Họ có thể báo cáo về những nỗi sợ hãi và những tưởng tượng tận trong sâu thẳm của mình. Họ có thể báo cáo về việc họ có quan hệ với những người khác như thế nào và những người khác có quan hệ với họ ra sao. Và họ có thể báo cáo về những mục tiêu tức thì và dài hạn. Vì những thông tin phong phú tiềm tàng này mà tự báo cáo là một nguồn dữ liệu không thể thiếu được về nhân cách.

Tự báo cáo có thể có những dạng khác nhau từ những câu hỏi mở "hãy điền vào những chỗ trống" đến sự lựa chọn các câu hỏi "đúng – sai". Đôi khi đó là những câu hỏi không có cấu trúc (câu hỏi mở, kiểu như "Hãy nói cho tôi về những cuộc vui mà bạn thích nhất") và những câu hỏi có cấu trúc ("Tôi thích những cuộc vui ồn ào và đông đúc" – hãy trả lời "đúng" hay "sai").

* Dữ liệu do người quan sát báo cáo (O – Data). Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta hình thành các ấn tượng và có những sự đánh giá về những người khác mà chúng ta tiếp xúc với họ. Đối với mỗi cá nhân có nhiều loại quan sát viên điển hình tạo nên những ấn tượng như thế. Các bạn bè, gia đình, thầy cô giáo, những người quen biết tình cờ là các nguồn thông tin rất tiềm tàng về nhân cách của chúng ta. Các dữ liệu do người quan sát báo cáo (O – Data) chuyển thành vốn liếng và cung cấp các công cụ để tập hợp các thông tin về nhân cách của một cá nhân.

Các báo cáo cửa người quan sát (Observer – reports) là những nguồn dữ liệu về nhân cách vừa có lợi, vừa bất lợi. Có lợi ở chỗ các quan sát viên có thể có được những thông tin không thể có được qua các nguồn khác.

Cái lợi thứ hai là, có nhiều người quan sát về một cá nhân trong khi tự báo cáo (self – report) chỉ có một người cung cấp thông tin. Việc sử dụng nhiều người quan sát sẽ cho phép các nhà nghiên cứu đánh giá được mức độ nhất trí giữa các quan sát viên, được hiểu như là độ tin cậy giũa những người đánh giá (inter –– rater reliability). Hơn nữa các kĩ thuật thống kê, như lấy trung bình các đánh giá của nhiều quan sát viên, sẽ có lợi là làm giảm bớt các đặc tính riêng và các sự thiên vị của những quan sát viên đơn lẻ. Một sự đánh giá ứng nghiệm và tin cậy hơn về nhân cách có thể đạt được khi sử dụng nhiều quan sát viên.

Có thể sử dụng 2 loại quan sát viên: những nhà đánh giá nhân cách chuyên nghiệp (họ không biết gì trước đó về người tham gia) và những cá nhân quen biết đối tượng tham gia. Việc dùng loại quan sát viên thứ hai vừa có lợi, vừa bất lợi. Cái lợi thứ nhất là những quan sát viên này có một vị thế tốt hơn để quan sát hành vi tự nhiên của đối tượng, cái lợi thứ hai là các đa nhân cách xã hội (multiple Social personalities) có thể được đánh giá (Craik, 1986). Mỗi chúng ta đều biểu lộ những mặt khác nhau của mình đối với những người khác nhau – chúng ta có thể tốt với bạn bè của chúng ta, tàn bạo với kẻ thù của mình, yêu thương đối với vợ (hoặc chồng), và xung đột với cha mẹ. Nói cách khác, những nhân cách hiển nhiên của chúng ta khác nhau từ một bối cảnh xã hội này đến một bối cảnh xã hội khác, tuỳ thuộc vào bản tính của các mối liên hệ mà chúng ta có được với những cá nhân khác. Việc sử dụng nhiều quan sát viên cung cấp một phương pháp để đánh giá nhiều mặt của nhân cách một cá nhân.

Tuy nhiên, việc sử dụng quan sát viên thân quen cũng có những bất lợi. Vì những quan sát viên này có những mối quan hệ với đối tượng, nên chắc chắn sẽ có sự thiên vị.

Cùng với việc quyết định sử dụng kiểu quan sát viên nào trong hai kiểu trên đây, các nhà nghiên cứu nhân cách còn phải quyết định xem việc quan sát diễn ra khi nào – trong bối cảnh tự nhiên hay nhân tạo? Quan sát tự nhiên đảm bảo cho ta những thông tin trong một hoàn cảnh thực của đời sống hằng ngày của đối tượng, nhưng không kiểm soát được các sự kiện và các mẫu hành vi được chứng kiến. Quan sát trong những tình huống thí nghiệm thì có lợi là kiểm soát được các điều kiện và gây ra được hành vi hữu quan, nhưng lại hy sinh tính hiện thực của cuộc sống hằng ngày.

Những mặt mạnh và những mặt yếu của sự lựa chọn cần phải được đánh giá theo các mục tiêu của việc nghiên cứu. Không có một phương pháp đơn lẻ nào lại phù hợp một cách lí tưởng cho tất cả mọi mục đích đánh giá cả.

* Dữ liệu trắc nghiệm (T – Data). Ngoài các nguồn dữ liệu tự báo cáo và báo cáo của người quan sát, thì một nguồn phổ biến thứ ba của các thông tin về nhân cách thu được từ các trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá – dữ liệu trắc nghiệm (T – Data). Trong các phép đo này, người tham gia được đặt trong một tình huống trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá. Ý tưởng ở đây là: những người khác nhau sẽ phản ứng một cách khác nhau với một tình huống đồng nhất. Tình huống này được thiết kế để gây ra những hành vi mà chúng được dùng như là những chỉ báo của các biến số của nhân cách (Block, 1977).

Cũng như mọi nguồn dữ liệu, dữ liệu trắc nghiệm có những giới hạn của mình. Thứ nhất, một vài nghiệm thể có thể cố đoán xem những nét nhân cách nào được đo để rồi sau đó làm thay đổi hành vi hay sự trả lời của mình trong một nỗ lực tạo ra một ấn tượng đặc biệt về mình. Thách thức thứ hai là sự khó khăn trong việc kiểm tra xem những người tham gia nghiên cứu (các nghiệm thể) có công nhận tình huống trắc nghiệm theo cách giống như nghiệm viên không?

Một cảnh báo thứ ba trong việc sử đụng dữ liệu trắc nghiệm là những tình huống này vốn là những tình huống liên nhân cách, và một nhà nghiên cứu có thể gây ảnh hưởng một cách khinh suất đến việc các nghiệm thể phản ứng như thế nào. Chẳng hạn, một nghiệm viên có nhân cách thân thiện và hữu nghị có thể tạo ra sự hợp tác của các nghiệm thể hơn là một nghiệm viên lạnh lùng hoặc cao ngạo. Nói gọn lại, sự lựa chọn ai sẽ tiến hành thực nghiệm bao gồm nhân cách và cách ứng xử của nghiệm viên có thể đem lại những hậu quả làm sai lạc các kết quả thu được.

Thay vì những giới hạn trên, dữ liệu trắc nghiệm vẫn là một nguồn thông tin về nhân cách có giá trị và không thể thay thế được. Các kĩ thuật được dùng để thu được dữ liệu trắc nghiệm có thể được thiết kế để gây ra được những hành vi khó quan sát thấy trong đời sống hằng ngày. Chúng cho phép các nhà nghiên cứu kiếm soát được hoàn cảnh và loại trừ được các nguồn ảnh hưởng không thích hợp. Và cố lẽ, điều quan trọng nhất, chúng cung cấp cơ hội cho các nghiệm viên kiểm tra những giả thuyết đặc biệt bằng cách sử dụng việc kiểm soát các biến số được coi là có ảnh hưởng nhân quả. Vì những lí do đó mà các kĩ thuật của dữ liệu trắc nghiệm vẫn là một bộ công cụ không thể thiếu được đối với người nghiên cứu nhân cách.

* Dữ liệu đời sống (L – Data). Dữ liệu đời sống là những thông tin có thể thu nhặt được từ các sự kiện, các hoạt động và các kết quả trong đời sống của một người mà chúng có thể được khảo sát chi tiết một cách công cộng. Ví dụ, cưới xin và ly hôn là một vấn đề được ghi lại một cách công cộng. Các nhà tâm lí học nhân cách đôi khi có thể thu nhặt thông tin về các câu lạc bộ mà một ai đó tham gia; bao nhiêu phiếu phạt do vượt quá tốc độ mà một người đã nhận được trong vài năm qua; và anh ta hoặc chị ta có sở hữu một súng ngắn hay không. Một người có bị bắt giữ vì có hành vi bạo lực hoặc gây án mạng hay không là một vấn đề được ghi lại trong hồ sơ chung. Sự thành công trong công việc của một người, người ta có tiến bộ lên hay đi xuống, và các sản phẩm mà một người sáng tạo ra như sách được xuất bản, nhạc được ghi đĩa, thâu băng, thường là những kết quả quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Những thứ đó đều có thể là những nguồn thông tin quan trọng về nhân cách.

