Đây Thôn Vĩ Dạ (Hàn Mạc Tử)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

MB: Nhắc đến nhà thi sĩ đại tài điên trong cái điên của nhân thế có lẽ ta không thể không nhắc đến Hàn Mạc Tử.Chế Lan Viên nhận xét về Hàn Mạc Tử như này:"Trước không có ai,sau không có ai,Hàn Mạc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi chói loà rực rỡ của mình".
Vâng quả là như vậy,ta biết rằng tác giả sinh năm 1912 đến năm 1940 là mất hưởng dương 28 tuổi một cái tuổi còn quá ư xuân sắc.Đồng thời ta thường nghe người đời nhắc đến tên ông khi còn tấm bé lúc cấp 1 cấp 2 sau lên cấp 3 thì ta nghe về ông biết về ông nhiều hơn qua tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ.Có thể nói đây là một trong những tác phẩm để đời của ông cũng như xoay quanh nó là chuyện tình không kém phần ồn ào.
TB:Một điều thú vị là nhan đề của bài thơ nguyên bản là "Ở đây thôn Vỹ Giạ" nhưng để phù hợp hơn với quần chúng độc giả hai từ Vỹ Giạ trở thành Vĩ Dạ như hiện nay.Sở dĩ có cái hai từ Vỹ Giạ không phải vì tác giả viết sai chính tả mà ông đang viết nó theo âm giọng vùng miền nơi đây.Đó là xứ sở mộng mơ với màu tím thủy chung với dòng sông Hương âm đềm uốn lượn.Không đâu khác ngoài xứ Huế duyên dáng mà cổ kính.
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền".
Dạ thưa đúng là như thế đấy xứ Huế nơi đây say lòng người và người con Huế như ri vậy một lòng nhung nhớ mãi khôn nguôi.Làm sao một người con xứ Huế như Hàn Mạc Tử sau bao năm xa cách và nay trên giường bệnh cô đơn lại không khỏi có những phút chạnh lòng nhớ về cố hương.Ông dùng câu hỏi tu từ"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Nó như một lời mời chào lẫn hỏi han vì cớ gì sao nhà thơ không về thăm quê cũ.Thực chất ông hỏi câu hỏi đó cho chính bản thân mình cho chính thôn Vĩ Dạ.Bởi lẽ giờ đây ông gần như mất quyền tự do về thể xác.Tấm thân ngày nào bị căn bệnh phong quái ác dày vò,với ông mọi thứ gần như khép lại một nửa vì chỉ còn phần hồn thi sĩ của ông mới không gì giam hãm được.Càng về những năm cuối đời khi xác thịt càng mất tự do tài năng cộng hưởng với linh hồn của ông càng điên loạn càng bay cao bay xa hơn.Thông qua câu hỏi đó ta cảm thấy sự bất lực đến cùng cực của ông.Dẫu ông không thể tự mình quay về chốn cũ song tâm trí ông hồn thơ ông vẫn vẹn nguyên ký ức.
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Hình ảnh nắng buổi sớm loé lên những tia nắng đầu tiên trong trẻo vàng non xuyên qua tầng mây xua đi lớp sương sớm mỏng manh chiếu rọi lên hàng cau quen thuộc sau vườn.Cây cau một loài cây mà rất đỗi thân thương ở những vùng quê,nó làm ta nhớ đến người bà đang nhai trầu hay mâm trầu cau vào dịp lễ lạc.Đôi lúc lớn rồi lại thầm thèm cảm giác hồi bé ngồi trên tàu lá cau già phía trước có đứa kéo đi như đoàn tàu.Bên cạnh đó nó cũng là loài cây cao hơn hầu hết các loại cây khác trong vườn nên dĩ nhiên nó cũng là loài được nắng chiếu rọi trước nhất. Thế nên không phải vô duyên mà nhà thơ nhớ đến cảnh nắng rọi hàng cau vào mỗi sớm.Bởi hình ảnh đó đối với những người con quê nó mang đến cảm xúc thân thuộc gợi nhớ về sự thanh bình hiếm có nơi quê nhà rất nhiều.Và hình ảnh ấy còn càng đặc biệt hơn với Hàn Mạc Tử lúc này đây khi ông đang bệnh tật và cận kề với tử thần.Ông chọn cây cau một loài cây luôn mọc thẳng mạnh mẽ vươn lên vút tầm của các loài khác để đón ánh nắng mặt trời.Ánh nắng luôn được ví von với sự sống cũng như khao khát tận sâu của ông.