Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đề: Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Nam Cao là một trong những cây bút suất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945 là nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người dân nghèo khổ. Ông là cha đẻ của những tác phẩm nổi tiếng: đời thừa, sống mòn, Lão Hạc, Chí Phèo. Đến với truyện ngắn "chí phèo" - một trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước cách mạng tháng tám, người đọc vô cùng cảm động trước quá trình hồi sinh trong cuộc đời của Chí Phèo - một con người tưởng đã là quỷ dữ bán linh hồn.

Chí Phèo-một anh canh điền Khỏe mạnh, hiền lành chăm chỉ. Tuổi thơ Chí là những chuối ngày bất hạnh, một đứa trẻ mồ côi, một đứa con hoang, một kẻ bần cùng, nhưng Chí vẫn cố gắng vươn lên sống cuộc đời lương thiện. Bá Kiến vì ghen đã đầy Chí vào nhà tù. Nhà tù thực dân nhào nặn Chí trở thành kẻ lưu manh. Ra tù Chí trở thành công cụ sai khiến của Bá Kiến. Chí làm những việc tôi lỗi như đâm thuê chém mướn, rạch mặt ăn vạ. Sau một thời gian dài bị tha hóa Chí phèo triền miên trong những cơn say đến khi gặp Thị Nở, Chí đã được hồi sinh. Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của chívới những thời khắc bừng sáng ngắn ngủi và hạnh phúc. Để rồi sau đó Chí rơi vào bế tắc đâm chết bà Kiến rồi tự sát.

Cứ tưởng cuộc đời Chí chìm trong bóng tối, sống kiếp thú vật và vùi xác ở một bờ bụi nào đó. Nhưng bằng trái tim nhân đạo yêu thương Nam Cao đã cho Chí phèo tái sinh để Chí có cơ hội quay về với xã hội loài người, về với kiếp làm người một cách tự nhiên bởi nhà văn phát hiện trong chiều sâu tâm hồn chí vẫn le lói ánh sáng lương thiện, chỉ cần tình yêu thương khẽ chạm vào thì nó sẽ bừng tỉnh, đó là sự suất hiện của Thị Nở - một người phụ nữ xấu đến ma chê quỷ hờn đã bước ra vào cuộc đời Chí. Thị như ánh sáng rồi vào chốn tối tâm gợi lại phần người đã khuất trong hắn. Sau một tối say rượu Chí đã tình cờ gặp Thị Nở. Họ ăn nằm với nhau, thế rồi nữa đêm Chí đau bụng nôn mửa, sáng hôm sau lần đầu tiên Chí hết say. Chí tỉnh dậy khi trời đã sáng lâu, Chí thấy lòng "bâng khuâng,mơ hồ buồn", Cũng là lần đầu tiên hắn nghe được âm thanh vang vọng của cuộc sống. Đó là tiếng chim hót vui vẻ; tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá; tiếng trò chuyện của những người đàn bà đi buôn vải về. Những âm thanh ấy ngày nào chả có, nhưng lần đầu tiên hắn mới được nghe vì hôm nay mới hết say. Đó là tiếng gọi thiết tha của cuộc sống, thứ hương vị nhẹ nhàng ấy đánh thức tâm hồn cô độc và khát khao sống của Chí. Khi tỉnh táo Chí đã tỉnh ngô nhìn lại cuộc đời mình trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Hình như có một thời hắn ao ước có một gia đình nho nhỏ "chồng cày thuê vơi dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm." Ước mơ giản gì nhưng nó đã trôi qua mà Chí vẫn chưa thực hiện được. Còn hiện tại thật đáng buồn "hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc". Hắn đã tới cái dốc bên kia của cuộc đời và cơ thể thì đã "hư hỏng" nhiều. Tương lai đôi với hắn còn đáng buồn hơn. Hắn đã trông thấy trước quá nhiều điều bất hạnh "tuổi già đói rét và ốm đau" ,nhất là cô độc còn sợ hơn đói rét, ốm đau. Nam Cao dường như đã hóa thân vào nhân vật để khám phá giây phút bừng tỉnh rất người của Chí. Hắn dường như nhận thức rõ tình trạng vô cùng bi đát của cuộc đời, phải chăng hắn cảm thấy ăn năn và hối lỗi.