Các nhà tâm lí học nhân cách thường dùng dữ liệu tự báo cáo (S – Data) và dữ liệu do quan sát viên báo cáo (O – Data) để tiên đoán các dữ liệu đời sống (L – Data).

Như vậy, dữ liệu đời sống có thể được dùng như là một nguồn thông tin quan trọng có thực trong đời sống về nhân cách. Các đặc điểm nhân cách được đo đạc lúc đầu đời thường được nối kết với những kết quả quan trọng trong đời sống ở vài thập kỉ sau. Theo ý nghĩa đó, người ta có thể nói rằng các kết quả trong đời sống như lao động, hôn nhân và li hôn, một phần, là những biểu hiện của nhân cách. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng các kết quả của đời sống là do nhiều nhân tố khác nhau tạo nên, bao gồm giới tính, chủng tộc, cả nhóm dân tộc lẫn các cơ hội để con người bộc lộ mình. Các đặc điểm nhân cách chỉ đại diện cho một tập hợp các nguyên do của các kết quả đời sống này.

1.4. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH à à

Sự phong phú của các lí thuyết về nhân cách trên đây chứng tỏ rằng mỗi một lí thuyết đều có sự phiến diện, do đó không đem lại được một phức hợp các luận điểm được luận chứng đầy đủ về cấu tạo và bản chất tâm lí của nhân cách. Tất nhiên, sự tồn tại nhiều lập trường khác nhau như thế về nhân cách cũng chỉ ra rằng: các cách tiếp cận khác nhau về tâm lí học nhân cách có thể đa dạng đến mức nào và nhân cách có thể được thấy trong những bức ảnh thu nhỏ đến nhường nào!

Phương pháp nghiên cứu nhân cách được hiểu là toàn bộ những phương thức và cách thức nghiên cứu các biểu hiện tâm lí của nhân cách.

Ngày nay tồn tại khá nhiều phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu nhân cách. Không có một bảng phân loại nào về các phương pháp nghiên cứu nhân cách được thừa nhận chung cả. Chẳng hạn, theo phân loại của một số nhà Tâm lí học Nga, theo hình thức tổ chức và các điều kiện nghiên cứu có thể có:

- Phương pháp thực nghiệm và không thực nghiệm.

- Phương pháp thí nghiệm và lâm sàng.

– Phương pháp trực tiếp và gián tiếp.

- Phương pháp nghiên cứu và chẩn đoán.

Hay, việc phân loại các phương pháp nghiên cứu nhân cách theo nội dung được xác định bằng các nguyên tắc giải thích đối tượng của Tâm lí học nhân cách. Theo đó, có thể có:

– Nhân cách với tư cách là cá tính

– Nhân cách với tư cách là chủ thể hoạt động xã hội và các mối quan hệ liên nhân cách.

- Nhân cách với tư cách là một hình ảnh lí tưởng trong những người khác.

Đối với khía cạnh thứ nhất có các phương pháp chủ quan (phương pháp phóng chiếu) và các phương pháp khách quan; các phương pháp di truyền tâm lí nghiên cứu sự hình thành nhân cách; các phương pháp nghiên cứu thái độ, tâm thế, tính tích cực... của nhân cách.

Đối với khía cạnh thứ hai có các phương pháp tâm lí xã hội nghiên cứu nhân cách trong nhóm (đo lường xã hội, nghiên cứu hành vi của vai trò...).

Đối với khía cạnh thứ ba có các phương pháp nghiên cứu nhằm phân tích nhân cách của cá nhân thông qua biểu tượng của nó trong hoạt động sống của những người khác, trong động cơ của họ (phân tích giấc mơ, phân tích các sai sót, nghiên cứu tiểu sử, đo lường xã hội...)

Theo V.M. Blâykhe và L.Pa. Burơlachuc (1978, 84) thì có thể tạm phân loại thành 4 nhóm phương pháp sau:

+ Quan sát và những phương pháp gần với nó (nghiên cứu tiểu sử, đàm thoại lâm sàng...)

+ Những phương pháp thực nghiệm chuyên biệt (mô hình hoá các loại hoạt động, các tình huống nhất định, một số hệ phương pháp có sử dụng các thiết bị nghiên cứu...)

+ Trưng cầu ý kiến cá nhân (các phương pháp dựa trên cơ sở tự đánh giá).

+ Các phương pháp phóng ngoại (projective methods).

Một số phương pháp trong các nhóm trên đã được đề cập trong phần trình bày về các nguồn thông tin (các dữ liệu) cơ bản về nhân cách. Dưới đây sẽ trình bày chi tiết và cụ thể hơn về một số phương pháp và kĩ thuật nghiên cứu nhân cách đặc biệt, được nói đến nhiều.

1.4.1. Nghiên cứu trường hợp riêng (Case Study)

Đôi khi nhà nghiên cứu nhân cách lại quan tâm đến việc xem xét cuộc đời cửa một người nào đó một cách tường tận như là nghiên cứu một trường hợp riêng. Có nhiều thuận lợi cho phương pháp nghiên cứu trường hợp riêng. Các nhà nghiên cứu có thể phát hiện về nhân cách một cách rất chi tiết, mà hiếm khi có thể đạt được nếu nghiên cứu một số lượng lớn khách thể. Phương pháp nghiên cứu trường hợp riêng cho phép nhà nghiên cứu có thể đi sâu vào nhân cách mà sau đó có thể được dùng để biểu đạt một lí thuyết khái quát hơn, được kiểm tra trên một quần thể rộng hơn. Và nó có thể cung cấp những kiến thức kĩ lưỡng về một cá nhân đặc biệt xuất chúng, chẳng hạn như Hồ Chí Minh, Mahatma Gandhi, v.v. Những nghiên cứu trường hợp riêng cũng có thể có lợi trong việc nghiên cứu những hiện tượng hiếm hoi, như một người có trí nhớ như chụp ảnh, hay một người đa nhân cách – các trường hợp mà những nhóm mẫu là sẽ là khó khăn hoặc không thể có được đối với chúng.

Trong việc nghiên cứu trường hợp riêng có thể dùng khá nhiều công cụ. Người ta có thể dùng các hệ thống mã được áp dụng để viết các văn bản, ví dụ các thư từ cá nhân và sự liên lạc bằng thư của cá nhân người được nghiên cứu. Người ta có thể phỏng vấn nhiều người có hiểu biết về đối tượng được nghiên cứu. Người ta có thể phỏng vấn người tham gia hàng giờ và rất cặn kẽ. Người ta có thể theo sát nhân vật với một video camera và máy ghi âm, với tiếng động và hình ảnh, các hành động trong cuộc sống hằng ngày của anh ta hay chị ta.

Thay vì những cái mạnh của phương pháp nghiên cứu trường hợp riêng một cách cặn kẽ, phương pháp này cũng có một vài giới hạn đáng kể. Giới hạn quan trọng nhất là những phát hiện được dựa trên một cá nhân không thể được khái quát hoá cho người khác. Theo nghĩa này, một nghiên cứu trường hợp riêng đối với một phương pháp khác như là một nghiên cứu về sao Hoả đối với việc nghiên cứu về các hệ thống hành tinh. Chúng ta có thể có phát hiện lớn về sao Hoả (hay một người đặc biệt), nhưng cái mà ta phát hiện không thể được áp dụng cho các hành tinh khác (hay những người khác). Vì lí do này mà các nghiên cứu trường hợp riêng rất thường được sử dụng như là một nguồn giả thuyết và như là phương tiện để minh hoạ cho một nguyên tắc bằng cách đưa nó vào đời sống. Dầu sao thì các nghiên cứu trường hợp riêng về nhân cách cũng có thể được xem là một phương pháp nghiên cứu có giá trị đặc biệt, và thường có thể là thực sự có lợi trong việc soi sáng cuộc đời của những cá nhân đặc biệt.