Ông cũng muốn sống ao ước bản thân có thể mạnh mẽ hiên ngang vươn lên cao bắt lấy sự sống mỏng manh ấy. Ngoài ra hình ảnh vườn ai mướt quá xanh như ngọc cũng là một quang cảnh đặc trưng cho làng quê.Trước sân sau sân hay ít đất ven ao đâu đâu ta cũng thấy những mầm rau xanh được gieo trồng.Và còn gì tuyệt vời hơn mướt mắt hơn khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp bình dị ấy vào mỗi sớm.Màu xanh của khu vườn tràn trề sức sống và thậm chí trở nên trong suốt như ngọc với màu xanh của mầm non mới nhú.Hình ảnh gợi nên sự mơn mởn,sinh sôi của sự sống,lại một lần nữa sự sống trong ông như sống dậy phát tiển tốt tươi như mầm non trong vườn.Chắc hẳn ông phải yêu quê hương mình yêu thiên nhiên mình rất nhiều đến nỗi từng cành cây ngon cỏ nơi đây ông đều nhớ rất rõ,in sâu vào tâm trí ông.Ông nhìn thôn Vĩ Dạ một cách bao quát và toàn diện nó không chỉ vượt qua mặt không gian thời gian mà ông còn tỉ mỉ quan sát thôn Vĩ Dạ từ trên cao xuống khiến ta thấy trọn từng quang cảnh thanh bình nơi đây .Ta bị ấn tượng bởi sắc xanh tràn ngập.Xanh của cây cau,xanh ngọc của khu vườn,xanh của lá trúc kết hợp với quang cảnh nắng ấm sau khi gợi cho Hàn Mạc Tử ngao du trong vẻ đẹp thôn quê thương nhớ thôn Vĩ Dạ thì đâu đó cũng gợi lên những hồi tưởng về người con gái ấy.Để ý kỹ ta thấy rằng bên cạnh tả khu vườn xanh mướt ra sao ông còn chèn thêm câu vườn ai.Ông muốn hỏi chăng không làm gì có dấu chấm hỏi nào.Ông sử dụng vườn ai chỉ để như thầm khen ai trồng ra được khu vườn tốt thế hoặc phải chăng ông đã tự khẳng định được đó là ai nhưng không tiện nhắc tên.Trùng hợp là nhà bà Cúc cũng ở trong thôn Vĩ Dạ ấy,tác giả của chúng ta cũng đã có lần tới nhà bà nhưng ông chỉ đứng nhìn từ bên ngoài rồi lẳng lặng ra về,có hay chăng cảnh vườn tược này là ở nhà bà Cúc.Tiếp câu lá trúc che ngang mặt chữ điền càng thêm lột tả vẻ đẹp nàng thơ trong mắt thi nhân duyên dáng mà nhớ mong đến nhường nào.Kể từ đây những câu sau vừa cho ta thấy vẻ đẹp từ con người Huế đến nỗi lòng đầy nghiệt ngã của tác giả. Nếu như nhà thơ Nguyễn Thiên Ngân viết:"Nhưng tôi biết bi kịch của mình:là gió chỉ thổi một chiều..." Tương tự thi sĩ Hàn Mạc Tử cũng cảm thán:" Gió theo lối gió,mây đường mây,".Quá rõ ràng cho một mối tình đơn phương.Vì là đơn phương nên chẳng thể chung đường .Đây chính là lời tạm biệt của ông và hình ảnh gió mây ở đây chia rẽ tách rời tượng trưng cho âm dương cách biệt.Một mai "xuống giếng cùng trăng" thì tất cả cũng chủ còn cát bụi.Là như một phần nhỏ trong cuộc đời,góp phần tô điểm lên con người làm phong phú hơn cảm nhận và chất liệu thơ của ông mà thôi.Người ta đã nói rồi người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.Dòng nước cũng trở nên buồn thiu trong mắt kẻ si tình đơn độc và chao ôi hoa bắp lay tưởng chừng rung động tạo ra nhịp điệu âm thanh cho sự sống.Không ngờ ghép bên cạnh dòng nước buồn thiu chỉ thấy sầu càng thêm sầu.Làm cho ta cùng hoà mình vào thế giới nội tâm của tác giả cùng cảm nhận sự lấn át ngộp thở của cảnh vật hoang sơ, hẻo lánh không giấu nổi nỗi hiu quạnh nơi đây."Thuyền ai đậu bến sông trăng đó" tiếp tục lại là sự vắng vẻ,cô quạnh.Ai cũng biết thời đó người ta chỉ qua sông nhiều vào buổi sáng trời để đi chợ ,đi học chủ yếu dùng để đi lại lúc buổi sáng thôi.Vào ban đêm họ đi ngủ rất sớm và cũng rất ít ai đi lại gần bến sông như vậy.Nhưng tác giả thật khó hiểu khi lại hỏi "Có chở trăng về kịp tối nay?" Nếu câu trước chỉ là hỏi về chiếc thuyền của ai trong khi ở một nơi hoang vu tối trời như vậy việc còn người chèo thuyền coi như dù khó nhưng vẫn có khả năng vẫn còn khả thi thì việc chở trăng lại là một điều hoàn toàn vô lý.Nào giờ có ai điên mà nghĩ chở được trăng cùng lắm cũng chỉ là ánh trăng soi lên thuyền như trong câu "Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền".