Rất may đúng lúc Chí đang vẩn vơ nghĩ thì Thị Nở xuất hiện với nồi cháo hành nóng nguyên. Chí rất ngạc nhiên bởi trước nay đã ai cho hấn cái gì đâu, muốn có ăn hắn phải dọa nạt và cướp giật. Nhìn nồi cháo hành bốc khói mà hắn xúc động, mắt hắn hơi ươn ướt bởi đây là lần đầu tiên hắn được một người đàn bà chăm sóc. Mà đàn bà trong suy nghĩ của hắn về bà Ba vợ Bá Kiến chỉ là sự nhục nhã đau đớn. Nay Thị khác, Thị nở vừa đem cháo đến, vừa múc ra bát, vừa dục hắn ăn cho nóng. Hắn húp xong rồi Thị đỡ lấy bát cháo và múc thêm bát nữa, hắn nhận ra hương vị của bát cháo hành thơm ngon lạ lùng. Có lẽ Bát cháo hành không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà còn hàm chứa cả tình yêu, tình người của Thị nở dành cho Chí. Nó như một liều thuốc giải độc phục sinh phần người, giữ chân Chí Khỏi trượt xuống dốc của tội lỗi. Hành động chăm sóc đầy yêu thương của Thị khiến Chí ăn năn. Hắn vẫn thấy lòng thành trẻ con và muốn làm nũng với Thị, lúc này trông hắn hiền lành đến khó tin "ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là cái thằng chí phèo đập đầu rạch mặt ăn vạ và đâm chém người." Cái bản tính hằng ngày của hắn bị lấp đi giờ trỗi dậy mạnh mẽ, trở lại nguyên hình của anh canh điền ngày xưa. Chí mong muốn trở lại làm người, là một người nông dân hiền lành, lương thiện ở làng Vũ đại "trời ơi ! Hắn thèm lương thiện. Hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn... họ sẽ nhận hắn vào cài xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lương thiện." Cùng với mong ước cháy bỏng được làm người lương thiện, chí khát khao hạnh phúc và một mái ấm gia đình, Chí nói với Thị "giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ." "Cứ thế này" có nghĩa là cứ được ăn cháo hành, được sống bên cạnh Thị nở, được Thị quan tâm chăm sóc, yêu thương và được làm nũng với Thị, được như thế thì hạnh phúc sung sướng nào bằng. Bằng một giọng văn phong tình Chí nói với Thị Nở " hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui". Đó là lời của chí phèo nghe vừa buồn cười, vừa ngờ nghệch nhưng rất chân thành. chí muốn Thị nở về sống chung một nhà thành một mái ấm gia đình vui vẻ hạnh phúc. Câu nói như một lời cầu hôn của Chí với Thị nở. Rõ ràng Thị nở - người đàn bà xấu xí dở hơi bằng tình yêu thương chân thành đã thức dậy bản tính rất người của Chí. Đó cũng chính là tư tưởng nhân đạo lớn lao của Nam Cao dành cho nhân vật của mình.

Bằng những biến hóa sáng tạo kết hợp với bút pháp vừa tả thực,vừa trữ tình, cách xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật vừa sâu sắc vừa tinh tế có chọn lọc. Có thể nói đoạn văn viết về quá trình hồi sinh của chí phèo trong tác phẩm là một trong những đoạn văn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá tiền nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh, cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân, đồng thời khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương. Khao khát làm người lương thiện, khao khát hạnh phúc là bản tính tự nhiên tốt đẹp mạnh mẽ của con người mà không thế lực nào có thể hủy diệt được. Từ đó nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp ở mỗi người, cùng nhau xây đắp phần người trong mỗi con người để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vanhoc