1.4.2. Bảng kiểm kê nhân cách của Eysenck (Eysenck personality Inventory – EPI). Giáo sư tâm lí học người Anh H.J. Eysenck (1947) đã phân tích các tài liệu nghiên cứu ở 700 người lính yếu thần kinh. Ông đã phát hiện có 2 nhân tố chính (trong số 39 biến số được phân tích): tính thần kinh (dễ bị kích thích hay ổn định) và tính hướng ngoại (hay hướng nội), kí hiệu là N và I. Từ đó ông và các cộng tác viên với nhiều công trình của những tác giả khác đã vạch ra rằng: đó là 2 thông số cơ bản của cấu trúc nhân cách.

Để đo 2 nhân tố này, Eysenck đã đưa ra một bảng câu hỏi, gọi là "Bảng kiểm kê nhân cách của Eysenck". Đó là sự phát triển của "Bảng nhân cách của Maudsley" (Maudsley Pesonality Inventory) và cũng để đo tính hướng ngoại và tính thần kinh (H.J. Eysenck, 1964), trong đó mỗi nhân tố đều có một miền liên tục từ cực này đến cực kia. Bảng kiểm kê gồm 2 dạng song song A và B, điều này cho phép có thể tiến hành nghiên cứu lặp lại mà không có sự ghi nhớ các câu hỏi lần trước. Tất cả có 57 câu hỏi (dạng A và dạng B đều như vậy), đòi hỏi trả lời "có" hoặc "không", trong đó có 24 câu hỏi về nhân tố I và 24 câu hỏi về nhân tố N, cùng 9 câu hỏi kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời (kí hiệu là L). Có một bảng câu hỏi riêng để nghiên cứu trẻ em.

Khác với bảng kiểm kê nhân cách của Maudsley, bảng kiểm kê nhân cách của Eysenck (EPI) có thêm cái gọi là "Thang giả" (Pseudoscale) hay thang kiểm tra, nó cho phép vạch ra được khuynh hướng của nghiệm thể muốn phản ứng (trả lời) sao cho có được những kết quả mà họ mong muốn (chứ không phải họ hiện có!).

Thời gian để trả lời các câu hỏi không được quá 8 phút. Nghiệm thể được khuyến cáo rằng: không nên dừng lại suy nghĩ lâu về mỗi câu hỏi, mà hãy trả lời ngay bằng ý nghĩ xuất hiện đầu tiên trong đầu liền sau khi đọc câu hỏi. Cộng tất cả các điểm "có" của mỗi thông số (I, N, L) lại, rồi suy ra kiểu nhân cách của nghiệm thể theo bảng sau đây. Nếu L ≥ 5 thì có thể kết luận nghiệm thể trả lời không thành thật.

Ví dụ, sau khi tính toán kết quả ta được:

N = 14.

I = 10

thì người đó thuộc loại mélancolique (ưu tư).



Hình 6: Mối quan hệ giữa các phép đo của Eysenck với các kiểu khí chất

Sau này EPI được sửa thành EPQ (Eysenck Personality Questionnaire) (Eysenck và Eysenck, 1975) để đánh giá sự khác nhau giữa các cá nhân trên 3 nhân tố là: tính hướng ngoại, tính thần kinh và tính tâm thần.

1.4.3. Bảng kiểm kê nhân cách đa diện Minnesota (Minnesota Multiphasic Personality Inventory – MMPI). Phương pháp này cũng thuộc nguồn dữ liệu tụ báo cáo (S – Data) như EPI, lần đầu tiên ra đời vào năm 1943, do các nhà nghiên cứu của khoa tâm lí học trường Đại học tổng hợp Minnesota ở Mĩ soạn thảo. Năm 1946 ra đời một bản MMPI mới, hoàn thiện hơn trước nhiều. Một trong những người chỉ đạo MMPI đầy đủ nhất là W. Dahlstrom và G. Welsh (Dahlstrom và Welsh, 1960).

Bảng kiểm kê gồm 550 câu khẳng định có liên quan đến một loạt các hội chứng lâm sàng, cũng như những mặt nhân cách thuộc lĩnh vực các tâm thế xã hội, sự tự đánh giá, và những mặt nhân cách khác. Theo các tài liệu của Mĩ thì trắc nghiệm này chỉ dùng để nghiên cứu những người từ 16 đến 55 tuổi, có IQ (theo Wechsler) không dưới 80. MMPI có thể sử dụng cho từng cá nhân hay cả nhóm nghiệm thể. Nghiệm thể chọn 1 trong 3 cách trả lời: "Đồng ý", "Không đóng ý" và "Không nói được".

MMPI được soạn thảo như sau: đầu tiên người ta đưa ra rất nhiều khoản trắc nghiệm (items) cho một số người, bao gồm những người bình thường và bất bình thường về tâm lí, thuộc đủ hạng chẩn định khác nhau. Họ có thể trả lời các khoản này bằng "Đúng", "Không biết rõ", "Sai". Sau đó điểm số của nhóm người bình thường về mỗi khoản (Ví dụ, số người trả lời "đúng") sẽ đem đối chiếu với số điểm của những người trong nhóm bất thường kia, tức là những người thuộc dạng chẩn định khác. Những khoản nào không có dị biệt về điểm số giữa người bình thường với người bất bình thường sẽ bị loại bỏ, coi là vô hiệu lực. Những khoản nào thấy có điểm số phân biệt giữa một hạng hay nhiều hạng chẩn định với nhóm người bình thường sẽ được giữ lại. Nghĩa là khoản nào có tương quan với một tiêu chuẩn phân biệt bình thường với bất bình thường sẽ được coi là khoản trắc nghiệm có hiệu lực. Ngoài ra có thể xác định những khoản nào phân biệt nam và nữ, do đó có thể lập một thang trắc lượng để đo lường khuynh hướng nam hay nữ của người ta về ham thích, ý niệm về giá trị, cách thức biểu lộ xúc cảm. Có người đàn ông lại có khuynh hướng nữ tính, và ngược lại nhiều bà lại có khuynh hướng nam tính. Cũng có thể lập một thang trắc lượng đo tính hướng nội, hướng ngoại. Sau đây là 10 thang trắc lượng thông thường trong MMPI:

+ Chứng bệnh tưởng (Hypochondriac, viết tắt là Hs): Lo lắng quá đáng về sức khoẻ, chỉ một triệu chứng nhẹ cũng bi quan và phóng đại:

+ Trầm uất (Depression, D): Cảm thấy bi quan, vô dụng, vô vọng.

+ Chứng Ixtêri (Hysterie, Hy): Các bệnh như nhức đầu, bại liệt mà không có nguyên nhân cơ thể.

+ Nhân cách bệnh (Psychopathic deviation, Pd): Tính nết chống báng, gây hại cho xã hội và không có ý thức về luân lí.

+ Nam tính – Nữ tính (Masculinity – Femininity, Mf): Đo lường tính khuynh nữ hay khuynh nam trong những ham thích, đặc biệt đo lường những sự quý chuộng và biểu lộ cảm xúc có vẻ nữ tính ở đàn ông.

+ Hoang tưởng (Paranoia, Pa): Nghi kị một cách quá đáng những động cơ của người khác, nhiều khi đi đến chỗ tin rằng có người đang âm mưu hại mình.

+ Tâm thần suy nhược (Psychasthenia, Pt): có những ý tưởng phi lí, những ý tưởng này trở lại luôn, cộng thêm ý muốn nhắc lại những cử động vô nghĩa.

+ Chứng tâm thần phân liệt (Shizophrenia. Sc): thu mình vào một thế giới riêng của bản thân, nhiều khi còn kèm theo những ảo giác hay hành vi kì dị.

+ Chứng cuồng nhẹ (Hypomania, Ma): Tự nhiên thấy hứng khởi, vui mừng mà không có lí do gì rõ rệt.

+ Hướng nội (Social introversion, Si): Tránh không muốn gặp người khác và xa lánh mọi tiếp xúc xã hội.

Trong thực tế có tất cả đến 313 thang trắc lượng khác nhau, được xây dựng trên cơ sở 550 điều khẳng định của MMPI (Dahlstrom và Welsh, 1960). Các thang này có đủ loại, từ trắc lượng mô thức nhân cách tương ứng với các đấu thủ dã cầu chuyên nghiệp (Laplace, 1954), đến các thang trắc lượng về sự lo lắng (Taylor, 1953; Welsh, 1956).

Ngoài 10 thang thông dụng trên đây, người ta còn lập nhiều thang gọi là thang "hiệu lực". Mục đích của các thang này là: 1) Kiểm tra xem cá nhân có trả lời một cách chân thực hay không? 2) Kiểm tra xem cá nhân có trả lời một cách chu đáo, cẩn thận không? 3) Lượng định sự tự vệ hay các định hướng giá trị và thái độ của cá nhân khi trả lời các câu hỏi.