Nhưng nếu ta đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả và thực sự xem mình như chủ thể được nhân hoá là trăng ở đây.Ta thấy rằng nó lại vô cùng hợp lý trong cái sự bất bình thường của nó.Đối với ông trăng vừa là bạn vừa là thù,một sự mâu thuẫn khó hiểu nhưng có lý.Ta biết rằng căn bệnh phong của ông sẽ trở nên càng nghiêm trọng hơn,đau đớn và lở loét thêm mỗi độ trăng tròn nên trăng như kẻ thù,tới mức ông viết"Ai mua trăng tôi bán trăng cho".Là bạn ở chỗ vào đêm tối triền miên vô định trên giường bệnh ông thấm nhuần nỗi cô đơn không bóng người,lúc ấy chỉ còn ánh trăng là bầu bạn với ông.Không hẹn cùng gặp trăng luôn là bạn của mọi hồn thơ nhất là trong lúc họ cô đơn.Như bài Ngắm trăng,Việt Bắc hay Ánh trăng ở đây trăng không là thù nữa mà là bạn,ông đang mong mỏi ánh trăng của mình.Qua mỗi độ trăng tròn rồi trăng khuyết tạo thành một chuỗi của một tháng,hay nói cách khác trăng đem đến cho ông nỗi đau đớn về thể xác nhưng chỉ khi còn biết đau mới chứng tỏ ông còn đang sống.Nên ông mới sợ rằng ánh trăng không về kịp tức ông không còn được nhìn thấy sự sống.Sự tham sống trỗi dậy mãnh liệt dậy sóng trong tâm khảm ông. Ngoài ra trăng cũng là công cụ do trăng một khi đã chiếu sáng thì dù ở bất kỳ đâu trên đất nước ta cũng đều thấy trăng hay nói trăng ở đâu cũng vẫn chỉ là nó.Ông muốn vượt qua không gian để trăng sáng thay lòng ông gửi nỗi nhớ quê,tình cảm đơn phương của ông về thôn nhà Vĩ Dạ.Nhưng ông cũng thừa biết là không thể nên mới dùng điều vô lý là chở trăng .Sau cùng điều gần gũi thiết thực bầu bạn với ông là những ký ức đã qua.Vừa mơ màng vừa mờ ảo" Mơ khách đường xa ,khách đường xa,",lúc này đây việc điệp chuẩn xác liên tục cụm "khách đường xa" làm âm điệu trở nên trầm buồn dần.Nó làm ta thấy trong lòng nổi lên sự xao xuyến,lạc lối tựa như phía trước là sương mù che mắt nhưng phải cố đuổi theo thân ảnh mình hằng mong ước mà chỉ có được trong mộng mị.Cảm giác vừa hư vừa thực,chìm đắm trong đó nhưng khi tỉnh lại tất cả chỉ còn là cảm xúc bồi hồi thoáng qua
Hoá ra tất cả cũng chỉ là một giấc chiêm bao.
"Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,"
Chắc hẳn trong ảo mộng vì quá khao khát được gặp lại cố nhân về lại cố hương mà ông mơ thấy mình như một vị khách đường xa lâu ngày được trở về chốn cũ.Có câu sáng nghĩ gì đêm mơ đó với tác giả còn hơn là nỗi nhớ,nó đã trở thành những chấp niệm cuối đời của ông.Hai câu tiếp" Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh" ta thấy rõ sự kiệt quệ cả về thể xác lẫn tinh thần của Hàn Mạc Tử ở đây.Dường như bạo bệnh và những lần truyền thuốc đã bào mòn thể xác ông đến mức rơi vào trạng thái mơ hồ ảo giác.Nhưng nó cũng là trạng thái của trái tim tác giả khi yêu mà không cầu được.Tất nhiên đó không phải cảm xúc muốn chiếm hữu hay theo đuổi gì.Tác giả tự nhận thức được rằng đây là kỷ niệm của bản thân mà thôi.Vì nếu như ta nói tập thơ Bâng khuâng của Hàn Mạc Tử là lời tỏ tình của ông dành cho bà Cúc thì tập thơ Gái Quê là nỗi lòng giấu nhẹm của ông đến tập thơ điên tất cả chỉ còn là hồi ức mà thôi.Tại sao nói vậy phải kể đến trước đây Hàn Mạc Tử đã tỏ tình bà Kim Cúc và đưa tặng bà tập Bâng khuâng kèm mảnh giấy có mấy dòng chữ nhưng bà Cúc từ chối cả.Nên đến tập thơ Gái quê ông không tặng bà mà chỉ trầm mặc đứng nhìn bà.Và cũng không ai lại đi tặng nàng thơ mình tập thơ như thế cả.Đúng là tập thơ đó ông như say sưa đắm chìm với tình cảm của chính mình như quên hết sự đời sống trong thế giới độc nhất của ông.Nhưng ngay trong bài Bẽn lẽn có những câu như
"Ô kìa!bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe...
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm!
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em."
Dù ngữ nghĩa thuần túy không có gì nhưng để nàng thơ của mình đọc thì không nên nhất là đối với bà Cúc một người con gái nổi tiếng công danh ngôn hạnh. Nên tất nhiên ở tập thơ Điên cuối cùng này ông biết rõ tình cảm của bà không dành cho mình nhưng làm sao dễ dàng quên đi như thế. Và nhất là ở câu cuối cùng "Ai biết tình ai có đậm đà" nó đã tạo lên một sự thị phi không hề nhỏ.
Người biết thì cắt nghĩa nó là lời tự tình của tác giả,không lại suy diễn ra một cái nghĩa khác đó là Hàn Mạc Tử đang hỏi về tình cảm của Cúc với mình sâu đậm được bao nhiêu.Thế mới nói chỉ một bài thơ đáp lễ của Hàn Mạc Tử sau khi được bà Kim Cúc gửi cho một bức ảnh có hình cô gái chèo thuyền mua ở chợ cùng vài dòng hỏi han sức khoẻ,tới nỗi bà còn không ký tên không đề ngày tháng nơi gửi gì cả.Miệng lưỡi người ngoài thêu dệt đủ đường tới nay vì có quá nhiều người vẫn tin vào sự sai trái ấy mà bình luận tác phẩm.Quả là một sự sai lệch ngay từ trong tâm tưởng.Cuối cùng chốt hạ lại đây là một bài thơ vừa gửi gắm nỗi nhớ quê hương của ông vừa vương vấn một chút hoài niệm về mối tình đơn phương mình từng có đồng thời xuyên suốt và chiếm phần lớn bài thơ ta đều thấy được tình yêu thiên nhiên to lớn của Hàn Mạc Tử và một khát khao cháy bỏng to lớn muốn được sống,muốn giành giật sự sống vươn lên ngạo nghễ lạc quan giai đoạn cuối đời.
KB: Có thể nói ngay từ khi ông bắt đầu theo đuổi trường phái nghệ thuật siêu thực từ tập gái quê,bằng chứng ở bài Bẽn lẽn có dòng gửi tặng Baudelaire,Tố hữu cũng nói những lúc chúng tôi gần Tử,Tử luôn nói về Baudelaire thôi.Và cho đến tập thơ điên ở ngay tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ ta thấy một sự điêu luyện đến độ trác tuyệt của ông.Tất thảy mọi cảm xúc cảm thụ của ông mọi thứ đều được truyền tải rất trọn vẹn.Kể cả khi bị xuyên tạc những ngữ nghĩa ấy vẫn giữ được gần như toàn bộ.Có điều sẽ có chút thị phi ngoài rìa bởi dù là ông hay tác phẩm của ông cũng đều vô cùng xuất chúng.Như một lẽ hiển nhiên với một tác phẩm hay truyền đời như Đây thôn Vĩ Dạ lại được viết lên bởi thiên tài văn học như ông khó tránh tai bay vạ gió.Đồng cảnh ngộ với những tác phẩm đi vào sử thi khác như Truyện Kiều của Nguyễn Du.Có đôi chỗ tôi nói ông điên nhưng là điên của kẻ có tài vì tài của ông vượt qua sự hiểu biết của rất nhiều người đến nỗi nó có thể bị xem là điên loạn.Nói đi cũng phải nói lại chính vì có sự khác biệt như thế ông mới là ông và tác phẩm này cùng tập thơ điên của ông vẫn còn mãi trường tồn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#vân