Dùng các thang hiệu lực này, ta có thể dò biết nghiệm thể giả vờ đau yếu hay bất thường về tâm lí, hoặc tìm cách gây cảm tưởng tốt đẹp hay xấu hơn bình thường. Các thang hiệu lực được biểu thị ở bên trái của biểu đồ điểm số.

Các điểm số của thang trắc lượng sẽ ghi thành điểm chuẩn T (trung bình cộng là 50, độ lệch chuẩn là 10) trên một biểu đồ điểm số. Người ta lưu ý đến những điểm số nào trên 70 và dưới 30, đó là hai độ lệch chuẩn ở trên và ở dưới trung bình cộng của nhóm chuẩn. Mô thức của các điểm cực đại và các đường đốc của biểu đồ cũng quan trọng về phương diện chẩn đoán. Các điểm số chẩn bệnh của 9 thang kia được ghi ở bên phải của biểu đồ điểm số.

Ví dụ, ba thang đầu (Hs, D và Hy) thường được gọi là "bộ ba của chứng u uất": nhìn vào mô thức các điểm số trên 3 thang này người ta có thể chẩn đoán cá nhân có hành vi của chứng u uất hay không. Biểu đồ trên cho thấy bộ ba u uất có điểm số cao và một mô thức đặc biệt, trong đó điểm số D tương đối cao hơn các điểm số Hs và Hy. Đây là biểu đồ của một người có bệnh tâm thần thuộc loại u uất (Neurotic psychosomatic illness).

Các con đường giải thích trắc diện (profile) có thể khác nhau, nhưng cần nhớ rằng, tất cả các kết quả thu được bằng MMPI đều phải được xem xét bắt nguồn từ giới tính, lứa tuổi, trình độ học vấn và những tài liệu lâm sàng về nghiệm thể.

Các khả năng chẩn đoán của phương pháp này bị hạn chế, nhưng nó có thể giúp ích đáng kể trong trường hợp có những khó khăn chẩn đoán sai biệt.

1.4.4. Bảng hỏi 16 nhân tố nhân cách của R.B. Cattell (Sixteen Personality Factor Questionnaire – 16PF) cũng thuộc loại dữ liệu tự báo cáo (S – Data).

Trắc nghiệm (bảng hỏi) 16PF là một bảng câu hỏi về nhân cách thuộc loại "giấy và bút chì", lần đầu tiên được xây dựng vào những năm 1940 bởi Raymond B. Cattell. Nó được thiết kế để đo nhân cách bình thường, và là một trong hai công cụ đánh giá khách quan về nhân cách được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay (Samuel Karson và lerry W. O'Dell, 1989).

Cattell đã đặt cho mình nhiệm vụ đo lường tất cả các chiều kích (dimension) quan trọng của nhân cách bình thường. Để thực hiện nhiệm vụ này, bằng cách này hay cách khác ông thu thập một bộ đầy đủ các phạm trù mô tả nhân cách bình thường. Một bảng liệt kê các phạm trù như thế không phải dễ dàng tìm thấy được, nhưng Cattell đã giải quyết được một cách thông minh bằng cách dựa vào tiếng Anh. Từ khoảng bốn ngàn các tính từ tiếng Anh nói về nhân cách con người trong các lĩnh vực khác nhau một cách khá đầy đủ, ông đã sử dụng phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) để thu lại còn 16 nhân tố đặc trưng cho nhân cách con người bình thường. Phân tích nhân tố là một phương pháp phức tạp của thống kê hiện đại, cho phép quy về một tập hợp tối thiểu cần và đủ các chỉ số và sự đánh giá nhân cách, thu được nhờ sự tự phân tích, các bảng hỏi, hay sự quan sát con người trong đời sống. Kết quả là thu được một bộ các nhân tố độc lập về mặt thống kê, được coi là những nét đặc trưng của nhân cách con người, mà R. Cattell gọi là các nhân tố cấu thành (Constitutional Factors).

Những sự phân tích nhân tố ban đầu chỉ ra rằng các từ tiếng Anh trên có thể được thu gọn thành khoảng 15 nhân tố được nhấn mạnh, chúng có thể nói lên nhân cách con người một cách khá đầy đủ. Sau đó, R. Cattell đã thêm một cách có ý nghĩa vào các nhân tố của nhân cách đó một phép đo về trí tuệ, do đó có tất cả 16 nhân tố cơ bản của trắc nghiệm như bây giờ. R. Cattell cho rằng ông đã tìm được hầu hết các nhân tố này trong một vài lĩnh vực của hành vi con người, chứ không chỉ trên những câu hỏi bằng giấy và bút chì, mà bằng cả các trắc nghiệm khách quan cũng như những tình huống điển hình trong cuộc sống. Cattell cũng tuyên bố rằng, có những tác giả khác đã tìm thấy nhưng con số khác nhau về các nhân tố cơ bản đó. Nhưng nhiều nhân tố do ông tìm ra là có giá trị tuyệt vời (Samuel Karson và Jerry W. O' Dell, 1989).

16 nhân tố cơ bản đó của nhân cách được ký hiệu như sau:

+ Nhân tố A – Tính hoà đồng.

+ Nhân tố B – Trí thông minh.

+ Nhân tố C – Tính ổn định của cảm xúc.

+ Nhân tố E – Nguyện vọng nắm quyền lực, ưu thế hơn người.

+ Nhân tố F – Tính lạc quan.

+ Nhân tố G – Tính kiên định.

+ Nhân tố H – Tính táo bạo, dũng cảm.

+ Nhân tố I – Tính nhạy cảm, óc thẩm mĩ:

+ Nhân tố L – Tính hoài nghi.

+ Nhân tố M – Tính lí tưởng hoá, mơ mộng.

+ Nhân tố N – Tính sắc sảo, lão luyện, láu lỉnh.

+ Nhân tố O – Tính ưu tư (băn khoăn, lo ngại, cảm giác lầm lỗi thiếu tự tin).

+ Nhân tố Q1 – Tính cấp tiến.

+ Nhân tố Q2 – Tính độc lập, tự chủ.

+ Nhân tố Q3 – Tính kiềm chế, khả năng tự điều khiển bản thân, kỉ luật tự giác.

+ Nhân tố Q4 – Sự căng thẳng nội tâm (nỗ lực cao, thôi thúc)

Trên cơ sở phân tích định tính và định lượng nội dung của các nhân tố và mối quan hệ qua lại của chúng, có thể phân thành 3 khối các nhân tố như sau:

* Các đặc điểm trí tuệ: B, M, Q1

* Các đặc điểm cảm xúc – ý chí: C, G, 1, O, Q3' Q4

* Các thuộc tính giao tiếp và đặc điểm tác động qua lại liên nhân cách A, H, F, E, Q2, N, L

Mỗi nhân tố đều có 2 nghĩa, nói lên mức độ phát triển của nó: mạnh và yếu (" + " và " – "). Cho điểm theo "khoá" (key).

Những câu trả lời "a" và "c" trùng hợp với "khoá" thì được 2 điểm, còn những câu trả lời "b" – được 1 điểm. Tổng số điểm của mỗi nhóm câu hỏi ứng với một nhân tố nói lên ý nghĩa của nhân tố đó. Trừ nhân tố B, ở đây bất kì câu trả lời nào trùng hợp với "khoá" đều được 1 điểm.

Ý nghĩa (giá trị) của mỗi nhân tố được chuyển sang điểm chuẩn 10 bậc (stens – standard ten). Các điểm chuẩn 10 bậc (stens) được phân bố trên một thang đối cực có trung bình là 5,S (độ lệch chuẩn là 2); từ 1 đến 5,5 mang dấu "–" (âm tính), từ 5,5 đến 10 mang dấu "+" (dương tính).

Có 2 loại bảng hỏi song song A và B, mỗi bảng gồm 187 câu hỏi. (Dạng đầy đủ).

Có 2 loại bảng hỏi song song C và D, ngắn hơn, mỗi bảng gồm 105 câu hỏi: (Dạng rút ngắn).

Ngoài ra còn có loại bảng hỏi E cho trẻ con, gồm 128 câu hỏi, các câu hỏi ngắn hơn, cụ thể hơn và chữ to hơn.

1.4.5. Mô hình năm nhân tố (Five Factor Model). Trong 2 thập kỉ gần đây phép phân loại các nét nhân cách đã được hết sức chú ý và ủng hộ của các nhà nghiên cứu nhân cách với cái gọi là Mô hình năm nhân tố (Five Factor Model), với nhiều tên gọi khác nhau: "Năm mặt lớn" (của nhân cách) – The Big Five, thậm chí cả tên gọi hài hước "Năm mặt tối thượng" – The High Five (Costa & McCrae, 1995; Goldberg, 1981; McCrae & John, 1992; Saucier & Goldberg, 1996).

Fiske (1949) đã lấy 22 trong 35 cụm của Cattell và phát hiện ra một lời giải năm nhân tố qua phép phân tích nhân tố. Tuy nhiên sự nghiên cứu đơn độc trên một cỡ mẫu tương đối nhỏ khó có thể là một cái quỹ hùng mạnh cho một phép phân loại toàn diện về các nét nhân cách. Do đó về mặt lịch sử của mô hình năm nhân tố, Fiske được ghi nhận như là người đầu tiên phát hiện ra một phiên bản của mô hình năm nhân tố.

Tupes và Christal (1961) đã có một đóng góp chính cho việc phân loại năm nhân tố tiếp theo. Họ đã kiểm tra cấu trúc nhân tố của 22 sự mô tả được đơn giản hoá trong tám mẫu và tìm thấy mô hình năm nhân tố: tính hướng ngoại, tính dễ chấp nhận, tính ý thức, sự ổn định đề cảm xúc và văn hoá.

Hai mươi năm qua chúng ta đã chứng kiến sự bùng nổ các nghiên cứu về năm mặt lớn (Big Five). Quả thực, cách phân loại 5 mặt lớn đã đạt được mức độ nhất trí lớn hơn so với bất cứ sự phân loại các nét nhân cách nào trong lịch sử của tâm lí học các nét nhân cách. Tuy nhiên cũng đã nảy sinh một số tranh cãi và chúng ta cần thừa nhận 3 vấn đề then chốt là: 1) Cái gì là bằng chứng theo kinh nghiệm cho sự phân loại năm nhân tố về nhân cách?; 2) Cái gì là nét riêng biệt của nhân tố thứ năm?; 3) Việc phân loại năm mặt lớn có thực sự toàn diện không?, hay là còn có những chiều kích (dimensions) chính của các nét nhân cách nằm ngoài năm mặt lớn?

Cấu trúc năm nhân tố này đã được sao lại một cách rộng rãi trong các mẫu người nói tiếng Anh, là sự đan chéo mạnh mẽ của các kĩ thuật phân tích nhân tố khác nhau, và đã đưa ra cấu trúc nhân tố giống nhau cho nam và nữ.

Bổ sung cho những đo lường về năm mặt lớn của nhân cách đã dùng các từ đơn để chỉ nét nhân cách như là các items, phép đo được sử dụng rộng rãi có dùng các items là những câu dài đã được Paul T. Costa và Robert R. McCrae xây dựng. Nó được gọi là NEO – PI – R: "Bảng kiểm kê nhân cách thần kinh – hướng ngoại – phóng khoáng được sửa lại" (The Neuroticism – extraversion – openness (NEO) Personality Inventory (PI) Revised (R). (Costa & Mccrae, 1989). Các tiềm mẫu của NEO – PI – R là tính thần kinh (N): "Tôi hay thay đổi tâm trạng"; tính hướng ngoại (E): "Tôi không thấy dễ dàng để tham gia vào một tình huống nào đó" (cho điểm ngược); tính phóng khoáng (O): "Tôi thích thú thử những món ăn mới, nước ngoài"; tính dễ mến (A): "Đa số người tôi biết đều thích tôi"; và tính có ý thức (C): "Tôi giữ gìn đồ đạc của tôi ngăn nắp và sạch sẽ".

NEO – PI – R gồm tất cả 240 item.

1.4.6. Kĩ thuật phóng ngoại (Projective Techniques). Một kiểu dữ liệu trắc nghiệm (T – Data) đặc sắc là kĩ thuật phóng chiếu. Nó được thừa nhận là dữ liệu trắc nghiệm là vì mọi nghiệm thể đều được giới thiệu một tình huống trắc nghiệm chuẩn, mọi người đều nhận được những lời chỉ dẫn như nhau, và tình huống trắc nghiệm làm phóng ra những hành vi mà chúng bộc lộ nhân cách. Một lí do khiến người ta có thể không cho rằng các đo lường phóng ngoại là dữ liệu trắc nghiệm vì phần lớn chúng không được cho điểm một cách cơ học, mặc dù có những ngoại lệ. Kĩ thuật phóng ngoại thì khác, thường phải được phiên dịch, giải thích.

Những người tán thành kĩ thuật phóng ngoại lập luận rằng chúng có lợi cho việc đạt tới các mong muốn, thèm khát, tưởng tượng, và những xung đột mà các nghiệm thể tự mình có thể không nhận thấy, do đó không thể báo cáo trên một bảng hỏi. Những người phê phán kĩ thuật phóng ngoại thì đòi hỏi độ ứng nghiệm (validity) và độ tin cậy (Reliability) của nó như là những phép đo chính xác về nhân cách.

Các nhà tâm lí học Mĩ có nguyện vọng nghiên cứu không chỉ những khuynh hướng và động cơ hành vi được con người ý thức rõ ràng, mà cả những khuynh hướng không được ý thức rõ ràng hoặc hoàn toàn không được ý thức của nhân cách nữa. Nguyện vọng đó dẫn đến chỗ là: các phương pháp phóng ngoại dần dần đã chiếm vị trí quan trọng trong số các phương pháp nghiên cứu nhân cách, các đặc điểm khuynh hướng, tâm thế của nó. Học thuyết S. Freud đã ảnh hướng đến sự quan tâm của các nhà khoa học đối với các phương pháp phóng ngoại. Ai cũng biết rằng, S. Freud đã nêu lên ý nghĩa của những nguyện vọng vô thức trong đời sống và hoạt động tâm lí của con người và sự cần thiết phải vạch ra những nguyện vọng đó – những nguyện vọng vốn có trong bản năng nguyên phát của con người – bằng những phương pháp đặc biệt, bởi vì những nguyện vọng này có thể được che giấu đối với chính bản thân con người và thường hay được bộc lộ trong những hội chứng tâm lí khác. Tuy nhiên sẽ là sai lầm nếu quy ý nghĩa của các phương pháp phóng ngoại vào chỗ: chúng có sứ mệnh giải quyết những vấn đề có thực hoặc tưởng tượng về động lực của đời sống tâm lí con người mà S. Freud đã nêu ra với lí thuyết của mình về vai trò của Libido trong quá trình sống của con người. Mục đích của các phương pháp phóng ngoại là bằng con đường gián tiếp để vạch ra những khuynh hướng ít được ý thức của nhân cách.

Trong những hoàn cảnh sống bình thường, những khuynh hướng này – đôi khi được thể hiện đối với những người xung quanh – lại thường không đi đến ý thức của bản thân chủ thể một cách rõ ràng. Tình hình đó đã tạo nên sự cần thiết phải sử dụng những phương pháp cho phép nhận biết được, vạch ra được và có thể đo lường được các khuynh hướng, động cơ không được ý thức đầy đủ của nhân cách.

L. Frank là người đầu tiên (1939) sử dụng thuật ngữ phương pháp phóng ngoại" (Proiective method), đã chỉ ra rằng: xu thế của tất cả các khoa học ngày nay (như vật lí, hoá học, sinh học) là ở chỗ, bằng các phương pháp tinh vi hơn để đi vào bản chất của các hiện tượng trong hiện thực không được bộc lộ ở mặt ngoài, nhưng lại đòi hỏi phải đi sâu vào cái bản chất đó. Ông cho rằng, một cách tương tự, ta có quyền nói rằng, tâm lí học cũng cần phải tìm ra những phương pháp và phương tiện nghiên cứu nhân cách cho phép phát hiện được những khuynh hướng không được vạch ra một cách đầy đủ, thường là không được ý thức của nhân cách, nhưng lại được nói lên ở vẻ ngoài và hành vi của họ (L. Frank, 1939).

Tất cả mọi thủ thuật về phương pháp nào có thể mở rộng được những hiểu biết của chúng ta về các mặt của nhân cách, được thể hiện một cách có quy luật trong hành vi của họ, nhưng lại ít được biểu hiện trong sự tự ý thức của họ, đều là có lợi. Nhưng tính chất phức tạp của vấn đề là ở chỗ, các tác giả soạn thảo ra phương pháp này có lập trường phương pháp luận nào?

Lần đầu tiên thuật ngữ "phóng ngoại" (Projection) như là một thuật ngữ tâm lí học, được xuất hiện trong tài liệu phân tâm học và do S. Freud đưa ra (1894). Về sau khái niệm "phóng ngoại" được nhiều nhà nghiên cứu khác xem xét và đã biến đổi nhiều. Ngày nay, ít nhất cũng đã có 4 quan niệm khác nhau về hiện tượng phóng ngoại và những cơ chế của nó được phổ biến rộng rãi nhất trong tâm lí học phương Tây (L.Ph. Burơlachuc, 1974).

Trước hết, theo quan niệm kinh điển (S. Freud, 1894) thì phóng ngoại được xem như là một cơ chế tự vệ, mà nhiệm vụ của nó là làm trung hoà tác động gây bệnh. Quan niệm này vẫn còn được dùng trong cả phân tâm học hiện đại. Phân tâm học hiện đại có nói đến 20 cơ chế tự vệ, khác nhau về mức độ hiệu quả mức độ chín muồi, cũng như tuỳ thuộc vào định khu xung đột: trong lĩnh vực ý hướng, tâm thế đạo đức hay thực tế bên ngoài (E.T. Xôcôlôva, 1980, 30).

Ở đây cần phải thấy rằng: sự phóng ngoại không chỉ tồn tại với tư cách là một cơ chế tự vệ, mà còn là một cơ chế quyết định sự mô tả các sự vật hiện tượng của thế giới bên ngoài. Khái niệm "phóng ngoại đặc trưng" đã ra đời như vậy. Nó có nghĩa là sự bộc lộ các đặc điểm tâm lí của một nhân cách nào đó trên cơ sở sự mô tả về chúng của nhân cách đó cho người khác Freud đã chỉ ra rằng, trong trường hợp này sự phóng ngoại là một loại cơ chế "nguyên phát", và như vậy nó đem lại cho cái chủ quan một ý nghĩa độc lập. Nhưng ở đây cả những hiện tượng tồn tại thực cũng được phản ánh.

V. X. Meclin nhận xét rằng, sự nhận thức về các thuộc tính của mình (sự tự ý thức của cá nhân) có ảnh hưởng rất rõ ràng đến sự tri giác các sự vật, hiện tượng bên ngoài: ông phân biệt sự phóng ngoại như thế với sự phóng ngoại các thuộc tính của mình một cách vô thức.

Khía cạnh này của sự phóng ngoại được thấy rõ trong một loạt công trình nghiên cứu tâm lí học xã hội. A.A. Bôđaliôp đã viết rằng, việc nghiên cứu những đặc điểm đặc trưng của việc hình thành ấn tượng về người khác đã cho phép xác lập rằng: chủ thể nhận thức có thể "đặt" trạng thái của mình vào một người khác, mô tả ở người đó những đặc điểm mà thực tế đang có ở chính bản thân nó.

Một quan niệm khác về sự phóng ngoại cũng đã tồn tại – quan niệm "tự kỉ" về phóng ngoại. Bằng thực nghiệm, các nhà tâm lí học phương Tây đã chỉ ra rằng: sự không thoả mãn về những nhu cầu nào đó, với sự tăng cường độ và sự cụ thể hoá chúng ở một mức độ nhất định sẽ dẫn đến sự phóng ngoại nội dung của nhu cầu đó vào sự tưởng tượng, vào giấc mơ, vào hứng thú (D.C. Mc Cleland và J.W. Atkinson, 1948).

Quan niệm "phóng ngoại hợp lí hoá" cũng được hình thành trên cơ sở tài liệu của một số thực nghiệm tâm lí học xã hội. Thì ra, sự đánh giá phù hợp của nhân cách về những đặc điểm âm tính của mình có thể được kết hợp với sự di chuyển chúng sang người khác, nghĩa là ở đây sự phóng ngoại được bộc lộ như là một yếu tố cần thiết để biện hộ cho hành vi của mình theo nguyên tắc "mọi người đều làm như thế cả!" (hợp lí hoá) (E. Frenkel – Brunswick (1939)).

Như vậy là, khái niệm "phóng ngoại" đã được đại điện của các trường phái tâm lí học khác nhau sử dụng, nó không phải chỉ liên quan đến lí thuyết phân tâm.

Như trên đã nói, L. Frank là người đầu tiên sử dụng khái niệm "phương pháp phóng ngoại" để chỉ một nhóm nhất định các phương pháp nghiên cứu nhân cách. Hơn nữa, đến lúc đó thì một số trong những phương pháp này (trong đó có nhiều phương pháp mãi sau này mới được gọi là phương pháp phóng ngoại) đã được phổ biến rộng rãi, thí dụ phương pháp của Rorschach, phương pháp TAT. Chính sự kiện này đã có một ý nghĩa không kém phần quan trọng, bởi vì có một số tác giả cho rằng những phương pháp này ngay từ đầu đã được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của S. Freud. Thực tế, có một số phương pháp thuộc kiểu này về sau đã được giải thích theo tinh thần của phân tâm học, chứ không phải được xây dựng trên cơ sở lí thuyết đó.

Theo L. Frank, phương pháp phóng ngoại "chứa đựng trong mình việc đặt ra một cách tương ứng những kích thích phải suy nghĩ hay lựa chọn, để làm sao cho nghiệm thể có biểu lộ sự phán đoán riêng của mình tuỳ thuộc vào các đặc điểm tâm lí của họ" (L. Frank, 1939, 389).

Sau này J. Bell cũng nêu lên rằng: kĩ thuật nghiên cứu này đòi hỏi cá nhân phải tổ chức những hành động xuất phát từ những động cơ, tri giác, tình cảm, tư tưởng, xúc cảm và tất cả các mặt nhân cách khác của họ (J. Bell, 1948).

Ngày nay, khi nói đến những đặc điểm riêng của phương pháp phóng ngoại thì người ta thường nêu các dấu hiệu sau (E.T. Xôcôlôva, 1980, 19):

– Tính không xác định của tài liệu kích thích hoặc của lời chỉ dẫn nhiệm vụ, nhờ đó mà nghiệm thể được tương đối tự do trong việc lựa chọn câu trả lời hay chiến thuật hành vi.

– Hoạt động của nghiệm thể diễn ra trong không khí thân mật và trong hoàn cảnh hoàn toàn không có thái độ đánh giá của nghiệm viên. Yếu tố này, cũng như cả yếu tố nghiệm thể thường không biết rằng cái gì trong các câu trả lời của mình có giá trị chẩn đoán, sẽ dẫn đến sự phóng ngoại tối đa của nhân cách, không bị giới hạn bởi những quy phạm và sự đánh giá của xã hội.

– Các phương pháp phóng ngoại không phải đo chức năng tâm lí này hay chức năng tâm lí kia, mà là đo cái cung cách, chuẩn mực quan hệ qua lại với môi trường xã hội xung quanh của nhân cách.

L. Frank cũng là người đầu tiên đưa ra bảng phân loại các phương pháp phóng ngoại, căn cứ theo các dấu hiệu hình thức:

+ Các phương pháp cấu trúc hoá (đưa ra tài liệu không được dàn dựng, nghiệm thể phải cho nó một ý nghĩa chủ quan): gồm các trắc nghiệm Rorschach, trắc nghiệm các đám mây, trắc nghiệm phóng ngoại ba chiều...

+ Các phuơng pháp thiết kế (xây dựng và giải thích cái toàn bộ từ những chi tiết có dàn dựng): MAPS, trắc nghiệm thế giới và các biến thể đa dạng của nó...

+ Các phương tháp giải thích: TAT, trắc nghiệm Rosenzweig...

+ Các phuơng pháp bổ sung: các câu chưa hết, các câu chuyện bỏ lửng, trắc nghiệm liên tưởng của Jung...

+ Các phương pháp thanh lọc (Catharsis): kịch tâm lí (Psychodrama), trò chơi tâm lí...

+ Các phương pháp nghiên cứu sự biểu cảm (còn gọi là phương pháp khúc xạ): phân tích nét chữ, những đặc điểm giao tiếp bằng ngôn ngữ, phương pháp cơ – vận động của Myra – y – Lopez...

+ Các phương pháp nghiên cứu sản phẩm sáng tạo: trắc nghiệm vẽ hình người, trắc nghiệm vẽ cây cối của K. Koch, trắc nghiệm vẽ nhà, hình các ngón tay...

Ngày nay, các phương pháp phóng ngoại được phát triển rộng rãi ở phương Tây, trong tất cả các chuyên ngành của tâm lí học hiện đại. Nhưng những nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành theo lập trường cửa tâm lí học phương Tây, ở đó việc giải thích các tài liệu thu được chủ yếu dựa trên các quan điểm của phân tâm học, của tâm lí học hành vi và các lí thuyết tương tự khác ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, do nhu cầu nghiên cứu tâm lí học ứng dụng về nhân cách ngày càng tăng, các trắc nghiệm phóng ngoại bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực thực hành tâm lí. Dĩ nhiên là không thể vận dụng lập trường của các nhà tâm lí học phương Tây vào việc lí giải các kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phóng ngoại. Cho nên cần phải xây dựng một lí thuyết về phương pháp này theo lập trường của tâm lí học duy vật biện chứng. Các nhà tâm lí học Liên Xô và Nga đang có những cố gắng theo hướng này.

Chẳng hạn, L.Pa. Burơlachuc (1974) giải thích hiện tượng phóng ngoại xuất phát từ quan niệm đã được nghiên cứu trong tâm lí học Xô viết về tính tích cực của quá trình tri giác, về tính chất chủ thể của nó. Xuất phát từ việc hiểu quá trình tri giác như là một trong những hình thức của tính tích cực của nhân cách, của tính tích cực tâm lí và hành động nói chung, Burơlachuc đã quan niệm tri giác là một quá trình có cấu trúc thức truy, tất yếu phải chứa đựng những đặc điểm về tâm thế, khuynh hướng, động cơ của nhân cách.

Việc sử dụng kích thích đa nghĩa trong hoàn cảnh không có sự động cơ hoá hành động một cách xác định, chặt chẽ (nguyên tắc cơ bản của phương pháp phóng ngoạn cho phép nghiên cứu được cấu trúc của hành động tri giác, tách ra được các thành phần riêng lẻ của nó. Tính chất quen thuộc, tính có kết cấu chặt chẽ của kích thích sẽ chuyển tri giác thành một quá trình được quy chuẩn hoá trong một mức độ nhất định. Trong trường hợp làm giảm bớt ảnh hưởng của cấu trúc, thì quá trình tri giác được "gỡ tung" ra như một hoạt động phân tích – tổng hợp. Việc tách ra các dấu hiệu được xem là các dấu hiệu bản chất, việc loại bỏ các dấu hiệu không bản chất, việc đối chiếu, việc xây dựng giả thuyết phù hợp tối đa – tất cả hoạt động phức tạp nhằm giải quyết nhiệm vụ xoá bỏ tính không xác định đó, đều thấm đượm cái "ý" đối với nhân cách. Rõ ràng là, từ tất cả những cách giải quyết tình huống có thể có, chúng ta sẽ chọn lấy cái có trong kinh nghiệm của chúng ta, được củng cố qua hành động và sự rung cảm; và như vậy, chúng ta sẽ phóng ngoại phương thức tiếp cận và giải quyết tình huống có vấn đề vốn có đối với chúng ta. Thái độ của cá nhân con người bao giờ cũng được biểu lộ trong bất kì hành động tri giác nào, "toàn bộ cuộc sống đa dạng của nhân cách" bao giờ cũng được phản ánh trong đó (X.L. Rubinstêin, 1946). Như vậy, sự phóng ngoại có thể hiểu như là sự thể hiện cái nhân cách trong tri giác.

Từ những phân tích trên đây Burơlachuc đã xem các phương pháp phóng ngoại là những thủ thuật nghiên cứu gián tiếp nhân cách, dựa trên việc xây dựng một tình huống kích thích đặc trưng, mềm dẻo mà do tính tích cực của quá trình tri giác, tình huống này tạo ra được những điều kiện thuận lợi nhất cho sự thể hiện các khuynh hướng, tâm thế, trạng thái xúc cảm trà những đặc điểm nhân cách khác (B.M. Blâykhe, L.Pa. Burơlachuc, 1978, 114).

Sau này, cũng với lập trường trên, E.T.Xôcôlôva đã nhấn mạnh "Thứ nhất, cần phải hiểu được những đặc điểm nào của nhân cách và của thế giới bên trong của họ được biểu hiện trong tình huống của thực nghiệm phóng ngoại. Thứ hai, tại sao chính tình huống của thực nghiệm phóng ngoại lại phù hợp nhất cho sự thể hiện những đặc điểm nhân cách đó? Để trả jời câu hỏi này, theo quan điểm của chúng tôi, có thể đưa vào lí thuyết hoạt động do A.N. Lêonchiep xây dựng, đặc biệt vào khái niệm "cái ý đối với nhân cách" (E.T. Xôcôlôva, 1980, 59). Bà cũng nhắc lại luận điểm nổi tiếng của X.L. Rubinstêin: ý thức – đó không chỉ là sự phản ánh, mà còn là thái độ của con người đối với thế giới xung quanh" (X.L. Rubinstêin, 1959, 158). Trong quá trình phản ánh các hiện tượng của thế giới bên ngoài diễn ra cả sự xác định ý nghĩa của chúng đối với cá nhân và do đó là cả thái độ của họ đối với chúng nữa (về mặt tâm lí, điều này được biểu hiện dưới hình thức những nguyện vọng và tình cảm).

Lịch sử phát triển của phương pháp phóng ngoại đã chỉ ra rằng nó không tồn tại bên ngoài lí thuyết về nhân cách được, nhưng đồng thời mối liên hệ giữa phương pháp phóng ngoại và lí thuyết cũng không phải đơn trị và bất biến. Vì vậy nhiệm vụ luận chứng về mặt lí luận cho phương pháp phóng ngoại trong khuôn khổ của tâm lí học mác – xít là quan trọng và cấp bách.

Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, việc sử dụng các phương pháp đã được chuẩn hoá vào nghiên cứu nhân cách ngày càng được quan tâm. Một số nhà tâm lí học (Trần Trọng Thuỷ, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Huy Tú...) đã tiến hành lựa chọn, Việt hoá một số trắc nghiệm nghiên cứu nhân cách và sử dụng chúng vào trong các đề tài nghiên cứu về nhân cách người Việt Nam (đối tượng từ học sinh phổ thông cho đến người làm với quy mô tương đối lớn. Chẳng hạn, Bảng hỏi 16PF của nhân cách, Trắc nghiệm MMPI, trắc nghiệm đo định hướng giá trị, kĩ năng xã hội, khả năng thích ứng xã hội, động cơ của nhân cách,... Ngoài ra, đã bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng ứng dụng một số trắc nghiệm phóng ngoại của nước ngoài vào nghiên cứu nhân cách học sinh Việt Nam (Ví dụ: TAT) và đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Đây là một hướng nghiên cứu rất cần thiết và đầy triển vọng đối với việc nghiên cứu nhân cách nói chung bởi có được một công cụ nghiên cứu chuẩn là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển chuyên ngành tâm lí học này. Việc nghiên cứu và đo đạc nhân cách ngày càng được xem là có ý nghĩa ứng dụng rất lớn vì những kết quả đó là những chỉ số tin cậy về thế giới thành tích thực trong các hoạt động nói chung và hoạt động nghề nghiệp nói riêng, là một cách để thúc đẩy công bằng xã hội và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức.

Ngày nay, nhiều đơn vị kinh doanh dựa trên việc cung cấp dịch vụ mong muốn công nhân của họ có khả năng cung cấp cho khách hàng những dịch vụ có chất lượng cao và là người sáng tạo, dễ thích ứng, linh hoạt, đồng cảm, kiểu người có khả năng làm việc theo nhóm. Đây là những phẩm chất nhân cách quan trọng đối với nhiều nghề nghiệp hiện nay. Vì thế, trong những năm gần đây, việc áp dụng các trắc nghiệm nhân cách rất được coi trọng trong tuyển chọn nghề nghiệp (trước đây hầu như chỉ quan tâm đến khía cạnh năng lực). Từ đây đã có những nghiên cứu nhằm phát hiện xem liệu các phép đo về nhân cách có dự báo được thành tích nghề nghiệp hay không? Và liệu kết quả các phép đo về nhân cách có phải là những chỉ số dự báo đáng tin cậy trong tất cả các nghề nghiệp hay không? v.v... Các kết quả thu được là khả quan, tuy nhiên, giá trị độ tin cậy là khác nhau tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực nghề nghiệp cụ thể và dao động từ 0,20 đến 0,70.

Trong tài liệu này chúng tôi đã lựa chọn đưa vào một số phương pháp nghiên cứu nhân cách hiện đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và phù hợp với điều kiện nghiên cứu của Việt Nam.

Trong số các trắc nghiệm được tuyển chọn, có trắc nghiệm 16PF đã được PGS. Trần Trọng Thuỷ Việt hoá và đã từng được sử dụng trong một số nghiên cứu. Số còn lại nhìn chung mới chỉ được tiến hành Việt hoá mà hầu như chưa được sử dụng ở Việt Nam.

Các tiêu chí để tuyển chọn và Việt hoá là:

- Phù hợp với cơ sở phương pháp luận về nhân cách.

– Đơn giản, dễ hiểu.

– Dễ sử dụng (phù hợp với điều kiện vật chất của việc triển khai nghiên cứu).

- Dễ xử lí – (xử lí nhanh).

- Dễ đánh giá – (đánh giá nhanh).

Chương 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ NGHIÊN CỨU NHÂN CÁCH à

* Trắc nghiệm 16PF của R.B.Cattell.

* Trắc nghiệm của R.Gille.

* Phương pháp của Rosenzweig.

* Trắc nghiệm xu hướng nhân cách.

* Phương pháp nghiên cứu tự đánh giá.

* Bảng hỏi EPI của Eysenck.

* Phương pháp "Đánh giá xu hướng nhân cách của giáo viên".

* Trắc nghiệm "Nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên".

* Phương pháp nghiên cứu sự thoả mãn của giáo viên đối với nghề nghiệp và công việc.

* Trắc nghiệm "Nghiên cứu động cơ học tập ở đại học".

* Trắc nghiệm "Chẩn đoán cấu trúc động cơ của nhân cách".

LỜI KẾT

Qua việc nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau mà chúng tôi có được về lí luận nhân cách và phương pháp nghiên cứu, phát triển nhân cách, có thể thấy:

1. Tâm lí học nhân cách có lịch sử phát triển lâu dài và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, khẳng định vị trí quan trọng của mình trong Tâm lí học cũng như trong thực tiễn xã hội. Điều này sẽ ngày càng làm thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với lĩnh vực khoa học này.

2. Mặc dù trong các nền Tâm lí học khác nhau đang tồn tại những phương pháp tiếp cận, mô hình lí thuyết, cách hiểu về nhân cách và sự phát triển nhân cách con người khác nhau, nhưng cũng đang tồn tại xu thế xích lại gần nhau giữa các cách tiếp cận bởi sự thay đổi theo chiều hướng phát triển của thế giới ngày nay buộc các quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề chung, mà để giải quyết chúng, Tâm lí học có một vai trò nhất định.

3. Tâm lí học nhân cách của Việt Nam đang ở trong quá trình phát triển thông qua việc tiếp cận với các tri thức, phương pháp nghiên cứu, kĩ thuật nghiên cứu trong vấn đề này, từ các nền Tâm lí học khác nhau trên thế giới, dựa trên cơ sở phương pháp luận Mác–Lênin và phương pháp tiếp cận hoạt động. Bước đầu đã có những thành tựu nhất định và có những đóng góp cho xã hội, chắc chắn rằng trong tương lai chuyên ngành Tâm lí học nhân cách của Việt Nam sẽ có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần bảo vệ và xây dựng đất nước vững mạnh.

4. Song song với việc hoàn thiện hệ thống lí luận nghiên cứu nhân cách, việc triển khai thích nghi, xây dựng những phương pháp nghiên cứu nhân cách có hiệu quả, đặc biệt những phương pháp thực nghiệm với tư cách là những công cụ thực hành là vô cùng cần thiết trong giai đoạn hiện nay để phát triển chuyên ngành Tâm lí học này. Đây là một công việc vô cùng tốn kém, đòi hỏi có những điều kiện nhất định về nhân lực vật lực tài lực do đó cần được sự quan tâm hỗ trợ nhiều của Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhiều Bộ ngành có liên quan.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viên Quốc Chấn (2001), Luận về cải cách giáo dục, NXB Giáo dục (Người dịch từ bản tiếng Trung: TS. Bùi Minh Hiển).

2. Lê Kim Dung, Chương trình thực nghiệm giáo dục sống khoẻ mạnh và kĩ năng sống nơi sự hỗ trợ của UNICEF, Báo cáo tại Hội thảo "Chất lượng giáo dục và kĩ năng sống", Hà Nội 23 –25/10/2003.

3. Phạm Minh Hạc – Đặng Xuân Hoài – Trần Trọng Thuỷ (đồng chủ biên) (2002), Hoạt động – Giao tiếp và chất lượng giáo dục, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập Tâm lí học, NXB Giáo dục.

5. Phạm Minh Hạc – Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách. NXB Chính trị quốc gia.

6. Vũ Hài, Những điểm mới trong chương trình và sách giáo khoa công nghệ 7, Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục số 96.

7. Nguyễn Thi Hạnh, Chương trình sách giáo khoa và sách giáo viên công nghệ 20, Tạp chí TTKHGD số 96.

8. Nguyễn Thị Hạnh, Đổi mới phương pháp dạy học sách giáo khoa công nghệ 7, Tạp chí TTKHGD số 97.

9. Hergenhahn B. R. (2003), Nhập môn lịch sử tâm lí học, NXB Thống kê (Bản tiếng Việt).

10. Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới.

11. Đặng Thành Hưng (1991), Nhân cách của con người như chức năng tụ thiết kế bản thân mình (lược dịch) – TC TT KHGD – Số 27/1991.

12. Nguyễn Công Khanh (2003), Khái niệm nhân cách là những cách tiếp cận nhân cách theo quan điểm phương Tây, Tạp chí Tâm lí học số 5/2003.

13. Nguyễn Công Khanh (2003), Vấn đề đo lường các nét nhân cách, Tạp chí Tâm lí học, số 7/2003.

14. Leônchiep A.N. (1980), Con người và văn hoá (Trong cuốn "Những vấn đề phát triển tâm lí của trẻ em"), NXB Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Leônchiep A. N, (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB Giáo dục.

16. Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kì CNH – HĐH đất nước (2000), Báo cáo đề tài KHCN 04 – 04, Trần Trọng Thuỷ chủ nhiệm.

17. Đào Thị Oanh (2002), Các nhà tâm lí học có thể giúp đỡ mọi người tìm thấy đều làm cho họ hạnh phúc, Tạp chí Tâm lí học, số 8/2002.

18. Nguyễn Minh Phương, Định hướng, nguyên tắc và các yêu cầu đối với chương trình – sách giáo khoa phổ thông, Tạp chí TTKHGD số 99/2003.

19. Trần Trọng Thuỷ (1991), Vấn đề nhân cách trong tâm lí học phương Tây, Tạp chí TTKHGD, số 27 và 28/ 1991.

20. Trần Trọng Thuỷ (1992). Khoa học chẩn đoán tâm lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Trần Trọng Thuỷ (1996), Lí thuyết phát triển nhận thức của J. Piaget, Kỉ yếu Hội thảo "J. Piaget – Nhà tâm lí học vĩ đại thế kỉ 20", Hà Nội 1996.

22. Trần Trọng Thuỷ (1997), Học thuyết xã hội – lịch sử của L. X. Vưgôtxki về sự phát triển, Kỉ yếu Hội thảo "L. X. Vưgôtxki – Nhà tâm lí học kiệt xuất thế kỉ 20", Hà Nội, 1997.

23. Nguyễn Quang Uẩn (1996), J. Piaget với vấn đề trí tuệ và các giai đoạn phát triển trí tuệ ở trẻ em, Kỉ yếu Hội thảo "L. X. Piaget – Nhà tâm lí học vĩ đại thế kỉ 20", Hà Nội, 1996.

24. Nguyễn Quang Uẩn (1997), L X. Vưgôtki với vấn đề nhân cách, Kỉ yếu Hội thảo "L. X. Vưgôtxki – Nhà tâm lí học kiệt xuất thế kỉ 20", Hà Nội, 1997.

25. Nguyễn Quang Uẩn – Nguyễn Thạc – Mạc Văn Trang (1995), Giá trị – Định hướng giá trị nhân cách là Giáo dục giá trị (chương trình KHCN cấp Nhà nước KX –07), Hà Nội.

26. Xác định mức độ tác động định hướng của một số giá trị đối với hoạt động của học sinh PTTH (2000), Đề tài Cấp Bộ, chủ nhiệm PGS. TS. Phạm Thị Đức.

27. Xác định các chỉ số sinh lí và tâm lí cơ bản của học sinh phổ thông hiện nay (2004) – Đề tài cấp Bộ trọng điểm 2001 – 49 – 02 TĐ. Chủ nhiệm PGS. Trần Trọng Thuỷ.

Created by AM Word2CHM

Created by AM Word2CHM


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro